Latest Post

Bất kể điều gì đã xảy ra cho máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, việc chiếc Boeing 777 to lớn bay vòng vèo qua các vùng trời Đông Nam Á mà không hề bị phát hiện cho thấy sự yếu kém của hệ thống phòng không trong khu vực, các chuyên gia quốc tế bình luận.

Phi công thuộc lực lượng tuần duyên Nhật Bản đang lái máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing 777 mất tích trên biển Đông - Ảnh: Reuters

Vào hôm 15.3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo chính phủ nước này hiện tin rằng chiếc máy bay MH370 đã bay thêm gần 7 tiếng đồng hồ sau khi biến mất khỏi màn hình radar dân sự hôm 8.3, theo Reuters.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng “đã có ai đó” trên máy bay cố ý tắt hệ thống liên lạc trên máy bay.

Các nhà phân tích và quan chức chính phủ các nước lưu ý rằng đã không có bất kỳ báo động nào khi chiếc Boeing 777 này đã bay một đoạn ngang qua biển Đông, khu vực đang có căng thẳng về địa chính trị và hoạt động quân sự, rồi quay đầu trở lại để bay băng qua bán đảo Malaysia để hướng về phía Ấn Độ. 

Điều này cho thấy phần lớn không phận trên mặt biển, và cả nhiều vùng bao phủ đất liền, mà chiếc máy bay bay qua đã không hề được hệ thống radar kiểm soát hoặc đã không được giám sát bởi các radar đủ khả năng.

“Một số quốc gia sẽ bẽ mặt (sau vụ máy bay mất tích) vì quá dễ dàng để băng qua không phận nước họ”, Reuters dẫn lời ông Micheal Harwood, một phi công Không quân Hoàng gia Anh và là cựu tùy viên quốc phòng tại Washington (Mỹ), bình luận.

“Quá tốn kém”

Để nhận biết và kiểm soát máy bay, hệ thống kiểm soát không lưu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bộ phát sóng trên máy bay, các chuyên gia hàng không cho hay.

Trong vụ máy bay mất tích của Malaysia Airlines, bộ phát sóng đã bị vô hiệu hóa vào thời điểm chiếc máy bay đang sắp bay từ không phận Malaysia sang Việt Nam.

Trong khi đó, quân đội thường không để ý đến các máy bay được radar quân sự nhìn thấy vì họ cho rằng đó chỉ là các chuyến bay thương mại thông thường, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết.

Điều này có lẽ đã lý giải vì sao hệ thống radar quân sự trên quần đảo Andaman và Nicobar hay khu vực khác thuộc Ấn Độ đã không nhận ra chiếc Boeing 777 mất tích khi nó bay đến đây.

“Chúng tôi có rất nhiều radar quân sự hoạt động trong khu vực này, nhưng đã không có gì được phát hiện. Nhiều khả năng là các radar này đã bị tắt đi theo như quy định yêu cầu khi chúng tôi đang trong tình trạng an ninh bình thường”, Reuters dẫn lời Chuẩn Đô đốc Sudhir Pillai, người đứng đầu bộ chỉ huy quân sự quần đảo Andaman và Nicobar, cho hay.

Một nguồn tin giấu tên từ quân đội Ấn Độ tiết lộ với Reuters rằng New Delhi không duy trì các trạm radar hoạt động 24/24 vì lý do chi phí.

“Quá tốn kém”, nguồn tin này trả lời khi được hỏi vì sao radar không hoạt động liên tục.

“Đây là vấn đề của người khác”

Một số chuyên gia hàng không đã nhận định rằng sự phối hợp trong chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Malaysia, gặp khó khăn vì đã có lo ngại năng lực quốc phòng bị lộ.

Trung Quốc đã điều động 10 vệ tinh do thám và nhiều tàu thuyền cùng máy bay để hỗ trợ việc tìm kiếm. Nước này cũng đã lên tiếng chỉ trích các ứng phó với tình huống máy bay mất tích của Malaysia.

Giới quan sát nhận định rằng mặc dù radar quân sự Malaysia có vẻ đã phát hiện ra chiếc máy bay, nhưng rõ ràng đã không có bất kỳ nỗ lực nào được thực hiện để ngăn cản nó, cũng như không có ai nhận ra đã có gì đó không ổn khi radar nhận thấy máy bay lạ.

