Sai lầm khiến bệnh viêm xoang dễ tái phát
Tự mua thuốc điều trị, lạm dụng thuốc co mạch giảm nhanh triệu chứng, rửa mũi sai cách... khiến viêm xoang lâu khỏi, dễ tái phát.
Giai đoạn đầu, triệu chứng viêm xoang khá nhẹ. Người bệnh thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, nên chủ quan không điều trị dứt điểm ngay. Càng chữa muộn, viêm xoang càng trở nặng, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như mù mắt, viêm màng não... Việc điều trị sai cách cũng khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Tự mua thuốc điều trị
Nhiều người bệnh có thói quen tự ý chẩn đoán bệnh rồi mua thuốc, thực phẩm chức năng về điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây không có chỉ định của bác sĩ khá nguy hiểm. Bệnh có thể không khỏi, trở nặng hơn, gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lạm dụng thuốc co mạch
Lạm dụng các loại thuốc co mạch giảm nhanh triệu chứng viêm xoang cũng là sai lầm thường gặp. Hoạt chất xylometazolin giảm tức thời các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, song nếu dùng lâu dài sẽ khiến niêm mạc mũi tổn thương, khó phục hồi.
Rửa mũi sai cách
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là phương pháp tốt, hỗ trợ điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, nếu rửa quá nhiều và mạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, gây viêm trầm trọng hơn.
Dùng các bài thuốc truyền miệng
Không ít người mách nhau chữa xoang bằng các loại thảo mộc bào chế theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì công dụng và chất lượng thảo mộc chưa được kiểm định. Một số loại thuốc nhỏ mũi, điếu xông... có thể gây phù nề, bỏng rát niêm mạc mũi.
Điều trị sai cách sẽ khiến bệnh xoang nặng hơn.
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu viêm mũi, bệnh viêm xoang, người bệnh cần sớm thăm khám nhằm điều trị kịp thời, đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp Đông và Tây y để điều trị theo từng giai đoạn bệnh khác nhau, giúp giải phóng các yếu tố gây viêm mũi, viêm xoang ra bên ngoài.
Giai đoạn cấp tính: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh viêm mũi, viêm xoang cấp tính (đau nhức dữ dội; chảy dịch màu xanh, vàng, hôi tanh; sốt) dùng kháng sinh, kháng viêm kết hợp thuốc thảo dược 3-5 ngày. Việc kết hợp Đông y giúp nâng cao hiệu quả điều trị hiệp đồng, giảm số liều dùng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc thảo dược 7-10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính.
Giai đoạn mạn tính: Đối với người viêm mũi, viêm xoang mạn tính, có thể phải điều trị thuốc thảo dược 1-2 tháng trước khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng, cũng nên dùng một đợt thuốc thảo dược 2-4 tuần để điều trị từ gốc trong giai đoạn mạn tính. Nên chọn thuốc thảo dược được nghiên cứu lâm sàng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Giai đoạn đầu, triệu chứng viêm xoang khá nhẹ. Người bệnh thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, nên chủ quan không điều trị dứt điểm ngay. Càng chữa muộn, viêm xoang càng trở nặng, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như mù mắt, viêm màng não... Việc điều trị sai cách cũng khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Tự mua thuốc điều trị
Nhiều người bệnh có thói quen tự ý chẩn đoán bệnh rồi mua thuốc, thực phẩm chức năng về điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây không có chỉ định của bác sĩ khá nguy hiểm. Bệnh có thể không khỏi, trở nặng hơn, gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lạm dụng thuốc co mạch
Lạm dụng các loại thuốc co mạch giảm nhanh triệu chứng viêm xoang cũng là sai lầm thường gặp. Hoạt chất xylometazolin giảm tức thời các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, song nếu dùng lâu dài sẽ khiến niêm mạc mũi tổn thương, khó phục hồi.
Rửa mũi sai cách
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là phương pháp tốt, hỗ trợ điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, nếu rửa quá nhiều và mạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, gây viêm trầm trọng hơn.
Dùng các bài thuốc truyền miệng
Không ít người mách nhau chữa xoang bằng các loại thảo mộc bào chế theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì công dụng và chất lượng thảo mộc chưa được kiểm định. Một số loại thuốc nhỏ mũi, điếu xông... có thể gây phù nề, bỏng rát niêm mạc mũi.
Điều trị sai cách sẽ khiến bệnh xoang nặng hơn.
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu viêm mũi, bệnh viêm xoang, người bệnh cần sớm thăm khám nhằm điều trị kịp thời, đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp Đông và Tây y để điều trị theo từng giai đoạn bệnh khác nhau, giúp giải phóng các yếu tố gây viêm mũi, viêm xoang ra bên ngoài.
Giai đoạn cấp tính: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh viêm mũi, viêm xoang cấp tính (đau nhức dữ dội; chảy dịch màu xanh, vàng, hôi tanh; sốt) dùng kháng sinh, kháng viêm kết hợp thuốc thảo dược 3-5 ngày. Việc kết hợp Đông y giúp nâng cao hiệu quả điều trị hiệp đồng, giảm số liều dùng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc thảo dược 7-10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính.
Giai đoạn mạn tính: Đối với người viêm mũi, viêm xoang mạn tính, có thể phải điều trị thuốc thảo dược 1-2 tháng trước khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng, cũng nên dùng một đợt thuốc thảo dược 2-4 tuần để điều trị từ gốc trong giai đoạn mạn tính. Nên chọn thuốc thảo dược được nghiên cứu lâm sàng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Theo VNE