Những cái "nhất" kỳ lạ ở thế giới động vật
Thế giới tự nhiên xung quanh ta luôn ẩn chứa vô vàn những khám phá đa dạng trên mọi phương diện. Hệ sinh thái trái đất vô cùng đa dạng và mỗi loài động vật lại có những đặc điểm riêng để chúng ta phải chú ý. Với một số loài thì đó là trí khôn đáng ngạc nhiên như cá heo, tinh tinh, một số loài khác là với những tập tục khác thường như gấu ngủ đông, cá ngựa nuôi con …
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá và tổng kết một chút về khía cạnh tỉ lệ cơ thể khác thường ở một số loài động vật. Tỉ lệ cơ thể khác thường ở đây có thể là có một cái đuôi dài gấp đôi cơ thể hay một cái chân ngắn đột biến, tuy nhiên cấu trúc cơ thể của chúng không phải là dị tật mà chính là do sự tiến hóa của tự nhiên để thích hợp với hoàn cảnh. Những động vật được liệt kê dưới đây là những loài đã được tổng kết qua nhiều quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và góp mặt trong danh sách những loài có tỉ lệ cơ thể khác thường nhất thế giới.
Chiếc vòi của bướm diều hâu vùng Madagasca
Bình thường chúng ta đã khá quen thuộc với những chiếc vòi của những loài như chim ruồi hay bướm đêm để thăm dò hay hút mật hoa hiệu quả. Và với loài bướm diều hâu Madagasca cũng vậy, vòi của chúng được sử dụng để hút mật từ hoa lan. Với đặc trưng môi trường cũng như hoàn cảnh, tạo hóa đã cho loài này một chiếc vòi có chiều dài đột biên để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chiếc vòi của loài bướm này dài 28cm gấp 3 lần chiều dài cơ thể của chúng, chuyên để hút mật từ loài hoa phong lan có nhụy nằm ở rất sâu.
Trong thế giới động vật, tỉ lệ chiếc vòi và cơ thể của bướm Madagasca có thể nói là độc nhất vô nhị. Không những thế, chiếc vòi này còn có thể thu vào cuộn chặt trong miệng. Tính năng này giúp cho chúng tránh được những bất tiện khi di chuyển và sự tấn công của những loài khác. Điều thú vị là sự tồn tại của loài này đã được nhà sinh vật học nổi tiếng Charles Darwin tiên đoán từ nhiều thập kỉ trước khi loài này chính thức được tìm thấy trên đảo vào năm 1903.
Chiếc đuôi ruy băng lông vũ của loài Astrapia
Astrapia là một loài chim thiên đường và điểm đặc biệt độc nhất vô nhị của chúng chính là chiếc đuôi lông vũ dài màu trắng nổi bật. Đuôi của chúng được đánh giá là chiếc đuôi lông vũ dài nhất so với kích thước cơ thể của các loài chim. Loài chim Astrapia có nguồn gốc từ các khu vực rừng núi vùng New Guinea. Chiếc đuôi mà chúng sở hữu có chiều dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể chúng. Lông đuôi của chúng có thể có độ dài tới hơn 1 mét trong khi cơ thể chúng chỉ dài khoảng hơn 30 cm.
Chiếc đuôi dài của nó lúc đầu được đánh giá là một trở ngại vô cùng lớn với cuộc sống hàng ngày của chúng, nó có thể bị mắc ở bất cứ đâu và làm giảm tốc độ di chuyển của loài chim này. Đôi khi nó còn làm loài chim này khó bay vì tình trạng mất cân bằng trọng lượng cơ thể. Tác dụng thực sự của nó chỉ được phát huy vào mùa sinh sản, nó giúp những chú chim đực khoe mẽ và thu hút bạn tình. Tuy nhiên nếu để đánh giá thì nó vẫn gây ra nhiều rắc rối hơn là việc giúp ích.
Chim ruồi và chiếc mỏ dài kì lạ
Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều loài chim với những chiếc mỏ khá nhỏ nhắn đáng yêu hoặc to dùng để chứa đồ ăn dự trữ. Tuy nhiên lần này chúng ta sẽ nói đến một loài chim có vẻ sẽ bay lượn khá khó khăn bởi chiếc mỏ quá dài của chúng – đó là chim ruồi.