Sơ suất rõ ràng này của phía Malaysia khiến nhiều chuyên gia phân tích, cùng cựu và cả các quan chức đương nhiệm của các nước sửng sốt, theo Reuters.

“Thật khó có thể nói chính xác vì sao họ không lưu ý đến nó (chiếc máy bay do radar quân sự phát hiện)”, bà Elizabeth Quintana, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao về hàng không thuộc RUSI, học viện nghiên cứu an ninh quốc phòng hàng đầu của Anh, nói.

“Có lẽ quân đội Malaysia vào thời điểm đó tập trung tìm kiếm, phát hiện những mối đe dọa khác, chẳng hạn như những chiếc máy bay bay tốc độ cao, và cảm thấy rằng chiếc máy bay của Malaysia Airlines là vấn đề của người khác”, bà này nói.

Các quan chức chính phủ nói với Reuters rằng những tình huống như vậy sẽ được phát hiện và xử lý nhanh hơn rất nhiều nếu xảy ra trên không phận Bắc Mỹ hoặc châu Âu, nơi hệ thống radar giám sát của quân đội lẫn dân sự liên tục cảnh giác trước các mối đe dọa không tặc hay những máy bay lạ xâm phạm sau vụ khủng bố 11.9 ở Mỹ.

Việc bộ phát sóng ngưng hoạt động bất ngờ sẽ chứng tỏ rằng nhiều khả năng đã có tình huống tồi tệ xảy ra, các quan chức giấu tên này cho hay.

Theo TNO




Tại sao nên chọn du học tại Đài Loan

Đài Loan có một hệ thống giáo dục Đại học nổi tiếng, mang đến nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế học tập trong các lĩnh vực khác nhau, từ lịch sử và ngôn ngữ Trung Hoa, đến nông-lâm nghiệp vùng nhiệt đới, kỹ thuật di truyền, kinh doanh, chất bán dẫn và nhiều hơn nữa. Văn hóa Trung Hoa vô cùng xem trọng giáo dục và học bổng, hơn bất cứ nơi nào hết chính là Đài Loan. Tại Đài Loan, bạn sẽ được trải nghiệm một xã hội hiện đại, sôi động, bắt nguồn từ một trong những nền văn hóa thiêng liêng nhất Thế giới, và là nơi cư trú của những người dân hiếu khách và thân thiện nhất trên hành tinh này. Một nền giáo dục tuyệt vời sẽ mang đến một tương lai tuyệt vời. Ban còn chần chờ gì nữa? Hãy đến Du học Đài Loan và thực hiện giấc mơ của chính mình. Có vô số lý do để sinh viên Quốc tế nhận thấy Đài Loan là điểm đến thú vị và bổ ích để theo đuổi muc tiêu học tập.

Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các sinh viên quốc tế tại Đài Loan về lý do chọn du học tại Đài Loan của họ:

· Có học bổng – Chiếm 20%

Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp rất nhiều loại học bổng để khuyến khích các sinh viên đầy hứa hẹn từ nước ngoài học tiếng Hoa, và theo đuổi chương trình Đại học và sau Đại học.

· Chất lượng và tài nguyên học tập – Chiếm 19%

Chính phủ Đài Loan (Bộ giáo dục) đặt trọng tâm lớn vào giáo dục Đại học. Nhiều chương đổi mới thúc đấy tính cạnh tranh học tập Quốc tế của Đài Loan. Thêm vào đó, ngành Công nghệ vững mạnh của Đài Loan đảm bảo một nền giáo dục chất lượng cao trong lĩnh vực này, và thu hút sinh viên từ các nước đang phát triển học tập trong các ngành công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn, kinh doanh, lâm nghiệp. nông nghiệp, chăn nuôi, hóa học…v..v..

· Nến văn hóa đa dạng và đầy màu sắc – Chiếm 15%

Tại Đài Loan, văn hóa Trung Hoa cổ đại duy nhất được đan xen trong cấu trúc của xã hội hiện đại.Điện thoại di động, xe hơi sang trọng và những tòa nhà chọc trời tồn tại song song với hội họa và thư pháp Trung Hoa truyền thống, cùng với văn hóa trà đạo và những ngôi đền trang trí công phu, những ngày lễ cổ xưa như tết, lễ hội Thuyền Rồng, lễ hội Đèn Lồng.

