Latest Post

Duy trì động lực làm việc sẽ nhanh chóng tiến đến sự nghiệp thành công. Vậy để luôn duy trì động lực làm việc chúng ta phải làm gì?


Trong cuốn sách Động Lực Chèo Lái Hành Vi, Daniel H. Pink đã chia các loại động lực thành 3 loại: Động lực dựa trên đáp ứng các nhu cầu căn bản, động lực dựa trên đ/k “nếu – thì” (củ cà rốt & cây gậy), động lực tự thân.

1. Động lực dựa trên đáp ứng các nhu cầu căn bản

Các nhu cầu căn bản đó là ăn uống, sinh lý… Nhu cầu căn bản này khi chưa được đáp ứng sẽ thúc đẩy hành vi của con người: Không đủ ăn thì kiếm ăn, làm việc để có ăn, nhu cầu sinh lý không được đáp ứng thì tìm bạn tình, bạn khác giới để đáp ứng…

2. Động lực dựa trên điều kiện “nếu – thì”

Trong thời kỳ các nhu cầu căn bản chưa được đáp ứng thì người ta đã bắt đầu áp dụng “Cây gậy & củ cà rốt”. Nếu làm/làm đúng thì cho ăn – củ cà rốt. Nếu không làm/làm ít/làm sai thì phạt – cây gậy. Thậm chí người ta có xu hướng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu căn bản để dễ điều khiển.

Khi xã hội đã sản xuất được nhiều hàng hóa hơn, các nhu cầu căn bản, tối thiểu đã được đáp ứng thì người ta vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp “nếu – thì”. Sự lạm dụng phương pháp “nếu – thì” đã tạo ra thói quen từ 2 phía:

- Từ phía quản lý: Luôn nghĩ ra các phần thưởng khác nhau để khích lệ người làm, ngoài lương đã trả.

- Từ phía người làm: Ngoài lương được nhận vẫn mong muốn được thưởng, yêu cầu phải có thưởng để khuyến khích

Và người ta đã tổng kết thành sách, chỉ dẫn ra đủ các loại thưởng khuyến khích khác nhau được áp dụng:

- Cha mẹ áp dụng với con cái và con cái áp dụng ngược lại với cha mẹ

- Thầy cô áp dụng với học sinh từ lớp mẫu giáo (phiếu bé ngoan, thưởng kẹo…) và trong suốt quá trình học sau này …

- Và được áp dụng cả trong các cuộc thi không liên quan đến nhu cầu kiếm sống như bóng đá, thi hoa hậu, các games shows. Các phần thưởng này ngày càng một lớn, thậm chí ngoài sức tưởng tượng.

Phương pháp “nếu – thì” có những tác dụng ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì có những hậu quả không tốt.

3. Động lực tự thân

Nếu chúng ta để ý thì trong khi đang làm việc thì niềm vui, đam mê của chúng ta là từ bản thân công việc. Chứ trong đầu không có suy nghĩ hay thúc giục làm vì phần thưởng.

Đó là động lực tự thân, khi làm việc đúng việc mình yêu thích, đúng khả năng, sở trường của mình. Khi này sự đam mê xuất hiện và con người sẽ tìm mọi cách để làm tốt nhất, tốt hơn mà không có đòi hỏi “nếu – thì”.

Suy nghĩ làm vì phần thưởng chỉ xảy ra trước khi làm người quản lý hay người làm đưa ra điều kiện “nếu – thì”. Trong trường hợp đưa ra điều kiện trước thì sẽ xuất hiện những trường hợp không thích làm cũng sẽ tham gia làm, thậm chí sẽ sử dụng các biện pháp, mánh khóe không tốt để đạt mục đích – phần thưởng. Thường thì chất lượng sản phẩm của những người tham gia như vậy sẽ không cao và không có những cải tiến tiếp theo. Người ta chỉ cải tiến khi có phần thưởng được đưa ra.

Để cho động lực tự thân hoạt động tốt thì chế độ lương hàng tháng và thưởng cuối năm phải tương xứng với năng lực và kết quả làm việc, tương xứng với thị trường lao động. Đồng thời hạn chế các loại phần thưởng khuyến khích. Đặc biệt hạn chế các phần thưởng được đưa ra trước khi làm. Các thành tích chỉ nên dừng ở mức khen kịp thời, tức thì. Và như theo lời khuyên trong sách thì việc khen này chỉ nên dừng ở mức private giữa người khen và người có thành tích, hoặc trong 1 nhóm/team nhỏ cùng làm việc, chứ không phải là public dưới dạng vinh danh tại các buổi tổng kết cuối năm hay định kỳ.

