Những phát minh đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại vẫn luôn là một kho tàng văn hóa bí ẩn đối với các nhà khảo cổ học và những người hiếu kỳ trên thế giới. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Ai Cập có lẽ là nền văn minh tiên tiến nhất mà thế giới từng biết đến. Bên cạnh đó là rất nhiều đồ đạc, vật dụng từ thời kì này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong ngày nay. Chẳng hạn như đồ trang sức được trang trí công phu, tóc giả của người phụ nữ Ai Cập, đồ chơi, búp bê trẻ em, các trò chơi…
Họ còn được biết đến với nhiều phát minh đáng giá khác và rất nhiều trong số đó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống từ thời trang đến nông nghiệp, y học… Hãy cùng khám phá một số phát minh đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ đại trong bài viết dưới đây.
Trang điểm mắt
Kĩ thuật trang điểm mắt chắc chắn không phải là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử loài người nhưng đối với cuộc sống hiện đại, nó lại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Tuy rằng được bắt nguồn vào khoảng những năm 4000 trước công nguyên nhưng chưa bao giờ nó được coi là lỗi mốt. Thậm chí một vài nền văn minh phát triển vẫn còn sử dụng các kĩ thuật giống với người Ai Cập cổ đại từ cách đây hàng ngàn năm. Họ kết hợp muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra kohl - một loại thuốc mỡ có màu đen vẫn còn phổ biến tới ngày nay. Họ còn trang điểm mắt có màu xanh lá cây bằng cách kết hợp một loại khoáng chất là malachite với galena.
Đối với người Ai Cập, trang điểm không chỉ giới hạn đối với phụ nữ. Vẻ ngoài và vị thế xã hội luôn song hành với nhau và chính vì thế người càng có địa vị cao trong xã hội càng được trang điểm kĩ càng. Người Ai Cập trang điểm mắt không chỉ để làm đẹp, thể hiện địa vị của mình mà họ còn tin rằng việc phủ một lớp trang điểm có thể chữa các bệnh về mắt và xua đuổi quỷ dữ.
Hệ thống chữ viết
Việc sử dụng những hình vẽ để ghi lại những câu chuyện không còn là mới khi mà ở những năm 30000 trước công nguyên, người cổ đại đã bắt đầu khắc rất nhiều trong các hang động ở Pháp và Tây Ban Nha. Thế nhưng, Ai Cập và Lưỡng Hà chính là nơi đã hệ thống hóa chúng để hình thành nên một loại chữ viết đầu tiên trên thế giới.
Hệ thống chữ viết của người Ai Cập bắt đầu với những chữ tượng hình vào những năm 6000 trước Công Nguyên. Chữ tượng hình là sự miêu tả đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện, nhưng có những hạn chế nhất định. Theo thời gian, người Ai Cập cổ đại đã bổ sung thêm các yếu tố khác đến hệ thống chữ viết của họ, bao gồm cả những chữ cái gần giống trong bảng chữ cái – đại diện cho âm thanh – và những chữ khác, cho phép họ viết tên và những ý nghĩ trừu tượng.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra các chữ tượng hình, bao gồm nhiều chữ cái, biểu tượng âm tiết, cũng như chữ biểu ý, được tìm thấy rất nhiều trong các ngôi mộ của vua Pharaon và các nơi khác. Chính chữ viết viết đã giúp chúng ta phần nào hiểu được các cuộc chiến, chính trị và văn hóa của xã hội Ai Cập cổ đại.
Giấy cói ( Papyrus paper)
Không ai có thể phủ nhận rằng người Trung Quốc đã làm thay đổi cả thế giới với việc phát minh ra giấy vào khoảng năm 140 trước công nguyên. Thế nhưng ít ai biết rằng trước đó hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại đã biết cách làm ra giấy từ cây cói ( papyrus). Loại cây này phát triển và mọc nhiều trong các khu vực đầm lầy dọc sông Nile và một số nơi khác. Giấy cói có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng lại có thể uốn cong và đặc biệt rất bền. Chính vì đặc tính này, nó còn được dùng để may cánh buồm, làm dép, thảm và các vật dụng thiết yếu khác trong đời sống Ai Cập cổ đại.