· Cơ hội tìm việc làm tốt hơn khi trở về nước – 13%

· Vị trí địa lý – 8%

· Tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống cao – 7%

Cơ sở hạ tầng của Đài Loan rất tiên tiến, hệ thống y tế công cộng, y khoa, thông tin liên lạc, giao thông và sự chấp hành pháp luật đều rất tuyệt vời. Tại Đài Loan, sinh viên quốc tế sống và học tập vô cùng an toàn và thoải mái.

· Có nhiều cơ hội học tập nâng cao thêm tại Đài Loan – 7%

· Mức học phí hợp lý – 6%

· Những lý do khác – 5%


Sưu tầm


1. Sinh viên nước ngoài trước khi đến Đài Loan đề nghị mang hộ chiếu, ảnh, thông báo nhập học của Trường và các giấy tờ liên quan đến cơ quan chức năng của Đài Loan tại nước sở tại để làm thị thực nhập cảnh.

2. Sinh viên nước ngoài sẽ dùng thị thực du lịch hoặc thị thực định cư để nhập cảnh

3. Nếu sử dụng thị thực du lịch nhập cảnh sau khi nhập cảnh cần đổi thành thị thực định cư sau đó mới có thể xin cấp thẻ cư trú.

4. Nếu dùng thị thực cư trú nhập cảnh, trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh cần làm thủ tục xin cấp thẻ cư trú

5. Xin cấp:  Thị thực cư trú

 Những giấy tờ cần chuẩn bị

5.1. Hộ chiếu có thời hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên

5.2. Đơn xin cấp thị thực, 2 ảnh màu 4X6 chụp trong vòng 6 tháng gần đây nhất. Đơn xin cấp thị thực do bản thân ký tên xác nhận, mẫu đơn có thể lấy tại trung tâm di dân và xuất nhập cảnh hoặc vào trạng mạng dưới đây để down load.

http://www.boca.gov.tw/public/Attachment/8471744171.pdf

5.3. Giấy xác nhận đang theo học tại trường bản chính và bản Photo (ghi rõ: Tên tiếng trung và tiếng Anh, ngành học, quốc tịch)

5.4. Giấy khám sức khỏe trong vòng 3 tháng

5.5. Lệ phí: 3000 Đài tệ chẵn

6. Thời gian thụ lý: 7-10 ngày làm việc

Sinh viên nước ngoài dùng thị thực du lich nhập cảnh, sau khi nhập cảnh Đài Loan đề nghị đến cục lãnh sự bộ ngoại giao Đài Loan làm thủ tục đổi thị thực định cư.

Cục lãnh sự bộ ngoại giao khu vực phía nam Đài Loan:

Địa chỉ: Lầu 2 số 436 đường Thành Công 1 thành phố Cao Hùng
Điện thoại: (07) 211-0605

7. Thủ tục xin cấp : Thẻ cư trú ngoại kiều

 Những giấy tờ cần chuẩn bị

7.1. Đơn xin cấp thẻ cư trú 1 bản

http://www.immigration.gov.tw/immigration/FileSystem/Application/App111.pdf

7. 2 ảnh mầu phông nền trắng chụp trong vòng 3 tháng gần đây

7.3. Hộ chiếu và thị thực định cư bản chính + 1 bản photo (bản chính sau khi kiểm tra xong sẽ trả lại)

7.4. Thẻ sinh viên hoặc giấy xác nhận đang học tại trường bản chính và bản photo

7.5. Lệ phí: Thời hạn 1 năm 1000 Đài tệ chẵn

7.6. Thời gian thụ lý: 7-10 ngày làm việc

Chú ý: Đối với sinh viên nước ngoài sử dụng thị thực định cư nhập cảnh, sau khi nhập cảnh đề nghị đến cục di dân và xuất nhập cảnh của bộ nội chính làm thủ tục xin cấp thẻ cư trú.

