Latest Post

"Dân ta phải biết sử ta. Nếu mà không biết thì tra Google" là câu thơ đã khá quen thuộc với nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam, tuy nhiên, không ít người vẫn chỉ tra cứu với các câu lệnh đơn giản mà chưa khai thác hiệu quả công cụ này. 

Chuyên viên Joyce Hau của Google châu Á - Thái Bình Dương cho hay chỉ cần thêm một số ký tự hoặc từ khóa đơn giản, người sử dụng có thể nhanh chóng có được thông tin họ cần:
Dùng dấu ngoặc kép "..." để có được kết quả chính xác với cụm từ cần tìm.
Với các từ khóa dễ gây hiểu nhầm, người dùng có thể thêm dấu trừ - để thu hẹp kết quả, chẳng hạn khi viết mustang-horse, Google sẽ loại thông tin liên quan đến ngựa mà hiển thị link về xe Mustang, trong khi nếu viết mustang -car, họ sẽ có được các thông tin về loài ngựa.
Dùng dấu site: để tìm kiếm thông tin trên một trang web cụ thể.
Khi nghe một bài hát hoặc một câu trích dẫn nổi tiếng, nếu không nghe rõ một vài từ, người dùng có thể nhờ Google điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng dấu *. Chẳng hạn, khi gõ "in your memory do you loving me", Google sẽ không cho kết quả đúng. Nhưng khi gõ "in your * memory do you * loving me", Google sẽ nhận ra đó là lời bài hát Melodies of Life và điền đúng là "In your dearest memory, do you remember loving me".
Nếu muốn tìm những website có nội dung, đặc điểm giống với một website mà bạn biết, chẳng hạn muốn truy cập website bán sách giống Amazon.com, bạn có thể dùng từ khóa related: và Google sẽ hiển thị các trang như eBay, Barner & Noble...
Người dùng không cần lo về việc viết đúng chính tả bởi Google sẽ nhận diện và tự động sửa lỗi.
Nếu muốn tìm file tài liệu cụ thể, như file PDF, PowerPoint, Word..., người dùng gõ lệnh file: và định dạng file, ví dụ file:ppt, file:pdf...
Google dễ dàng chuyển đổi các đơn vị đo lường, như từ dặm sang km, từ tiền USD sang tiền Việt bằng cách sử dụng các từ nối như "to", "in" hoặc dấu =. Ví dụ, bạn gõ lệnh 10 feet =, hoặc 10 feet to meters...
Google cũng trở thành công cụ thuận tiện để người dùng theo dõi hành trình của món hàng mà họ chuyển phát qua UPS, Fedex, USPS... đơn giản chỉ bằng cách gõ mã số (tracking number) vào thanh tìm kiếm.
Tra cứu thời tiết bất cứ đâu theo thời gian thực.
Để tìm định nghĩa một từ hay cụm từ, gõ lệnh define: và từ cần tìm.
Để tra cứu thông tin trong một giai đoạn cụ thể, bạn gõ lệnh "thời gian..thời gian", ví dụ World Cup 1960..1980 để tìm các đường link chứa dữ liệu về World Cup từ năm 1960 đến 1980.
Theo VnExpress

Tên của các công ty này đặt theo chữ cái đầu của quê hương, biệt danh của nhà sáng lập hay những thông điệp đặc biệt mà qua đó họ muốn gửi gắm.

1. IKEA


Nhà sáng lập Ingvar Kamprad đặt cái tên IKEA bằng cách ghép hai chữ cái đầu của tên mình (I, K) với chữ cái đầu của Elmtaryd (E) và Agunnaryd (A) – tên của trang trại và ngôi làng nơi ông sinh ra, lớn lên. IKEA là công ty Thụy Sĩ đăng ký kinh doanh tại Hà Lan, chuyên thiết kế, lắp ráp đồ nội thất, thiết bị và dụng cụ gia đình.

2. Kinko’s
Kinko’s tiền thân của FedEx Office, chuyên cung cấp dịch vụ in ấn, copy, vận chuyển. Nhà sáng lập Paul Orfalea đã đặt cái tên này theo biệt danh mái tóc xoăn bạn bè thường gọi ông thời đại học.

