10 xu hướng công nghệ nổi trội năm 2018 tại Việt Nam
Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ nổi trội năm 2018 được Trang Người Đưa Tin lựa chọn với sự tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam.
1. Thu thuế kinh doanh online
Thời gian qua, vấn đề thu thuế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện kinh doanh trên mạng như Google, Facebook, Uber, Grab... cho đến việc thu thuế của những tiểu thương online rất được quan tâm. Trước đó, việc quản lý thuế lĩnh vực này chưa thực sự chặt chẽ vì giá trị thương mại chưa cao. Gần đây, sự phát triển của loại hình kinh doanh này đang “như nấm sau mưa” với giá trị ngày càng tăng, đòi hỏi cơ quan thuế phải có sự quan tâm đúng mức hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang dần có thêm các thuận lợi như rào cản về pháp lý giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước dần được dỡ bỏ, các công cụ để quản lý và truy thu thuế của các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng Internet ngày càng nhiều và hiện đại.
2. Nội dung video
Xu hướng phát triển nội dung video sẽ ngày càng mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của các công ty sản xuất nội dung số gồm các đài truyền hình, báo mạng thì các cá nhân dùng Internet cũng có thể tham gia vào việc xây dựng các nội dung video. Bên cạnh đó, các nền tảng công nghệ hỗ trợ như YouTube, Vlog, mạng xã hội, trang tin điện tử,... cũng đang phát triển mạnh tạo điều kiện cho loại hình thông tin này phát triển trong năm tới.
3. Siết chặt vi phạm bản quyền số
Năm 2017 chứng kiến nhiều vụ vi phạm bản quyền số đình đám như VTVcab bị cắt sóng Champions League, vi phạm bản quyền phim ra rạp,... tuy nhiên vấn nạn này vẫn còn khá nhức nhối ở Việt Nam. Tới đây, vấn đề bản quyền số sẽ tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực âm nhạc.
Theo đó, với các tác phẩm âm nhạc trong nước đã có trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam kiểm soát nhưng với các tác phẩm nước ngoài thì gần như chưa được đề cập nhiều (mặc dù trước đó cũng đã có một số vụ kiện liên quan đến bản quyền các ca khúc ngoại). Bản quyền về phim ảnh, show, truyền hình trực tiếp cũng sẽ được siết chặt hơn.
4. Thanh toán qua mobile điện tử (Mobile Payment)
Thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử đang là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Theo khảo sát của ngân hàng Thế giới (WB), việc thanh toán không dùng tiền mặt tại nhiều quốc gia đã chiếm tới 90% tổng giao dịch hàng ngày. Thậm chí, nhiều Chính phủ cũng đang kêu gọi người dân chuyển đổi các giao dịch sang không dùng tiền mặt. Điều này cũng sẽ góp phần để cơ quan chức năng kiểm soát nguồn tiền, tránh tham nhũng, rửa tiền,... Đặc biệt, khi các hình thức thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử ngày càng đa dạng thì không có lý gì Việt Nam lại nằm ngoài cuộc.
Thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam có hạn chế do văn hóa dùng tiền mặt, nhưng thanh toán qua máy di động cầm tay có thể tạo ra đột phá trong thanh toán điện tử do thói quen dùng máy di động.
5. Internet kết nối vạn vật (IoT, App)
Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Internet vạn vật kết nối không quá xa vời với cuộc sống hàng ngày mà ngày càng thân thiện hơn. Người dùng có thể lựa chọn những ứng dụng khác nhau. Tính đến năm 2020, mỗi người trên thế giới sẽ có 6 thiết bị kết nối Internet... và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
6. Marketing liên kết (Afiliate Marketing)
Xu hướng các nhà sản xuất, doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành một cộng đồng marketing sẽ là xu hướng mạnh trong năm 2018. Việc này sẽ giúp các nhà sản xuất nâng cao uy tín của mình, đồng thời dễ dàng tiếp cận đến các đối tượng khách hàng khác nhau trong hệ thống. Khách hàng cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến mại của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong hệ thống kết nối này.
7. Công nghệ thực tế ảo (Virutuar Reality)
Là công nghệ giúp con người tương tác với thế giới ảo một cách chân thực bằng đồ họa máy tính.
Hiện nay, ở Việt Nam công nghệ này đã có thể thấy ở các loại kính thực tế ảo, game thực tế ảo,... Đây cũng là một cơ hội cho các công ty về công nghệ thông tin ở Việt Nam nắm bắt để phát triển.
8. Dịch vụ công (E-Gov)
Thời gian qua, chính phủ điện tử được đặc biệt quan tâm phát triển. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ công cũng rất tích cực, một số địa phương đã có chính phủ điện tử tương đối tốt, có những tác động tích cực tới ý thức của người dân lẫn các “công bộc”. Năm 2018, việc phát triển các dịch vụ công E-Gov cũng sẽ được quan tâm và đưa vào triển khai nhiều hơn.
9. Quản lý thông tin trên mạng
Quản lý thông tin trên mạng vẫn đang là một vấn đề “nóng” trong quản lý Nhà nước. Ngoài những thông tin có liên quan tới chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa,... các thông tin mang nội dung xấu, lừa đảo, đồi bại và kể cả vấn đề vi phạm bản quyền số đều thuộc lĩnh vực quản lý này.
10. Mất an toàn từ người dùng và thiết bị đầu cuối
Năm 2017 chứng kiến nhiều cuộc tấn công mạng, rò rỉ thông tin từ các thiết bị đầu cuối như điện thoại, máy tính bảng. Vấn đề này trong năm 2018 sẽ tiếp tục khiến không chỉ cơ quan chức năng mà cả người dùng phải đau đầu. Nhất là khi các cuộc tấn công ngày càng tinh vi, đa dạng và mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Trong đó, cũng cần lưu ý tới các cuộc tấn công để đòi tiền chuộc, đào bitcoin,...
1. Thu thuế kinh doanh online
Thời gian qua, vấn đề thu thuế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện kinh doanh trên mạng như Google, Facebook, Uber, Grab... cho đến việc thu thuế của những tiểu thương online rất được quan tâm. Trước đó, việc quản lý thuế lĩnh vực này chưa thực sự chặt chẽ vì giá trị thương mại chưa cao. Gần đây, sự phát triển của loại hình kinh doanh này đang “như nấm sau mưa” với giá trị ngày càng tăng, đòi hỏi cơ quan thuế phải có sự quan tâm đúng mức hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang dần có thêm các thuận lợi như rào cản về pháp lý giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước dần được dỡ bỏ, các công cụ để quản lý và truy thu thuế của các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng Internet ngày càng nhiều và hiện đại.
2. Nội dung video
Xu hướng phát triển nội dung video sẽ ngày càng mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của các công ty sản xuất nội dung số gồm các đài truyền hình, báo mạng thì các cá nhân dùng Internet cũng có thể tham gia vào việc xây dựng các nội dung video. Bên cạnh đó, các nền tảng công nghệ hỗ trợ như YouTube, Vlog, mạng xã hội, trang tin điện tử,... cũng đang phát triển mạnh tạo điều kiện cho loại hình thông tin này phát triển trong năm tới.
3. Siết chặt vi phạm bản quyền số
Năm 2017 chứng kiến nhiều vụ vi phạm bản quyền số đình đám như VTVcab bị cắt sóng Champions League, vi phạm bản quyền phim ra rạp,... tuy nhiên vấn nạn này vẫn còn khá nhức nhối ở Việt Nam. Tới đây, vấn đề bản quyền số sẽ tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực âm nhạc.