Ba yếu tố tạo ra động lực tự thân thực sự:

Tự chủ: Khao khát được làm chủ cuộc sống của chính mình.
Thành thạo: Niềm thôi thúc không ngừng hoàn thiện và bổ sung kiến thức về các vấn đề bất kỳ.
Lý tưởng: Khao khát được cống hiến không vì bản thân mình.
Động lực làm việc của các bạn là gì? Hãy phân tích dựa trên 3 loại động lực trên để có những thay đổi cần thiết phù hợp với bản thân mình.

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Bạn có chi tiêu quá tay và thường lâm vào cảnh cạn túi khi chưa đến cuối tháng? Sau đây là những bài học về tiền bạc mà bạn nên ghi nhớ


1. Để dành mua một món đáng tiền hơn là nhiều thứ rẻ

Thà bạn để dành tiền và mua một chiếc áo khoác thật đẹp nhưng xứng đáng, có thể dùng được nhiều lần. Hơn là tiêu tốn tiền vào những thứ linh tinh, lặt vặt hàng giảm giá mà bạn hứng thì mua, sau đó chẳng bao giờ xài tới.

2. Tăng cường đi siêu thị, đi chợ

Bạn có biết rằng giá nước ngọt, nước khoáng hay bánh kẹo bày bán ở ngoài thường có giá cao rất nhiều so với bán trong chợ và siêu thị. Vì vậy, thay vì hàng ngày đều phải ra tạp hóa mua bánh ăn, mua nước ngọt uống thì bạn đợi tới cuối tuần đi siêu thị một lần, như vậy qua thời gian dài, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.


3. Đừng quá phụ thuộc vào cha mẹ

Hãy tự độc lập sớm về tài chính bằng những công việc làm them. Chúng sẽ giúp bạn học cách quản lí tiền tốt hơn. Ngoài ra, tiền bạn tự tay kiếm được chắc chắn bạn sẽ xài tiết kiệm và cẩn thận hơn tiền bạn được ba mẹ cho hằng ngày.

4. Nên có lối sống phù hợp với khả năng tài chính của bạn

Nếu thu nhập của bạn không được cao mà bạn lại sống một cách buông thả, xài đồ hiệu, ăn uống tiệc tùng liên tục thì chắc chắn là bạn sẽ dễ lâm vào tình trạng túng thiếu. Nhưng nếu bạn có thu nhập ổn định thì việc mua sắm, tận hưởng thoải mái một chút cũng không sao. Đừng xài quá số tiền mình kiếm được nhưng cũng đừng quá chi li, tiết kiệm.


5. Nên có tài khoản ngân hàng

Đây là một cách để dành tiền khá hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, việc để tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ giúp bạn đảm bảo không lên cơn mua sắm bất thình lình và đem tiền ra tiêu xài hết sạch. Bất cứ ai khi bắt đầu kiếm được tiền thì đều nên có một tài khoản ngân hàng.

Theo YAN-Zing

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Khi yêu, người con gái khôn ngoan phải là người nắm rõ khi nào nên thành thật còn chuyện gì nên giữ kín. Bởi lẽ, có những bí mật được giữ kín sẽ tốt cho mối quan hệ hơn khi tiết lộ.


1. Những gì hai người chia sẻ với nhau

Một trong những bí mật quan trọng nhất liên quan đến mối quan hệ của bạn nên được giữ kín đó là những gì hai bạn chia sẻ với nhau. Anh chàng người yêu bạn sẽ không hài lòng, thậm chí sẽ "nổi đóa" nếu biết bạn kể lể về anh ta với người khác. 

Tất nhiên khi yêu ai cũng muốn khoe khoang về người yêu mình, về những điều hạnh phúc mà hai người dành cho nhau. Tuy nhiên, một người con gái thông minh là người biết chia sẻ chuyện tình yêu của mình một cách có chọn lọc. Tuyệt đối không bao giờ tâm sự những điều mà chàng không muốn bạn tiết lộ với người khác. Thêm một điều chú ý nữa là đừng bao giờ để chàng biết bạn đã thủ thỉ chuyện của hai người đến tai người khác, không kể lể khi có mặt chàng. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên chia sẻ quá chi tiết về mối quan hệ của hai người. Những cử chỉ thân mật, hành động bất ngờ... hãy xem đó là hạnh phúc riêng chỉ mình bạn có cơ hội nhận được từ chàng. 

2. Bạn không hứng thú với những câu chuyện cười của chàng

Bạn sẽ chẳng được lợi lộc gì nếu thành thật thú nhận bản thân không hứng thú với những câu chuyện cười chàng hay kể. Trái lại, hành động này của bạn còn khiến chàng hụt hẫng, thất vọng. Trừ khi chàng kể chuyện cười quá nhiều và những câu chuyện cười đó thường vô duyên khiến bạn khó chịu, hãy lịch sự nói cho chàng biết điều đó kèm theo một nụ cười. 

