Latest Post

Khi đi học ở Nhật Bản, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều hay và tuyệt vời mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Ai cũng biết đi Du Hoc Nhat sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho sự nghiệp sau này của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, việc trải nghiệm nền học vấn, cuộc sống sinh hoạt ở mảnh đất khác cũng mang đến cho chúng ta rất nhiều khám phá lý thú!

Khám phá một nét tư duy mới

Hoàng Hà đã “đóng đô” ở đất nước mặt trời mọc được hơn một năm. Bạn ấy chia sẻ: “Trẻ con ở Việt Nam từ nhỏ đã được dạy rằng nước ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiều, tài nguyên thiên nhiên màu mỡ. Nhưng trẻ con Nhật Bản lại được học rằng Nhật là một nước nghèo, rất nghèo, không có tài nguyên.  

Sở dĩ người Nhật có thể tồn tại và phát triển đến bây giờ là do cần cù lao động mà ra. Sự khác biệt này xuất phát một phần từ đặc điểm khác nhau của mỗi nước. Nhưng tớ nghĩ, chính cách giáo dục rằng mình nghèo đó đã khiến người Nhật có đủ nghị lực để kiên cường trước sóng gió, vươn lên làm giàu, trở thành niềm ngưỡng mộ của biết bao quốc gia bè bạn”.

Học vì bản thân, học vì niềm tự tôn dân tộc

Theo tâm sự của Hoàng Long (Học viện ngôn ngữ Osaka), tất cả những sinh viên bên đó đều lao đầu vào học, không khí cạnh tranh rất cao. Ngoài thời gian ở trên lớp, họ thường lên thư viện để học tập trung hơn. Tất cả chỉ để vượt qua những kì thi cam go. Tuy rất nhớ nhà, nhưng các bạn học sinh Việt Nam vẫn thường động viên nhau cố gắng. Vì: “Nếu cứ chui trong chăn khóc nhớ nhà hoặc ôm laptop cả ngày để chat với bạn bè ở Việt Nam, chẳng biết khi nào mình mới hoàn thành xong chương trình học để trở về.!” 

Tại sao các bạn ấy phải học nhiều như vậy? Có phải chỉ vì thành tích cá nhân? Hoàng Anh đã rất tự hào khoe với chúng tớ về bảng thành tích khá ổn của bạn ấy. “Trường tớ đang học có đông bạn bè quốc tế lắm. Nên thầy cô cũng có thiên hướng nhìn học trò mà đánh giá “tiềm năng” của cả một đất nước đó. Tớ muốn làm rạng danh Việt Nam, muốn các thầy nghĩ về Việt Nam với những ấn tượng tốt nên luôn chăm chỉ học hành để có được kết quả tốt. Và may mắn đã mỉm cười, các thầy giáo của tớ cũng đã dành rất nhiều lời khen cho du học sinh Việt Nam”.

Lao động là vinh quang
  

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng ra nước ngoài du học đồng nghĩa với việc gia đình bạn giàu có và tương lai bạn hứa hẹn và rộng mở. Nhưng sự thực liệu có như vậy. Minh Trang chia sẻ: “Khi sang Nhật, tớ được giới thiệu việc làm thêm là nhân viên bồi bàn của một quán ăn Nhật. Công việc tương đối vất vả, nhưng bù lại, tớ không phải xin tiền sinh hoạt từ gia đình, mà có thể tự nuôi sống bản thân nhờ lương làm thêm. Up ảnh lên Facebook, bạn bè ở nhà đứa nào cũng kêu rằng sao phải khổ thế, có đứa còn làm ra vẻ vỡ mộng cơ. Nhưng có đi mới hiểu, dù khá giả đến đâu ở Việt Nam thì ra nước ngoài, bạn vẫn chỉ nghèo khó như đại bộ phận du học sinh khác mà thôi. Ngay cả những học sinh là người Nhật Bản, có hoàn cảnh gia đình khá, thì họ vẫn đi làm thêm. Do vậy, không có gì là phải xấu hổ khi vừa đi du học, vừa phải đi làm vất vả cả”

Sưu Tầm


Đọc thêm:  

Ngày nay nhiều bạn trẻ yêu thích Nhật bản hơn bởi văn hoá đặc sắc từ Nhật bản do đó mà có rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam đã chọn Nhật Bản là nơi để đi du học, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao du học Nhật Bản lại có sức hút đến vậy chưa ?

1. Môi trường du học thuận lợi

Số lượng các trường đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp tại Nhật Bản là nhiều nhất trong các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á. Bạn có thể học bất cứ môn học nào mình muốn vì số lượng các môn học rất là phong phú. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban1

Ngoài ra, còn có nhiều cơ quan hỗ trợ du học sinh về nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm.

2. Học bổng

Bạn có rất nhiều cơ hội nhận được học bổng tại Nhật Bản ở cấp độ Đại Học và Cao Đẳng. Các loại học bổng rất phong phú, từ học bổng của nhà nước đến những học bổng của cá nhân. Tại các trường đại học tư hoặc trường chuyên môn cũng có nhiều chế độ như học bổng hoặc miễn giảm học phí. Đối với những học sinh đang học tại các trường Nhật ngữ và các trường chuyên môn thì hiện tại học bổng không nhiều lắm.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban5

Nếu bạn có thể vào được các trường đại học quốc lập hoặc công lập thì cơ hội được miễn giảm học phí một nửa hoặc toàn phần, hoặc hơn thế cũng không ít trường hợp nhận được thêm học bổng. Tuy nhiên, những học bổng như học bổng cá nhân hoặc do đại học chỉ định thì ngày càng ít, hoặc nếu không phải là học sinh của tường đại học nổi tiếng thì không nhận được học bổng.

Để cơ hội nhận được học bổng lớn hơn thì bạn nên nghiêm túc và tập trung tất cả cho học tập mà không nên đi làm thêm.

3. Giao lưu quốc tế

Nhật Bản là nơi quy tụ nhiều du học sinh đến các quốc gia khác nhau, đến từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau như châu Âu, châu Á, châu Mỹ… Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau rất thông dụng, như thế bạn vừa có thể ở Nhật, vừa có hội giao lưu văn hóa, hướng đến thế giới rộng lớn. Và biết đâu bạn có thể tìm được một nửa của mình tại chính nơi đây, như thế càng làm phong phú thêm cuộc sống của bạn.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban2

4. Nét đẹp truyền thống

Dù là một nước phát triển, nền kinh tế tiên tiến trên thế giới nhưng Nhật Bản vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc. Thông qua việc sinh hoạt tại Nhật, bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những nét hiện đại … mà còn trải nghiệm được xã hội thông tin là xã hội như thế nào. Những tri thức và kinh nghiệm đó, khi bạn trở về nước chắc chắn sẽ trở thành những chỉ dẫn trong kinh doanh cho bạn.

Những vật mang tính đặc trưng truyền thống tại các chùa chiền hoặc đền thờ, chắc chắn các bạn cũng sẽ thêm hứng thú với thiên nhiên Nhật Bản. Những nét văn hóa như trà đạo, hoa đạo, bonsai cùng những môn thể thao như nhu đạo, karate, sumo, bóng chày là những thứ mà không ít những du học sinh không thể quên. Những món ăn Nhật như sushi hoặc súp miso cũng như thế.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban6

Bạn sẽ cảm thấy hứng thú với những điều mới lạ và tích cực tham gia dã ngoại như đi tham quan đền chùa hoặc chơi thể thao cùng với việc học tập là những việc hoàn toàn có thể tại Nhật.

5. Kết bạn cùng người Nhật

Bề ngoài bạn có thể cảm thấy người Nhật khó kết bạn với người Nhật, nhưng ở Nhật có rất nhiều người tình nguyện muốn thử dạy tiếng Nhật cho lưu học sinh hoặc muốn giao lưu với họ. Bạn hãy đến ủy ban nhân dân hoặc trung tâm giao lưu, tìm kiếm những đoàn thể nói trên rồi liên lạc với họ thì bạn sẽ làm quen được với những người Nhật. Người Nhật cũng giống người Việt Nam, thường hay xấu hổ nên khó có thể ngay lập tức trở nên thân thiết được. Tuy nhiên sau vài tháng đi lại với nhau, có thể mở lòng được với nhau thì các bạn sẽ trở nên thân thiết. Dù căn bản là bạn phải giữ đúng lễ nghi và thông cảm lẫn nhau nhưng tôi nghĩ những người bạn Nhật sẽ trở thành những người bạn quí giá của bạn.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban3

6. Thời tiết

Giống như ở Việt Nam, Nhật Bản cũng có bốn mùa phân biệt rõ ràng Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bạn có thể đi tắm biển vào mùa hè và trượt tuyết khi tuyết rơi mùa đông. Và ở đây cũng có những trải nghiệm tuyệt vời như những kì thi gian khổ lúc mùa đông lạnh giá hay việc nhập học vào mùa xuân ấm áp khi hoa anh đào nở rộ … mà nếu không thử qua thì bạn không thể nào hiểu được.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban7

Qua đó các bạn đã có hứng thú về du hoc nhat ban chưa ? Nếu hứng thú hãy nhanh chân thử cảm giác đặt chân đến đất nước Nhật bản nhé !

Sưu Tầm

Đọc thêm:  

Bất cứ ai có kế hoạch đi du học đều mong muốn kiếm được cho mình một suất học bổng tại ngôi trường mình hướng tới. Hàng năm có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng trên thế giới tung ra những gói học bổng hấp dẫn nhằm thu hút sinh viên đến với họ, và Nhật Bản là một trong số đó.

Theo như kinh nghiệm của các du hoc Nhat đã và đang học tập thì có hai hình thức xin học bổng tại nước này. Một là xin học bổng từ lúc còn ở Việt Nam, hai là sang đến Nhật nhập học  rồi mới xin học bổng.

du-hoc-nhat-ban 21

1. Hình thức xin học bổng thứ nhất – từ lúc ở Việt Nam

Ngay từ khi đã có định hướng cho mình kế hoạch học tập bên Nhật, bạn có thể tìm hiểu thông tin về gói học bổng của các trường bên Nhật thông qua các website của trường, sẽ có nhiều loại học bổng với hình thức lẫn giá trị khác nhau để bạn thỏa sức lựa chọn, nhưng chủ yếu là 4 loại học bổng sau:

- Thông tin Học bổng du học của chính phủ Nhật Bản: Chỉ cần bạn là sinh viên, tu nghiệp sinh, học sinh học tiếng Nhật được Đại sứ quán Nhật hoặc trường học nơi bạn đang học giới thiệu thì  bạn đã có cơ hội giành được một suất học bổng từ Chính phủ Nhật bản rồi. Trị giá của mỗi suất học bổng này khoảng từ 140.000 – 260.000 yên; bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang học hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.

- Học bổng du học cho các du học sinh đi dưới dạng tự túc: Với gói học bổng này thì các bạn sẽ phải tham dự  một kỳ thi và sau đó bạn phải đăng ký học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Khi đã  giành được suất học bổng này rồi thì điều đó  cũng có nghĩa là bạn đã có trong tay 60.000 yên – giá trị 1 suất học bổng theo diện khuyến học.

- Học bổng du học do liên minh các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản cấp: Hiện nay có rất nhiều các Doanh nghiệp của Nhật đưa ra những chương trình học bổng hấp dẫn vừa nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình, lại vừa nhằm khuyến khích cho sinh viên học tập để sau này ra trường sinh viên sẽ có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp mình. Mức giá cho suất học bổng mà họ hay đưa ra là khoảng 150.000 yên. Vậy là nếu lựa chọn hình thức học bổng này thì bạn sẽ có cơ hội vừa học vừa làm rất cao.

-  Đặc biệt bạn cũng có cơ hội giành được suất học bổng du học trị giá 90.000 yên thông qua hình thức trao đổi sinh viên giữa ngôi trường bạn đang học ở Việt Nam với  một trường đối tác ở bên Nhật. Chương trình học bổng này bạn có thể  tham khảo ngay tại trường bạn đang học.

2. Hình thức xin học bổng thứ 2: Sang đến  bên Nhật rồi mới xin học bổng.

Hầu hết du học sinh đều lựa chọn hình thức học bổng này cho mình vì nó có sự mở rộng hơn và được hỗ trợ thêm tài chính. Cũng có các hình thức học bổng như:

- Học bổng của chính phủ Nhật Bản khi xét tuyển tại Nhật:  Ngay tại các trường học mà bạn đang theo học ở Nhật, họ sẽ giới thiệu cho bạn thông tin chi tiết về suất học bổng này với giá trị khoảng từ 140.000 yên - 175.000 yên/tháng. Nếu bạn là sinh viên hoặc nghiên cứu sinh có kết quả học tập tốt thì cơ hội nhận được học bổng của bạn theo hình thức này là rất cao.

- Học bổng khuyến học của tổ chức: Gói học bổng này dành cho du học sinh đi học tự túc và đối tượng để nhận được học bổng sẽ mở rông hơn so với những hình thức học bổng khác( bao gồm cả thạc sĩ, tiến sĩ ) . Với bậc Đại học thì học bổng này trị giá khoảng 70.000 yên/tháng, còn sau hệ đại học thì trị giá của suất học bổng này khoảng 90.000 yên /tháng.

- Học bổng từ các công ty hay doanh nghiệp của Nhật: Hiện nay tại Nhật có 65 đoàn thể tự trị  và 158  tổ chức doanh nghiệp cung cấp học bổng cho du học sinh quốc tế với  trị giá khoảng 28.000 yên – 7.3.000 yên/tháng.

- Bên cạnh đó, hầu như trường học nào tại Nhật cũng có chế độ giảm học phí cho những du học sinh có thành tích học tập xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn, hay những quỹ khuyến học nhằm khuyến khích du học sinh học tập. Bạn cũng có thể giành cho mình một suất học bổng từ những chương trình này.

Sưu Tầm

Đọc thêm:  

1. GIỚI THIỆU VỀ DU HOC DAI LOAN

Đài Loan là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo ven thềm lục địa Châu Á phía Tây Thái Bình Dương. Đài Loan có diện tích xấp xỉ 36.000 km2 và dân số 22.603.000 người, cách Trung Hoa Đại Lục khoảng 100 km bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan có các thành phố lớn như Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Nam,... Điều kiện khí hậu ở Đài Loan tương đối giống với điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam nên du học sinh Việt Nam có thể dễ dàng thích nghi. 