3. Reebok


Từ gốc của Reebok là “rhebok”, một từ có nghĩa là loài sơn dương, biểu trưng cho tốc độ và sự uyển chuyển trong tiếng Hà Lan. Reebok là chi nhánh của Adidas từ năm 2005 và chuyên sản xuất giày, quần áo, phụ kiện thể thao. 4. Lego Từ Lego là sự kết hợp của “Leg Godt” trong tiếng Đan Mạch, có nghĩa là “chơi vui”.

4. Lego


Từ Lego là sự kết hợp của “Leg Godt” trong tiếng Đan Mạch, có nghĩa là “chơi vui”.

5. Virgin


Một trong những đồng nghiệp nổi tiếng của nhà sáng lập tập đoàn Virgin, Richard Branson, cho biết về ý nghĩa của cái tên này: “Chúng tôi giống như những trinh nữ toàn vẹn trong kinh doanh”.

6. Starbucks


Chuỗi café nổi tiếng thế giới được lấy từ tên nhân vật chính trong tác phẩm Moby Dick (Cá voi trắng) của tác gia lừng danh người Mỹ Herman Melville. Cái tên biểu tượng cho sự lãng mạn của con sóng biển dâng cao và truyền thống đi biển của những nhà buôn cà phê đầu tiên trên thế giới.

7. Skype


Cái tên của dịch vụ chat nổi tiếng này bắt đầu từ “Skype Peer-to-Peer”, sau đó đổi sang “Skyper” và cuối cùng từ “r” đã bị bỏ đi để tạo thành tên hiện tại.

8. Amazon


Jeff Bezos muốn đặt tên công ty của mình bắt đầu bằng chữ “A” để nó luôn xuất hiện đầu tiên trong danh sách bảng chữ cái alphabet. Và ông lấy cái tên Amazon với hy vọng việc kinh doanh phát triển lớn nhất. Amazon là dòng sông lớn nhất thế giới.

9. Canon


Ban đầu, công ty thiết bị hình ảnh nổi tiếng của Nhật này được gọi là “kwanon”, tên một nữ thần Phật giáo. Sau đó, vào năm 1935, công ty được đổi tên thành “Canon” để thu hút nhiều khách hàng trên thế giới hơn.

10. Google


Công cụ tìm kiếm nổi tiếng được lấy tên từ “googol”, thuật ngữ toán học của phép tính 1.0 x 10100.

11. Pepsi


Cái tên Pepsi được lấy theo loại enzyme tiêu hóa pesin được sử dụng trong công thức đồ uống của hãng này.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói "Content is king", nhưng làm content - nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

"Tuyển content fanpage", cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường...Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:

Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?

3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.

Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:

https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:


Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.


(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)


3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:

1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.

(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)

Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:

  • Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
  • Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
  • Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
  • Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
....

Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:

(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)

Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ....nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).


Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.

(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũhttp://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html - vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:

  • U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
  • W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
  • D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

- Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

- Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.

Dạng content:

Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.


(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)

Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.
Thời điểm đăng bài:

Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.


Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.

3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:



(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại - đa phần comment qua điện thoại)


3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

  • Câu hỏi IQ đơn giản
  • Câu hỏi nhanh mắt
  • Câu hỏi chọn lựa
  • Câu hỏi về địa danh
  • Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:


Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống


Dạng 2: Tìm đường - mê cung


Dạng 3: Nhanh mắt:


Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

  • Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.
  • Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:
  • Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:

Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
- Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
- Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
- Luôn phản hồi lại người dùng.
- Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

Với phiên bản mới nhất của Adblock Plus, gần như là bạn hoàn toàn có thể chặn được những lời đề xuất và gợi ý gây phiền nhiễu trên Facebook một cách dễ dàng.

