Thời gian, chi phí để làm thụ tinh ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo?
Thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về 2 cách này hỗ trợ sinh sản như thế nào và thời gian, chi phí để làm IUI, IVF tại Việt Nam.
1. Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Việc đầu tiên khi tới bệnh viện, các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó được tư vấn các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, được giải đáp cặn kẽ những băn khoăn như quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra như thế nào, chi phí cho thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết mất bao nhiêu tiền, trứng thụ tinh sau bao lâu thì biết có thai…
Phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ được thực hiện khi người vợ có tử cung (giúp trứng thụ tinh có nơi làm tổ), buồng trứng bình thường và ít nhất một vòi trứng không bị tắc, đồng thời người chồng có tinh trùng đạt tiêu chuẩn. Quá trình điều trị diễn ra khoảng 10-14 ngày.
Qui trình thụ tinh nhân tạo:
Ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh của người vợ, bệnh nhân được dùng thuốc kích thích buồng trứng. Ngày 6 – 7 vòng kinh, bệnh nhân tới siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng của buồng trứng, qua đó bác sĩ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.
Khoảng ngày 9 – 10, nếu có nang noãn đã “chín”, người vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Sau đó 36-40h, việc bơm tinh trùng được tiến hành (người chồng tới bệnh viện lấy tinh dịch để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt để bơm vào tử cung người vợ).
Tại nhà, người vợ vẫn làm việc bình thường nhưng hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai.
2 tuần sau, người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả thụ thai. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai, bệnh nhân được hướng dẫn giao hợp tự nhiên, sau 2-3 tháng quay lại thực hiện bơm tinh trùng lần kế tiếp.
Như vậy, nếu quy trình thụ tinh nhân tạo diễn ra thuận lợi, sau khoảng 25 – 30 ngày người vợ sẽ có thai.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thụ tinh nhân tạo
2. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Trường hợp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung; người vợ bị tắc vòi trứng hoặc lớn tuổi (≥ 40 tuổi), phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được chỉ định tiến hành.
Xem thêm: Yếu tố tăng khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm
Điều mà các cặp vợ chồng thường quan tâm là trứng thụ tinh sau bao lâu thì được đưa vào tử cung, thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian…Tùy trường hợp, người vợ được kích thích buồng trứng theo phác đồ khác nhau, thời gian nhanh nhất là 3 tuần, chậm nhất là 7 tuần.
Qui trình thụ tinh trong ống nghiệm
Người vợ được kiểm tra tổng quát về sức khỏe để chuẩn bị điều trị vào ngày 2 vòng kinh. Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của người vợ.
Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.
Phôi cấy xong sẽ được theo dõi trong phòng lab.
Sau 2 đến 3 ngày, phôi được chuyển vào buồng tử cung. Dưới sự đồng ý của cả 2 vợ chồng, bệnh viện sẽ trữ đông những phôi đạt chất lượng còn dư để sử dụng cho lần chuyển phôi sau (người vợ không phải trải qua giai đọa kích thích buồng trứng nữa). Khi chuyển phôi xong, người vợ nằm nghỉ khoảng 2 – 4h tại bệnh viện. Khi về nhà đi lại bình thường.
* Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.
Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai.
2 tuần sau người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung.
Như vậy, kể từ lúc bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đến khi biết kết quả có thai nhanh nhất là mất 5 tuần.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thụ tinh ống nghiệm
1. Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Việc đầu tiên khi tới bệnh viện, các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó được tư vấn các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, được giải đáp cặn kẽ những băn khoăn như quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra như thế nào, chi phí cho thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết mất bao nhiêu tiền, trứng thụ tinh sau bao lâu thì biết có thai…
Phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ được thực hiện khi người vợ có tử cung (giúp trứng thụ tinh có nơi làm tổ), buồng trứng bình thường và ít nhất một vòi trứng không bị tắc, đồng thời người chồng có tinh trùng đạt tiêu chuẩn. Quá trình điều trị diễn ra khoảng 10-14 ngày.
Qui trình thụ tinh nhân tạo:
Ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh của người vợ, bệnh nhân được dùng thuốc kích thích buồng trứng. Ngày 6 – 7 vòng kinh, bệnh nhân tới siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng của buồng trứng, qua đó bác sĩ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.
Khoảng ngày 9 – 10, nếu có nang noãn đã “chín”, người vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Sau đó 36-40h, việc bơm tinh trùng được tiến hành (người chồng tới bệnh viện lấy tinh dịch để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt để bơm vào tử cung người vợ).
Tại nhà, người vợ vẫn làm việc bình thường nhưng hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai.
2 tuần sau, người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả thụ thai. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai, bệnh nhân được hướng dẫn giao hợp tự nhiên, sau 2-3 tháng quay lại thực hiện bơm tinh trùng lần kế tiếp.
Như vậy, nếu quy trình thụ tinh nhân tạo diễn ra thuận lợi, sau khoảng 25 – 30 ngày người vợ sẽ có thai.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thụ tinh nhân tạo
2. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Trường hợp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung; người vợ bị tắc vòi trứng hoặc lớn tuổi (≥ 40 tuổi), phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được chỉ định tiến hành.
Xem thêm: Yếu tố tăng khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm
Điều mà các cặp vợ chồng thường quan tâm là trứng thụ tinh sau bao lâu thì được đưa vào tử cung, thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian…Tùy trường hợp, người vợ được kích thích buồng trứng theo phác đồ khác nhau, thời gian nhanh nhất là 3 tuần, chậm nhất là 7 tuần.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến giúp các cặp vợ chồng thực hiện ước mơ làm cha mẹ
Qui trình thụ tinh trong ống nghiệm
Người vợ được kiểm tra tổng quát về sức khỏe để chuẩn bị điều trị vào ngày 2 vòng kinh. Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của người vợ.
Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.
Phôi cấy xong sẽ được theo dõi trong phòng lab.
Sau 2 đến 3 ngày, phôi được chuyển vào buồng tử cung. Dưới sự đồng ý của cả 2 vợ chồng, bệnh viện sẽ trữ đông những phôi đạt chất lượng còn dư để sử dụng cho lần chuyển phôi sau (người vợ không phải trải qua giai đọa kích thích buồng trứng nữa). Khi chuyển phôi xong, người vợ nằm nghỉ khoảng 2 – 4h tại bệnh viện. Khi về nhà đi lại bình thường.
* Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.
Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai.
2 tuần sau người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung.
Như vậy, kể từ lúc bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đến khi biết kết quả có thai nhanh nhất là mất 5 tuần.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thụ tinh ống nghiệm
Giá thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng vô sinh hiếm muộn của 2 vợ chồng ở mức độ nào, có bệnh lý khác đi kèm không, có phải tiến hành điều trị trước khi làm IVF hay không… Thực tế có những trường hợp sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện người vợ bị dính buồng tử cung, nên dù làm IVF nhiều lần ở nhiều nơi vẫn không thể có con, do đó trước khi làm IVF cần phải tiến hành mổ nội soi tách dính buồng tử cung mới hy vọng IVF thành công. Như vậy chi phí thăm khám, tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn cho những ca này sẽ phải cộng thêm chi phí mổ nội soi.
Đối với những trường hợp vô sinh hiếm muộn thông thường, chi phí 1 lần làm IVF tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản – Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh (IVFTA) dao động từ 75 đến 90 triệu đồng. Đặc biệt, IVFTA chấp nhận các kết quả xét nghiệm ở các nơi khác giúp bệnh nhân tiết kiệm khoản chi phí đáng kể này.
Để biết chính xác chi phí thụ tinh nhân tạo/ thụ tinh ống nghiệm cụ thể cho trường hợp của mình hết bao nhiêu, bệnh nhân có thể trực tiếp đến bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh hoặc gọi đến tổng đài tư vấn và đặt hẹn miễn phí 18006858.
Thông tin cập nhật từ Tâm Anh Hospital