Mục đích của việc chàng hay kể chuyện cười, hoặc do tính chàng ưa hài hước, hoặc chàng muốn mang lại sự vui vẻ cho bạn. Vậy nên, dù không hứng thú, bạn cũng không nên công kích thái quá hoặc thẳng thắn chê bai chàng. Hãy học cách yêu cả những mặt khó ưa ở con người chàng, có như thế tình yêu của bạn mới bền vững. 

3. Bạn không thích cách chàng làm một việc nào đó

Cùng một việc, mỗi người sẽ có một cách hành động khác nhau. Không thể áp đặt cách làm của mình cho người khác, nhất là với đàn ông, sự áp đặt này là tối kỵ. Hãy để cho anh chàng người yêu bạn được là chính mình, làm theo ý của mình. Chàng có cách nấu ăn mà theo bạn rất dị kì, mất thời gian, nhưng miễn là món ăn chàng làm vẫn ổn và chàng có ý thức chia sẻ việc bếp núc với phụ nữ thì chẳng có gì phải lăn tăn về cách chàng nấu. 

Chỉ cần quan tâm đến kết quả cuối cùng, nó tốt thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua cách thức chàng đã làm. Thay vì săm soi hành động của người yêu, hãy dành thời gian quan tâm và chăm sóc đến nhiều vấn đề khác trong mối quan hệ của bạn như sự thỏa hiệp, cách hai người lắng nghe và hiểu nhau...

4. Bạn đã chi tiêu bao nhiêu vào một món đồ nào đó

Đối với các mối quan hệ nghiêm túc, người trong cuộc xác định sẽ kết hôn, các cặp đôi thường hay chia sẻ cả vấn đề tài chính với nhau. Đành rằng sự trung thực về tiền bạc là cần thiết nhưng sẽ là tốt hơn khi bạn không đề cập quá chi tiết đến các khoản chi tiêu cá nhân. 

Khi yêu, hẳn hai người sẽ biết được ngưỡng chi tiêu giới hạn mà người này chấp nhận được ở người kia và ngược lại. Với các khoản chi dưới ngưỡng này, bạn hoàn toàn có thể thành thật với chàng. Còn lại, với các khoản đã vượt ngưỡng, tốt nhất bạn nên kín miệng với chàng. 

Đôi khi đàn ông không thể hiểu được tại sao chị em phải chi đến 5 -7 triệu để mua vài món đồ trang điểm trong khi cả năm chỉ dùng được đôi ba lần hay mất nửa ngày trời đi làm tóc, tiêu tốn cũng 2- 3 triệu nhưng về nhà, chỉ một lời chê đã lại đi làm kiểu tóc khác.

5. Những điều chàng làm phiền bạn

Nếu chàng có một thói quen làm phiền bạn thì bạn nên nhớ rằng, mình cũng có thể có một hoặc nhiều thói quen khiến chàng phiền lòng. Thẳng thắn nói ra những điều chàng làm phiền bạn là bạn đang chạm đến lòng tự ái của chàng. 

Bạn nên xác định chẳng có ai hoàn hảo. Người yêu bạn có thói xấu này thì chàng trai khác lại có thói xấu khác. Thay vì đứng núi này trông núi nọ, cách tốt nhất là bạn không đề cập đến điều phiền lòng đó. Giữ điều đó cho riêng mình và xác định thói xấu đó là chuyện nhỏ, không ảnh hưởng nghiêm trọng thì nên bỏ qua; còn điều gì bạn không thể chấp nhận ở chàng thì nên suy nghĩ lại mối quan hệ của bạn. 

6. Chi tiết về các mối quan hệ trong quá khứ

Cởi mở và trung thực là phẩm chất vô cùng quan trọng trong tình yêu. Tuy nhiên, không phải điều gì bạn chia sẻ chàng cũng muốn lắng nghe. Có những điều giữ bí mật sẽ tốt hơn nói ra thành thực, điển hình là các chi tiết về mối quan hệ bạn từng trải qua. Chẳng chàng trai nào muốn nghe tỉ mỉ chuyện tình yêu trong quá khứ của bạn. 

Hãy tóm tắt những yếu tố cơ bản về mối quan hệ cũ như bạn đã yêu ai, trong bao lâu... và chỉ nên nhắc đến chuyện này một lần. Còn lại, bạn quen người ấy như thế nào, buổi hẹn đầu tiên ra sao, chốn hẹn hò nhiều kỉ niệm... hãy kín miệng với chàng về tất cả điều này. 