Là một cái tên khá quen thuộc với bất cứ ai thường xuyên truy cập internet, được sử dụng để vô hiệu hóa banner, pop-ups và các mẫu quảng cáo trên video. Hiện tại thì Adblock Plus đang được cung cấp như một thành phần mở rộng cho các trình duyệt, bạn có thể tải về tiện ích này tại đây. Việc thực hiện cài đặt ở các trình duyệt tương tự như nhau nên người dùng sẽ dễ dàng cài thành công Adblock cho trình duyệt của mình với các bước sau:

Vô hiệu hóa các quảng cáo phiền toái trên Facebook 1
Lựa chọn thành phần tương ứng cho trình duyệt

Đầu tiên, bạn nhấn vào nút Install for và làm theo các bước hướng dẫn để bắt đầu cài đặt. Khi hoàn tất, biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ, và đồng thời nó cũng mở ra một trang mới cho phép bạn cấu hình một số cài đặt bao gồm Malware Blocking (chặn các phần mềm độc hại), Remove Social Media Button và Disable Tracking (vô hiệu hóa tính năng theo dõi dấu vết của bạn).

Vô hiệu hóa các quảng cáo phiền toái trên Facebook 2
Cấu hình một số cài đặt

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là làm thế nào để có thể ngăn chặn được các lời đề xuất trên Facebook? Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ http://facebook.adblockplus.me/en/ và thêm vào các nội dung mong muốn. Nhấn nút Add 2 lần nếu như bạn muốn sử dụng các bộ lọc Block only sidebar annoyances (chặn các nội dung xuất hiện trong sidebar), Block only new feed annoyances (các nội dung trong New Feed) và Block all là chặn cả hai.

Vô hiệu hóa các quảng cáo phiền toái trên Facebook 3
Các bộ lọc dành cho Facebook

Ngoài ra, khi rê chuột lên các tùy chọn này, bạn sẽ thấy nó xuất hiện các thông tin chi tiết của mỗi bộ lọc. Bên cạnh đó, để ngăn chặn sự xuất hiện của tất cả các quảng cáo, hãy chắc chắn rằng bạn đã bỏ dấu chọn ở ô Allow some non-intrusive advertising trong mục Options của chương trình.

Vô hiệu hóa các quảng cáo phiền toái trên Facebook 4
Danh sách các thành phần bị chặn

Sau khi thực hiện những điều này, bạn cần làm mới Facebook hoặc đăng nhập lại thì mới có thể thấy được sự khác biệt. Nhìn chung, lúc này trang Facebook trông sẽ gọn gàng hơn, cho phép bạn dễ dàng tập trung vào các nội dung cần xem. Chúc các bạn thành công!

Vô hiệu hóa các quảng cáo phiền toái trên Facebook 5
Facebook trước và sau khi sử dụng các bộ lọc của Adblock Plus

Theo PLXH

HTC One đã đẹp nay còn đẹp hơn với màu mới.

Vừa qua, hãng điện thoại Đài Loan HTC đã chính thức công bố phiên bản HTC One màu vàng sâm panh với giá gần 18 triệu đồng (845 USD). Với lớp vỏ nhôm được khoác lên mình màu sắc của sự giàu có đây không phải là phiên bản HTC One siêu sang với giá lên đến gần trăm triệu đồng như đã từng được công bố trước đó mà đơn giản chỉ là một phiên bản màu khác của HTC One bên cạnh 4 phiên bản màu khác là đen, bạc, xanh và đỏ.

>>> Xuất hiện Galaxy S5 qua phác họa
>>> Bí mật về mẫu Lumia chưa được Nokia công bố
>>> Smartphone là tác nhân làm giảm ham muốn tình dục
>>> Những điện thoại có thiết kế lập dị nhất lịch sử

HTC One phiên bản màu vàng ra mắt với giá 18 triệu đồng-image-1385378152023

Về thiết kế, có thể thấy rõ ngoài màu mới, chiếc HTC One mới giống hệt so với những bậc tiền bối của mình trong khi cấu hình cũng được giữ nguyên bao gồm vi xử lý lõi tứ Snapdragon 600 tốc độ 1,7 Ghz cùng 2 GB RAM và màn hình 4,7 inch cho độ phân giải Full HD.
Được biết, phiên bản HTC One mới sẽ được bán từ ngày 12/12 tại một số thị trường trọng điểm của HTC ở Châu Âu.

