Latest Post

Tình cảm còn đầy nhưng vết đau vẫn nhức, người cũ – nói là cũ nhưng chắc gì đã là người xưa?

Thực ra, yêu lại người cũ là một thứ tình cảm dễ khiến người ta rối trí nhất. Phần vì phải làm quen với một người đã – từng – yêu, phần lại phải gạt những hoài nghi, sợ hãi của đoạn đường lỡ dở ngày trước. Phần đã thuộc lòng những chuyện có cố mấy cũng không thể khác xưa. Phần lại bỡ ngỡ về một con người vừa quen, vừa lạ.

Không phải ai cũng đủ can đảm để nắm lại bàn tay hoặc đã nhẫn tâm chối bỏ mình đi, hoặc bị mình buông lơi mà ngược hướng về phía khác. Không phải ai cũng đủ liều lĩnh, để đưa thương – nhớ đánh cược vào người đã từng cùng mình khổ đau. Dù vẫn còn yêu, vẫn còn thiết tha…

Nhưng nếu có một ngày, bỗng nhiên người cũ rủ, thì bạn có muốn tới và bắt đầu lại chuyện yêu đương?

Có nhiều người trải qua biết mấy thăng trầm vẫn chưa nguôi được nghĩa cũ tình xưa, trong họ, người cũ vẫn là một nỗi đau đáu, găm sâu vào tim mà chưa dễ dàng quên được. Chẳng biết là may mắn thay hay bi kịch thay, đối phương cũng chưa hề muốn xóa đi bóng hình họ trong kí ức. Cả hai đều muốn trở về và cùng nhau nắm tay đi tiếp thêm một đoạn đời nữa, nhưng ám ảnh tổn thương vẫn đứng đó như một bức tường rào không dễ gì xô đi.


Tình cảm còn đầy nhưng vết đau vẫn nhức, người cũ – nói là cũ những chắc gì đã là người xưa?

Chúng ta thường nói nếu tim vẫn muốn thì hãy để mình yêu. Nhưng kỳ thực, những người đã trải qua một quãng đường dày vò – trăn trở - dằn vặt lẫn nhau, thì lý trí không bao giờ muốn thua khi giằng co chuyện đi hay ở. Đôi lúc, yêu một người cũng cần phải cân nhắc, đắn đo, nói gì tới người cũ với những thứ đã sứt mẻ từ ngày xưa.

Nhưng khước từ người đó thì mấy ai đủ cam tâm? Vì dù có đi cùng ai thì tình yêu vẫn thế. Vẫn cần niềm tin và hai trái tim sẵn sàng thứ tha, nhường nhịn. Đã yêu rồi, đâu dễ để ngưng…

Dù lúc này, đã đủ tỉnh táo và thời gian, để chọn lựa xem hạnh phúc của mình nên đặt vào đâu thì tốt nhất? Nhưng những chuyện định mệnh vốn dĩ do ông trời sắp đặt, thì chỉ có đến cuối đường mới biết được ai đúng, ai sai.

Ngã vào ai thì bớt đau? Tựa bờ vai nào thì sẽ không còn thương tổn? Hay kết cục vẫn chỉ là hai bàn tay trái phải đan chặt vào nhau trước gối, nước mắt lã chã vì nhìn đâu cũng chỉ thấy chia ly.

Có người đủ mạnh mẽ để gật đầu đồng ý đi tiếp những ngày xưa. Có người từ chối vì chẳng thà đau bởi người mới còn hơn để một người liên tiếp khiến mình khổ sở. có người phân vân vì niềm tin nay đã chẳng còn lành lặn.

Còn bạn, nếu người cũ rủ, bạn có tới không?

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Sức mạnh về tài chính là một bệ đỡ vững chắc để Apple khẳng định thêm vị thế của mình và tiếp tục phát triển các sản phẩm mang tính đột phá hơn trong tương lai.

Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Apple đã đạt được rất nhiều thành tựu và cống hiến lớn như định hình lại khái niệm smartphone bằng chiếc iPhone hay cách mạng hóa phân khúc máy tính cá nhân bằng iPad. Mặc dù hiện nay, các đối thủ của hãng này cũng đã dần dần bắt đầu bắt kịp được với những gì Apple sở hữu, khi nhìn trên phương diện tài chính, "táo khuyết" vẫn là một gã khổng lồ đầy sức mạnh.