Người Ai Cập cổ đại giữ kín quy trình sản xuất giấy cói để giúp họ có thể kiếm lời từ việc bán giấy với các khu vực lân cận. Chúng không bao giờ được ghi chép lại cho đến khi Tiến sĩ Hassan Ragab tìm ra cách để làm ra chúng vào năm 1965.
Lịch
Khác với chúng ta ngày nay, người Ai Cập cổ đại từ xa xưa dùng lịch như là một công cụ quan trọng giúp họ tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không có lịch, họ không thể biết được khi nào lũ sông Nile sẽ bắt đầu. Và toàn bộ hệ thống nông nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro, vì vậy cách đây hàng ngàn năm, họ đã sử dụng bộ lịch riêng cho mình.
Lịch dân sự gắn kết chặt chẽ với nông nghiệp đến mức người Ai Cập đã chia nó thành 3 mùa chính đó là : mùa ngập lụt, phát triển và thu hoạch. Mỗi mùa có 4 tháng và mỗi tháng gồm 30 ngày.Vì vậy, một năm của người Ai Cập cổ đại có 360 ngày,ngắn hơn một chút so với lịch hiện tại. Giữa tháng thu hoạch và tháng ngập lụt, họ còn dành ra năm ngày như là một ngày lễ để tôn vinh những đứa con của các vị thần.
Chiếc cày
Các nhà sử học vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc và thời gian xuất hiện chính xác của cái cày nhưng có những bằng chứng cho rằng những người Ai Cập và người Sumerian là một trong những xã hội đầu tiên sử dụng nó vào khoảng năm 4000 trước công nguyên. Những chiếc cày thời Ai Cập sau này chắc chắn đã được cải tiến rất nhiều.
Ban đầu, chúng được cải tiến từ các dụng cụ cầm tay nên quá nhẹ và không thể xới đất hiệu quả. Hơn nữa chúng cần tới 4 người đàn ông cùng kéo cày trên cánh đồng và hoàn toàn thủ công. Mãi đến năm 2000 trước Công nguyên, người Ai Cập mới lần đầu tiên dùng bò để kéo cày. Cách đầu tiên họ sử dụng là buộc cày vào sừng nhưng lại làm gia súc gặp khó khăn khi thở. Về sau họ đã cải tiến bằng cách sử dụng hệ thống dây chằng buộc để đạt hiệu quả cao hơn. Cày đã tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ai Cập cổ đại, và cùng với chế độ nước đều đặn của sông Nile, việc canh tác nông nghiệp ở xã hội Ai Cập đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều khi so với các nền văn minh khác thời bấy giờ.
Họ còn được biết đến với nhiều phát minh đáng giá khác và rất nhiều trong số đó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống từ thời trang đến nông nghiệp, y học… Hãy cùng khám phá một số phát minh đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ đại trong bài viết dưới đây.
Trang điểm mắt
Đối với người Ai Cập, trang điểm không chỉ giới hạn đối với phụ nữ. Vẻ ngoài và vị thế xã hội luôn song hành với nhau và chính vì thế người càng có địa vị cao trong xã hội càng được trang điểm kĩ càng. Người Ai Cập trang điểm mắt không chỉ để làm đẹp, thể hiện địa vị của mình mà họ còn tin rằng việc phủ một lớp trang điểm có thể chữa các bệnh về mắt và xua đuổi quỷ dữ.
Hệ thống chữ viết
Việc sử dụng những hình vẽ để ghi lại những câu chuyện không còn là mới khi mà ở những năm 30000 trước công nguyên, người cổ đại đã bắt đầu khắc rất nhiều trong các hang động ở Pháp và Tây Ban Nha. Thế nhưng, Ai Cập và Lưỡng Hà chính là nơi đã hệ thống hóa chúng để hình thành nên một loại chữ viết đầu tiên trên thế giới.