Tham khảo: PhoneArena

Khi bạn tham gia vào việc thiết kế hoặc sản xuất một website, điều rất dễ xảy ra là bạn có thể quên một vài điểm quan trọng trên trang chủ (homepage). Do việc thiết kế trang web thường xoay quanh các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ hay các tính năng có thể sử dụng được mà khá nhiều hạng mục bị bỏ quên. Dưới đây là danh sách những yếu tố quan trọng mà trang chủ của một website nên có. Trước khi công bố website của bạn, nên kiểm tra lại danh sách này.



1. Tiêu đề của trang (Page Title): Cửa số trình duyệt nên hiển thị tiêu đề trang web của bạn và một đoạn mô tả ngắn. Hãy viết bằng ngôn ngữ mà các danh sách bookmark hoặc các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được.

2. Logo: Đưa tên của website và/hoặc logo vào vị trí dễ nhìn thấy nhất: góc trái/phải trên cùng của trang.

3. Câu khẩu hiệu (Tag Line): Xác định website của bạn muốn thể hiện điều gì, chỉ gói gọn trong một câu khẩu hiệu. Đừng để cho mọi người phải đoán công ty của bạn làm nghề gì hoặc bạn bán cái gì.

4. Chức năng tìm kiếm: Nếu trang web của bạn cho phép tìm kiếm (các website có nhiều trang con nên sử dụng chức năng này. Bạn nên chắc chắn là ô tìm kiếm có nằm trên trang chủ.

5. Thông tin liên hệ: Thông tin liên hệ phải đặt ở vị trí dễ tìm thấy. Hãy đưa vào tất cả các trang trên website của bạn nếu có thể.

6. Liên kết tới phẩn Chính sách: Nếu bạn thu thập bất cứ thông tin nào từ người dùng của mình, hãy viết một bảng Chính sách một cách rõ ràng và dễ tìm thấy.

7. Liên kết tới phần Giới thiệu về chúng tôi: Những người dùng web có thể muốn biết công ty của bạn là ai và tại sao họ lại nên tin tưởng bạn. Một phần Giới thiệu là nơi mọi người hay tìm đến để thu lượm các thông tin này.

8. Liên kết tới giỏ hàng: Nếu bạn bán hàng trên mạng, hãy đặt liên kết đến giỏ hàng và/hoặc thông tin tài khoản trên từng trang của website.

9. Sign In: Nếu trang web của bạn yêu cầu người dùng phải đăng nhập mới có thể truy cập được, hãy đảm bảo là phần log-in được đặt ở vị trí nổi bật nhất trên trang chủ. 1

0. Sign Up: Nếu bạn muốn thu thập thông tin về email của người dùng để gửi newsletter hay thực hiện các giao tiếp khác, hãy yêu cầu người dùng đăng ký sử dụng đối với các trang, bao gồm cả trang chủ.

11. Nội dung gần đây: Tất cả những thông tin hoặc thông báo gần đây nên được thể hiện trên trang chủ.

12. Các mục có thứ tự ưu tiên cao: Trong khi các mục này khác nhau giữa các trang, hãy đảm bảo là các mục mà người dùng của bạn phải sử dụng thường xuyên nhất được đặt vào những vị trí dễ tìm thấy nhất trên trang chủ.

Trước hết phải thừa nhận rằng mục tiêu cuối cùng của Marketing là bán hàng, cho dù đó là Marketing truyền thống hay Digital Marketing. Tuy nhiên, con đường đi đến cái đích này của các hình thức Marketing là không giống nhau, do vậy, “Có”, “Chắc chắn có” sự khác nhau giữa tư vấn chiến lược Digital Marketing và tư vấn chiến lược Marketing truyền thống.

Vậy sự khác nhau này đến từ đâu?