Sự thích nghi về môi tường đã buộc nó phải phát triển một bộ phận – chiếc mỏ - trở nên khá kì lạ. Chiếc mỏ này sẽ giúp con chim tận dụng lợi thế với những thực phẩm chuyên biệt – hoa vân anh và một số hoa có nhụy sâu khác. Loài này là loài chim duy nhất trên thế giới có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình. Bình thường, mỏ của chim ruồi sẽ kéo dài khoảng hơn 10 cm quá đầu và đuôi. Không những thế, chiếc lưỡi thậm chí còn dài hơn cho phép loài chim này hút mật của gần như mọi loài hoa mà chúng tiếp cận. Loài chim này tồn tại ở Nam Mỹ với số lượng cá thể đáng kinh ngạc và hầu như không có sự cạnh tranh về thức ăn.
Chim cà kheo cánh đen
Hầu hết các loài chim đều có đôi chân khá cân đối thậm chí bé hơn kích thước cơ thể một chút. Nhưng điều này không đúng với chim cà kheo cánh đen. Đúng như cái tên của nó vậy, đôi chân của loài này là hai chiếc cà kheo đích thực. Nguyên nhân cho sự kì lạ này chính là do những áp lực về sự thích nghi. Do đó không chỉ mình loài chim cà kheo mà còn bao gồm một số loài như diệc, cò, chim hồng hạc đều phát triển những đôi chân dài, giúp chúng kiếm ăn dễ dàng trong nước mà không cần thực sự biết bơi.
Vượt qua tất cả những loài nói trên, đôi chân của chim cà kheo giữ kỉ lục là đôi chân dài nhất so với tỉ lệ cơ thể, thậm chí loài đà điểu cũng không theo kịp được tỉ lệ này. Loài chim này có chiều dài cơ thể từ 35-40 cm tính từ đầu mỏ tới cuối đuôi và cẳng của chúng dài 17-24 cm. Chúng ta dễ dạng có thể thấy đôi chân đã chiếm tới 60% chiều cao của toàn bộ cơ thể. Đôi chân của chúng không những dài mà còn có màu đỏ trông khá nổi bật.
Giun dây giày với chiều dài không tưởng
Chúng ta đều biết rằng hầu hết các loài giun, sâu đều có thân hình mảnh và dài. Bình thường chúng ta có thể đã được tiếp xúc với nhiều loại giun mà nghĩ rằng chúng đã rất dài như giun đũa, giun đất ... Tuy nhiên độ dài cơ thể của giun dây giày sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Loài giun dây giày là một loài không phân đốt , chính vì sự không phân đốt mà nó có được tiềm năng tăng trưởng đáng kinh ngạc và dường như không có giới hạn. Chiều dài phát triển lên tới 9m là điều hết sức bình thường và mẫu vật dài nhất được biết đến của loài này có chiều dài lên tới 55m. Khi được đưa lên mặt đất, bạn có thể thấy buồn nôn khi một con sâu dây giày có bề ngoài giống như một bộ ruột dài ngoằng.
Loài động vật ghê rợn này còn sản xuất và tiết ra một loại chất nhờn cay khó chịu. Tác dụng của chất nhờn này là đuổi kẻ thù khi chúng đền gần. Chính điều này đã cho phép chúng tồn tại ở dưới đáy biến cho tới tận bây giờ dù đây được coi là một loài động vật có từ thời xa xưa.
Dương vật của loài hà chân tơ
Hà hay hà biển là một loại động vật chân khớp đặc biệt, gần giống với loài hàu biển . Hà chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là vùng nước nông và thủy triều. Hà là loài sống bám trên các vách đá, không di chuyển trong suốt cuộc đời. Hiện nay người ta đã biết tên khoảng 1.220 loài hà. Phần ruột của con hà trông không khác gì bên trong con hàu - một động vật thân mềm. Các nhà khoa học cũng đã nhầm lẫn trong một thời gian dài và ngay đến bây giờ nhiều người vẫn cho rằng hà và hàu có họ hàng với nhau. Thật khó tin là con vật không biết bơi này có họ với tôm và cua
Trong thế giới động vật, nếu như cá voi xanh được biết đến như là loài có dương vật lớn nhất thì loài hà chân tơ lại là loài có nhiều dương vật nhất. Thực tế điều này nghe có vẻ quái dị nhưng nó sẽ giúp cho loài này với lối sống neo đậu và cần thiết để giao phối trực tiếp. Thậm chí dương vật của chúng còn có thể kéo dãn và kích thước thay đổi tùy vào điều kiện môi trường. Theo nghiên cứu tại khoa sinh học đại học Alberta, người ta thấy rằng dương vật của chúng trở nên dài và mỏng hơn trong điều kiện sóng nhẹ và trở nên dày, ngắn hơn trong những điều kiện khắc nghiệt hơn. Dương vật của chúng có thể trở nên dài gấp 8 lần chiều dài của cơ thể.