1. Doanh thu 3 tháng đầu năm 2014 của Apple chạm ngưỡng 43,7 tỷ USD.


Con số này nhiều hơn cả những gì ba ông lớn khác là Google, Amazon và Facebook làm được cộng lại.

2. Cùng kì, doanh thu tính riêng iPhone đạt 26 tỷ USD.


Bạn có thể tưởng tượng độ lớn của con số này bằng cách so sánh với doanh thu của Microsoft cùng giai đoạn này (20,04 tỷ USD). Hơn nữa, iPhone còn sở hữu tốc độ tăng trưởng cao hơn Microsoft.

3. iPad tạo ra 7,6 tỷ USD doanh thu.


Mặc dù con số này thể hiện một khoảng thời gian có phần ảm đạm của iPad nhưng nếu so sánh với doanh thu quý I của Facebook (2,5 tỷ USD), xem ra tình hình của Apple cũng chẳng đáng lo là bao.

4. Bộ phận iTunes/phần mềm của Apple ghi nhận doanh thu 4,57 USD trong quý I.


Con số này mà Netflix (một công ty truyền hình Internet) đạt được là 4,37 tỷ USD.

5. Lợi nhuận ròng Apple đạt được trong quý I cán mốc 10,2 tỷ USD.


Số tiền Apple kiếm được trong ba tháng nhiều hơn những gì Amazon kiếm được trong... 20 năm.

6. Lợi nhuận ròng quý I của Apple được ghi nhận là con số cao thứ 14 trong lịch sử.


Thống kê này được trang thông tin uy tín Business Insider đưa ra.

7. 150,6 tỷ USD là lượng tiền mặt Apple đang sở hữu.


Với số tiền này, Apple có thể mua lại Facebook bằng tiền mặt, hoặc họ có thể “shopping” thoải mái với giỏ hàng là loạt thương hiệu Netflix, Tesla, Twitter, Dropbox, Pandora và Spotify. Sau khi mua lại 6 công ty này, Apple vẫn còn 59 tỷ USD tiền mặt để... shopping tiếp.

8. Doanh thu tại thị trường Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD.


Đây là con số tương đương với những gì Apple đạt được tại thị trường Hoa Kỳ ở thời điểm ba năm trước. Vào quý tới, doanh thu của Apple tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt qua doanh thu của hãng tại Châu Âu.

9.  Apple đang sở hữu 800 triệu tài khoản iTunes.


Nếu coi mỗi tài khoản iTunes là một tài khoản tín dụng, không một công ty nào trên thế giới có được con số như Apple.

10. Về cuộc chiến với đối trọng lớn nhất Samsung.


Samsung bán được lượng thiết bị nhiều gấp đôi Apple với doanh thu gần như tương đương nhưng xét về mặt lợi nhuận, ông lớn công nghệ Hàn Quốc chưa phải là đối thủ của Apple.

11. Apple cho hay hãng có thêm 60 triệu người dùng mới trong 6 tháng qua.


Trong khi đó, cùng thời kì một dịch vụ miễn phí là Twitter chỉ ghi nhận con số 23 triệu người dùng mới.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Đây khó có thể gọi là những thất bại của Google bởi từ nền móng của những sản phẩm này, hãng đã có thể cho ra đời nhiều dịch vụ được yêu thích về sau.

Kể từ khi Larry Page và Sergey Brin thành lập Google vào năm 1998, Google luôn là một công ty thường xuyên thử nghiệm những ý tưởng mới và không hề ngần ngại thất bại. Do đó, với vô số sản phẩm thành công, ông lớn này cũng phải tự tay mình “khai tử” nhiều dịch vụ vì nhiều lí do. Dưới đây là 8 sản phẩm “bom xịt” thú vị của Google do CNN bình chọn.

1. Google Video


Trước khi thâu tóm YouTube vào năm 2006 với mức giá 1,65 tỉ USD, Google đã thử xây dựng một sản phẩm mang đến dịch vụ tải lên video của riêng mình. Tuy nhiên, chương trình của Google không thành công như mong đợi do đó ông lớn ngành Internet đã quyết định mua lại luôn ngôi sao mới nổi lúc bấy giờ là YouTube. Google Video có một “cái chết” khá từ từ và chậm rãi. Theo đó, phải tới năm 2012 dịch vụ này mới hoàn toàn biến mất.

