Latest Post

Với số lượng người sử dụng mạng xã hội cao, Việt Nam đang được coi là mảnh đất tiềm năng cho việc quảng cáo bằng mạng xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia marketing hàng đầu thế giới, để truyền thông thực sự hiệu quả, cần phải sử dụng chiến lược marketing tích hợp.

Theo một khảo sát gần đây, 58% DN trên thế giới sử dụng Social Media Marketing làm công cụ marketing. Con số 58% không phải chỉ biểu thị cho các nước phát triển ở châu Mỹ và châu Âu mà nó biểu thị cho toàn toàn thế giới, kể cả các nước đang phát triển, chưa phát triển. Hơn nữa, con số 58% này còn biểu thị cho những DN bán sản phẩm tiêu dùng và DN bán sản phẩm cho những DN khác.

Trong 3 năm gần đây, các chuyên gia marketing đều khẳng định Social Media Marketing là công cụ tốt nhất đối với các chuyên gia trên thế giới trong việc marketing cho các DN.  Nếu như chúng ta coi đây là hòm công cụ cho các chuyên gia marketing thì có thể thấy rất rõ tầm quan trọng của công cụ marketing mới. Và ở đây, chúng ta đừng nghĩ rằng biện pháp nào quan trọng hơn, ví dụ công cụ tìm kiếm quan trọng hơn PR…


Việt Nam đang được coi là mảnh đất tiềm năng cho việc quảng cáo bằng mạng xã hội.

Một điều quan trọng hơn chúng ta có thể nhìn thấy trong hòm công cụ này chính là các công cụ marketing mới hiện nay đang ngày càng quan trọng hơn so với công cụ marketing truyền thống. Tất nhiên, nhiều người đã sử dụng Social Media Marketing như là một biện pháp marketing nhưng không phải ai cũng sử dụng nó hiệu quả.

Để chứng minh cho nhận định này, ông Jason Lusk, Chủ nhiệm Bộ môn Social Media Marketing của Viện quảng cáo ARTI Việt Nam, Nguyên phó Chủ tịch Cramer-Krasselt đã chia sẻ một số ví dụ điển hình của những chiến dịch marketing sử dụng Social Media Marketing hiệu quả mang tầm cỡ thế giới. Hiện trong năm 2014, việc có một facebook hay kênh khác không phải là kênh chiến lược Social Media Marketing. Nếu như vào năm 2007, rất nhiều chuyên gia marketing khuyên khách hàng của mình rằng họ chỉ cần mở một trang facebook và lắng nghe phản hồi từ khách hàng là đủ. So với hiện nay, khoảng thời gian ấy đã rất xa và có khá nhiều thay đổi trong thế giới công nghệ suốt 7 năm qua. Cho nên năm 2014 cần rất nhiều hơn nữa, hơn cả một trang facebook để có thể thành công trong Social Media Marketing. Thậm chí, ở vào thời điểm hiện nay, nếu chỉ sử dụng Social Media và có một trang facebook chẳng hạn thì không thể gọi là chiến lược cho Marketing Social Media.


Ông Jason Lusk cho rằng: “Không có cách nào tốt hơn để có thể giải thích về Social Media Marketing bằng việc chúng ta ngồi xem tivi hàng ngày. Trong năm 2014, không biết mọi người xem tivi như thế nào nhưng với tôi, khi xem tivi không chỉ sử dụng tivi mà còn sử dụng nhiều thiết bị điện tử khác. Theo đó, khi xem tivi tôi còn nói chuyện với bạn bè trên facebook và tìm kiêm thông tin trên google. Những chuyên gia marketing thông minh trên thế giới họ biết cách không chỉ quảng cáo trên tivi hay Social Media mà họ sẽ làm phương tiện tích hợp, đưa người xem quảng cáo trên tivi đến với quảng cáo sử dụng Social Media. Cuối cùng, họ đưa người xem đó tới website của Cty để mua sản phẩm".

Trở lại với hòm công cụ của các chuyên gia marketing, có thể thấy những phương pháp, biện pháp quảng cáo truyền thống không phải là kém quan trọng hơn mà chúng sẽ bổ trợ cho những phương tiện quảng cáo marketing mới như Social Media để có thể làm nên những chiến dịch Marketing tốt hơn, mang tầm cỡ thế giới.

Với thời đại công nghệ hiện nay thì việc chỉ có một công cụ tìm kiếm trên mạng sẽ không đủ giúp các chuyên gia marketing hay chiến dịch marketing thành công mà những chuyên gia marketing rất cần đến những phương tiện Social Media để làm cho công cụ tìm kiếm này trở nên phổ biển hơn. tất cả đó đều là phương tiện truyền thông mới.