Chiếc lưỡi dài của loài dơi hút mật
Thực tế bộ dơi là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi. Một trong những loài dơi nổi tiếng là loài dơi hút mật. Sự nổi tiếng của loài này chính là do chiếc lưỡi dài nổi tiếng của mình. Thực tế rằng không một loài vật nào có thể đọ được với tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể với loài dơi hút mật. Một con dơi nhỏ với kích thước khoảng 5 cm có chiếc lưỡi dài khoảng 9 cm – gần như gấp đôi cơ thể.
Cơ chế và tác dụng của chiếc lưỡi gần giống với mỏ của loài chim ruồi. Loài dơi này sẽ bay qua bay lại những bông hoa có ống nhụy sâu và lấy mật. Sau khi xong việc, lưỡi của chúng sẽ tự động được rút lại và thu gọn trong lồng ngực con vật. Loài dơi này lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2005 tại Ecuador, trở thành một trong những loài dơi mới nhất được khoa học khám phá đến.
Cua cáy với chiếc càng khổng lồ
Cua cáy là loài cua đặc biệt rất dễ nhận biết với một chiếc càng có kích thước khổng lồ, những con cua đực thường có càng lớn hơn những con cái. Chiếc càng khổng lồ này cũng rất khỏe, nó có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa những con cua đực với nhau trong cuộc chiến tranh giành bạn tình, tuy nhiên điều đặc biệt là chiếc càng này không được sử dụng nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn.
Một nghiên cứu khác về loài cua này cho thấy một tác dụng khác của chiếc càng khổng lồ. Loài cua này thường được tìm thấy ở những bãi cát nóng do ánh sáng mặt trời chiếu vào, trong khi những con cua thường kiếm ăn trên bề mặt khiến nhiệt độ cơ thể của chúng luôn bị tăng cao. Nghiên cứu giữa những con cua đực bình thường và một con cua đực bị mất càng cho thấy nhiệt độ cơ thể của chúng khác nhau, con cua bị mất càng có nhiệt độ cơ thể cao hơn rất nhiều. Do đó các nhà khoa học phán đoán rằng chiếc càng của cua cáy còn có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng dưới cái nắng nóng của ánh mặt trời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá và tổng kết một chút về khía cạnh tỉ lệ cơ thể khác thường ở một số loài động vật. Tỉ lệ cơ thể khác thường ở đây có thể là có một cái đuôi dài gấp đôi cơ thể hay một cái chân ngắn đột biến, tuy nhiên cấu trúc cơ thể của chúng không phải là dị tật mà chính là do sự tiến hóa của tự nhiên để thích hợp với hoàn cảnh. Những động vật được liệt kê dưới đây là những loài đã được tổng kết qua nhiều quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và góp mặt trong danh sách những loài có tỉ lệ cơ thể khác thường nhất thế giới.
Chiếc vòi của bướm diều hâu vùng Madagasca
Bình thường chúng ta đã khá quen thuộc với những chiếc vòi của những loài như chim ruồi hay bướm đêm để thăm dò hay hút mật hoa hiệu quả. Và với loài bướm diều hâu Madagasca cũng vậy, vòi của chúng được sử dụng để hút mật từ hoa lan. Với đặc trưng môi trường cũng như hoàn cảnh, tạo hóa đã cho loài này một chiếc vòi có chiều dài đột biên để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chiếc vòi của loài bướm này dài 28cm gấp 3 lần chiều dài cơ thể của chúng, chuyên để hút mật từ loài hoa phong lan có nhụy nằm ở rất sâu.
Trong thế giới động vật, tỉ lệ chiếc vòi và cơ thể của bướm Madagasca có thể nói là độc nhất vô nhị. Không những thế, chiếc vòi này còn có thể thu vào cuộn chặt trong miệng. Tính năng này giúp cho chúng tránh được những bất tiện khi di chuyển và sự tấn công của những loài khác. Điều thú vị là sự tồn tại của loài này đã được nhà sinh vật học nổi tiếng Charles Darwin tiên đoán từ nhiều thập kỉ trước khi loài này chính thức được tìm thấy trên đảo vào năm 1903.
Chiếc đuôi ruy băng lông vũ của loài Astrapia
Astrapia là một loài chim thiên đường và điểm đặc biệt độc nhất vô nhị của chúng chính là chiếc đuôi lông vũ dài màu trắng nổi bật. Đuôi của chúng được đánh giá là chiếc đuôi lông vũ dài nhất so với kích thước cơ thể của các loài chim. Loài chim Astrapia có nguồn gốc từ các khu vực rừng núi vùng New Guinea. Chiếc đuôi mà chúng sở hữu có chiều dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể chúng. Lông đuôi của chúng có thể có độ dài tới hơn 1 mét trong khi cơ thể chúng chỉ dài khoảng hơn 30 cm.
Chiếc đuôi dài của nó lúc đầu được đánh giá là một trở ngại vô cùng lớn với cuộc sống hàng ngày của chúng, nó có thể bị mắc ở bất cứ đâu và làm giảm tốc độ di chuyển của loài chim này. Đôi khi nó còn làm loài chim này khó bay vì tình trạng mất cân bằng trọng lượng cơ thể. Tác dụng thực sự của nó chỉ được phát huy vào mùa sinh sản, nó giúp những chú chim đực khoe mẽ và thu hút bạn tình. Tuy nhiên nếu để đánh giá thì nó vẫn gây ra nhiều rắc rối hơn là việc giúp ích.
Chim ruồi và chiếc mỏ dài kì lạ
Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều loài chim với những chiếc mỏ khá nhỏ nhắn đáng yêu hoặc to dùng để chứa đồ ăn dự trữ. Tuy nhiên lần này chúng ta sẽ nói đến một loài chim có vẻ sẽ bay lượn khá khó khăn bởi chiếc mỏ quá dài của chúng – đó là chim ruồi.
Sự thích nghi về môi tường đã buộc nó phải phát triển một bộ phận – chiếc mỏ - trở nên khá kì lạ. Chiếc mỏ này sẽ giúp con chim tận dụng lợi thế với những thực phẩm chuyên biệt – hoa vân anh và một số hoa có nhụy sâu khác. Loài này là loài chim duy nhất trên thế giới có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình. Bình thường, mỏ của chim ruồi sẽ kéo dài khoảng hơn 10 cm quá đầu và đuôi. Không những thế, chiếc lưỡi thậm chí còn dài hơn cho phép loài chim này hút mật của gần như mọi loài hoa mà chúng tiếp cận. Loài chim này tồn tại ở Nam Mỹ với số lượng cá thể đáng kinh ngạc và hầu như không có sự cạnh tranh về thức ăn.
Chim cà kheo cánh đen
Hầu hết các loài chim đều có đôi chân khá cân đối thậm chí bé hơn kích thước cơ thể một chút. Nhưng điều này không đúng với chim cà kheo cánh đen. Đúng như cái tên của nó vậy, đôi chân của loài này là hai chiếc cà kheo đích thực. Nguyên nhân cho sự kì lạ này chính là do những áp lực về sự thích nghi. Do đó không chỉ mình loài chim cà kheo mà còn bao gồm một số loài như diệc, cò, chim hồng hạc đều phát triển những đôi chân dài, giúp chúng kiếm ăn dễ dàng trong nước mà không cần thực sự biết bơi.
Vượt qua tất cả những loài nói trên, đôi chân của chim cà kheo giữ kỉ lục là đôi chân dài nhất so với tỉ lệ cơ thể, thậm chí loài đà điểu cũng không theo kịp được tỉ lệ này. Loài chim này có chiều dài cơ thể từ 35-40 cm tính từ đầu mỏ tới cuối đuôi và cẳng của chúng dài 17-24 cm. Chúng ta dễ dạng có thể thấy đôi chân đã chiếm tới 60% chiều cao của toàn bộ cơ thể. Đôi chân của chúng không những dài mà còn có màu đỏ trông khá nổi bật.
Giun dây giày với chiều dài không tưởng
Chúng ta đều biết rằng hầu hết các loài giun, sâu đều có thân hình mảnh và dài. Bình thường chúng ta có thể đã được tiếp xúc với nhiều loại giun mà nghĩ rằng chúng đã rất dài như giun đũa, giun đất ... Tuy nhiên độ dài cơ thể của giun dây giày sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Loài giun dây giày là một loài không phân đốt , chính vì sự không phân đốt mà nó có được tiềm năng tăng trưởng đáng kinh ngạc và dường như không có giới hạn. Chiều dài phát triển lên tới 9m là điều hết sức bình thường và mẫu vật dài nhất được biết đến của loài này có chiều dài lên tới 55m. Khi được đưa lên mặt đất, bạn có thể thấy buồn nôn khi một con sâu dây giày có bề ngoài giống như một bộ ruột dài ngoằng.
