Dưới đây là 15 thói quen sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà ai cũng có thể mắc phải. Hãy đọc để biết và tránh xa chúng!
1. Tắm hàng ngày
Tắm nước nóng hàng ngày với xà phòng tẩy rửa mạnh không tốt cho da, vì nó làm da mất đi lớp chất nhờn, khiến da khô, nẻ và thậm chí nhiễm trùng. Nhưng với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì việc tắm hàng ngày là không thể thiếu nếu bạn không muốn bị “bốc mùi”, vậy phải làm thế nào?
Viện Phẫu thuật thẩm mỹ Austin (Singapore) khuyên nên tắm với nước lạnh hơn, sẽ ít gây khô da hơn nước nóng, đồng thời sử dụng loại gel tắm không xà phòng hoặc kem gốc nước vì chúng sẽ không làm cho da “sạch bong kin kít” như loại gel tắm kiểu cũ. Tiếng “kin kít” là dấu hiệu cho thấy da bị mất quá nhiều chất nhờn và chất ẩm tự nhiên.
2. Sử dụng xí bệt
Một nghiên cứu năm 2003 đăng trên tạp chí Digestive Diseases and Sciences đã chỉ ra rằng tư thế đi toilet đóng vai trò tương đương hoặc thậm chí lớn hơn việc ăn thiếu chất xơ trong các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ và viêm ruột thừa.
Tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh được coi là tư thế tốt hơn so với ngồi bệt
Theo đó, bệ xí bệt không phải là một ý hay, vì tư thế ngồi bệt khiến bạn phải gắng sức khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của những bệnh như trĩ và bệnh túi thừa.
Tư thế ngồi xổm được coi là thực sự tốt hơn so với ngồi bệt, vì đây là tư thế tự nhiên hơn, giúp ruột nhu động tốt hơn.
Trong trường hợp bạn đã quen sử dụng bệ xí bệt, hãy dùng một cái ghế nhỏ để kê cao chân sao cho đùi tạo với bụng một góc 35o thay vì 90o như thông thường.
3. Ngủ quá nhiều
Theo một báo cáo trên tạp chí TIME thì ngủ ngon 6,5 – 7,5 tiếng mỗi đêm là đủ cho hầu hết mọi người. Nghiên cứu đã cho thấy ngủ 8 tiếng hoặc hơn mỗi tối có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Thời gian ngủ được xem là đủ nếu ta thức dậy với cảm giác sảng khoái. Chúng ta sẽ ngủ ít hơn khi già đi, vì thế nếu một người ở tuổi 60 cảm thấy hoàn toàn thoải mái với giấc ngủ 6 tiếng ban đêm thì không có điều gì đáng ngại, nhưng nếu bạn mới khoảng 20 tuổi mà giấc ngủ 10 tiếng mỗi ngày vẫn không thấy đủ, thì nên đi khám bác sĩ.
4. Chỉ ngủ 4 tiếng
Nếu bạn chỉ ngủ chưa đến 6-8 tiếng mỗi ngày, thì nhiều khả năng bạn cần lo ngại về tình trạng thiếu ngủ.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ sẽ làm bạn xuống sắc nghiêm trọng, nhưng cặp mắt sưng húp và làn da nhợt nhạt chưa phải là điều đáng lo ngại nhất mà thói quen ngủ không đủ giấc mang lại. Nghiên cứu trên 5.600 người có cân nặng và khổ người bình thường trong 3 năm đã cho thấy thiếu ngủ làm tăng 25% nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều là thói quen không tốt cho sức khỏe của bạn
5. Uống nước ngay sau khi đánh răng
Việc uống nước khiến lớp fluorid có tác dụng bảo vệ răng bị rửa trôi, do đó một số chuyên gia khuyến không nên súc miệng sau khi đánh răng và không uống bất kỳ loại nước gì trong ít nhất nửa giờ sau khi đánh răng.
Về lý thuyết thì khuyến nghị này rất hợp lý. Fluorid trong kem đánh răng tạo nên lớp bảo vệ tạm thời cho răng, và một số loại kem đánh răng trên thị trường được cho là có tác dụng bổ sung chất khoáng cho lớp men răng, và việc để nó lại càng lâu càng tốt trên răng là hoàn toàn có lý.
Nhưng chắc bạn cũng nghĩ rằng việc chỉ đánh răng mà không súc miệng thật là “kỳ cục”.
6. Đánh răng ngay sau khi ănCác nha sĩ cảnh báo rằng việc đánh răng quá sớm sau bữa ăn hoặc uống những loại nước có tính a xít có thể ăn mòn răng. Họ khuyến cáo nên đợi ít nhất nửa giờ, hay tốt nhất là một giờ, trước khi chải sạch hàm răng ngà ngọc của bạn.
Đánh răng là việc cần thiết nhưng cần đúng thời điểm và đúng cách. Nguyên nhân là vì nhiều loại thực phẩm, nhất là những đồ uống như sô đa, có hàm lượng a xít cao có thể làm mềm lớp ngà răng và nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, bạn có thể thực sự đẩy a xít vào sâu hơn trong men răng và ngà răng, gây nguy cơ phá hủy các lớp này.
Uống nước có ga ngay sau khi đánh răng cũng không phải là ý hay. Đánh răng bằng kem có fluorid sẽ giúp bổ sung khoáng chất cho ngà răng, vì thế bạn không nên để răng tiếp xúc với đường và axít trong quá trình này.
7. Không vận động sau bữa tối
Nếu bạn không vận động vào buổi tối, hoặc ăn ngay trước lúc đi ngủ, cơ thể sẽ chuyển lượng thực phẩm đó thành mỡ. Nghiên cứu cũng cho thấy tập thể dục sau bữa ăn giúp thúc đẩy giảm cân nhờ làm tăng những hoóc môn ức chế thèm ăn.
Tuy nhiên cũng đừng tập ngay sau khi ăn mà nên nghỉ khoảng 30 phút đến một giờ trước khi bắt đầu tập. Nếu không muốn đợi, bạn có thể đi dạo khoảng 20 phút sau bữa ăn. Chỉ cần đừng cố chạy hoặc nhảy ngay sau khi ăn – chạy khi đang nó có thể cản trở tiêu hóa và gây cảm giác rất khó chịu. Nên vận động nhẹ nhàng sau bữa tối
8. Hạ cửa kính khi xe chạy
Ở các thành phố, việc mở cửa kính khi xe chạy là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe. Nghiên cứu của Trường Đại học Nam California (Mỹ) thấy rằng chỉ cần ngồi trong xe chạy với cửa kính mở trong 6% thời gian của một ngày cũng khiến chúng ta bị phơi ra với 45% lượng chất ô nhiễm mà ta gặp phải trong 24h – một lượng quá nhiều trong một thời gian rất ngắn.
9. Tập thể dục quá nhiều
Mọi người thường nghĩ rằng tập thể dục càng nhiều thì càng tốt. Nhưng sự thực là mọi thứ thái quá đều bất cập, và thể dục cũng không phải là ngoại lệ.
Cơ thể phải làm việc quá sức có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về nội tiết, gây tăng cân, suy yếu miễn dịch, tổn thương cơ, và các vấn đề về đầu gối, bàn chân hoặc lưng. Vì thế dù lợi ích của tập thể dục đối với sức khỏe là điều không thể bàn cãi, cũng đừng nên làm gì quá sức.
10. Không đứng lên cân
Trong nhiều gia đình, cân là thiết bị còn tích nhiều bụi hơn là máy chạy bộ. Một cách phổ biến để che đậy vấn đề về cân nặng là “lảng tránh” cái cân. Chúng ta thường viện lý do “Nếu mình không thấy tăng cân, thì chả việc gì mình phải tin vào cái cân”.
Tuy nhiên, lời khuyên là nếu bạn cảm thấy mình có vẻ tăng cân, thì cách tốt nhất là đối diện với thực tế bạn đã tăng bao nhiêu cân để có thể làm gì đó trước khi quá muộn.
11. Không giải tỏa lo âu
Bạn lo lắng về cuộc họp, về việc chưa đổ rác, về chuyện quên cho mèo ăn và vân vân. Trong khi stress có mặt tích cực là giúp bạn cảnh giác và tránh được nguy hiểm, thì stress quá nhiều có thể hủy hoại sức khỏe của bạn.
Tâm trạng lo lắng không dứt có thể dẫn đến đau đầu, cao huyết áp, đau dạ dày, đau ngực và mất ngủ. Nếu bạn có thể học được cách kiểm soát lo âu, thì bạn đang trên con đường tiến tới một lối sống khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn.
12. Ngừng thuốc đột ngột
Phần lớn chúng ta đều mắc phải sai lầm này: ta cảm thấy sức khỏe khá hơn và tự ý bỏ dùng thuốc, nhưng kết cục hậu quả có thể tồi tệ hơn nhiều.
Việc bỏ thuốc đột ngột có thể gây đau đầu nhẹ, tái phát bệnh, thậm chí co giật và đe dọa tính mạng, tùy theo từng loại thuốc. Vì thế hãy dùng thuốc cho đến khi bác sĩ nói là bạn không cần phải dùng thuốc nữa.
13. Dùng chỉ nha khoa
Xỉa răng bằng chỉ nha khoa là một bước quan trọng trong vệ sinh răng miệng, nhưng nhiều người hay bỏ qua vì cảm thấy không khác biệt mấy giữa việc có hay không dùng chỉ để xỉa răng.
Tuy nhiên việc thay đổi thói quen này là đáng làm, vì mảng bám giữa các kẽ răng có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Nếu vi khuẩn tìm được đường xâm nhập vào máu, nó có thể gây viêm mạn tính và làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, ung thư và đẻ non.
14. Bỏ ăn sáng
Bỏ bữa sáng trước một ngày làm việc cũng giống như chạy xe với bình xăng đã cạn – lúc đầu có vẻ ổn nhưng rồi xe sẽ chạy chậm dần và ngừng hẳn.
Không chỉ khiến bạn cảm thấy mỏi mệt và uể oải, việc bỏ bữa sang – dù là do thiếu thời gian hay do sợ tăng cân – đều có liên quan với nguy cơ cao bị tiểu đường và có thể dẫn tới béo phì vì cơ thể sẽ tích trữ mỡ nhiều hơn để dùng làm năng lượng cho suốt thời gian còn lại trong ngày.
15. Ăn kiêng bằng sinh tố và nước trái cây
Sinh tố và nước ép trái cây là một mối nguy cơ mới cho sức khỏe do lượng đường chưa trong đó. Nghiên cứu cho thấy chúng ta có cảm giác no khi uống sinh tố, nhưng nó không tác động đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể nói chung, trong khi việc ăn nguyên một trái cam chẳng hạn, lại có tác dụng này. Vì thế nếu bạn muốn ăn kiêng để giảm cân, hãy ăn các loại quả nguyên trái thay vì nước ép hoặc sinh tố, hoặc uống nước ép rau thay cho nước ép trái cây.
Tổng Hợp