Theo đó, với các tác phẩm âm nhạc trong nước đã có trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam kiểm soát nhưng với các tác phẩm nước ngoài thì gần như chưa được đề cập nhiều (mặc dù trước đó cũng đã có một số vụ kiện liên quan đến bản quyền các ca khúc ngoại). Bản quyền về phim ảnh, show, truyền hình trực tiếp cũng sẽ được siết chặt hơn.
4. Thanh toán qua mobile điện tử (Mobile Payment)
Thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử đang là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Theo khảo sát của ngân hàng Thế giới (WB), việc thanh toán không dùng tiền mặt tại nhiều quốc gia đã chiếm tới 90% tổng giao dịch hàng ngày. Thậm chí, nhiều Chính phủ cũng đang kêu gọi người dân chuyển đổi các giao dịch sang không dùng tiền mặt. Điều này cũng sẽ góp phần để cơ quan chức năng kiểm soát nguồn tiền, tránh tham nhũng, rửa tiền,... Đặc biệt, khi các hình thức thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử ngày càng đa dạng thì không có lý gì Việt Nam lại nằm ngoài cuộc.
Thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam có hạn chế do văn hóa dùng tiền mặt, nhưng thanh toán qua máy di động cầm tay có thể tạo ra đột phá trong thanh toán điện tử do thói quen dùng máy di động.
5. Internet kết nối vạn vật (IoT, App)
Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Internet vạn vật kết nối không quá xa vời với cuộc sống hàng ngày mà ngày càng thân thiện hơn. Người dùng có thể lựa chọn những ứng dụng khác nhau. Tính đến năm 2020, mỗi người trên thế giới sẽ có 6 thiết bị kết nối Internet... và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
6. Marketing liên kết (Afiliate Marketing)
Xu hướng các nhà sản xuất, doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành một cộng đồng marketing sẽ là xu hướng mạnh trong năm 2018. Việc này sẽ giúp các nhà sản xuất nâng cao uy tín của mình, đồng thời dễ dàng tiếp cận đến các đối tượng khách hàng khác nhau trong hệ thống. Khách hàng cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến mại của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong hệ thống kết nối này.
7. Công nghệ thực tế ảo (Virutuar Reality)
Là công nghệ giúp con người tương tác với thế giới ảo một cách chân thực bằng đồ họa máy tính.
Hiện nay, ở Việt Nam công nghệ này đã có thể thấy ở các loại kính thực tế ảo, game thực tế ảo,... Đây cũng là một cơ hội cho các công ty về công nghệ thông tin ở Việt Nam nắm bắt để phát triển.
8. Dịch vụ công (E-Gov)
Thời gian qua, chính phủ điện tử được đặc biệt quan tâm phát triển. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ công cũng rất tích cực, một số địa phương đã có chính phủ điện tử tương đối tốt, có những tác động tích cực tới ý thức của người dân lẫn các “công bộc”. Năm 2018, việc phát triển các dịch vụ công E-Gov cũng sẽ được quan tâm và đưa vào triển khai nhiều hơn.
9. Quản lý thông tin trên mạng
Quản lý thông tin trên mạng vẫn đang là một vấn đề “nóng” trong quản lý Nhà nước. Ngoài những thông tin có liên quan tới chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa,... các thông tin mang nội dung xấu, lừa đảo, đồi bại và kể cả vấn đề vi phạm bản quyền số đều thuộc lĩnh vực quản lý này.
10. Mất an toàn từ người dùng và thiết bị đầu cuối
Năm 2017 chứng kiến nhiều cuộc tấn công mạng, rò rỉ thông tin từ các thiết bị đầu cuối như điện thoại, máy tính bảng. Vấn đề này trong năm 2018 sẽ tiếp tục khiến không chỉ cơ quan chức năng mà cả người dùng phải đau đầu. Nhất là khi các cuộc tấn công ngày càng tinh vi, đa dạng và mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Trong đó, cũng cần lưu ý tới các cuộc tấn công để đòi tiền chuộc, đào bitcoin,...
Theo Người Đưa Tin