Loài động vật ghê rợn này còn sản xuất và tiết ra một loại chất nhờn cay khó chịu. Tác dụng của chất nhờn này là đuổi kẻ thù khi chúng đền gần. Chính điều này đã cho phép chúng tồn tại ở dưới đáy biến cho tới tận bây giờ dù đây được coi là một loài động vật có từ thời xa xưa.
Dương vật của loài hà chân tơ
Hà hay hà biển là một loại động vật chân khớp đặc biệt, gần giống với loài hàu biển . Hà chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là vùng nước nông và thủy triều. Hà là loài sống bám trên các vách đá, không di chuyển trong suốt cuộc đời. Hiện nay người ta đã biết tên khoảng 1.220 loài hà. Phần ruột của con hà trông không khác gì bên trong con hàu - một động vật thân mềm. Các nhà khoa học cũng đã nhầm lẫn trong một thời gian dài và ngay đến bây giờ nhiều người vẫn cho rằng hà và hàu có họ hàng với nhau. Thật khó tin là con vật không biết bơi này có họ với tôm và cua
Trong thế giới động vật, nếu như cá voi xanh được biết đến như là loài có dương vật lớn nhất thì loài hà chân tơ lại là loài có nhiều dương vật nhất. Thực tế điều này nghe có vẻ quái dị nhưng nó sẽ giúp cho loài này với lối sống neo đậu và cần thiết để giao phối trực tiếp. Thậm chí dương vật của chúng còn có thể kéo dãn và kích thước thay đổi tùy vào điều kiện môi trường. Theo nghiên cứu tại khoa sinh học đại học Alberta, người ta thấy rằng dương vật của chúng trở nên dài và mỏng hơn trong điều kiện sóng nhẹ và trở nên dày, ngắn hơn trong những điều kiện khắc nghiệt hơn. Dương vật của chúng có thể trở nên dài gấp 8 lần chiều dài của cơ thể.
Chiếc lưỡi dài của loài dơi hút mật
Thực tế bộ dơi là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi. Một trong những loài dơi nổi tiếng là loài dơi hút mật. Sự nổi tiếng của loài này chính là do chiếc lưỡi dài nổi tiếng của mình. Thực tế rằng không một loài vật nào có thể đọ được với tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể với loài dơi hút mật. Một con dơi nhỏ với kích thước khoảng 5 cm có chiếc lưỡi dài khoảng 9 cm – gần như gấp đôi cơ thể.
Cơ chế và tác dụng của chiếc lưỡi gần giống với mỏ của loài chim ruồi. Loài dơi này sẽ bay qua bay lại những bông hoa có ống nhụy sâu và lấy mật. Sau khi xong việc, lưỡi của chúng sẽ tự động được rút lại và thu gọn trong lồng ngực con vật. Loài dơi này lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2005 tại Ecuador, trở thành một trong những loài dơi mới nhất được khoa học khám phá đến.
Cua cáy với chiếc càng khổng lồ
Cua cáy là loài cua đặc biệt rất dễ nhận biết với một chiếc càng có kích thước khổng lồ, những con cua đực thường có càng lớn hơn những con cái. Chiếc càng khổng lồ này cũng rất khỏe, nó có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa những con cua đực với nhau trong cuộc chiến tranh giành bạn tình, tuy nhiên điều đặc biệt là chiếc càng này không được sử dụng nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn.
Một nghiên cứu khác về loài cua này cho thấy một tác dụng khác của chiếc càng khổng lồ. Loài cua này thường được tìm thấy ở những bãi cát nóng do ánh sáng mặt trời chiếu vào, trong khi những con cua thường kiếm ăn trên bề mặt khiến nhiệt độ cơ thể của chúng luôn bị tăng cao. Nghiên cứu giữa những con cua đực bình thường và một con cua đực bị mất càng cho thấy nhiệt độ cơ thể của chúng khác nhau, con cua bị mất càng có nhiệt độ cơ thể cao hơn rất nhiều. Do đó các nhà khoa học phán đoán rằng chiếc càng của cua cáy còn có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng dưới cái nắng nóng của ánh mặt trời.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá