Em đẹp, em có quyền, em không có tội!
Cái thông minh lớn nhất của con gái chính là biết mình đẹp, vì bản thân cái đẹp đã là quyền năng. Nhưng cái dại to đùng theo sau lại là những người không thiết tha làm đẹp, không muốn phấn đấu để cải cách chính mình.
Cái đẹp trong mắt mỗi người được biến tướng theo nhiều kiểu khác nhau, nên gái đẹp cũng từ đó mà sinh ra mỗi người một vẻ. Thật khó để định nghĩa một cách thật cụ thể rõ ràng thế nào là một cô gái đẹp – chúng ta đang nói đến cái đẹp của đôi mắt, bờ môi, của làn da, sống mũi nhé! Phải chăng, đẹp là cái khiến người ta thổn thức giật mình, còn xấu lại là cái điều buộc người xem phải giật mình… thon thót? Thật không biết cô ấy giỏi thế nào, tinh tế ra sao, nhưng nếu cô ấy xấu thì cuộc chiến đã trở nên cực kỳ dễ đoán.
Bởi dù đẹp nhân tạo, hay đẹp tự nhiên, thì chung quy lại gái đẹp luôn có quyền rất lớn. Đó là quyền gây thương tích cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Phụ nữ trói chồng, đàn ông chê vợ. Bạn gái săm soi, bạn trai thi thoảng thất thần. Tựu chung, gái đẹp có quyền khiến người ta phát mệt vì mình! Gái đẹp ngồi với gái xinh chẳng sao, nhưng gái đẹp ngồi giữa một rừng kém xinh lại khác. Sẽ có chuyện đấy, thậm chí là chuyện to!
Cá nhân tôi nghĩ con gái đừng quá tự hào vì mình để mặt mộc, ăn vận giản đơn. Có gì dùng nấy là tốt, là đáng tuyên dương, nhất là trong thời buổi thật giả lẫn lộn, hàng nhái tràn lan như bây giờ. Tuy nhiên, rất nhiều người cố tình lệch lạc khái niệm giản đơn với sự xuề xòa, tạp nham, thế nào cũng được, mà không được cũng xong. Rồi tới lúc thấy người ta trưng diện, điểm phấn tô son lại tố người ta không trung thực. Buồn cười chưa, ai chả có quyền làm đẹp? Đẹp, đẹp nữa, đẹp mãi! Đẹp làm gì có giới hạn đâu? Đã thế đẹp còn có quyền lực vô biên, sức mạnh vô thường.
Đẹp có nhiều quyền lắm: quyền được ngưỡng mộ, quyền được trầm trồ, quyền được tiếp thị bản thân mà chưa cần dùng đến đầu óc. Thử nghĩ xem, đứng trước một cô gái nhan sắc tầm trung và một cô gái nghiêng nước, nghiêng thành, bạn có hào hứng tìm hiểu tính cách, trí tuệ cô nào đầu tiên? Làm ơn đừng nói với tôi những câu đại loại như đẹp thì nhìn lâu cũng chán, thế xấu nhìn lâu sẽ thành xinh à? Rồi đẹp mà hiểu biết bằng không, cư xử hạng bét thì không nổi một góc gái xấu mà kết cấu nó ok. Nhưng ơ hay, đáng nói đến cái đập thẳng vào mắt cơ mà!
“Sắc đẹp là một món quà hướng ngoại hiếm khi bị ai ghét, chỉ trừ những người không nhận được nó”. Thật tâm đắc làm sao! Gái đẹp có quyền, đi liền có tội. Mà cái tội lớn nhất của gái đẹp chính là khiến người khác phải ghen tị phát ngốt vì mình. Có một sự bất công rất hiển nhiên là gái xấu phải phấn đấu hơn nhiều lần gái đẹp nếu muốn gây được sự thu hút. “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đồng ý! Nhưng có lẽ phải đánh rất lâu, đánh dai đánh dẳng, trường kỳ kháng chiến cái nết mới thắng. Còn xấu và đẹp, hiển nhiên, cái đẹp lại chả đánh cho cái xấu te tua! “Chân – thiện – mỹ” mà, “chân – thiện” như nhau “mỹ” ai hơn nhất định sẽ thắng. Đó chính là lý do các nhà sản xuất luôn chú trọng đến bao bì. Có hút mắt bề ngoài, người ta mới có thời gian khám phá chất lương ở trong, cũng dễ hiểu thôi.
Cái thông minh lớn nhất của con gái chính là biết mình đẹp, vì bản thân cái đẹp đã là quyền năng. Nhưng cái dại to đùng theo sau lại là những người không thiết tha làm đẹp, không muốn phấn đấu để cải cách chính mình. Sinh ra xấu xí không phải lỗi do mình nhưng sống mấy mươi năm trên đời mà không biết làm mình đẹp lên thì đó là lỗi của bạn. Đừng bao giờ gato với gái đẹp mà dửng dưng với nhan sắc của bản thân, còn đẹp được thì hãy cố mà đẹp đi, nếu không bạn sẽ thua rất nhiều đấy!
Cái đẹp trong mắt mỗi người được biến tướng theo nhiều kiểu khác nhau, nên gái đẹp cũng từ đó mà sinh ra mỗi người một vẻ. Thật khó để định nghĩa một cách thật cụ thể rõ ràng thế nào là một cô gái đẹp – chúng ta đang nói đến cái đẹp của đôi mắt, bờ môi, của làn da, sống mũi nhé! Phải chăng, đẹp là cái khiến người ta thổn thức giật mình, còn xấu lại là cái điều buộc người xem phải giật mình… thon thót? Thật không biết cô ấy giỏi thế nào, tinh tế ra sao, nhưng nếu cô ấy xấu thì cuộc chiến đã trở nên cực kỳ dễ đoán.
Bởi dù đẹp nhân tạo, hay đẹp tự nhiên, thì chung quy lại gái đẹp luôn có quyền rất lớn. Đó là quyền gây thương tích cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Phụ nữ trói chồng, đàn ông chê vợ. Bạn gái săm soi, bạn trai thi thoảng thất thần. Tựu chung, gái đẹp có quyền khiến người ta phát mệt vì mình! Gái đẹp ngồi với gái xinh chẳng sao, nhưng gái đẹp ngồi giữa một rừng kém xinh lại khác. Sẽ có chuyện đấy, thậm chí là chuyện to!
Cá nhân tôi nghĩ con gái đừng quá tự hào vì mình để mặt mộc, ăn vận giản đơn. Có gì dùng nấy là tốt, là đáng tuyên dương, nhất là trong thời buổi thật giả lẫn lộn, hàng nhái tràn lan như bây giờ. Tuy nhiên, rất nhiều người cố tình lệch lạc khái niệm giản đơn với sự xuề xòa, tạp nham, thế nào cũng được, mà không được cũng xong. Rồi tới lúc thấy người ta trưng diện, điểm phấn tô son lại tố người ta không trung thực. Buồn cười chưa, ai chả có quyền làm đẹp? Đẹp, đẹp nữa, đẹp mãi! Đẹp làm gì có giới hạn đâu? Đã thế đẹp còn có quyền lực vô biên, sức mạnh vô thường.
Đẹp có nhiều quyền lắm: quyền được ngưỡng mộ, quyền được trầm trồ, quyền được tiếp thị bản thân mà chưa cần dùng đến đầu óc. Thử nghĩ xem, đứng trước một cô gái nhan sắc tầm trung và một cô gái nghiêng nước, nghiêng thành, bạn có hào hứng tìm hiểu tính cách, trí tuệ cô nào đầu tiên? Làm ơn đừng nói với tôi những câu đại loại như đẹp thì nhìn lâu cũng chán, thế xấu nhìn lâu sẽ thành xinh à? Rồi đẹp mà hiểu biết bằng không, cư xử hạng bét thì không nổi một góc gái xấu mà kết cấu nó ok. Nhưng ơ hay, đáng nói đến cái đập thẳng vào mắt cơ mà!
“Sắc đẹp là một món quà hướng ngoại hiếm khi bị ai ghét, chỉ trừ những người không nhận được nó”. Thật tâm đắc làm sao! Gái đẹp có quyền, đi liền có tội. Mà cái tội lớn nhất của gái đẹp chính là khiến người khác phải ghen tị phát ngốt vì mình. Có một sự bất công rất hiển nhiên là gái xấu phải phấn đấu hơn nhiều lần gái đẹp nếu muốn gây được sự thu hút. “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đồng ý! Nhưng có lẽ phải đánh rất lâu, đánh dai đánh dẳng, trường kỳ kháng chiến cái nết mới thắng. Còn xấu và đẹp, hiển nhiên, cái đẹp lại chả đánh cho cái xấu te tua! “Chân – thiện – mỹ” mà, “chân – thiện” như nhau “mỹ” ai hơn nhất định sẽ thắng. Đó chính là lý do các nhà sản xuất luôn chú trọng đến bao bì. Có hút mắt bề ngoài, người ta mới có thời gian khám phá chất lương ở trong, cũng dễ hiểu thôi.
Theo Pháp Luật Xã Hội