2. Google Lively


Lively được coi là cú đáp trả của Google với dịch vụ mạng xã hội trải nghiệm ảo khá phổ biến là Second Life lúc bấy giờ. Bạn có thể hình dung về Lively như một công cụ trực tuyến cho phép tối đa 20 người vào cùng một “phòng chat” và tương tác với nhau thông qua các nhân vật và các bong bóng kí tự dạng hoạt hình. Google Lively khá “yểu mệnh” khi chỉ được duy trì đúng bảy tháng trước khi bị đóng cửa vào tháng 12 năm 2008.

3.  Google Wave


Google Wave là một công cụ trò chuyện nhanh có giao diện tương tự Gmail trong đó hiển thị các tin nhắn (bao gồm cả kí tự, đường link và hình ảnh). Nói về Google Wave, chính Google cũng khẳng định sản phẩm này chỉ mang tính thử nghiệm và bản thân nhiều nhân viên làm việc cho Google cũng... không thực sự biết sử dụng nó. Dĩ nhiên, vì lí do này, Wave không thể tiến xa hơn với lớp người dùng phổ thông. Dự án được dừng lại một năm sau khi ra mắt.

4. Dodgeball


Được phát triển bởi CEO Foursquare Dennis Crowley và bạn học của ông tại Đại học New York Alex Rainert, Dodgeball là một mạng xã hội hoạt động dựa trên  địa điểm của người dùng để thông báo cho họ biết nếu họ đang ở gần bạn bè của mình. Google mua lại Dodgeball vào năm 2005, tuy nhiên hãng này “giết chết” nó 4 năm sau đó và thay thế bằng Google Latitude, một add-on cho Google Maps có tính năng tương tự.

5. Google Buzz


Ra mắt vào tháng 2 năm 2010, Google Buzz là một sản phẩm liên quan đến mạng xã hội và trò chuyện trực tuyến được tích hợp vào Gmail, trong đó cho phép người dùng chia sẻ các cập nhật trạng thái, hình ảnh, video và đường dẫn. Tuy nhiên, với sự ra mắt của Buzz, Google bị chỉ trích do chưa hề tham khảo ý kiến của cộng đồng người dùng Gmail trước khi cập nhật thêm vào đó là một số lùm xùm về tính bảo mật, riêng tư của dịch vụ. Một năm rưỡi sau đó, Google Buzz bị khai tử.

6. Google Notebook


Ứng dụng online mang tên Google Notebook cho phép người dùng viết các ghi chú và lưu lại các đoạn văn bản, hình ảnh hay đường dẫn ngay bên trong một trình duyệt web. Tháng 9 năm 2011, Google thông báo rộng rãi việc chính thức ngừng cung cấp dịch vụ Google Notebook và thay thế bằng Google Docs với nhiều tính năng vượt trội hơn.

7. Google Catalogs


Là một ứng dụng di động khá lạ với người dùng Việt Nam, Google Catalogs hoạt động dưới hình thức một ứng dụng mua sắm dành cho người dùng máy tính bảng, trong đó tập hợp rất nhiều catalogue “ảo” đến từ các thương hiệu bán lẻ phổ biến trên thế giới. Google Catalogs ra mắt vào tháng 8 năm 2011 và hai năm sau đó, dịch vụ này được Google cho “về vườn”.

8.  Google Answers


Google Answers dường như một phương án dự phòng mà Google dựng lên cho người dùng khi công cụ tìm kiếm Google không thể mang lại một kết quả thỏa mãn. Với Google Answers, người dùng có thể đăng câu hỏi trực tuyến và trả phí cho các nhà nghiên cứu để tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất. Sản phẩm này bị khai tử do người dùng không quá mặn mà với nó.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Các nhà nghiên cứu mới tìm ra loài động vật chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ khoảng 2.000km/h.

Các nhà nghiên cứu của trường Pomona College (Mỹ) đã xác định, loài ve Paratarsotomus macropalpis là loài động vật chạy nhanh nhất trên Trái đất, vị trí thứ hai thuộc về bọ cánh cứng hổ Úc, tiếp đến là báo cheetah.

Loài ve Paratarsotomus macropalpis không lớn hơn một hạt vừng (hạt mè) nhưng lại có tốc độ di chuyển đến chóng mặt.

Cận cảnh loài ve Paratarsotomus macropalpis.