Hiện tồn tại song song 2 quan niệm. Một, của những người làm marketing truyền thống, cho rằng Digital chỉ là một kênh mới của Marketing và những người thuộc thế hệ cũ này cố tình quy mọi mối về những mô hình marketing cũ. Và một, của những người xông pha trên lĩnh vực mới – Digital Marketing, thì cho rằng Digital Marketing đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành và những mô hình cũ hoàn toàn không còn phù hợp. Đâu mới là đáp án đúng? Thực tiễn của ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng kể từ năm 2009 (thời điểm bắt đầu có khái niệm Digital Marketing) đến nay cho thấy cả hai quan điểm trên đều không hoàn toàn đúng đắn.

Quan điểm thứ nhất cho rằng Digital Marketing chỉ là việc thực hiện các hoạt động Marketing trên những nền tảng và các thiết bị công nghệ mới. Các định nghĩa về Digital Marketing phổ biến cũng cho rằng Digital Marketing chẳng qua là việc quảng bá về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thông qua việc khai thác và tối ưu hoá các kênh truyền thông kỹ thuật số. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường Marketing không hề có sự thay đổi, chẳng qua chỉ có công cụ marketing là thay đổi. Nếu áp dụng điều này vào việc giải quyết các bài toán Marketing hiện thời thì e rằng sẽ gặp vô khối cản trở.

Nếu như trước đây, trong kênh bán hàng truyền thống, thì nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) được coi là chìa khoá vàng để mở túi tiền khách hàng thì ngày nay câu chuyện lại không xảy ra đơn giản như vậy. Trước đây, con đường dẫn đến hành động mua của khách hàng thường đi qua các giai đoạn Nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm/dịch vụ – Bày tỏ mối quan tâm tới một nhóm sản phẩm cụ thể – Mong muốn sở hữu một sản phẩm hoặc một thương hiệu cụ thể – Dẫn tới hành động mua hàng. Với mô hình này, việc đổ tiền vào xây dựng Brand Awareness (không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng phổ biến) là lựa chọn luôn đúng. Càng nhiều tiền đổ vào việc xây dựng nhận thức thì doanh số bán ra càng lớn. Thành công của các thương hiệu hàng đầu thế giới trong suốt 1 thế kỷ qua là đáp án đúng cho câu trả lời này. Các thương hiệu lớn đã dành tiền tấn cho các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình liên tiếp trong nhiều thập kỷ.

Nhưng nay câu chuyện không theo hướng một chiều như vậy. Thực tế, môi trường truyền thông đã thay đổi, các nền tảng công nghệ mới ra đời như một cú huých để làm nên sự biến chuyển không ngờ trong hình thức truyền thông và giao tiếp của con người. Nếu như báo in ra đời là một cuộc cách mạng truyền thông sau đó là những cuộc cách mạng do tivi và internet mang lại thì tới lượt các social networks và các công cụ truyền thông mới như các cỗ máy tìm kiếm, các nền tảng chia sẻ nội dung đã thực sự thay đổi môi trường và cách thức giao tiếp của con người.

Trước đây quan hệ của thương hiệu và khách hàng, theo mô hình ở trên, chủ yếu dựa trên quan hệ giao tiếp một chiều, mà Mass Media đóng một vai trò then chốt. Trong mô hình giao tiếp này, người mua – khách hàng – công chúng là đối tượng tiếp nhận gần như hoàn toàn thụ động. Mọi phản hồi, nếu có, đối với thương hiệu – hoặc với Mass Media, thường diễn ra rất chậm và yếu ớt, chưa kể bị gánh nặng kiểm duyệt một cách chủ động của người nắm hoặc mua các kênh. Ngày nay, Social Media đã thay đổi bộ mặt giao tiếp của xã hội, nó đặt không chỉ các thương hiệu mà ngay cả Mass Media vào một mối giao tiếp 2 chiều. Nếu như trước đây khách hàng dành phần lớn thời gian trước màn hình tivi thì giờ đây họ dành phần lớn thời gian để đọc tin, tra cứu thông tin, trao đổi, kết bạn trên Internet. Cùng với các nền tảng giao tiếp được đổi mới liên tục, bản thân một user – khách hàng từ chỗ chỉ là người tiếp nhận thông tin, cũng trở thành một đơn vị sản xuất tin và cũng là một kênh truyền tin. Các thương hiệu không còn cách nào khác, từ chỗ kiểm soát toàn bộ giao tiếp với khách hàng phải dần chuyển sang cách đặt mình ngồi xuống cùng ghế, bằng vai với khách hàng để cùng tham gia vào cuộc trò chuyện. Thế độc quyền, kiểm soát của Mass Media được thay bằng giao tiếp hai chiều (mutual way) trong môi trường Social Media.