Chiến lược marketing tích hợp có nghĩa là kết hợp Social Media với các công cụ marketing truyền thống như quảng cáo ti vi, tìm kiếm trên mạng. Và với chiến lược marketing tích hợp thì 2+2= 5, chứ không phải bằng 4 như chúng ta vẫn mặc định.

 Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Thương hiệu là điều cốt lõi đầu tiên đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo được ấn tượng và tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, một thương hiệu thất bại khi người tiêu dùng chẳng biết đến công ty của bạn như thế nào và kinh doanh sản phẩm gì. Do đó, đặt tên cho thương hiệu luôn là yếu tố khó khăn nhất khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. 

Tuy nhiên, không phải chỉ vì một cái tên mà mang lại sự thất bại cho công ty. Cốt lõi của vấn đề vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. Hyundai là một ví dụ, tập đoàn công nghiệp này đã rất phát triển ở thị trường Mỹ, nhưng hiếm khi nào bạn nghe thấy ai đó nói: "Tôi vừa mới mua một chiếc xe mới của hãng Hyundai".


Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể dễ dàng đặt tên cho doanh nghiệp mình có thể trở nên thành công hơn.

1. Ngắn gọn, đơn giản
Hãy luôn nhớ “Less is more”. Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện mạnh mẽ trên Internet, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng dễ đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet.

Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. 

Bên cạnh đó, việc sắp xếp các chữ cái trong tên thương hiệu theo một trật tự nhất định cũng là điều khiến bạn phải cân nhắc. Ví dụ Schwab là một cái tên ngắn nhưng chưa hẳn đã là đơn giản. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như : Coca - cola, Nissan, Google, Hennessy.

2. Gợi mở đến sản phẩm
Một tên thương hiệu mạnh không hẳn là một tên nêu thẳng thừng tính chất của sản phẩm, một tên dễ thành công hơn khi nó đưa ra được thông điệp của sản phẩm đó.

Một cách để đạt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Silk (lụa - muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil - la) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong - là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Roller Blade (Trục lăn trên đất - là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa - tanh), Palm (lòng bàn tay cũng là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay), Play Station (Sân ga trò chơi - tên thương hiệu của một trò chơi điện tử ).


 3: Độc đáo
Thương hiệu độc đáo thường ngắn gọn, dễ đọc và đúng với bí quyết, nó phải độc đáo. Một số thương hiệu đã thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s... đã nhờ vào sự độc đáo mà người tiêu dùng nhớ đến nhiều hơn.


4. Lặp âm đầu & dễ đọc
Một số từ ngữ tuy không dễ hiểu nhưng chỉ cần chúng có những âm điệu na ná nhau sẽ dễ dàng khiến cho khách hàng nhớ đến hơn. Do đó, âm thanh tạo ra của một thương hiệu quan trọng gấp nhiều lần hình ảnh của tên thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa uốn lượn vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Truyền miệng là một phương thức hiệu quả nhất để nói lên sự thành công của một thương hiệu. Do đó, việc khiến cho  những người xung quanh luôn phải nhắc đến tên của bạn mới thật sự là sức mạnh hơn là những quảng cáo nói về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng ,ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose hay đơn giản chỉ là Lady Gaga.


5. Gây shock
Những thứ gây sốc sẽ dễ dàng được mọi người chú ý đến. Nên việc tận dụng yếu tố này vào đặt tên thương hiệu có thể sẽ giúp bạn thành công đấy. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng vì đây có thể sẽ là con dao hai lưỡi đem đến những rắc rối không muốn có cho những doanh nghiệp vừa mới ra đời đúng không nào. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật), Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).


6. Tư nhân hóa
Nếu không thể nào nghĩ ra được một cái tên hay ho thì việc sử dụng tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm cũng là một điều bạn nên suy nghĩ đấy. Tuy nhiên họ sẽ trở thành một hình thức PR cho thương hiệu nên việc PR thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty sẽ luôn đi đôi với nhau mãi cho đến khi bạn ngừng mọi hoạt động kinh doanh thì thôi.


 Nguồn: Marketer Vietnam

Một số nhà mạng tại Mỹ đã công bố giá thành Galaxy S5 cùng các phụ kiện như Gear Fit, Gear Neo hay Gear 2.

Mới đây, một số nhà mạng tại Mỹ đã bắt đầu công bố mức bán ra sản phẩm Galaxy S5 mới, khởi đầu bằng nhà mạng AT&T với mức giá 199,99 USD cho phiên bản khoá mạng cùng 2 năm hợp đồng. Nhà mạng này cho phép người dùng mua Galaxy S5 mở khoá với mức giá 649,99 USD (khoảng 13,65 triệu đồng), mức giá này khá sát với Galaxy S4 khi chiếc smartphone trên được ra mắt vào năm ngoái.

So với S4, Galaxy S5 được trang bị thêm bộ tính năng theo dõi sức khoẻ đồng thời là camera cải thiện đáng kể.

Tiếp nối theo AT&T, nhà mạng T-Mobile công bố giá bán của Galaxy S5 ở mức 660 USD (khoảng 13,86 triệu đồng), T-Mobile không bán ra phiên bản khoá mạng của Galaxy S5 nhưng cho phép người dùng mua hàng theo phương thức "trả góp".

Bộ tính năng theo dõi sức khoẻ thông qua các phụ kiện bán kèm được đánh giá rất cao ở Galaxy S5.

Ngoài Galaxy S5, giá thành của các phụ kiện ra mắt cùng đợt như Gear Fit, Gear Neo và Gear 2 cũng được công bố, Gear Fit sẽ có giá bán bằng với Gear Neo ở 199,99 USD trong khi đó Gear 2 đắt hơn tới 100 USD ở mức giá 299,99 USD. Như vậy, giá thành của Gear 2 bằng với Galaxy Gear ở thời điểm ra mắt trong khi đó Gear Neo cùng Gear Fit sẽ là những phụ kiện giá "mềm" hơn với mức giá 199,99 USD.

Bộ 3 Gear Fit, Gear Neo và Gear 2 cũng được công bố giá thành.

Dự kiến, Galaxy S5 cùng các phụ kiện mới sẽ được bán ra vào ngày 11 tháng 4 tới đây tại 150 quốc gia toàn cầu, theo một số nhận định, khi về tới Việt Nam, giá thành của Galaxy S5 sẽ rơi vào khoảng 14 - 15 triệu đồng trong khi đó Gear Neo cùng Gear Fit là 4,5 triệu và Gear 2 "chát" nhất với mức giá hơn 6 triệu đồng.

Với mức giá bán tương đồng với Galaxy Gear, liệu Gear 2 có được ưa chuộng?

Theo Trí Thức Trẻ

Nghiên cứu mới đã chỉ ra, cách để một người vượt qua được nỗi đau thất tình đó là thiết lập mối quan hệ mới.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Illinois và ĐH New York đã chỉ ra, cách để một người vượt qua được nỗi đau thất tình đó là thiết lập mối quan hệ mới.

Theo các nhà khoa học, những người đang tuyệt vọng trong tình yêu thiết lập một mối quan hệ mới sẽ giúp họ cảm thấy tự tin và hấp dẫn hơn. Điều này là cần thiết hơn việc bạn cố gắng vượt qua nỗi đau khổ một mình.

Vùi mình vào chăn, khóc lóc không phải là một cách hay để vượt qua nỗi đau thất tình.

Nhiều người cho rằng, đó là điều không nên bởi việc thiết lập một mối quan hệ sẽ không công bằng với người mới trong khi bạn vẫn đang còn tình cảm với người cũ. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, việc làm này rất có lợi cho việc phục hồi tâm lý bị tổn thương.


Nghiên cứu cũng chỉ ra, mối quan hệ mới sẽ giúp cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn cũng như cố gắng để xây dựng, vun vén cho nó.

Nhà nghiên cứu Claudia Brumbaugh thuộc khoa Tâm lý, ĐH New York cho biết: "Mối quan hệ mới ở đây được hiểu như một mối quan hệ "phục hồi", nó được bắt đầu khi những cảm xúc với người cũ chưa được giải quyết".


Cô cho biết thêm, nghiên cứu của chúng tôi đã kiểm tra tâm lý của những người trải qua mối quan hệ lãng mạn sau khi chia tay. Theo đó, chúng tôi nhận thấy những người này họ đều đánh giá cao mối quan hệ mới, và phần nào dịu bớt cảm xúc đau đớn cũng như nỗi buồn khi nhớ về người cũ. Mối quan hệ này cũng giúp họ trở nên tự tin hơn. Do đó, các chuyên gia tin rằng, mối quan hệ "phục hồi" có lợi hơn những gì ta thường tin tưởng.