Nếu đọ về khoảng cách thì báo cheetah đứng đầu nhưng nếu cuộc đua được đo bằng “chiều dài cơ thể trên giây”, không con vật nào qua mặt được ve Paratarsotomus macropalpis - với kỷ lục 322 kích thước chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 2.000km/h.

Loài ve này dễ dàng vượt qua tốc độ của bọ cánh cứng hổ Úc với tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây và loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h - khoảng 16 độ dài cơ thể/giây.

Loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h.

Bọ cánh cứng hổ Úc có tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 772km/h.

Kết quả trên được rút ra từ cuộc nghiên cứu của giáo sư Jonathan Wright thuộc Pomona College (Mỹ) với sự hỗ trợ của Samuel Rubin, ĐH Pitzer. Nhóm nghiên cứu của Samuel Rubin đã sử dụng máy quay với tốc độ khung hình cao để ghi lại tốc độ, tần số bước chạy, sự tăng/giảm tốc của loài ve này. 

Cùng với đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện, ve có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 - 60 độ C), cao hơn nhiều so với giới hạn chịu đựng của hầu hết loài động vật khác.

 Loài ve này có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 - 60 độ C).

Trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia bắt đầu phân tích dáng đi và cơ chế động học của loài ve miền Nam California này. Ngoài tốc độ đặc biệt, những chú ve còn cho thấy tần số nhấc chân lên và đặt xuống ở mỗi chân cao - khoảng 135 lần/s. Gia tốc của ve Paratarsotomus macropalpis là 7,2 - 10,1 m/s² (mét trên giây bình phương). 

Samuel Rubin cùng đồng nghiệp vô cùng thích thú trước phát hiện của mình. Rubin cho rằng: "Phát hiện này sẽ truyền cảm hứng để cho ra đời các thiết kế mang tính cách mạng trong lĩnh vực robot hay thiết bị đặc biệt khác". 

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Nhiều người nghĩ rằng càng có nhiều backlinks càng tốt nhưng điều đó là không đúng. Nếu chỉ là vấn đề backlinks thì trang đích của tôi sẽ xếp hạng, vấn đề backlinks sẽ trở thành một vấn đề của bất cứ ai có nhiều tiền.

Với 60$ tôi có thể mua tên miền và hosting giá rẻ từ các nhà cung cấp khác nhau, đưa ra những nội dung có liên quan và liên kết trở lại chính mình. Kết quả cuối cùng là bất cứ ai có 60$ sẽ là người dành chiến thắng.


slide

Nội dung tốt nhất là nội dung cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc và không phụ thuộc vào việc người nào có nhiều tiền nhất. Nó có thể là người trả tiền nhiều nhất cho câu trả lời đúng nhưng không nhất thiết là người có nhiều tiền nhất thì luôn luôn đúng. Công cụ tìm kiếm đã đàn áp việc này và sẽ tiếp tục làm việc này. Bạn hãy thật cảnh giác khi có ý định mua nhiều backlinks.


Google see content ​

Làm thế nào Google nhìn thấy nội dung

Điều quan trọng là những người liên kết với bạn là những người có tầm ảnh hưởng lớn. Và như chúng tôi đã nói, chất lượng sẽ là quan trọng hơn các liên kết.

Nội dung như thế nào được coi là tốt nhất. Độc giả nên xác định ai là người có nội dung tốt nhất, những người đã đáp ứng truy vấn tốt nhất cho họ. Tôi có thể nghĩ ra hai cách để độc giả tự quyết định:

1. Các bình luận từ con người thực

Rất nhiều ý kiến liên quan đến một bài báo hoặc bài viết hoặc một trang sẽ làm cho nội dung của bạn được xếp hạng. Rất khó để nhận được những comment mà người đọc để lại họ tên thực, địa chỉ email thực và một liên kết trở lại trang web. Mỗi khi một comment xuất hiện trên nội dung của bạn, công cụ tìm kiếm sẽ trở lại để tìm hiểu xem những gì đã xảy ra và reindex các bài viết dựa trên sự thay đổi từ các comment. Nếu được phép chọn lựa giữa việc một người nào đó liên kết đến trang web và một người nào đó để lại một comment có liên quan đến bài viết của tôi thì tôi sẽ chọn cách thứ hai là để lại comment.