Đất nước Đài Loan

2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

* Đào tạo tiếng Hán ngữ 
Chương trình đào tạo bao gồm Hán ngữ cơ sở, Hán ngữ trung cấp, Hán ngữ hội thoại, Hán ngữ thương mại, Hán ngữ thông tin báo chí, Hán ngữ tuyển tập văn học. Ngoài ra, còn có các lớp đào tạo nâng cao cho giáo viên Hán ngữ.Các khoá học Hán ngữ kéo dài từ nửa năm đến hai năm. 

Lễ hội té nước - Đài Loan                       Lễ hội hoa đăng - Đài Loan 

* Đào tạo Đại học
Chương trình đào tạo Đại học ở Đài Loan thông thường kéo dài 4 - 5 năm. Tùy theo từng ngành mà thời gian học có thể kéo dài hơn. Ví dụ: Thời gian học của ngành Kiến trúc hoặc Sư phạm là 5 năm, trong khi đó ngành Luật hoặc Y khoa lại kéo dài từ 5 đến 7 năm. 

* Đào tạo sau Đại học:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên có thể tiếp tục học bậc đào tạo sau Đại học nếu được tuyển chọn hoặc phải trải qua kỳ thi tuyển. Đào tạo sau Đại học ở Đài Loan bao gồm đào tạo Thạc sỹ và đào tạo Tiến sỹ. Chương trình đào tạo Thạc sỹ thông thường từ 1 đến 4 năm, còn đào tạo Tiến sỹ kéo dài từ 2 đến 7 năm.

Ẩm thực Đài Loan đa dạng 
                               
3. ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI GIAN NHẬP HỌC

* Điều kiện:
- TOEFL: 385 điểm trở lên
- IELTS: 300 điểm trở lên
- TOIEC: 375 điểm trở lên
- Cấp độ I (TOCFL)
kỹ năng nói tốt có thể trả lời vấn đáp
* Thời gian nhập học: 
- Học tiếng: Bất cứ thời gian nào trong năm 
- Đại học, Cao học: Tháng 2, tháng 9 hàng năm

4. VIỆC LÀM THÊM

Cơ hội làm thêm dành cho các du học sinh nước ngoài tại Đài Loan khá nhiều nhưng dễ dàng nhất thường là các công việc lao động phổ thông với mức lương thông thường là 500 - 1000 USD/ tháng, khá cao so với thu nhập của người Việt Nam. Du học sinh học giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian tại các công ty với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng du học sinh muốn tìm việc làm thêm nhất thiết phải có giấy phép của Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động (Employment & Vocational Training Administration Council of Labor Affairs) cấp. Việc làm thêm không được ảnh hưởng đến học tập tại trường vì nó liên quan đến việc gia hạn thẻ cư trú. 

Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan

5. HỒ SƠ NHẬP HỌC

STT Đơn xin nhập học theo mẫu của trường
1 12 ảnh hộ chiếu 4x6
2 Bằng tốt nghiệp THPT, TC, CĐ, ĐH
3 Học bạ, bảng điểm
4 Giấy khám sức khỏe (6 tháng gần đây) tại bệnh viện được chỉ định
5 Giấy xác nhận dân sự
6 Giấy tờ chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm từ 5.000 USD - 10.000 USD)
7 Kế hoạch học tập
8 2 Thư giới thiệu của giáo sư (đối với học hệ Thạc sỹ)

 6. CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT

* Học phí: 
Khóa học Học phí (USD / năm)
Học tiếng / Dự bị Đại học 1.200 - 2.200 tùy từng trường
Đại học 2.000 - 3.500 tùy từng trường
Cao học 2.000 - 3.500 tùy từng trường
* Chi phí sinh hoạt: 
Tiền ký túc đã đi kèm học phí/năm
Tiền ăn 1.500 – 3.500 USD/năm 

Sưu Tầm

Du học là con đường ẩn chứa nhiều thử thách, khó khăn hơn bạn nghĩ, nhưng bạn biết không, những du học sinh sau quá trình học tập và rèn luyện ở nước ngoài, đều đồng tình một điều rằng những kinh nghiệm mà họ góp nhặt được vô cùng bổ ích. Bên cạnh các nền giáo dục lâu đời và tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp… không ít du học sinh lựa chọn các trường đại học ở châu Á do sự tương đồng văn hóa, gần gũi về địa lý và hơn cả là tiết kiệm chi phí. Và đi du hoc Dai Loan là một trong những lựa chọn như thế. Nền giáo dục châu Á đang có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ với những trường đại học tiêu chuẩn quốc tế trong đó có Đài Loan và sự hội nhập  của WTO các bạn có được nhiều sự lựa chọn và học hỏi tại đất nước này rất nhiều điều bổ nghĩa.