Hệ thống chữ viết của người Ai Cập bắt đầu với những chữ tượng hình vào những năm 6000 trước Công Nguyên. Chữ tượng hình là sự miêu tả đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện, nhưng có những hạn chế nhất định. Theo thời gian, người Ai Cập cổ đại đã bổ sung thêm các yếu tố khác đến hệ thống chữ viết của họ, bao gồm cả những chữ cái gần giống trong bảng chữ cái – đại diện cho âm thanh – và những chữ khác, cho phép họ viết tên và những ý nghĩ trừu tượng.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra các chữ tượng hình, bao gồm nhiều chữ cái, biểu tượng âm tiết, cũng như chữ biểu ý, được tìm thấy rất nhiều trong các ngôi mộ của vua Pharaon và các nơi khác. Chính chữ viết viết đã giúp chúng ta phần nào hiểu được các cuộc chiến, chính trị và văn hóa của xã hội Ai Cập cổ đại.
Giấy cói ( Papyrus paper)
Không ai có thể phủ nhận rằng người Trung Quốc đã làm thay đổi cả thế giới với việc phát minh ra giấy vào khoảng năm 140 trước công nguyên. Thế nhưng ít ai biết rằng trước đó hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại đã biết cách làm ra giấy từ cây cói ( papyrus). Loại cây này phát triển và mọc nhiều trong các khu vực đầm lầy dọc sông Nile và một số nơi khác. Giấy cói có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng lại có thể uốn cong và đặc biệt rất bền. Chính vì đặc tính này, nó còn được dùng để may cánh buồm, làm dép, thảm và các vật dụng thiết yếu khác trong đời sống Ai Cập cổ đại.
Người Ai Cập cổ đại giữ kín quy trình sản xuất giấy cói để giúp họ có thể kiếm lời từ việc bán giấy với các khu vực lân cận. Chúng không bao giờ được ghi chép lại cho đến khi Tiến sĩ Hassan Ragab tìm ra cách để làm ra chúng vào năm 1965.
Lịch
Khác với chúng ta ngày nay, người Ai Cập cổ đại từ xa xưa dùng lịch như là một công cụ quan trọng giúp họ tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không có lịch, họ không thể biết được khi nào lũ sông Nile sẽ bắt đầu. Và toàn bộ hệ thống nông nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro, vì vậy cách đây hàng ngàn năm, họ đã sử dụng bộ lịch riêng cho mình.
Lịch dân sự gắn kết chặt chẽ với nông nghiệp đến mức người Ai Cập đã chia nó thành 3 mùa chính đó là : mùa ngập lụt, phát triển và thu hoạch. Mỗi mùa có 4 tháng và mỗi tháng gồm 30 ngày.Vì vậy, một năm của người Ai Cập cổ đại có 360 ngày,ngắn hơn một chút so với lịch hiện tại. Giữa tháng thu hoạch và tháng ngập lụt, họ còn dành ra năm ngày như là một ngày lễ để tôn vinh những đứa con của các vị thần.
Chiếc cày
Các nhà sử học vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc và thời gian xuất hiện chính xác của cái cày nhưng có những bằng chứng cho rằng những người Ai Cập và người Sumerian là một trong những xã hội đầu tiên sử dụng nó vào khoảng năm 4000 trước công nguyên. Những chiếc cày thời Ai Cập sau này chắc chắn đã được cải tiến rất nhiều.
Ban đầu, chúng được cải tiến từ các dụng cụ cầm tay nên quá nhẹ và không thể xới đất hiệu quả. Hơn nữa chúng cần tới 4 người đàn ông cùng kéo cày trên cánh đồng và hoàn toàn thủ công. Mãi đến năm 2000 trước Công nguyên, người Ai Cập mới lần đầu tiên dùng bò để kéo cày. Cách đầu tiên họ sử dụng là buộc cày vào sừng nhưng lại làm gia súc gặp khó khăn khi thở. Về sau họ đã cải tiến bằng cách sử dụng hệ thống dây chằng buộc để đạt hiệu quả cao hơn. Cày đã tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ai Cập cổ đại, và cùng với chế độ nước đều đặn của sông Nile, việc canh tác nông nghiệp ở xã hội Ai Cập đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều khi so với các nền văn minh khác thời bấy giờ.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá