Latest Post

Dựa vào kinh nghiệm và sụ đúc kết nguyên lý marketing hiện đại, công trình nghiên cứu trong 5 năm (1999-2004) chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang đã xây dựng một mô hình quản trị marketing đơn giản nhưng xúc tích và dễ hiểu mà hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp đều nắm bắt không quá khó khăn, áp dụng linh hoạt trong doanh nghiệp của mình trong việc xác lập bộ máy, xây dựng chiến lược và tìm ra những đối sách cạnh tranh hiệu quả toàn diện cho thương hiệu sản phẩm và cho cả doanh nghiệp.

Mo-hinh-7P-Marketing

CƠ SỞ HÌNH THÀNH MÔ HÌNH 7P

Chúng ta gọi thời đại marketing là giai đoạn bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường và sau này nói chính xác hơn là định hướng khách hàng (chính xác hơn nữa là khách hàng tiêu dùng). Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt các khái niệm và định nghĩa mới giúp marketing thực sự trở thành một môn khoa học ứng dụng hiệu quả.

Trong những thập kỷ gần đây, những doanh nghiệp thành công và bền vững đều là doanh nghiệp định hướng marketing (gọi là marketing oriented company), khác với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào nguồn tài nguyên”. Tuy nhiên hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng các thế lực này không phải là mục tiêu để chúng ta nghiên cứu, để noi gương hay theo đuổi trong tiến trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết. Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang Tâm lý Nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow. Sự hiểu biết của chúng ta về Con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên Tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan. Cả Michael Porter và các học giả

Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người. Có ít người thừa nhận marketing ở cấp độ triết học. Họ cho rằng Tiếp thị là những trò rẻ tiền và khuyến dụ con người làm những việc mà người ta không mong muốn. Chúng tôi muốn cảnh báo với cộng đồng rằng Marketing là một ngành học thuật đã được nâng tầm triết lý, trong đó Brand Marketing là một đỉnh cao. Bản thân marketing không tự xác lập sứ mệnh cho mình mà Con người là động lực hình thành sứ mệnh của khoa học tiếp thị (hiểu theo nghĩa rộng).

Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển của loài người. Marketing giúp hình thành Sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn Nhu cầu của Con người; không những thế marketing giúp con người nhận ra những khát vọng (Nhu cầu chưa được thỏa mãn) để thúc đẩy họ vươn lên; marketing giúp con người nhận rõ bản thân mình với những người xung quanh, giữa sản phẩm (lợi ích, giá trị) này với sản phẩm (lợi ích, giá trị) khác.

Bởi vậy quý vị hẳn sẽ không ngạc nhiên khi Al Ries (học giả nghiên cứu marketing nổi tiếng Mỹ, thế hệ tiếp nối Philip Kotler) so sánh sự tiến bộ của brand & marketing song hành với thuyết tiến hóa của Darwin trong nhận thức của con người về thế giới vật chất,  mối quan hệ trao đổi giữa các cá thể trong cộng đồng và việc xác lập vị thế cá nhân trong cộng đồng.

Mô hình 7P:  

Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.

Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing. Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm (nên nhớ là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản phẩm, chứ không phải quảng bá sản phẩm).

Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con người (P5) và yếu tố Hệ thống (P6). Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người trong đó có hai mảng quan trọng là tiếp thị dịch vụ và PR (quan hệ công chúng). Cụ thể trong một doanh nghiệp hàng đầu thành công với hai nhãn hiệu bia quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam, PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu họat động được phân tách bởi PR đối ngoại và PR đối nội. PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các Liên đoàn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc. Công ty có những chính sách đãi ngộ và hiếu hỉ cho từng nhân viên và giá đình tùy theo quá trình công hiến của họ; những nhân viên làm việc gắn bó với công ty được khen thưởng theo nấc thâm niên mà họ đã gắn bó với công ty. Đặc biệt Ngày hội Gia đình hàng năm của toàn thể cán bộ nhân viên công ty được tổ chức hết sức ấn tượng tạo ra không khí đoàn kết thân mật… tất cả tạo ra niềm kiêu hãnh của nhân viên và gia đình họ đối với những người xung quanh. Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình Nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc.