Trạm phục vụ cục di dân và xuất nhập cảnh của bộ nội chính thành phố Cao Hùng:

Địa chỉ: Lầu 1 số 436 đường Thành Công 1 khu Tiền Kim TP Cao Hùng
Điện thoại: (07)282-1400

Trạm phục vụ cục di dân và xuất nhập cảnh của Bộ nội chính huyện Cao Hùng:
Địa chỉ: Số 115 đường Gang Sơn thị trấn Gang Sơn huyện Cao Hùng
Điện thoại: (07)6212143

8. Các giấy tờ cần chuẩn bị và lệ phí khi làm thủ tục gia hạn thẻ cư trú

8.1.  Đơn xin gia hạn thẻ cư trú 1 bản
8.2.  Hộ chiếu và thẻ cư trú bản chính + 1 bản photo
8.3.  Thẻ sinh viên bản chính + 1 bản photo
8.4.  Lệ phí: thời hạn 1 năm 1000 Đài tệ
8.5.  Thời gian thụ lý: Có thể lấy trong ngày

Vào Du học Đài Loan để biết thêm thông tin


Sưu tầm

Đọc thêm:


Sau khi hoàn tất các thủ tục du học Nhật bạn sẽ nhận được giấy Chấp nhận cư trú (Certificate of Eligibility) từ Cục cư trú Nhật Bản gửi về. congtyduhoc.org sẽ hướng dẫn bạn thủ tục xin Visa du học Nhật Bản nhanh chóng, đạt Visa 99.9%.

Hồ sơ xin Visa du học Nhật bao gồm các giấy cần thiết sau:
  • Đơn chấp nhận học của trường bạn xin nhập học
  • Đơn xin cấp Visa
  • 01 ảnh (loại ảnh Visa)
  • Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
  • Hộ chiếu (không quá 6 tháng)
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Buổi sáng tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2đến thứ 6(trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán) từ 8h30 đến 11h30

Thời gian trả kết quả Visa: Buổi chiều tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán) từ 1h30 đến 4h45.

Thời gian cần thiết

5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)

Lệ phí

  • Visa hiệu lực 1 lần: 530.000 VNĐ
  • Visa hiệu lực nhiều lần: 970.000 VNĐ

Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp Visa

Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:

  • Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập lại nước người đó đang lưu trú.
  • Hồ sơ xuất trình thủ tục xin visa du học Nhật phải đầy đủ, hợp lệ.
  • Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.

Địa chỉ trụ sở của đại sứ quán Nhật

 Đại sứ quán tại Hà Nội
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

 Đại sứ quán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 13 – 17 Nguyễn Huệ – Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang web đại sứ quán Nhật: http://www.vn.emb-japan.go.jp/

Nếu các bạn có những vướng mắc hay không rõ những giấy tờ, các tiêu chuẩn trong khi làm thủ tục xin Visa du học Nhật. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn. Chúng tôi có những dịch vụ du học chất lượng. Đảm bảo giúp các bạn xin Visa nhanh chóng, hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Tìm hiểu thêm thông tin Du Hoc Nhat


Sưu Tầm

Đọc thêm:


Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao du học Nhật Bản lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến vậy chưa?




1. Môi trường du học tuyệt vời

Tại Nhật, số lượng các trường đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp là nhiều nhất trong các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á. Có thể nói, đây là đất nước mà về mặt học vấn, số lượng các môn học vừa phong phú, người ta vừa có thể học bất cứ môn nào mình muốn học. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố. Những cơ quan này được tập trung lại nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.

Ngoài ra, những cơ quan hỗ trợ du học sinh cũng có không ít. Họ thường xuyên giúp đỡ các du học sinh trên nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm.

2. Giao lưu quốc tế

Những du học sinh học tại các trường dạy tiếng Nhật hoặc đại học thì mang nhiều quốc tịch khác nhau. Những du học sinh này không chỉ là những người châu Á như người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan … mà những du học sinh đến từ các nước Âu Mĩ như Úc, Mỹ, châu Âu … cũng có không ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau là việc thông thường. Như vậy, bạn vừa có thể ở Nhật, vừa có hội hướng đến thế giới rộng lớn.

Ngoài ra, trong số những người bạn đó, trong tương lai, bạn cũng có thể kết bạn với những người tri kỉ cho cuộc đời. Việc giao kết bạn bè như thế, có lẽ sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của bạn.