2. Google+ và Comment

Cũng có thể nói Công cụ tìm kiếm là ngu ngốc bởi chương trình tìm kiếm của nó không thể đọc và đưa ra quyết định chủ quan về một nội dung là tốt hay không. Nhưng cũng có thể nói Công cụ tìm kiếm là thông minh bởi chúng có thể làm những phép toán cơ bản rất tốt. Khi một người nào đó có tài khoản Google Authorship chia sẻ trên Google+ và gửi một comment trên vòng tròn kết nối của họ đến những người có thể thực sự quan tâm đến nội dung của tôi thì đó là điều thực sự tốt.

Công cụ tìm kiếm không thể đưa ra quyết định chủ quan nhưng độc giả lại có thể làm điều đó. Độc giả là những người có thể hiểu về một chủ đề liên quan đến nội dung và sẽ đưa ra quyết định về việc liệu nội dung của bạn là tốt hay không hoặc ít nhất có thể đánh giá được nó có liên quan đến các cuộc thảo luận hay không. Độc giả thực sự là những người có thể tương tác và để lại comment trên các trang web tương tự khác. Google khá thông minh khi khuyến khích các tác giả đăng ký và muốn độc giả sử dụng nút Google+. Và dựa vào đó, công cụ tìm kiếm có thể xếp hạng nội dung tốt.

Nếu được lựa chọn giữa backlink và Googel+ từ một ai đó có một tài khoản Google Authorship và comment của họ được gửi đến trong vòng kết nối của họ thì tôi sẽ lấy ra sau mỗi lần.

Kết luận

Tốt hơn hết bạn nên viết nội dung tốt mà mọi người thích đọc. Khuyến khích các bình luận liên quan và tương tác có liên quan trên trang web của bạn. Và khi đó nội dung của bạn sẽ xếp hạng.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514


Nguồn www.thegioiseo.com 

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Bạn có thể quên ai đó khi họ luôn thầm lặng giúp đỡ mình những lúc khó khăn?

Những ấn tượng khó phai về 12 cung hoàng đạo

Bạch Dương (21/3 – 19/4):

Ánh mắt nhìn thẳng, lời nói giản đơn mộc mạc, thái độ chân thành và cảm giác tin tưởng vô hình… tất cả sự những thứ đó đều nói lên sự chân thành sâu sắc của Bạch Dương mà khó ai có thể quên. Con người này nhiệt tình đến nỗi có thể hành động mà không đợi bạn nói ra.

Kim Ngưu (20/4- 20/5):

Bạn không thể đoán trước được sự quan tâm của Kim Ngưu cho đến lúc cậu ấy bất ngờ xuất hiện trước mặt và trao cho bạn một món quà vào ngày đặc biệt, hoặc chỉ bởi vì: “Nghe nói bạn gặp chuyện không vui…”.

Song Tử (21/5 – 21/6): 

Khi một Song Tử đang đánh mất tâm trí vì bạn và lo lắng cho bạn, cậu ấy sẽ bộc lộ rõ rệt và xuất hiện ở quanh bạn với mật độ rất cao, cố làm mọi việc mà mình có thể nghĩ đến. Một người tận tình vì mình như vậy, sao chúng ta có thể quên chứ.
Cự Giải (22/6 – 22/7): 

Con người này khi đã tôn trọng và quan tâm đến ai, cậu ấy sẽ thổ lộ nhiều hơn cả những điều mọi người thường tâm sự. Với một người dốc hết tâm sự như vậy bạn có dễ dàng quên họ?

Sư Tử (23/7 – 22/8):

Bạn sẽ có ấn tượng rất sâu khi một Sư Tử suốt ngày tìm đến, quanh quẩn bên mình. Bằng mọi giác quan hay mọi nguồn tin tức, Sư Tử sẽ cố gắng để nắm bắt tình hình của bạn và cố gắng xuất hiện khi có điều gì đó xảy ra. Đôi lúc bạn cảm thấy khó chịu vì thái độ của cậu ấy, nhưng rồi bạn sẽ biết sự quan tâm đó rất đặc biệt.


Xử Nữ (23/8 – 22/9): 

Những điều hỏi han chỉ là phép xã giao khéo léo của Xử Nữ thôi, còn những cuộc tìm hiểu sâu xa hơn nói cho bạn rằng: Xử Nữ thực muốn đi vào lòng bạn và chính bạn cũng đang dần đi vào lòng họ.