Theo Trí Thức Trẻ

Một ngày đẹp trời, bạn thức dậy, bước xuống giường và nhìn thẳng vào gương, nhận ra mình là cô gái đã chuyển từ trạng thái độc thân sang… toàn thân có độc, chán cảnh lẻ bóng và muốn vùng lên đấu tranh thì bài viết này dành cho bạn.

Gái già hay gái thường, gái xấu hay gái xinh, gái chung tình hay gái ham vui là chính, nếu muốn hết ế thì cứ đọc đi. Đọc xong có thoát được hay không thì… mai tính!

1. Cất ảnh Ex ra khỏi gối. Cái cũ không đi cái mới làm sao tới được?

2. Dù tối qua có trót ngồi tự kỷ xem phim Hàn, thương phận trách người, khóc sưng cả mắt, vò võ suốt đêm không ai hỏi thăm thì sáng ra đường cũng bắt buộc phải tươi, và tất nhiên là phải đẹp. Tuy thẩm mỹ một người một gu, đẹp hay không mỗi người một ý kiến nhưng xấu là có tội với chính mình, sau nữa là có lỗi với đám đông.

3. Biết là không ai ngắm đâu nhưng ở nhà cũng phải ăn vận gọn ghẽ chỉn chu, để lỡ có mối nào ới đi café còn bật dậy ngay mà chớp cơ hội. Chú ý tránh mọi trường hợp đầu tóc rối bù, lôi thôi lếch thếch, chuẩn bị lại chắc phải mất cả tiếng đồng hồ! Nhắc lại lần nữa, không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết phấn đấu để rồi xấu thêm.


4. Đổi hết loạt avatar, cover thảm thương sầu não. Status hạn chế việc công khai gato, khinh rẻ tình yêu xem thường tình báo. Tuyệt đối nói không với những dòng kêu ca sến súa. Đã ế rồi, thì đừng để mình rớt giá thêm.5. Mơ mộng vừa thôi, phim Hàn rất hay nhưng đừng ôm ảo tưởng. Gái ngơ thì dễ dụ chứ chẳng hạnh phúc như phim đâu!6. Canh cá rất ngon, nhưng đừng kén canh chọn cá. Mình không hoàn hảo nên đừng cố tìm người điểm mười để yêu.7. Hoàng tử dành cho công chúa, không có nghĩa gái ế chẳng tìm được mối ngon. Con gái phải kiêu, gái ế thì nhớ kiêu vừa phải. Đừng để yêu vội, yêu nhầm rồi thành ra yêu nhảm. Chậm thì chắc thật, nhưng chớ lề mề.


8. Đã qua rồi cái tuổi đỏ mặt ngại ngùng. Chủ động cầm cưa cũng là điều quyến rũ.

9. Đèn đỏ sang đèn xanh còn phải qua ở giữa đèn vàng. Đừng đốt cháy giai đoạn, không hấp tấp với hạnh phúc của mình. Gặp được đối tượng ưng lòng, khoan vội sốt sắng.10. Trong phòng ngủ không thể tìm được người yêu, nên hãy chăm ra ngoài, giao lưu kết bạn. Dù chưa chắc đã tìm được đối phương nhưng chí ít cũng không tự kỷ.

11. Hãy là gái ế thông minh! Nhớ tận dụng thời gian để đọc thêm sách báo, tu dưỡng gia chánh nữ công.

12. Bạn ế ngồi với nhau chớ chê trách đàn ông, cũng đừng tỏ ra bất cần ta đây thích độc thân. Ế mãi cả đám bây giờ!

Theo Trí Thức Trẻ

Truyền thông xã hội có thể làm cho những lời than phiền của khách hàng lan nhanh hơn và rộng hơn bất cứ kênh thông tin nào khác.

Việc doanh nghiệp không phản hồi kịp thời một lời than phiền của khách hàng trên Twitter cũng tương tự như việc cúp ngang điện thoại khi khách hàng gọi đến để than phiền. Việc giải quyết thỏa đáng các than phiền của khách hàng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, dù cho doanh nghiệp có quy mô như thế nào.

Theo Dave Kerpen, Tổng giám đốc của Likeable Local, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch của Likeable Media, tác giả của cuốn sách được tờThe New York Times đánh giá thuộc hàng bán chạy Likeable Social Media and Likeable Business (tạm dịch: Để kinh doanh thành công và được khách hàng yêu mến trên truyền thông xã hội), doanh nghiệp có thể biến lời than phiền của khách hàng trên truyền thông xã hội thành những trải nghiệm tích cực cho họ bằng cách thực hiện hai nguyên tắc sau đây.


1. Không được xóa (Do not delete – DND)

Không nên xóa bất cứ những lời than phiền nào về doanh nghiệp được đăng tải trực tuyến trên các mạng truyền thông xã hội, dù cho những lời than phiền đó có gay gắt đến đâu (trừ khi đó là những lời nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục hay lạm dụng thông tin cá nhân của các nhân viên). Xóa một lời than phiền của khách hàng được tăng tải trên trang nhật ký điện tử hay Facebook của doanh nghiệp là một cách làm đi ngược lại với tinh thần dịch vụ khách hàng tốt.

Việc này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp muốn nói với khách hàng rằng họ không phải là người quan trọng và chỉ khiến họ tìm đến những diễn đàn trực tuyến khác để “tuôn” ra hết những nỗi bực dọc của mình. Kerpen khuyên, thay vì xóa đi những lời than phiền của khách hàng, doanh nghiệp nên làm theo nguyên tắc sau đây.

2. LAST (Viết tắt của các từ “Listen” – lắng nghe, “Apologize” – xin lỗi, “Solve” – giải quyết vấn đề và “Thank” – cảm ơn)

Lắng nghe

Hãy sử dụng trang web xã hội để lắng nghe những lời than phiền của khách hàng được gửi đến cho doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hãy tìm tên của doanh nghiệp trên Twitter và chủ động kiểm tra Facebook hay trang nhật ký điện tử của doanh nghiệp cũng như bất cứ diễn đàn trực tuyến nào khác mà doanh nghiệp đang tham gia. Hãy để ý đến tất cả những địa chỉ trực tuyến khác mà khách hàng có thể nói về doanh nghiệp ở đó, từ đó kiểm soát mọi than phiền của khách hàng và giải quyết chúng.

Xin lỗi

Theo Kerpen, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp “tỏa sáng”. Kerpen khuyên doanh nghiệp hãy xem lời than phiền của khách hàng như một cơ hội để thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc phản hồi và xử lý các yêu cầu của họ. Ai cũng có thể phạm lỗi và khách hàng cũng hiểu điều đó. Điều mà họ thật sự muốn nhìn thấy được là việc doanh nghiệp thật sự muốn khắc phục sai lầm của mình khi điều đó xảy ra. Việc ai sai, ai đúng không quan trọng mà điều có ý nghĩa hơn chính là cảm giác của khách hàng.

Vì vậy, hãy sẵn sàng nói “xin lỗi” (nếu dùng tiếng Anh thì nên dùng “I’m sorry” vì câu này nghe gần gũi và mang tính cá nhân hơn là “I apologize” hoặc “Our apologies”), sau đó thể hiện sự đồng cảm với khách hàng (hiểu được vì sao khách hàng nổi giận) và đưa ra cách giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách riêng tư. Cách làm này sẽ giúp cho tình hình trở nên bớt căng thẳng và nghiêm trọng, đồng thời thể hiện rằng doanh nghiệp đang thật sự quan tâm đến khách hàng.

Chẳng hạn, nếu một khách hàng tên X. than phiền trên trang nhật ký điện tử hay Facebook của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể phản hồi như sau: “Tôi rất xin lỗi ông X. vì ông đã gặp phải sự cố như vậy. Tôi hiểu điều này quả là rất tồi tệ. Chúng tôi đã gửi riêng cho ông một tin nhắn/ thư điện tử để giúp ông giải quyết vấn đề này”.


Giải quyết vấn đề

Việc xin lỗi khách hàng sẽ không có ý nghĩa gì nếu doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề cho họ. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được văn hóa hướng đến khách hàng và cố gắng giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng, trong bất cứ tình huống nào. Có thể khắc phục các sự cố bằng nhiều cách khác nhau như hoàn tiền cho khách hàng, thay thế sản phẩm mới, tặng thêm nhiều chương trình ưu đãi khác… Kerpen nhắc doanh nghiệp rằng dù cho khắc phục sự cố bằng bất cứ hình thức nào thì cũng phải làm cho đến khi khách hàng hài lòng mới thôi.

Cảm ơn khách hàng

Nên xem lời than phiền của khách hàng là một món quà tặng. Đó là cơ hội để doanh nghiệp giải quyết vấn đề, tìm ra cách cải thiện hoạt động và thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Do vậy, nên cảm ơn những khách hàng đã nói ra các vấn đề vướng mắc hay bức xúc. Cách hành xử như thế không chỉ chứng minh được sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng mà còn có thể làm cho họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp sau này.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.