1.            Rèn luyện được sự tự tin

Dù bạn có nhút nhát đến đâu nhưng khi sống, học tập ở nước ngoài đặc biệt ở Đài Loan bạn có thể trở nên bạo dạn hơn. Ở một đất nước có ngôn ngữ , văn hóa phong phú, kinh tế và xã hội phát triển sẽ khiến các bạn lớn lên rất nhiều cho dù bạn đang ở độ ở bất kỳ độ tuổi nào.

2.             Ngôn ngữ

Không có nơi đâu hay trường lớp nào đào tạo cho bạn chuẩn và thuận tiện hơn là học tại nước bản địa đó là lý do mà một bạn chỉ học từ 1-2 năm tại Đài Loan, lại có thế nói giỏi hơn một bạn học 4 năm, chuyên ngành ngoại ngữ tại Việt Nam. Ở Đài Loan bạn thường xuyên tiếp xúc, nói chuyện với những người bản địa. Điếu này giúp bạn có thế nói tiếng trung một cách tự nhiên hơn, phát âm chính xác hơn và cách dùng từ ngữ phong phú đa dạng đúng với ngữ cảnh của nó hơn. Nó sẽ rất có ích cho bạn khi trở về nước, sử dụng chính tiếng trung thành thạo của mình, và kiến thức chuyên môn, làm việc tại các công ty có vốn đầu tư tại Đài Loan.

3.            Chạm văn hóa toàn cầu

Đài Loan còn được mệnh danh là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Phong cách giao tiếp khi làm việc: Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Nếu du học tại các nước là điểm đến của du học sinh các nơi trên thế giới, bạn có nhiều dịp 'chạm' và hiểu nền văn hóa của nhiều nước. Trong môi trường này, hơn bao giờ hết, du học sinh sẽ có cơ hội gặp gỡ với bè bạn khắp năm châu. Ngoài việc hiểu về văn hóa Đài Loan,  các bạn cũng sẽ biết đến những phong tục, văn hóa của nhiều nước khác.

4.            Hoàn thiện chính mình

Sống xa gia đình một thời gian dài, một cách tự nhiên, du học sinh sẽ cảm thấy yêu thương và gắn bó với những người thân yêu, ruột thịt hơn. Khoảng thời gian này, các du học sinh cũng có dịp rèn luyện những thói quen tốt như sống tiết kiệm, có kế hoạch và có trách nhiệm với bản thân. Có những điều, bạn sẽ không bao giờ biết hoặc làm nếu ở trong nước nhưng khi sinh sống và học tập ở nước ngoài, nó sẽ đến hết sức tự nhiên. Ngoài những công việc làm thêm tăng thu nhập để có thể sống tại các nước đắt đỏ, du học sinh thường biết nhiều hơn về những việc trong cuộc sống hằng ngày. Có thể khi ở Việt Nam bạn là con cưng của gia đình, không phải bận tâm gì đến chuyện bếp núc nhưng chắc chắn những tháng ngày du học bên Đài Loan, bạn sẽ trở thành một đầu bếp thực thụ ít nhất là cho chính mình. Ngày ở trong nước có thể bạn chưa bao giờ cầm kéo cắt tóc cho ai vậy mà khi ở nước ngoài, bạn bỗng trở thành 'cây kéo vàng' cắt tóc cho chính mình và bàn bè chẳng hạn.

5.            Cuộc sống sinh viên và những người bạn ngoại quốc.

Vì giáo dục  Đài Loan luôn mở rộng cho tất cả các sinh viên quốc tế, bạn sẽ có rất nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới và đương nhiên mối quan hệ bạn bè của bạn được mở rông và đi theo nó bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ mà chính bản thân bạn cũng không ngờ tới. Cuộc sống du học tại Đài Loan cho bạn thấy được sinh viên là quãng thời gian đẹp nhất  của thời sinh viên.

6.            Được nghiên cứu và đào tạo thực tiễn

Học tập tại các trường  Đài Loan  không có nghĩa là bạn chỉ học tập tại lớp và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, được ra ngoài môi trường học hỏi chuyên sâu. Bạn còn có được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nữa. Các trường Cao Đẳng hoặc Đại Học tại Đài Loan  luôn cộng tác với các công ty và các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp sinh viên của họ học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ là lợi thế cho bạn sau này khi ra làm việc.

7.            Việc làm khi du học về nước

Sau khi được học hỏi những kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng, khả năng nhận thức của mình bên đất nước Đài Loan tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với mức lương cao tại các công ty Đài Loan đang đầu tư và liên kết với các công ty Việt Nam, tại đây bạn có khả năng thể hiện được kiến thức của mình đã được học vào trong công việc.

Sưu Tầm

Đài Loan là một hòn đảo được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến Trung Hoa qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350km về phía Nam, cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000km2.

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 đến 28 0C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc 


nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông, khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc, thời tiết nóng và khô.
Dân số Đài Loan khoảng 25 triệu người (năm 2000), Đài Bắc là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp theo là Cao Hùng ở phía Nam. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hung và Đài Nam.

Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan, chữ viết là chữ Hán dạng phồn thể.

       Về kinh tế: Đài Loan có nền công nghiêp khá hiện đại, người dân có mức sống và thu nhập cao, Đài Loan có mức thu nhập bình quân 14.000 USD/năm, xếp vào hàng thứ 25 trên thế giới.
Tiền ở Đài Loan gọi là đồng Đài tệ, gồm 2 loại tiền tiền giấy và tiền kim loại, ngân hàng có thể đổi đô la Mỹ ra tiền địa phương.

        Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông rất phát triển, đi lại thuận tiện. Ngoài sân bay quốc tế trên địa phạn tỉnh Đào Viên, còn có các sân bay nội địa, đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh nối liền các vùng với nhau. Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt rất phát triển, tại thành phố Đài Bắc đã có và đang xây dựng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Luật lệ giao thông ở Đài Loan rất được tôn trọng, mọi người ngồi trên xe mô tô đều đội mũ bảo hiểm.

       Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, đi lại thuận tiện. Ngoài sân bay quốc tế trên địa phận tỉnh Đào Viên còn có các sân bay nội địa. Đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh nối liền các vùng với nhau. Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt phát triển, tại thành phố Đài Bắc có và đang xây dựng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Luật lệ giao thông ở Đài Loan rất được tôn trọng, mọi người ngồi trên xe buýt đều đội mũ bảo hiểm.

Mạng lưới thông tin liên lạc cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, email, fax nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng thuận lợi. Bạn có thể gọi điện thoại ở các "bốt" điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ điện thoai trong các cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và các dịch vụ khác.

    Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với người Việt Nam, thời gian tính theo cả âm lịch và dương lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương vàng mã, ngày rằm, mồng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu.

Người Đài Loan có thói quen uống trà trong các tách nhỏ và ăn trầu, hàng năm có nhiều lễ hội.  

         Sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét sinh hoạt tương đồng với người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng ăn nhanh và đơn giản, bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia vào bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón khách từ nơi xa đến rất nhiệt tình. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể găp là đươc dự bữa tiệc với nhiều ban bè mới với nhiều thức ăn ngon và rượu.

Người Đài Loan thích sử dụng nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn không cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan, ví dụ nói "làm ơn" và "cảm ơn" là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chào như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Về cơ bản có 2 nguyên tắc cần quan sát, thứ nhất là nụ cười-là cách duy nhất để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiên sau đó, thậm trí nếu bạn có lỡ làm đổ rượi ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bạn chỉ sơ ý mà thôi. Thứ 2 là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì ban không ngại gì chúc rượu bằng tiếng mẹ đẻ của mình, tuy nhiên nếu chủ nhà chúc rượu bạn và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buôc phải ăn.

Nếu bạn đến thăm gia đình một người Đài Loan, bạn nên lịch sự mang theo một món quà nhỏ. Có thể đó là máy bông hoa, một ít hoa quả hay thậm chí đồ lưu niệm hay nữ trang mà bạn mang theo...Đừng bực mình nếu chủ nhà không mở gói quà khi bạn ở đó; Việc mở gói quà thường được thực hiện khi chủ nhà chỉ có một mình, tránh cho bạn khỏi lúng túng khi tặng họ món quà đắt tiền hay thứ gì đó không hợp ở Đài Loan.


       Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một nền giáo dục chất lượng cao ở Châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện, chất lượng tốt, chi phí thấp, nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu...phù hợp với du học sinh Việt Nam.

Chính phủ Đài Loan luôn giành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà, mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Viêt Nam và Đài Loan. Phía Đài Loan cam kết hỗ trợ du hoc sinh Việt Nam các khoản học phí, học bổng...nhiều trường Đại học ở Đài Loan luôn chào đón du học sinh thế giới. Để khuyến khích du học sinh nước ngoài đến Đài Loan học tập và nâng cao giao lưu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Đài Loan hiện nay có ba loại học bổng chính: học bổng Đại Học, học bổng thac sĩ và học bổng tiến sĩ. Các xuất học bổng được tài trợ từ quỹ của Bộ Giáo Dục, Bộ Ngoại Giao, Bộ Kinh tế, Uỷ ban Khoa Học của viện Hành Pháp.

Ưu thế vượt trội của du hoc Dai Loan là học phí thấp, khoảng S2.500/năm, chất lượng giáo dục cao, một số trường Đại Học của Đài Loan được xếp vào 100 trường Đại học có chất lượng trên thế giới. Hầu hết đội ngũ giảng viên ở các trường Đại Học của Đài Loan đều đi tu nghiệp tại Mỹ. Chi phí ước tính du học tại Đài Loan như sau:

Học Phí:
+ Học tiếng/dự bị Đại Học: 2000 - 2300USD/năm
+ Học Đại Học: 900 - 2500 USD/năm.
+ Cao học: 1500 - 3000USD/năm.
Chi phí sinh hoạt:
+ Nhà ở (Ký túc xá): 500 - 1200USD/năm
+ Thuê nhà riêng: 1700 - 2000USD/năm
+ ăn: 1500 - 2000USD/năm.
+ Các chi phí khác: 310 - 370USD/tháng.