Thiên Bình (23/9 – 22/10): 

Dù chỉ là một hành động níu kéo mà không phải lịch sự xã giao, bạn sẽ biết được Thiên Bình muốn ở bên bạn lâu thêm nữa. Cậu ấy có thể giấu giếm mọi mong muốn nhưng tuyệt nhiên không giấu giếm cảm xúc xao xuyến của con tim.

Thần Nông (23/10 – 21/11): 

Mọi tính toán dự liệu khiến Thần Nông dường như hoàn hảo. Mọi đích đến sâu xa khiến cậu ấy bí ẩn khó lường. Nhưng, tất cả sẽ sụp đổ khi niềm quan tâm của Thần Nông về bạn lớn hơn cả những thương tổn trên đời. Cậu ấy càng quan tâm đến ai, thường ngày ân cần bao nhiêu thì lúc nổi giận với người ấy càng đáng sợ hơn nữa. Bạn sẽ không thể nào quên được gương mặt hằm hằm sát thủ của cậu ấy đâu.

Nhân Mã (22/11 – 21/12): 

Khi Nhân Mã cố gắng đưa bạn đến những không gian tuyệt diệu nhất, thưởng thức những điều thú vị hiếm hoi cuộc sống dành cho nhân thế, đó là lúc Nhân Mã đang đặc biệt quan tâm đến bạn ấy. Bạn có thể quên một người quá nhiệt tình san sẻ hết niềm vui, tài sản của họ cho mình chăng?

Ma Kết (22/12 – 19/1): 

Ma Kết ương ngạnh trước mọi lí lẽ, nên khi cậu ấy “hóa đá” trước mặt bạn, đó là lúc cậu ấy bị tình cảm đánh gục.


Bảo Bình (20/1 – 18/2):

Trong đầu Bảo Bình tương lai luôn tồn tại, bạn chẳng biết khi nào cậu ấy sẽ mang bất ngờ đến với bạn. Bảo Bình cứ như đã ở đó từ trước và lặng lẽ chờ đợi bạn.

Song Ngư (19/02 – 20/03): 

Chỉ có sống hết chuỗi ngày xa cách, bạn mới nhận ra Song Ngư luôn vô tình xuất hiện trong những phút mình gặp khó khăn nhất. Cậu ấy cứ như những chàng trai lãng mạn trong phim Hàn Quốc chỉ trọn đời yêu thầm lặng một người. Quả là một trái tim tuyệt vời và ấm áp đúng không nào.

Sưu Tầm

Bài viết cùng chuyên mục Cung Hoàng Đạo

Bí mật của phụ nữ 12 cung hoàng đạo
12 cung hoàng đạo sẽ làm gì nếu có cỗ máy thời gian?
Tuyệt chiêu quyến rũ phái mạnh của các chòm sao nữ
Top các cung hoàng đạo khi yêu rất hay ghen

Hiện nay, trong thế giới SEO có rất nhiều các vấn đề rắc rối xung quanh các liên kết. Hành động gần đây của Google đã gây ra một chút hoang mang. Trong bài viết này tôi sẽ thảo luận về guest blogs và liệu chúng ta có nên áp dụng một thẻ nofollow vào một số hoặc tất cả các liên kết outbound chứa trong chúng.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi đề cập đến thẻ nofollow. Trước đây Google cũng đã từng đề nghị sử dụng các thuộc tính nofollow cho các liên kết trong thông cáo báo chí và infographics.

Gần đây, có vẻ như Google đang giới thiệu với chúng tôi rất nhiều liên kết nofollow. Liệu trong tương lai các liên kết nofollow sẽ được sử dụng phổ biến hay không. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao thẻ nofollow lại là các liên kết trong tương lai?


slide

Chiến thuật xây dựng liên kết hữu hiệu giống như thông cáo báo chí, infographics và guest blogging đã được thực hiện và mở rộng đến mức nó đã trở thành spam. Chính vì lý do này, Google đã phải can thiệp và đưa ra một số hình phạt manual cùng với một vài lời khuyên về các liên kết nofollow trong các chiến thuật tiếp thị.

Mặc dù có một số cách để thực hiện các chiến thuật này, hiện nay có nhiều người tin rằng tất cả các liên kết liên quan đến vấn đề này nên được gọi là nofollowed.

Gần đây nhất, trong khi thảo luận về các liên kết nofollow trong guest blogs, Matt Cutts đã gây sự chú ý bằng cách đưa những tin tức về guest blogging. Đây là tin tức đầu tiên về các liên kết trong guest posts.

Tiếp đến là sự công bố rộng rãi về sự thất bại của MyBlogGuest. Google đã đưa ra hình phạt manual để xử phạt MyBlogGuest và các thành viên của nó, truyền bá FUD trong cộng đồng SEO.

Ngay sau đó, Google đã đưa ra một hình phạt site-wide đối với SEO Doc Sheldon mà nó có liên quan đến liên kết trong guest blog. Với những hành động này, Google đã thu hút nhiều sự chú ý từ ngành công nghiệp và nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận về các liên kết nofollow trong guest blog.

Vì lo sợ, một số trang web đã thực hiện chính sách nofollow trên tất cả các liên kết guest blog. Một số người khác đã trực tiếp gửi tin nhắn đến Cutts về các liên kết trong guest blogs:

.@mattcutts: Moz có guest authors trên http://t.co/gJTvvU1gi9. Chúng tôi hoặc người viết có cần phải lo lắng về các liên kết này?

Rõ ràng, Google đang nhắm mục tiêu vào các liên kết spam hoặc các liên kết chất lượng thấp trong guest blogs và nếu bạn có các loại liên kết thì bạn nên nofollow chúng hoàn toàn (hoặc tốt hơn hết là không có các liên kết đến chúng). Nhưng liệu chúng ta có nên mong đợi để thay đổi tất cả các liên kết nofollow trong một chiến dịch tiếp thị? - Câu trả lời của tôi là: Không

Dưới đây là 4 lý do giải thích cho điều này:

1. Nó không khả thi

Trước hết, các liên kết nofollow trong guest blogging không thể là vấn đề trong tương lai bởi việc áp dụng rộng rãi là không khả thi. Nhiều webmaster không nhận biết được sự khác biệt giữa một liên kết dofollow và một liên kết nofollow. Không cần phải nói, những người này cũng sẽ không biết làm thế nào để áp dụng đúng một thẻ nofollow vào liên kết của họ. Ngay cả những người chạy những trang web có thẩm quyền lớn cũng có thể đối mặt với các vấn đề kỹ thuật on-site có liên quan đến việc thực thi nofollow.

Chỉ có những cộng đồng SEO tiên tiến - những người đang thảo luận về nofollow hoặc thảo luận về việc thêm một thẻ nofollow vào tất cả các liên kết guest blog của họ.

Chúng tôi nghĩ rằng Google sẽ đưa ra hình phạt manual cho tờ báo Huffington Post về một liên kết được đặt trong guest blog? - Tất nhiên là Không, Huffington Post là một trang web có thẩm quyền mà Google muốn đưa nó quay trở lại trong kết quả của nó.

Chỉ cần nhìn vào guest blogging, chúng ta có thể bắt đầu thấy sự vô lý về việc để mặc định thẻ nofollow trên các liên kết, đơn giản vì chúng được xây dựng bằng tay. Điều này đã làm cho cộng đồng SEO cảm thấy khó chịu.

2. Nofollow là một sửa chữa

Áp dụng một thẻ nofollow cho tất cả các liên kết được xây dựng bằng tay - nó không thực sự giải quyết được vấn đề.

Thẻ nofollow không đề cập đến người tạo spam hoặc những thứ chất lượng thấp. Nếu Google không muốn đếm liên kết nào đó thì họ nên hiểu rằng con số này chỉ có trong nội bộ. Điều này gây ra sự nhầm lẫn giữa những người am hiểu về SEO.

Tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến của Google về các vấn đề spam và tôi cũng đồng ý với Cutts rằng có một số spam xảy ra trong guest blogging.

3. Nofollow dành cho các trang web có nội dung không đáng tin cậy

Thẻ nofollow không được tạo ra để sử dụng trên tất cả các liên kết guest blog. Nofollow ra đời vào năm 2005 và có nghĩa là nó được sử dụng để liên kết đến một trang hoặc một trang web có nội dung mà bạn không tin tưởng. Ví dụ, nếu bạn đang viết một câu chuyện về mạng lưới liên kết không lành mạnh đã bị Google phạt và bạn sẽ nofollow liên kết đó.

Đây là lý do tại sao nofollow được tạo ra - nói với Google để họ không follow liên kết đó và không kết nối trang web của bạn với họ.