3. Hiện đại và truyền thống

Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến trên thế giới mà còn là một đất nước luôn cẩn thận giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua việc sinh hoạt tại Nhật, bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những máy móc, dụng cụ mới nhất như điện thoại di động, sản phẩm điện tử, xe hơi … mà còn trải nghiệm được xã hội thông tin là xã hội như thế nào. Những tri thức và kinh nghiệm đó, khi bạn trở về nước chắc chắn sẽ trở thành những chỉ dẫn trong kinh doanh cho bạn.

Ngoài ra, khi nhìn những vật mang tính đặc trưng truyền thống tại các chùa chiền hoặc đền thờ, chắc chắn các bạn cũng sẽ thêm hứng thú với thiên nhiên Nhật Bản. Những nét văn hóa như trà đạo, hoa đạo, bonsai cùng những môn thể thao như nhu đạo, karate, sumo, bóng chày là những thứ mà không ít những du học sinh nói rằng “Khi đến Nhật rồi thì tôi cảm thấy rất thích”. Những món ăn Nhật như sushi hoặc súp miso cũng đều được nói như thế.

Việc bạn cảm thấy hứng thú với những điều mới lạ và tích cực tham gia thử như đi tham quan đền chùa hoặc chơi thể thao cùng với việc học là những việc hoàn toàn có thể tại Nhật.

4. Thời tiết

Có lẽ những có không ít những quốc gia có bốn mùa phân biệt rõ ràng xuân hạ thu đông như Nhật Bản. Ở đây cũng có những biến đổi thời tiết của tự nhiên như việc bạn có thể đi tắm biển vào mùa hè và trượt tuyết khi tuyết rơi mùa đông. Và ở đây cũng có những trải nghiệm tuyệt vời như những kì thi gian khổ lúc mùa đông lạnh giá hay việc nhập học vào mùa xuân ấm áp khi hoa anh đào nở rộ … mà nếu không thử qua thì bạn không thể nào hiểu được.

5. Học bổng

Đối với những học sinh đang học tại các trường Nhật ngữ và các trường chuyên môn thì hiện tại học bổng không nhiều lắm, nhưng ở cấp độ đại học và cao học thì có thể nói là có nhiều hơn. Các loại học bổng rất phong phú, từ học bổng của nhà nước đến những học bổng của cá nhân. Tại các trường đại học tư hoặc trường chuyên môn cũng có nhiều chế độ như học bổng hoặc miễn giảm học phí.

Nếu bạn có thể vào được các trường đại học quốc lập hoặc công lập thì cũng có nhiều trường hợp học phí được miễn giảm một nửa hoặc toàn phần, hoặc hơn thế cũng không ít trường hợp nhận được thêm học bổng.

Tuy nhiên, những học bổng như học bổng cá nhân hoặc do đại học chỉ định thì ngày càng ít, hoặc nếu không phải là học sinh của tường đại học nổi tiếng thì không nhận được học bổng.

Có nghĩa là có thể nói rằng với những người ưu tú và nghiêm túc thì nên tập trung tất cả cho học tập mà không đi làm thêm để được nhận học bổng.

6. Giao tiếp với người Nhật

Tuy có nhiều lưu học sinh cho rằng khó kết bạn với người Nhật, nhưng ở Nhật có rất nhiều người nghĩ rằng muốn thử dạy tiếng Nhật cho lưu học sinh hoặc muốn giao lưu với họ.

Hầu hết họ đều là những tình nguyện viên. Bạn hay den ủy ban nhân dân hoặc trung tâm giao lưu, tìm kiếm những đoàn thể nói trên rồi liên lạc với họ thì bạn sẽ làm quen được với những người Nhật. Người Nhật cũng giống người Việt Nam, thường hay xấu hổ nên khó có thể ngay lập tức trở nên thân thiết được. Tuy nhiên sau vài tháng đi lại với nhau, có thể mở lòng được với nhau thì các bạn sẽ trở nên thân thiết. Dù căn bản là bạn phải giữ đúng lễ nghi và thông cảm lẫn nhau nhưng tôi nghĩ những người bạn Nhật sẽ trở thành những người bạn quí giá của bạn.