Hiện nay có gần 500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Đài Loan, theo nhận xét của một số du học sinh thì phương pháp giảng dạy ở Đài Loan chủ yếu tâp trung cho việc phát triển từng cá nhân. Do đó mỗi lớp học thường có sĩ số tối đa là 10 sinh viên, mỗi học kỳ nhà trường tổ chức một lớp học riêng, môi trường học tập tại Đài Loan khá hiện đại, giáo viên giảng dạy nhiệt tình, đặc biệt họ có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, nhưng ít khi sử dụng trên lớp để giải thích từ, cụm từ mà họ cố giải thích bằng tiếng Trung cho sinh viên hiểu mới thôi.

Một lợi thế nữa cũng khá thú vị đối với các bạn sinh viên hoc tập tại Đài Loan là các trường Đại Học, Cao Đẳng tại Đài Loan thường có sự hợp tác với các công ty, các tập đoàn. Thông qua các mối quan hệ hợp tác, sinh viên có thể thực tập hoặc nghiên cứu trong những công ty đó ngay trong thời gian học. Cơ hội làm thêm dành cho sinh viên nước ngoài khá nhiều, nhất là nhưngc công việc phổ thông với thu nhập khá cao mà không quá vất vả hay ảnh hưởng đến việc học tập. Đặc biệt, các sinh viên giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian với mức lương cao hơn ước tính, mỗi lần đi phiên dịch trong nội thành Đài Bắc trong vòng 2 tiếng sẽ được trả thù lao khoảng 400 tệ (khoảng 1 triệu đồng tiền Việt Nam). Tuy nhiên, các sinh viên quốc tế cũng cần biết, theo quy định của chính phủ, sinh viên quốc tế muốn làm thêm ở Đài Loan, nhất thiết phải hoàn thành xong ít nhất là 2 hoc kỳ ở trường hoặc chương trình tiếng kéo dài 1 năm và có giấy phép làm việc còn thời hạn của uỷ ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ Lao Động cấp.

Các bậc phụ huynh Việt Nam có thể yên tâm về cơ hội việc làm của con em mình sau khi du học Đài Loan về vì hiện nay, Đài Loan là nước có vốn đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Liên tịch  Công thương Việt Nam – Đài Loan lần thứ 16 ( Thành Phố Hồ Chí Minh) do phòng Thương mại Công Ngiệp Việt Nam và Hiệp hội hợp tác kinh tế quốc tế Đài Loan ( CIECA) tổ chức.

Xem thêm: Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Mỗi cung hoàng đạo đều có một bí kíp riêng để làm giàu. Cùng xem ai trong số 12 cung có cách kiếm tiền đỉnh nhất nhé!

Học hỏi cách làm giàu độc đáo của 12 cung hoàng đạo

Bạch Dương (21/3 – 19/4):

Bạch Dương háo thắng và thích lựa chọn hướng đi độc đáo, trong khi mọi người thường đi trên con đường đã có người lót gạch sẵn. Vì cá tính đó, cậu ấy dường như có tất cả mọi cơ hội để thành công trong xã hội này. Bạn biết đấy, có rất nhiều người cung Bạch Dương trở thành triệu phú bởi vì họ khác biệt.

Kim Ngưu (20/4- 20/5):

Kim Ngưu khá giỏi trong việc kiếm tiền hay ít nhất là cậu ấy đã đi đúng hướng. Kim Ngưu có thể chỉ chăm chăm suy nghĩ cách làm giàu mà quên mất những khía cạnh khác trong cuộc sống, chỉ có tiền và công việc có thể điều khiển được con người này.

Song Tử (21/5 – 21/6):

Song Tử thật ra không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề tiền bạc. Với cậu ấy, suy cho cùng, tiền chỉ là một công cụ mà thôi. Song Tử có đủ khả năng và có nhiều hướng khác nhau để kiếm tiền . Tuy nhiên, cậu ấy “cá kiếm” được nhanh thì cũng tiêu vèo cả đống tiền trong giây lát được. Dù có rơi vào tình trạng rỗng túi thì cậu ấy cũng chẳng mảy may lo lắng đâu.

Cự Giải (22/6 – 22/7):

Cự Giải bẩm sinh luôn cảm nhận được một sự thúc giục mau chóng ổn định cho tương lai. Chính vì mục đích đó mà cậu ấy sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền ngay khi còn trẻ. Châm ngôn của Cự Giải là “chậm mà chắc”. Khi đã lên kế hoạch, con người này sẽ gắng sức hoàn thành nó mà không ai có thể ngăn cản được.