7. Bạn không ưa mẹ chàng

Một trong những bí mật khi yêu đáng giữ kín nhất là chuyện bạn không thích mẹ chàng. Điều này đúng cả trong trường hợp người bạn ghét là bất cứ thành viên nào trong gia đình chàng, nhưng đáng lưu ý nhất là mẹ chàng. Đối với hầu hết đàn ông, người mẹ luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim họ. Không ai có thể phá vỡ tượng đài vĩ đại đó nên sẽ chẳng hay ho gì nếu bạn thành thật bày tỏ cảm giác của mình về mẹ anh ấy. 

Thẳng thắn nói bạn không thích mẹ chàng sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ giữa hai người thêm căng thẳng. Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng vun vén mối quan hệ giữa bạn và mẹ chàng chuyển biến tích cực hơn. Đó không phải người bạn phải đối mặt thường xuyên nên hãy để ngoài mối bận tâm của bạn. 

Theo YAN-Zing


Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

'Bạn em toàn người vớ vẩn', 'Anh không thích em mặc đồ hở hang thế'... nếu chàng hay nói những câu này, hãy cân nhắc về mối quan hệ lâu dài.

“Dưới bầu trời tình yêu, tất cả ngôi sao đều bị che khuất bởi con mắt của người bạn yêu” - câu nói này phần nào cho thấy tình yêu có sức mạnh lớn lao thế nào. Khi yêu, các cô gái thường cảm thấy mình như bị phủ một tấm màn mỏng, nếu không dùng lý trí thì họ nhận biết rất mơ hồ về "nửa kia". Liệu chàng trai của bạn có thực sự là người thấu hiểu bạn hay anh ta là người gia trưởng, thích áp đặt bạn theo ý mình? Chỉ bằng những câu nói hằng ngày, bạn có thể nhận ra người đàn ông của đời mình có phải là anh chàng lý tưởng hay gia tưởng nhé:

1. Ai nhắn tin cho em mà tình cảm vậy?

Kiểm tra các cuộc gọi đi, đến, đọc tin nhắn, thậm chí check email của bạn và hỏi han về nội dung của SMS hay email là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy anh chàng khá tò mò và thiếu tôn trọng người yêu. Anh ta muốn kiểm soát mọi việc của bạn.


Ảnh minh họa: Huffingtonpost.com.

2. Tại sao em không nghe điện thoại?

Luôn yêu cầu bạn phải nghe điện thoại của anh ta, kể cả khi bạn đang bận thì anh ấy vẫn sẵn sàng gọi cho đến khi bạn phải nghe mới thôi. Bạn thấy sao khi trong một cuộc họp mà điện thoại của bạn rung lên đến 15 lần? Chắc hẳn không phải là cảm giác dễ chịu gì khi anh ta cứ quấy rầy bạn như thế.

3. Anh không thích em mặc đồ quá hở hang như thế

Nhiều cô gái khi thấy bạn trai nói câu này có cảm giác vui vui vì chàng biết ghen. Thực tế không phải vậy, đó là biểu hiện của sự áp đặt. Anh ta bắt đầu muốn bạn chỉ là sở hữu của riêng anh ta mà thôi. Thậm chí anh ta không muốn cho bất kỳ ai, kể cả người lạ nhìn ngắm bạn.

4. Bạn em toàn người rất vớ vẩn

Anh ta đang muốn bạn hạn chế các mối quan hệ với bạn bè xung quanh bằng cách phân tích cho bạn thấy những người bạn đó chẳng tốt đẹp gì. Những mối quan hệ của bạn đang dần bị can thiệp sâu bằng sự chê bai và thiếu tôn trọng. Bạn nên cẩn thận!

5. Anh không thích em cười với người khác

Anh ta muốn giới hạn các mối quan hệ của bạn và kiểm soát bạn bằng cách cấm đoán. Với anh ta, việc nói chuyện vui vẻ hay nở một nụ cười với các anh chàng khác là có vấn đề, kể cả là bạn thân của bạn.

6. Yêu anh là đủ rồi

Anh ta cho rằng chỉ cần bạn ở bên cạnh, vậy là đủ cho mối quan hệ của hai người, bạn không cần phải tìm niềm vui ở đâu nữa. Khi nói câu này, người đàn ông đang muốn phong tỏa cuộc sống của bạn. Ắt hẳn bạn sẽ thấy rất ngột ngạt trong tình yêu của anh ta, phải không?

7. Anh không muốn nghe em giải thích

Bạn muốn thanh minh một điều gì đó, nhưng anh ta chỉ nói xong câu này và im lặng. Đây là cách để khiến bạn thấy những hành động của mình là không đúng. Bất cứ hành động gì không vừa ý, anh ta đều im lặng nhưng cách hành xử của anh ta khiến cho bạn có cảm giác mình đang bị lên án mạnh mẽ.