Có rất nhiều cách mà các SEOer đang sử dụng thẻ nofollow trên các liên kết guest blogging. Các trang web nên cân nhắc việc có nên chứa các chuẩn mực và chứa các liên kết đúng đắn. Do chiến thuật đe dọa từ Google, các trang có liên kết nofollow trỏ đến trang web mà họ tin tưởng, đơn giản chỉ vì các liên kết này được đặt trong guest blog.

Đây là điều thực sự trái ngược với thông tin về việc sử dụng thuộc tính nofollow trên trang Webmaster Tools. Nó đi ngược lại lời khuyên của Google để xử lý người dùng. Không giống như "mạng lưới liên kết" trước đó mà tôi đã nói với những người sử dụng, chúng tôi không tin tưởng trang web đó về mặt nội dung, bởi nó có chứa các liên kết nofollow được đặt trong guest blogs.

4. Các liên kết là tín hiệu tin cậy và thẩm quyền

Cuối cùng, nếu tất cả các liên kết guest blogging được nofollow thì nó sẽ làm giảm giá trị một số các liên kết mà Google muốn tính. Google luôn tìm kiếm các tín hiệu thẩm quyền và guest blogging cấp cao có thể cung cấp những tín hiệu.

Ví dụ, nếu một trang web có thẩm quyền sẽ sẵn sàng xuất bản một vài biết từ guest author, chúng nên chứa một liên kết trích dẫn trong một tập các tác giả đó. Liên kết này là một cuộc bỏ phiếu bầu đối với các trang web có thẩm quyền tác giả. Nếu liên kết này được nofollow thì Google sẽ không nhận được dấu hiệu cho rằng tác giả là thẩm quyền.

Ngoài ra, các tác giả cần liên kết để cho thấy họ là ai và tạo sao họ lại đáng tin cậy. Điều này cho phép người đọc có cơ hội ghé thăm trang web của của tác giả và thực hiện đánh giá riêng về sự uy tín của tác giả.

Nếu chúng ta nói cho Google biết chúng ta không tin tưởng một trang web (nofollow) vậy làm thế nào Google nhận biết được điều đó? Điều này có khả năng gây ra một số nhầm lẫn nghiêm trọng cho Google mà nó ít liên quan đến một trang web.

Ví dụ, có một trang web mới với một nhân vật có quyền lực mà chủ yếu sử dụng guest blogging trong tiếp thị của họ. Ngay cả khi trang web này đã làm mọi thứ đúng cách và không gửi spam thì Google sẽ không để thuộc tính liên kết trong guest blogs giống như việc chúng ta bỏ phiếu bầu vì chúng sẽ được nofollow.

Các liên kết guest blogging cấp cao thực sự có thể giúp Google xác định thẩm quyền trực tuyến nhưng các liên kết nofollow ngăn chặn Google lấy dữ liệu này.

Tóm lại

Có 4 lý do chính giải thích tại sao mặc định thẻ nofollow cho tất cả các liên kết thu được thông qua hoạt động tiếp thị:

- Áp dụng rộng rãi là không khả thi: nhiều webmaster hoặc các trang web thậm chí không biết rằng nofollow đang tồn tại và lơ là trong việc thực hiện đúng. Ngoài ra, các trang web có tên tuổi lớn không muốn thay đổi để nofollow và nó sẽ nhận được một hình phạt.

- Nofollow là một sửa chữa: sợ mọi người sử dụng nofollow không giải quyết được vấn đề spam thực sự trong guest blogging, nếu Google không muốn tính liên kết nhất định thì họ cần phải hiểu rằng con số bên trong hoặc ít nhất là tăng cường việc đào tạo xung quanh những vấn đề họ không biết.

- Không có mục đích sử dụng nofollow: các thuộc tính nofollow được tạo ra để liên kết đến các trang web hoặc các trang web có nội dung mà bạn không tin tưởng (chủ yếu là các comment spam trên blog).

- Các liên kết này là những tín hiệu thực sự của sự tin cậy và thẩm quyền: Các liên kết từ guest blogging cấp cao trên các trang web có thẩm quyền thực sự hữu ích cho các thuật toán của Google.

Google đang nhắm mục tiêu vào guest blogging. Các hình phạt gần đây được đưa ra bởi Google trong một chiến dịch FUD đã tạo ra những tin đồn. Tuy nhiên, vì những lý do trên, tôi không tin rằng chúng tôi có thể tiếp tục xu hướng hiện tại cho các liên kết nofollow trong tương lai.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514


Nguồn www.thegioiseo.com

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.