Chưa hết, thay vì thói quen cầm điều khiển từ xa và tiếp nhận thụ động bất kỳ quảng cáo nào mà các nhãn hàng đưa ra trên TV, khách hàng giờ đây chủ động tìm kiếm thông tin trên Internet và tham khảo vô vàn ý kiến đánh giá trên các diễn đàn công cộng lẫn các gợi ý (suggestion, recommendation) từ bạn bè và người thân. Như vậy không phải brand awareness dẫn đến hành động mua hàng mà nó là kết quả của hành động tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhưng oái oăm là ở chỗ, có thể bạn đã tiếp cận được Internet, bạn đã làm tốt việc xây dựng nhận thức và thậm chí làm được cả SEM (search engine marketing) thì điều đó không có nghĩa là bạn đã bán được hàng ngay lập tức. Bởi vì ngay khi khách hàng của bạn thực hiện hành động search thì đối thủ của bạn cũng biết được điều đó, và nếu bạn không nhập cuộc một cách thống thiết và xuất hiện vào đúng ngay sau chỗ khách hàng của bạn tìm kiếm thì đối thủ của bạn, kẻ xuất hiện kịp thời, mới là người hưởng lợi. Xây dựng nhận thức trong thời đại digital không phải là xây xong rồi ngồi chờ gặt, mà phải tạo ra được liên kết chuỗi, tạo ra được gắn kết thì mới mong có được kết quả.

Có vẻ câu chuyện đã phần nào sáng tỏ, đó chính là những thay đổi căn bản mà marketing cần một mô hình mới để những người làm marketing theo đuổi.



Trong môi trường cũ, các chiến dịch marketing cần phải tạo ra “WOW”. Trong các buổi chấm bảo vệ thầu, các nhãn hàng thường đưa ra các nhận xét: “Đề xuất của các bạn chưa WOW”, chúng tôi cần một ý tưởng lớn (Big Idea).” Nhưng câu chuyện ngày nay không phải vậy, không phải các Big Idea sẽ cứu chuộc được thế giới, mà là sự thấu hiểu hành vi của người dùng, xuất hiện đúng lúc và gắn kết được các hành vi đó, tạo ra các giá trị thực để thúc đẩy người mua tương tác với thương hiệu, mua hàng và tạo ra một mối quan hệ lâu dài. Với các nền tảng giao tiếp mới hiện nay, các mạng xã hội, các ứng dụng chia sẻ nội dung… cho phép thương hiệu hiểu được hành vi của người dùng một cách rõ ràng nhất, biết họ yêu gì thích gì, đi đâu, làm gì, với ai từ đó đưa ra được các chiến dịch marketing đánh đúng chỗ và “hốt” đúng chỗ. Ví dụ gần đây Samsung đã thực hiện một chiến dịch tận dụng mạng xã hội địa điểm Foursquare để quảng bá sản phẩm Galaxy S4: Người dùng có thể xem lại toàn bộ dữ liệu check-in của mình trên MXH này dưới dạng một Infographic và sau đó chia sẻ lên Facebook hoặc Twitter. Bằng cách này, Samsung đã tạo ra được mối gắn kết giữa hành động của người dùng với thương hiệu và sản phẩm. Hay hãng Nike mới đây đã phát triển một hệ sinh thái dành cho những khách hàng sử dụng sản phẩm của họ  thông qua việc gắn thiết bị vào sản phẩm để giúp người dùng theo dõi được hoạt động luyện tập của mình đồng thời có thể chia sẻ với bạn bè và những người có cùng sở thích thương hiệu này.