8. Đừng đổ lỗi cho anh, em cũng xem lại mình đi

Anh ta có thể sử dụng bạo lực với bạn nhưng lại cho rằng chính bạn là nguyên nhân gây ra mọi chuyện. Anh ta không cảm thấy hối hận về những điều mình đã làm và thậm chí còn cho rằng, anh ta dạy bạn để bạn “chừa” hành động đó đi.


Theo VNExpress

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Nửa đầu năm 2014, làng game di động Việt Nam liên tiếp nhận được tin vui từ những cái tên như Flappy Bird hay Bắt chữ.

Tiếp tục đi theo xu hướng đồ họa, cách chơi đơn giản nhưng mang tính thách thức cao ở độ khó, trong vòng một tháng trở lại đây, cộng đồng người dùng các thiết bị di động ở Việt Nam đang tỏ ra khá hào hứng với một tựa game mang tên "Bắt chữ". Theo đó, bạn có thể hiểu đơn giản tựa game này có cách chơi “na ná” gameshow “Đuổi hình bắt chữ” trong đó người chơi sẽ nhìn vào hình ảnh cho sẵn cùng một số chữ cái gợi ý để tạo ra từ hoặc cụm từ có ý nghĩa liên quan.



Giao diện và cách chơi của “Bắt chữ” có phần nào tương tự trò chơi “4 Pics 1 Word” cũng từng “làm mưa làm gió” với hơn 100 triệu lượt người chơi trên toàn thế giới.
Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận rằng “Bắt chữ” đang dần dần hạ nhiệt trong cộng đồng người chơi.

1. Hấp dẫn đến mức... mất thời gian



“Bắt chữ” phiên bản dành cho hệ điều hành Android nhận được tới 55,718 lượt đánh giá từ người chơi cùng số điểm cao cho một ứng dụng phổ biến (4,3).

Với cách chơi đơn giản cùng tính kích thích cao, nhiều người thừa nhận “Bắt chữ” rất gây nghiện và đây là một trong những lý do không ít người dùng di động ngần ngại giữ trò chơi này trong máy để tránh mất tập trung. Q.Giao (21 tuổi, sinh viên Đại học Ngoại Thương) chia sẻ: “Được bạn bè giới thiệu Bắt chữ, mình cũng có thử trò chơi này nhưng đã xóa sau khi đã "nướng" nguyên cả buổi tối cho nó. Dù sao đi nữa, mình cảm thấy rất vui khi một trò chơi của Việt Nam được người Việt đón nhận nhiều đến vậy.”

2. Đáp án tràn lan trên Internet



Đáp án được cập nhật thường xuyên.

Chỉ bằng từ khóa tìm kiếm đơn giản “đáp án game bắt chữ” trên Google, người dùng đã nhận được tới 1.160.000 kết quả có liên quan. Thực tế này đã làm độ hấp dẫn của game khó được như ban đầu do người dùng không còn phải “vắt óc” để tìm ra một từ có ý nghĩa. Trên thực tế, đây không phải vấn đề mà chỉ riêng “Bắt chữ” gặp phải. Như đã nhắc đến bên trên, vấn đề đáp án được công bố quá nhiều cũng là những gì trò chơi “4 Pics 1 Word” từng gặp phải và là một trong lý do tựa game này giảm độ nóng.

Dẫu vậy, theo chia sẻ của tác giả “Bắt chữ”, nhóm phát triển đang tích cực đảo vị trí các câu hỏi để hạn chế tình trạng biết trước đáp án nêu trên. Hiện nay các câu hỏi trong “Bắt chữ” đã bắt đầu lệch với các đáp án được công bố trước đó.

3. Nhiều đáp án chưa thực sự ổn


Không ít tựa games “ăn theo” phong cách này ồ ạt xuất hiện.

Theo ghi nhận trong một số nhóm (Group) chia sẻ đáp án “Bắt chữ” trên Facebook, khá nhiều người phản hồi về việc nhiều đáp án trong "Bắt chữ" chưa thực sự hợp lý và đủ sức thuyết phục. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người chơi. Minh Hoàng, một người chơi "Bắt chữ" chia sẻ trên Google Play: “Hình ảnh nhiều khi nhìn không rõ con gì, như câu gấu ngựa nhìn con ngựa cứ tưởng con lừa”.

Một người chơi khác đề xuất “thêm phần giải thích cho mỗi câu hỏi” bởi có không ít câu theo người chơi này thiếu tính logic. Người chơi này cũng cho biết thêm cũng nhờ có đáp án được đăng tải trên Internet mới vượt qua được những câu như thế.



Hy vọng Việt Nam sẽ có nhiều hơn những “Flappy Bird” hay “Bắt chữ” để sân chơi games - ứng dụng trong nước sẽ thực sự “cất cánh” trong thời đại “di động hóa”.

Nhìn chung, thị trường games - ứng dụng di động của Việt Nam đã được đón nhận liên tiếp những tin vui nửa đầu năm 2014. Nếu như hồi đầu năm, Flappy Bird của tác giả Nguyễn Hà Đông vụt sáng trở thành một hiện tượng toàn cầu thì tới nay “Bắt chữ” cũng trở thành một minh chứng cho việc người dùng Việt sẵn sàng đón nhận nồng nhiệt những trò chơi có nội dung hay, hấp dẫn đến từ các nhà lập trình trong nước. Được biết, tới nay “Bắt chữ” đã nhận được khoảng 3 triệu lượt tải về, một con số ấn tượng cho một dòng game chỉ phát triển riêng cho thị trường nội địa.


Kể từ khi công cụ tìm kiếm ra đời, SEO đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù có làm cách nào đi chăng nữa miễn trang web của họ được hiển thị và đã có một vài người đã cố gắng tìm cách để trang web của họ luôn ở phía trên cùng của danh sách đó. Đã có những thăng trầm trong suốt 20 năm qua nhưng trong thập kỷ qua thì nó đã gần như ổn định. SEO đã thay đổi như thế nào và trong tương lai nó sẽ thay đổi như thế nào?

[​IMG]

1. Các từ khóa đã giảm

Trong một thời gian dài, về cơ bản công cụ tìm kiếm tìm kiếm các từ khóa trong nội dung và index chúng theo cách đó. Nếu trang web của bạn không có một từ khóa cụ thể thì nó sẽ không hiển thị tìm kiếm cho từ khóa đó. Điều này dẫn đến việc các webmaster cố gắng nhồi nhét các từ khóa để xếp hạng càng nhiều càng tốt. Công cụ tìm kiếm đã nhanh chóng tìm cách xử lý việc làm này, nó đã giảm bớt các tiện ích của các từ khóa chung. Thậm chí chỉ một vài năm trước, điều đó là rất quan trọng để quan tâm đến mật độ từ khóa của bạn. Bạn sẽ cần chỉ ra chính xác ba trường hợp từ khóa đuôi dài trên một trang với 600 từ để xếp hạng cho một truy vấn nào đó. Sử dụng 4 là quá nhiều và nó được coi là spam trong khi chỉ sử dụng một thì trang web của bạn sẽ không được hiển thị.

Với sự gia tăng của tìm kiếm ngữ nghĩa và sự suy giảm tiện ích từ khóa, sức mạnh của các từ khóa đã bị giảm. Bạn vẫn cần một từ khóa và việc nghiên cứu từ khóa là quan trọng nhưng bạn không cần phải chú ý đến mật độ từ khóa.

2. Các liên kết đã bị giảm giá trị

Liên kết là cách công cụ tìm kiếm phát hiện ra nội dung mới? Chúng tiến hành các cuộc bỏ phiếu từ trang web này đến trang web kia. Anchor text có một vị trí quan trọng đối với các từ khóa. Trong quá khứ thì tất cả những điều này là có thật và hiện tại nó vẫn còn đúng nhưng sức mạnh của nó đã bị giảm. Các liên kết là quan trọng nhưng chúng sẽ không một mình quyết định sự thành bại của trang web.

[​IMG]

Thậm chí vẫn có những gợi ý đến từ Google về các liên kết. Chúng sẽ không bao giờ hết quan trọng nhưng chúng có thể được bổ sung bằng các liên kết hàm ý đi kèm với việc đề cập đến thương hiệu. Đó là một dạng cụ thể về sức mạnh của các liên kết nhưng nó cũng bổ sung những gì đã tồn tại và cho phép Google tinh chỉnh cách các liên kết làm việc.

3. Lĩnh vực công cụ tìm kiếm giảm

Trước đây có rất nhiều các công cụ tìm kiếm. Có một số được sử dụng để tìm kiếm các lĩnh vực chuyên ngành, cũng có một số làm việc dựa trên các thuật toán cho phép webmaster xếp hạng cao khi họ không thể xếp hạng trên một công cụ tìm kiếm nào đó và một số tồn tại chỉ để cạnh tranh trong thế giới tìm kiếm. Kể từ đó, hàng chục công cụ tìm kiếm đã phải ra đi, hoặc cũng có một số công cụ tìm kiếm đã được mua lại bởi các công ty lớn hoặc nó vẫn còn đang được sử dụng. Google đang thống trị lĩnh vực này và tiếp đó là Bing.

4. Nội dung rời rạc

Trong những năm gần đây, kỹ thuật mũ đen đã được loại bỏ và thay vào đó là tập trung vào việc cung cấp nội dung chất lượng cho người dùng. Google đã làm được điều đó bằng cách nhấn mạnh chất lượng nội dung vẫn là một ưu tiên hàng đầu đối với họ. Điều này dẫn đến một thời gian webmaster sử dụng các công cụ thay thế văn bản để có một bài viết mà không mang lại giá trị thông tin cho người dùng. Nội dung là một vấn đề lớn trong vài năm qua nhưng để làm tốt thì nó vẫn còn rất khó. Google rất khôn ngoan khi phát hiện ra những nội dung được sao chép hoặc phát hiện ra bất cứ điều gì được sử dụng bởi công nghệ.

5. Chất lượng nội dung và tăng tầm quan trọng của ngữ nghĩa

Khi các từ khóa trọng tâm bị giảm thì nó đã được đặt trọng tâm vào nội dung chất lượng. Hiện nay các trang web có khả năng tạo ra một khối lượng lớn nội dung chất lượng và nó đã có được một vị trí cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Các liên kết, các từ khóa, truyền thông xã hội - tất cả sẽ là phụ nếu nội dung của bạn đủ tốt.

6. Truyền thông xã hội đã được thúc đẩy

[​IMG]

Năm 2004 đánh dấu sự ra đời của Facebook và kể từ thời điểm đó nó đã thống trị thế giới truyền thông xã hội. Tương tự như vậy, truyền thông xã hội đã thống trị lĩnh vực SEO và Internet Marketing.

Một lần nữa, nó lại quay trở lại với Google và mong muốn phục vụ người dùng phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Để quảng cáo thương hiệu thì cần phải cung cấp nội dung mà người dùng cần, và như vậy phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ quý giá. Một thương hiệu có thể tạo dựng danh tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội và mang lại sự tin tưởng đến với người dùng. Người dùng tìm kiếm nội dung có giá trị và do đó nó đã thúc đẩy các trang web để có được thứ hạng cao hơn dựa trên lưu lượng truy cập và giá trị nội dung của chúng.

7. Thông tin thẻ meta đã chết đi và sống lại

Cách đây đã lâu,khi phương pháp chèn từ khóa vẫn còn liên quan thì các thẻ meta được đưa vào sử dụng. Khi Google phạt các trang web nhồi nhét từ khóa vào trong nội dung, thì bây giờ các webmaster di chuyển các từ khóa vào trong các thẻ tiêu đề và thẻ mô tả. Sau đó Google cũng trừng phạt các trang web kiểu như thế này và các thẻ meta đã không còn mang lại nhiều tiện ích cho họ.

Sau đó các thẻ meta được nhấn mạnh và nó được phục vụ kết quả tìm kiếm vì vậy các thẻ meta cũng trở nên có giá trị.

8. Tầm quan trọng của tác giả

Ngoài việc xây dựng lòng tin và danh tiếng như một thương hiệu thì nhiều người đã phát hiện ra rằng vai trò của tác giả (author) cũng quan trọng không kém. Các nhà sản xuất nội dung có thể xây dựng danh tiếng trực tuyến của riêng mình và phát triển đối tượng sẽ follow họ từ trang web đến trang web và từ blog đến blog và từ profile xã hội đến profile. Thậm chí Google còn khuyến khích điều này với hệ thống Authorship - hiện đang minh chứng cho thấy nó sẽ có giá trị hơn trong thời gian tới. Ngay cả với việc loại bỏ hình ảnh tác giả trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng nó có giá trị hơn so với việc không có Authorship.

9. Thiết bị di động trở thành có liên quan

[​IMG]
Năm 2004 được coi là năm của những thiết bị di động và bán chạy nhất là Motorola RAZR. Nó đã tồn tại hơn một thập kỷ kể từ khi điện thoại thông minh đầu tiên được tung ra thị trường và kể từ đó nó đã được sử dụng rộng rãi. Việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói, ngữ nghĩa của các truy vấn và thiết kế responsive - tất cả đã được mọc lên từ đó. Không dừng lại ở đó, lưu lượng truy cập trên điện thoại di động đang dần vượt qua máy tính để bàn và công nghệ sẽ hứa hẹn dẫn đến một sự đổi mới tiếp theo.

10. Analytics đã đến

Vào giữa những năm 2000, Google đã phát hành Google Analytics và thế giới của SEO đã được cải thiện đáng kể từ đó. Khả năng tiếp cận sẵn có và các thông tin dễ dàng được trình bày bởi bộ phân tích đã làm cho nó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nó đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp để theo dõi tất cả mọi thứ từ những người ghé thăm họ trong bao lâu và họ nhấp chuột vào những liên kết nào.

11. Sẽ xảy ra SEO tiêu cực

Tất nhiên, tất cả các hình phạt và chiến lược xấu vẫn còn tồn tại. Thậm chí một số trở thành công cụ cho SEO mũ đen sử dụng để chống lại các trang web hợp pháp. SEO tiêu cực chỉ hoạt động trên các trang web mới, dễ bị phá vỡ và không đáng tin cậy. Tuy nhiên, khái niệm cốt lõi của SEO tiêu cực là một sự phát triển mới dựa trên các chính sách nghiêm ngặt được Google triển khai trong thập niên vừa qua.

Theo Voc.vn

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Email Marketing tự động giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian nhưng điều đó không có nghĩa là bạn quá lạm dụng chúng.

Không có gì nguy hiểm hơn khi phần mềm Email Marketing tự động rơi vào tay một công ty quá "hung hăng". Nên sử dụng phần mềm đó để xây dựng danh sách chứ không phải vắt kiệt sức của chúng để spam khách hàng. Nếu bạn liên tục "giáng búa" xuống danh sách Email của bạn, bạn sẽ chứng kiến một tỷ lệ hủy bỏ đăng kí tăng nhanh đột biến. Điều này sẽ phản tác dụng.

Sử dụng Email thông minh là một điều vô cùng quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi tần số hộp thư và danh sách những phản hồi lại của khách hàng. Sử dụng các mẹo sau đây để giữ khách hàng tiềm năng của bạn tham gia với bạn và tự nguyện đăng kí vào danh sách theo dõi doanh nghiệp bạn.


1. Theo dõi tất cả hoạt động

Hầu hết các phần mềm Email Marketing đều cho phép bạn theo dõi tỷ lệ mở, click chuột của người nhận thông qua một liên kết với hộp thư. Điều này cung cấp cho bạn một kết quả tổng quan kết quả tuyệt vời.

Có phải tất cả các subscriber đều quan tâm đến thông tin mà bạn gửi cho họ? Có phải tất cả họ đều mở email nhưng không click vào bất kỳ lời call-to-action nào của bạn?

Dữ liệu từ phần mềm sẽ nhanh chóng cho bạn biết số lượng. Nếu tỉ lệ mở Email Marketing thấp, bạn cần phải xem lại tiêu đề của email, nếu tỷ lệ click vào call-to-action thấp, bạn cần xem lại nội dung của email đó. Bên cạnh đó, bạn cần thử nghiệm lại thời gian gửi Email của mình. Nếu tỉ lệ mở cao, chứng tỏ thời gian đó là phù hợp với việc gửi thư cho khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý, mỗi tập khách hàng có thể sẽ có thời gian phù hợp khác nhau.


Theo dõi tỉ lệ click chuột để kiểm soát tốt hiệu quả chiến dịch

2. Lọc danh sách Email Marketing dựa trên mức độ tương tác

Hầu hết các phần mềm Email Marketing đều cho bạn thấy mức độ tham gia của mỗi subscriber. Điều này cho phép bạn xem các phản ứng của mỗi khách hàng với email của bạn. Sau đó bạn có thể chia họ thành các nhóm khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp của bạn có thể có cách thức tiếp thị phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng. Với nhóm người tham gia tích cực và luôn mở tất cả các email của bạn, bạn có thể cung cấp đầy đủ, chuyên nghiệp với tần suất cao hơn vì họ thực sự là những khách hàng vô cùng tiềm năng.

3. Thử nghiệm kiểm tra tần suất

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một danh sách các subscriber phản ứng khác nhau với những tần suất gửi email khác nhau. Một số danh sách sẽ tương tác với tất cả các Email Marketing mặc dù họ chỉ được nhận thư một vài lần trong một tháng. Một danh sách khác sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ cần tiếp cận một lần một tháng.

Bạn không thể ngồi trước màn hình vi tính và đoán được tỷ lệ. Bạn cần tách ra và thử nghiệm với những tần suất gửi email khác nhau cho mỗi tập khách hàng, sử dụng những dữ liệu có được để thay đổi cách tiếp cận. Có thể sẽ mất một số subscriber trong thời gian đầu nhưng việc tìm kiếm công thức tốt nhất cho thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp của bạn.


Lựa chọn tần suất gửi email phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng khách hàng

4. Không bao giờ ngừng xây dựng Database

Bạn nên luôn thêm vào danh sách của mình và sử dụng những hình thức form khác nhau để xây dựng danh sách email. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và sử dụng truyền thông xã hội luôn là những cách tốt để tăng lưu lượng truy cập đến các trang đích và các hình thức bắt dẫn liên kết với hệ thống thu thập địa chỉ email.

Phần mềm Email Marketing tự động là một phần thiết yếu của chiến dịch Email Marketing nhưng điều quan trọng là bạn cần sử dụng nó một cách chính xác. Nếu không bạn sẽ giết chết danh sách email – đồng nghĩa với giết chết doanh thu thông qua mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng của mình.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.