Ngoại trưởng Mỹ: Chớ tìm cách hăm dọa nhau trên Biển Đông
Truyền thông Mỹ hôm 14/8 đưa tin, trong bài phát biểu tại Hawaii, Ngoại trưởng John Kerry cho rằng tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là một vấn đề pháp lý cơ bản và tôn trọng pháp luật là chìa khóa giải quyết các tranh chấp.
Phát biểu tại Hawaii sau chuyến công du một tuần tại châu Á, Ngoại trưởng Kerry khẳng định, việc giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đòi hỏi sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các nước liên quan chớ nên tìm cách hăm dọa nhau.
“Đó là vấn đề liệu sức mạnh là tất cả hay các quy định luật pháp quốc tế được tôn trọng” - ông Kerry nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ nói thẳng Washington phản đối bất kỳ hành động khiêu khích, cưỡng ép nào trên Biển Đông. Giới quan sát nhận định đây là thông điệp thẳng thắn mà ông Kerry gửi tới Bắc Kinh.
Ông Kerry cho biết: "Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ rằng Washington chào đón sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đóng một vai trò có trách nhiệm ở châu Á và thế giới, tôn trọng các quy định và luật lệ trong các vấn đề an ninh và kinh tế”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Washington muốn tránh rơi vào “cái bẫy đối đầu chiến lược” với Bắc Kinh.
Ông Michael Auslin, một nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định, cuối tuần qua, Trung Quốc đã ngăn chặn những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông, gây phương hại thêm cho chiến lược xoay trục Á châu của Mỹ.
Giáo sư Hilary Mann Leverett thuộc ĐH Mỹ nhận định Trung Quốc đang dồn ép các đồng minh của Mỹ trong khu vực vì tin rằng Washington sẽ không dám hỗ trợ các nước đồng minh châu Á khi cần thiết.
“Bắc Kinh tin rằng Washington không dám hoặc không muốn triển khai lực lượng đến Biển Đông để đối đầu với Trung Quốc”.
Giáo sư Leverett cho rằng sự suy nghĩ như vậy gây tổn hại cho Washington vào một thời điểm mà Bắc Kinh và Moscow nhận thấy họ có một mục tiêu chung.
"Mối lo ngại về chính sách của Mỹ trong vài năm qua đã thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là kể từ khi cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập bắt đầu, về vấn đề Libya, về vấn đề Syria".
Phát biểu tại Hawaii sau chuyến công du một tuần tại châu Á, Ngoại trưởng Kerry khẳng định, việc giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đòi hỏi sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các nước liên quan chớ nên tìm cách hăm dọa nhau.
“Đó là vấn đề liệu sức mạnh là tất cả hay các quy định luật pháp quốc tế được tôn trọng” - ông Kerry nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ nói thẳng Washington phản đối bất kỳ hành động khiêu khích, cưỡng ép nào trên Biển Đông. Giới quan sát nhận định đây là thông điệp thẳng thắn mà ông Kerry gửi tới Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ gửi thông điệp thẳng thắn đến Trung Quốc trong bài phát biểu tại Hawaii sau chuyến công du châu Á một tuần
Ông Kerry cho biết: "Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ rằng Washington chào đón sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đóng một vai trò có trách nhiệm ở châu Á và thế giới, tôn trọng các quy định và luật lệ trong các vấn đề an ninh và kinh tế”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Washington muốn tránh rơi vào “cái bẫy đối đầu chiến lược” với Bắc Kinh.
Ông Michael Auslin, một nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định, cuối tuần qua, Trung Quốc đã ngăn chặn những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông, gây phương hại thêm cho chiến lược xoay trục Á châu của Mỹ.
Giáo sư Hilary Mann Leverett thuộc ĐH Mỹ nhận định Trung Quốc đang dồn ép các đồng minh của Mỹ trong khu vực vì tin rằng Washington sẽ không dám hỗ trợ các nước đồng minh châu Á khi cần thiết.
“Bắc Kinh tin rằng Washington không dám hoặc không muốn triển khai lực lượng đến Biển Đông để đối đầu với Trung Quốc”.
Giáo sư Leverett cho rằng sự suy nghĩ như vậy gây tổn hại cho Washington vào một thời điểm mà Bắc Kinh và Moscow nhận thấy họ có một mục tiêu chung.
"Mối lo ngại về chính sách của Mỹ trong vài năm qua đã thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là kể từ khi cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập bắt đầu, về vấn đề Libya, về vấn đề Syria".
Theo Người Đưa Tin