Cuối cùng, tuy chưa nói được rõ ràng lắm, nhưng tôi cũng rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn một nét nào đó của sự hấp dẫn khi du học Nhật Bản. Bản chất của việc du học chẳng phải là thứ không thể thay thế được trong cuộc sống của bạn hay sao?

Tìm hiểu thêm thông tin về Du Hoc Nhat


Sưu Tầm.

Đọc thêm:


Ngoài việc cần biết các vấn đề làm thủ tục nhập học, thủ tục du học, thủ tục xin Visa du học Nhật, bạn còn cần phải biết những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn khi đi du học Nhật như: đất nước Nhật, hệ thống giáo dục, các ngành, bậc đại học, nhu cầu cuộc sống, chi phí tốn kém trong khi học … Có những hiểu biết nhiều luôn giúp bạn lựa chọn đúng đắn và thành công hơn.



Nhật Bản đất nước được biết đến nhiều bởi loài hoa xinh đẹp hoa anh đào, các trận động đất, sóng thần … Một năm trung bình có đến 1.500 cơn địa chấn trên 4 hòn đảo chính là HonShu, Shikoku, Hokkaido, Kyushu với tổng diện tích vào khoảng 377 853 km2, 126 triệu người dân Nhật Bản sinh sống tại một khu vực được coi là vành đai lửa khu vực Địa Trung Hải.

Với vị trí địa lý kéo dài đến 3.000 km từ phía bán đảo Triều Tiên ngược lên phía Bắc, khí hậu Nhật Bản rất khác nhau.

Điều kiện du học Nhật Bản

Học sinh phải học tiếng Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học.
Để thi vào ĐH, cao đẳng, thí sinh thường phải thi đậu kỳ thi nhập học do trường tổ chức, cũng có một số ít trường có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật – chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học… Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm.

Trường kỹ thuật – nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm).
Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học, thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Hệ thống giáo dục ở Nhật

Mô hình hệ thống giáo dục 6-3-3-4 bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở (cấp II, 3 năm trung học (cấp III) và 4 đại học. Trong hệ thống này, chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở) được coi là chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm học tiểu học và năm trung học cơ sở) được coi là chương trinh giáo dục bắt buộc đối với trẻ em Nhật Bản.

Xin học bổng du học Nhật

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu, ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.

Chỉ xét riêng số sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản tính đến thơi điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của chính phủ, hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học tự túc tại Nhật Bản hịên nay là rất ít và không đáng kể.

Để khuyến khích thêm lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản trong thời gian tới và để có thể đạt con số 100.000 sinh viên có lẽ sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn nữa của Chính phủ Nhật Bản

Tìm hiểu thêm thông tin Du Hoc Nhat

Sưu tầm

Dù du học đã trở thành sự lựa chọn của nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT nhưng tìm cho mình một điểm đến hợp lý là việc không dễ. Chất lượng đào tạo, chi phí học tập và ăn ở, môi trường học tập, thủ tục và những yêu cầu về tài chính… luôn là những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ học sinh. 

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin đó, vào ngày 25-10 và 31-10 tới, Triển lãm Giáo dục Du học Canada quy mô lớn sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Ca-na-đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch quảng bá giáo dục mang tính liên thông và dài hạn của Ca-na-đa nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên Việt Nam chọn đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, môi trường sống tốt nhất thế giới làm điểm đến. 

Vạn sự có khởi đầu nan?

Con đường đến được với tri thức nhân loại không bao giờ là dễ dàng, nhưng sự khởi đầu thuận lợi, đặc biệt là việc tránh được những cú "sốc" văn hóa sẽ giúp cho lưu học sinh vững bước hơn trên con đường ấy. Kinh nghiệm này đã được nhiều lưu học sinh chia sẻ dù họ đi du học bằng học bổng hay tự túc.   