Có rất nhiều chiến dịch marketing đã thành công trong việc gắn kết thương hiệu, sản phẩm, hành vi người dùng và cộng đồng để tạo ra một vòng tròn khép kín mà ở đó người dùng là trung tâm, thương hiệu đóng vai là người dẫn dắt, cổ vũ từ đó tạo tình cảm, lòng trung thành và sự ủng hộ của người dùng, cụ thể là việc tiếp tục quay vòng hành động mua một cách lâu dài. Để làm được điều đó, những người làm marketing giờ đây không chỉ nắm vững các nguyên lý marketing cơ bản, mà chưa bao giờ như lúc này, cần phải có một hệ thống kỹ năng (skill set) khổng lồ mới có thể tiếp cận được, nó bao gồm, nhưng không hạn chế, hiểu biết về công nghệ, về truyền thông – giao tiếp, về tâm lý, về cộng đồng…

Tư duy marketing đã thay đổi, thực tiễn marketing đã thay đổi, vậy thì việc chỉ đối xử với nó như là một công cụ mới là hoàn toàn sai lầm, nhưng nếu chỉ lấy công cụ ra làm nền tảng để từ đó phát triển tư duy cũng là một lỗi lớn. Do đó, việc áp dụng các mô hình marketing cũ để mổ xẻ bài toán marketing mới là một điều bất cập, và đương nhiên, việc tư vấn chiến lược marketing cũng phải thay đổi theo. Bạn không thể dùng các hình thức đã áp dụng ở marketing truyền thống vào Digital Marketing, bởi ở Digital Marketing, có những hành vi mới, những trải nghiệm mới, những logic mới mà chỉ đến bây giờ mới được áp dụng và khám phá.

Đối với người làm tại các Digital Agency, đầu tiên phải hiểu được sự chuyển mình mang tính bước ngoặt của ngành như đã nói ở trên, sau đó phải thuyết phục khách hàng hiểu được. Hiện nay, các yêu cầu khách hàng gửi tới Agency nhiều khi khá… thô lỗ. Khách hàng thường có xu hướng ấn định chạy một chiến dịch trong đó đưa online/digital vào như là một kênh, đôi khi đơn giản chỉ là media buying, hoặc đầu bài đưa ra là muốn đưa digital vào trong chiến lược marketing của nhãn hàng trong cả năm nhưng khi bắt tay vào thì nó không phải là việc coi digital nằm trong tầm nhìn, tư duy chiến lược, mà mới chỉ dừng lại ở việc làm cho có, cho đúng xu hướng hoặc tiết kiệm chi phí, chứ không thực sự bắt đầu từ việc nghiên cứu sự thay đổi hành vi của người dùng.

Các thương hiệu lớn đã bắt đầu đưa digital vào tầm nhìn chiến lược, có bộ phận hoặc nhân sự riêng đảm nhận phần việc digital marketing, tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp cho việc triển khai các chiến dịch, kế hoạch digital, còn thực tế, muốn thay đổi bản chất, những người làm lãnh đạo cao nhất về marketing tại doanh nghiệp phải có tầm nhìn digital. Và khi có được điều đó, thì bản thân cấu trúc nội bộ của thương hiệu sẽ thay đổi.

Để tránh được việc nhận đầu bài là Digital Marketing nhưng lại phải thực hiện nó như một kênh của Marketing truyền thống, những người làm tư vấn ở các Digital Agency trong quá trình nhận yêu cầu và thực hiện tư vấn phải từng bước educate khách hàng để thực sự có được một chiến dịch, kế hoạch có lối vận hành của môi trường mới, trong đó việc chỉ ra các nghiên cứu, thống kê về sự dịch chuyển trong cơ cấu phân bổ ngân sách trên các kênh truyền thông, cũng như thống kê báo cáo về hành vi người dùng, các ví dụ điển hình trong việc thực hành digital marketing… là cần thiết, giúp khách hàng tách bạch được giữa công cụ với phương pháp tiếp cận. Các yếu tố mang tính công nghệ, thước đo, theo dõi, báo cáo tức thời… cũng là những yếu tố phải tính đến trong quá trình tư vấn, điều mà các tư vấn marketing truyền thống ít khi phải tính đến.

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.