Sư Tử (23/7 – 22/8):

Làm sao Sư Tử có thể sống nổi nếu thiếu tiền cơ chứ. Chúa tể rừng xanh dường như rất có duyên với tiền bạc và có thể kiếm được rất nhiều. Tuy vậy, khả năng tiêu tiền của Sư Tử cũng rất đáng nể đó. Cậu ấy là người ga lăng nhất trong số 12 cung hoàng đạo mà. Bởi lý do này, một số Sư Tử có thể rơi vào cảnh nợ nần.


Xử Nữ (23/8 – 22/9):

Xử Nữ yêu tiền và dù tiền của nước nào đi chăng nữa, cậu ấy vẫn… yêu ngang bằng nhau. Khi đầu tư, Xử Nữ cẩn thận khảo sát từng chi tiết và suy nghĩ đến mọi tình huống có thể trong tương lai. Xử Nữ chẳng bao giờ vội vàng. Cậu ấy không keo kiệt cũng chẳng hoang phí. Xử Nữ thích sự ổn định trong công việc nơi mà trách nhiệm của mỗi người được xác định rõ ràng và không có chướng ngại vật nào phải vượt qua cả.

Thiên Bình (23/9 – 22/10):

Thiên Bình cư xử như một nhà quý tộc khi tiêu tiền không dồn dập mà tính toán cho từng sản phẩm. Đối với cậu ấy, tiền là một công cụ bảo đảm cuộc sống tốt cho bản thân. Thiên Bình không tiết kiệm tiền. Cậu ấy chỉ đơn giản tiêu nó và đợi khi… có tiền lại tiêu tiếp. Con người này luôn mơ về cuộc sống xa hoa và không thích làm việc nhiều. Thiên Bình thường có xu hướng tìm ai đó tài trợ cho mình như lấy một người chồng/vợ giàu có chẳng hạn.

Thần Nông (23/10 – 21/11):

Thần Nông luôn biết rõ hôm nay mình muốn gì và làm cách nào để có được điều đó. Nếu con người này có thể nghĩ rằng tiền không quan trọng, có lẽ cậu ấy sẽ được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Không quá khó để Thần Nông kiếm được tiền nhưng cậu ấy chẳng bao giờ muốn khoe mẽ.


Nhân Mã (22/11 – 21/12):

Nhân Mã luôn thể hiện cho mọi người thấy là mình đã đạt được những ước mơ nhưng do lười biếng và ham chơi nên cậu ấy sẽ quay trở lại điểm bắt đầu. Nhân Mã không phải là kẻ nghiện công việc và cũng chẳng có khả năng kiếm nhiều tiền. Thậm chí ngay cả khi cậu ấy trúng xổ số hay được kế thừa một gia tài kếch xù, Nhân Mã cũng ngay lập tức nướng tiền cho tiệc tùng hay đánh bài. Mọi thứ rồi cũng quay về xuất phát.

Ma Kết (22/12 – 19/1):

Ma Kết là những người nghiện công việc. Cuộc sống của cậu ấy lúc nào cũng xoay quanh vấn đề làm sao để công việc phát triển với tốc độ nhanh nhất. Ma Kết luôn lên kế hoạch một cách rõ ràng và dốc hết sức để thực hiện nó. Tuy vậy cậu ấy lại luôn thất bại khi kiếm tiền theo cách này. Phần lớn số tiền Ma Kết có được là do tiết kiệm lâu năm.


Bảo Bình (20/1 – 18/2):

Bảo Bình luôn mơ ước bản thân mình có thể xài tiền một cách thoải mái và không phải lo nghĩ nhiều. Vì theo chủ nghĩa tôn thờ tự do nên cậu ấy thường xuyên cảm thấy muốn bệnh khi phải ở trong văn phòng làm việc từ sáng đến chiều. Người cung Bảo Bình có xu hướng lựa chọn công việc tự do để được chủ động trong giờ giấc và có thể làm những thứ mình muốn. Bảo Bình có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, nơi mà cơ hội kiếm tiền là 50/50.

Song Ngư (19/02 – 20/03):

Song Ngư luôn hướng tới những thứ cao hơn cái gọi là phát triển công việc và những thứ vớ vẩn khác. Cậu ấy có những kế hoạch kiếm tiền độc đáo và những vì sao sẽ giúp đỡ con người mơ mộng này. Tuy vậy Song Ngư rất dễ mất hứng nên chẳng thể tập trung vào bất cứ công việc nào. Biết làm sao được, có quá nhiều thứ thú vị dễ kiếm tiền xung quanh cậu ấy cơ mà.

Sưu Tầm


Bài viết cùng chuyên mục Cung Hoàng Đạo

Khám phá cách tiêu tiền của 12 cung hoàng đạo
‘Khiếu’ nghệ thuật của 12 chòm sao
Kiểu tình yêu khiến 12 chòm sao nam ‘vắt chân lên cổ chạy’
Những cung hoàng đạo cực mập mờ trong chuyện tình cảm

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.