Là một quốc gia của dân nhập cư, Ca-na-đa luôn tự hào về nền văn hóa đa sắc tộc. Các loại hình giải trí, các câu lạc bộ, hiệp hội văn hóa và kể cả các loại thức ăn đều sẵn có ở đất nước này để "tại Ca-na-đa, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy như ở nhà. Cuộc sống xã hội ở đây luôn tràn đầy hứng khởi", ông Audri Mukhopadhyay, Tổng Lãnh sự Ca-na-đa tại TP Hồ Chí Minh cho biết. "Hơn nữa, khoảng 250 nghìn công dân Ca-na-đa gốc Việt Nam đã đóng góp để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và sôi động tại đất nước lá phong", ông nói thêm. Sự thuận lợi bước khởi đầu còn thể hiện ở chỗ du học sinh được đội ngũ nhân viên tư vấn cho học sinh quốc tế giúp đỡ ngay từ đầu, không chỉ trong việc hoàn thành các giấy tờ, mà còn về các khóa học, điều kiện học tập, sinh hoạt để khi đến Ca-na-đa họ sẽ tránh được những khó khăn ban đầu.

Một trong những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải là việc xin visa. Tuy nhiên, Chính phủ Ca-na-đa đã và đang phối hợp với Mạng lưới Trung tâm Giáo dục Ca-na-đa để triển khai chiến lược giáo dục dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh tích cực hơn nữa cho các cơ sở giáo dục của đất nước này tại Việt Nam và cải thiện quy trình thủ tục cấp visa cho học sinh với kết quả nhanh chóng và rõ ràng hơn. Nhờ nỗ lực này, số lượng du học sinh được cấp visa năm 2008 đã tăng 125% so với năm 2007. Theo lời ông Audri Mukhopadhyay: "Chúng tôi nhận được hồ sơ xin visa của các ứng viên chất lượng cao nhất từ trước đến nay". Tại Triển lãm Giáo dục Ca-na-đa sắp tới cũng có những buổi hướng dẫn thủ tục xin cấp visa cho học sinh, sinh viên.

Chất lượng cao, chi phí thấp

Đây vốn là hai mục tiêu không dễ song hành, nhưng chọn Du học Canada để học tập, người học có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu này. Ông Audri khẳng định: "Ca-na-đa nằm trong những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới nhưng học phí và sinh hoạt phí lại thấp nhất so với các nước nói tiếng Anh khác". 

Có thể lý giải được về mâu thuẫn này, bởi đây là quốc gia đầu tư cao nhất cho giáo dục trong tất cả các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế cũng như khối G8, người dân cũng coi giáo dục là mối quan tâm hàng đầu nên theo khảo sát của Liên hợp quốc, Ca-na-đa đạt thứ hạng cao nhất cho hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12, từ cao đẳng đến đại học. Thêm nữa, tỷ lệ lạm phát ở Ca-na-đa lại thấp nên giá cả sinh hoạt không cao như những nước phát triển. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho lưu học sinh. Đại sứ Ca-na-đa tại Việt Nam, bà Deanna Horton cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa làm điểm đến du học. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều sinh viên biết về hệ thống giáo dục chất lượng của Ca-na-đa, mức học phí mang tính cạnh tranh, khu học xá an toàn và đa văn hóa, mang đến cho người học môi trường học tập thuộc loại tân tiến nhất trên thế giới".

Chất lượng giáo dục cao không chỉ thể hiện ở việc sinh viên được học chương trình giáo dục tiên tiến, với sự hỗ trợ giảng dạy của những giảng viên giỏi, trong một môi trường học tập hiện đại mà còn bởi họ được thâm nhập vào thực tiễn. Ở Ca-na-đa có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Nhờ những chương trình hợp tác này, sinh viên được làm việc để tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Ông Audri Mukhopadhyay lý giải: "Tôi nghĩ, một trong những lý do mà sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa vì trong quá trình học tập họ có cơ hội làm việc ngoài giờ và sau khi tốt nghiệp có thể ở lại làm việc 3 năm mà không bị hạn chế về loại hình công việc. Điều đó sẽ giúp họ có được kinh nghiệm thực tế trước khi trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam". 

Thêm một kỹ năng nữa mà sinh viên có thể thu được sau thời gian học tập tại Ca-na-đa là ngoại ngữ. Ở đây tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính và nếu đã giỏi tiếng Anh thì học sinh có cơ hội học thêm tiếng Pháp và ngược lại. Kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế, khả năng biết 2 ngoại ngữ là hành trang quý để bắt đầu sự nghiệp.


Sưu tầm

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.