Với yếu tố P6 (quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism) doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hạm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả. Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính (rational và emotional). Nếu một doanh nghiệp có hệ thống quản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối mà doanh nghiệp tạo ra) thiên về lý tính hơn thì khả năng áp dụng các quy trình ISO (kinh điển) sẽ hiệu quả hơn; ngược lại nếu hệ thống quản trị doanh nghiệp thiên về sản xuất ra các sản phẩm cảm tính (dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, truyền thông…) thì khả năng áp dụng quy trình quản trị kinh điển cần phải kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (tức sản phẩm làm ra) một cách linh hoạt hơn thì nhân viên (người lao động trí tuệ) sẽ không cảm thấy bị gò bó và cảm nhận được đẳp cấp của nhà quản trị, từ đó mới thu hút họ là việc. Nói cách khác một quy trình ISO kinh điển liệu có thể quản lý quy trình sáng tạo (sản xuất) ra một tác phẩm âm nhạc hay không? Đó là một trong những tình huống thử thách điển hình đối vớ các quy trình chuẩn hóa quản trị theo tư tưởng thuần lý tính mà các mô hình quản trị marketing ngày nay có thể khắc phục, trong đó “7P” là một điển hình.

Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của to àn xã hội.

Trong chiến lược phát triển bền vững, mô hình 7P càng ngày càng chứng minh hiệu quả của nó.

PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH 7P MARKETING

Mô hình marketing 7P có thể được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên bằng sự cẩn trọng cần thiết đối với những lý thuyết mới, chúng tôi không mạnh dạn khẳng định mô hình “7P” có thể đáp ứng tất cả các dạng thức thự tiễn, và trong phạm vi hạn hẹp của bài viết cũng không thể đặt ra tất cả những điều kiện cần của mô hình này. Mô hình “7P” chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của các cơ chế tạo độc quyền hoặc không lành mạnh (unfair trade). Một số lĩnh vực mà “7P” có thể đáp ứng một cách hiệu quả như sau:

(1) Giải pháp Chiến lược Marketing Toàn diện

Một tập hợp giải pháp chiến lược marketing toàn diện có thể được xem là một bộ giải pháp chìa khóa sử dụng cho tòan thể chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Ở cấp độ này marketing đóng góp chiến lược cho tất cả các mặt họat động của doanh nghiệp, và hiếm có một bộ giải pháp nào có thể thay thế hiệu quả. Tuy nhiên việc lượng hóa toàn bộ hệ thống bảy nhóm giải pháp như đã đề cập trong phần giới thiệu “7P Marketing” không phải là mục tiêu nội dung đề cập trong bài viết này, và phần nhiều chúng tôi chưa có tham vọng biến nó thành một bộ công cụ (toolkit) mẫu có thể nhân rộng và thương mại hóa kiểu như ISO 9001 hay Balance Scorecard. Dù sao đây chỉ là một bộ giải pháp tòan diện dành riêng cho các quản trị gia trung cao cấp đi lên từ các vị trí then chốt của doanh nghiệp, tổng công ty hay tập đoàn. Chúng tôi mạnh dạn khuyến khích sự phối hợp hiữa tinh thần giải pháp chủ đạo của “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa hiệu quả của quản trị, với điều kiện và chỉ trong điều kiện doanh nghiệp (hay tổ chức) xác định lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và ngừơi tiêu dùng (hay một cộng đồng cụ thể) làm trọng tâm.

(2) Cơ sở Lượng hóa Mục tiêu và Gía trị Doanh nghiệp

Chúng tôi mạnh dạn khuyến khích sự phối hợp giữa tinh thần giải pháp chủ đạo “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp, với điều kiện và chỉ trong điều kiện doanh nghiệp (hay tổ chức) xác định lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và người tiêu dùng (hay một cộng đồng cụ thể) làm trọng tâm. Trong đó chúng ta cần lưu ý rằng lượng hóa là một tiêu chí quan trọng của quản trị hiệu quả và chuyên nghiệp. Xét về khía cạnh giá trị, khái niệm P7 (philosophy) chính thức hình thành luận điểm chứng minh một tổ chức cần có một tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá nhân nhắm đến. Tổ chức ở đây hòan toàn có để được định dạng với quy mô từ Gia đình, Doanh nghiệp, Công đồng Làng xã, Hiệp hội, Tôn giáo cho đến phạm trù Quốc gia và Quốc tế.

(3) Cơ sở Lượng giá Thương hiệu và Đánh giá Doanh nghiệp

Hệ thống “7P Marketing” cũng là cơ sở vững chắc để các chuyên gia lượng giá thương hiệu (brand valuation) tiến hành đánh giá marketing (audit) và lượng giá thương hiệu (valuation) một cách toàn diện. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp hay định giá tài sản thương hiệu nhằm các mục đích chuyển nhượng hay nhượng quyền. Đối chiếu với hệ thống marketing audit hiện hành (phổ biến nhất là của William M. Pride), hệ thống “7 yếu tố” ở đây cũng tìm được tiếng nói chung bởi các định nghĩa và phạm vi đánh giá xét tổng hòa phần nhiều là giống nhau.

(4) Chuẩn mực hay hình mẫu của một Marketing Plan

Lâu nay chúng ta đề cập rất nhiều đến kế họach marketing tòan diện, nhưng rất thiếu cơ sở để xác định một hình mẫu của Kế Hoạch Marketing. Như vậy một kế hoạch marketing đầy đủ là kế hoạch mà trong đó bao gồm cả “7 nhóm giải pháp” được lượng hóa theo tiêu chí SMART (*). Nhóm 7 giải pháp bao gồm (1) các giải pháp sản phẩm mới, sản phẩm toàn diện (lý tính & cảm tính), những điểm độc đáo của sản phẩm và cơ cấu các sản phẩm; cần lưu ý dưới quan điểm của tiếp thị thương hiệu một sản phẩm được xem là hoàn chỉnh sẽ được xem là một thương hiệu; (2) hoạch định giá (kể cả chi phí) chiết khấu kinh doanh hay phân tích những lợi ích kinh tế mà một sản phẩm (dù nằm bất cứ dạng thưc nào) có thể mang lại cho con người. Chẳng hạn một chương trình truyền thông xã hội chủ đề “tiết kiệm điện” có thể thuyết phục cộng đồng bằng sự thông đạt những dữ liệu “mỗi gia đình tiết kiệm một bóng đèn thì cả nước sẽ tiết kiệm 30 triệu KW điện năng” và dữ liệu này sẽ giúp người dân thấy rõ lợi ích “kinh tế” của việc thực hiện hành vi trách nhiệm của mình. (3) hoạch định phân phối cần thiết trong “tất cả” các kế hoạch marketing thực thi sứ mệnh “mang một sản phẩm, dịch vụ, lợi ích…” đến với con người (khách hàng, người tiêu dùng, công chúng…). (4) promotion (xin lưu ý) được hiểu là quảng bá (thương hiệu sản phẩm) chứ không phải là quảng bá sản phẩm và cũng không phải là khuyến mãi (sales promotion). Quảng bá là nhiệm vụ trọng tâm của truyền thông tiếp thị, là sứ mệnh mới đầy khó khăn của marketing trong một môi trường cạnh tranh (trong môi trường độc quyền bạn không cần quảng bá thương hiệu sản phẩm). Như vậy trong một kế hoạch tiếp thị đầy đủ không thể thiếu các giải pháp quảng bá. Phần còn lại là các giải pháp P5 (con người), P6 (quy trình hệ thống) và P7 (triết lý) mà chúng tôi đã đề cập trong phần giới thiệu “7P” trên đây.

Thay cho lời kết, chúng tôi một lần nữa muốn nhấn mạnh rằng mô hình “7P” sẽ hữu dụng trong một môi trường cạnh tranh và lành mạnh. “7P” sẽ rất thuận lợi cho các cá nhân nhà quản trị hay lãnh đạo doanh nghiệp (kể cả một tổ chức) đã lĩnh hội nguyễn nguyên lý marketing căn bản. Tuy nhiên đối với những người không phải là “dân marketing” việc nắm bắt mô hình 7P cũng không phải là quá khó khăn. Chỉ cần quý vị có một tư quy cởi mở.  

Ghi chú (*): SMART là viết tắt 5 tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của một kế hoạch, gồm Specific (cụ thể); Measurable (đo được); Achievable (khả thi); Related to Strategy (bám sát chiến lược) và Time-focued (lịch trình cụ thể).

Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của Omo vẫn chưa đủ dài song chiến lược marketing của Omo đã thưc hiện được đáng để coi là thành công. Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu.

quang-cao-bot-giat-omo

Chiến thuật "lấy lòng" khách hàng của Omo

Nhớ những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam, Omo mở đầu bằng những mẩu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. TVC đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột giặt Omo. Hình như Unilever rất kết mô típ này nên "tra tấn" khán giả trong một thời gian dài làm họ ớn tới tận cổ nhưng kể ra cũng khá "hiệu nghiệm". Hầu hết người tiêu dùng đều nhớ nằm lòng nhãn hiệu Omo.
Khi nhãn hiệu Tide của kỳ phùng địch thủ P&G chính thức bước vào thị trường thì cuộc đua giành vị trí trong tâm trí người tiêu dùng bắt đầu đến hồi….gay cấn. Kết hợp với quảng bá trên truyền hình, báo chí…hai ông bột giặt cùng bước vào màn cạnh tranh.

Năm 2002, thị trường chứng kiến cuộc chiến khốc liệt về giá giữa Omo và Tide nhằm mục đích nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Khi giá giảm đến mức sàn, nhắm không gồng nổi nữa họ bèn rủ nhau tăng giá. Lúc này người tiêu dùng đã quen thuộc với thương hiệu Omo nên dù có tăng giá đôi chút họ vẫn sẵn sàng móc hầu bao ra trả, Omo bảo vệ được thị phần.

Omo lúc này tự định vị mình là trắng sạch với slogan: Omo – chuyên gia giặt tẩy vết bẩn. Chiến lược định vị này trất thành công vì khi nghĩ đến Omo, người ta nghĩ ngay đến đặc tính "trắng sạch".

quang-cao-omo-trang-sach

Ngoài chiến lược quảng cáo "dội bom" trên truyền hình, báo chí, Omo còn kết hợp với hàng loạt hoạt động marketing khác để quảng bá thương hiệu. Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, được dân trong nghề đánh giá cao là chương trình "Omo áo trắng ngời sáng tương lai". Chương trình này vẫn được duy trì đế tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn.

Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của Omo với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. Omo thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand manager của Omo cho biết: "Omo đựơc định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này".

Thật vậy, Omo đã qua thời quảng bá thương hiệu với tính năng của sản phẩm, họ đã tạo được "brand awareness" tức sự nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Và đây là lúc họ bước vào thời kỳ "cao cấp" hơn: củng cố thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu.

Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như "ngày hội những chiếc túi tài năng", "OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội "Triệu tấm lòng vàng", "Tết làm điều phúc sung túc cả năm", khuyến mãi "Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng", chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng "ghi điểm" trong mắt với khách hàng.

Chiến lược PR vào cuộc

Chúng ta có thể thấy thập thò bóng dáng của PR trong tất cả các hoạt động gần đây của Omo. Có thể thấy PR thường mở đầu bằng việc tạo "xu hướng dư luận" . Điển hình là chương trình "Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn".
Các chương trình này có được thành công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của hoạt động PR. Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người.

quang-cao-omo

Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ vi trùng, vi khuẩn nên sẽ không để cho con cái họ nghịch ngợm những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: "Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn", khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến độc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : "Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học" thì Omo tung ra event "Ngày hội những chiếc túi tài năng" tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp "bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi" . Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ…. Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình "OMO áo trắng- ngời sáng tương lai" đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện được Omo tổ chức đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin. Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong nghành hóa mỹ phẩm.

Có thể nói Omo đã thành công khi tự định vị trên một tầm mới

Có thể nói Omo đã thành công khi tự định vị trên một tầm mới, hay nói vui là từ thời kỳ thô sơ đã bước vào thời kỳ hiện đại. Trong khi đó, đối thủ của họ là Tide vẫn còn ở tầm định vị về năng lực tẩy trắng, tức giới thiệu tính năng sản phẩm.

Chúng ta có thể thấy rõ chiến lược tấn công gọng kềm với Omo và Viso. Khi Omo còn định vị là trắng sạch thì Viso "được hiểu như" một loại bột giặt rẻ tiền dành cho người tiêu dùng bình dân. Còn khi Omo đã tiến đến một tầm định vị cao hơn như bây giờ thì ta dễ dàng nhận thấy Viso cũng được nâng cấp với dòng sản phẩm "Viso trắng sáng", đặc tính được định vị là "trắng sáng" nhằm "cắn" vào thị phần của Tide. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì dòng sản phẩm cấp thấp Viso chanh. Trong khi đó đối thủ Tide của họ tỏ ra khá thận trọng và bảo thủ (mà hình như đây là đặc tính của P&G thì phải) trước chiến lược marketing linh hoạt của hai nhãn hàng kia. Bằng chứng là họ vẫn ung dung rung đùi thưởng thức TVC theo mô típ cũ rích"ngạc nhiên chưa?".

Tuy vậy, chiến lược nâng cấp hình ảnh của Viso có thể không đe doạ lắm đến Tide theo như tính toán của Unilever, nếu không được sử dụng cẩn thận còn có nguy cơ sẽ đi chệch mục tiêu này có phát huy hiệu quả như họ mong muốn. Thay vì ép sân Tide, Viso lại lấn vào thị phần của OMO. Hơn nữa chất lượng của Viso liệu có thể đọ sức với Tide hay không, đó cũng là điều cần xem lại.

Song nói gì thì nói, cái gì cũng có ưu điểm và hạn chế của nó, "mở cửa ra đón gió vào thì ruồi muỗi cũng theo vào" là điều không tránh khỏi. Chúng ta hãy chờ đợi xem liệu chiến thuật gọng kềm của họ có phát huy hiệu quả như họ mong muốn hay không.

Nói thành công không thể không đề cập đến hạn chế. Bên cạnh những thắng lợi đạt được, dường như Omo cũng có một vài bước đi hơi bị …hụt chân. Tiêu biểu là event gần đây nhất của dòng "Omo tẩy an toàn" với việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động Quân khu 7. Đây là một chương trình hoành tráng rất tốt kém nhưng lại "được" dư luận đánh giá không cao mấy. Âu cũng là bài học cho Unilever và cho cả chúng ta, đó là phải cân nhắc thật kỹ yếu tố văn hoá khi tổ chức một hoạt động marketing, hãy nghĩ theo nếp nghĩ của người Việt.
Người Việt theo truyền thống của người Á Đông đa số không thích những gì giật gân phi thực tế nên việc may chiếc áo đó là một sự xa xỉ không cần thiết. Rất may Unilever đã "chữa cháy" kịp thời bằng việc cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may áo tặng trẻ em nghèo nên đã tự cứu mình một bàn thua trông thấy. Có lẽ chương trình này được tổ chức ở một nước phương Tây nào đó thì sẽ rất thành công nhưng ở Việt Nam khi vẫn còn tồn tại cách nhìn nhận, đánh giá khá chặt chẽ và bảo thủ trong dư luận thì rõ ràng việc tổ chức event này là một điều chưa hoàn toàn phù hợp.

Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của Omo vẫn chưa đủ dài song những gì họ làm được đáng để coi là thành công. Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu. Sau này rất có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, song Omo có lợi thế là người tiên phong trên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.

Theo Marketing Box

Nếu bạn có một thiết bị iOS 7 đã jailbreak, tại sao không thay đổi giao diện thiết bị của mình?

Như vậy, gần đây một trong những tiện ích phổ biến nhất cho các thiết bị iPhone đã qua jailbreak là Winterboard đã được nâng cấp lên tương thích với vi xử lý mới 64 bit và iOS7. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều theme phổ biến cho iOS6 vẫn chưa có phiên bản cập nhật theo phong cách iOS7. Dẫu vậy thì ngay lúc này bạn vẫn có thể tìm cho mình một số sự lựa chọn đáng giá nếu đang muốn “đổi gió” cho trải nghiệm iPhone của mình.

1. Zanilla 2

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 1

Mặc dù hiện tại Zanilla 2 vẫn còn chưa hỗ trợ khá nhiều biểu tượng của các ứng dụng bên thứ ba thì giao diện này vẫn nhận được nhiều lời tán dương của cộng đồng. Theo đó, hệ màu mà Zanilla 2 sử dụng khá bắt mắt đồng thời hiệu ứng đổ bóng cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là hiện này Zanilla 2 vẫn chưa khả dụng trên Cydia. Vì vậy, nếu bạn mong muốn có theme này trên iPhone của mình, hãy tải về tại đây và đặt Zanilla 2 một cách thủ công vào thư mục Winterboard /Library/Themes/ bằng cách sử dụng các công cụ như iFile, iExplorer hay iFunBox.

2. SoftRemix for iOS 7

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 2

Một trong những theme cũng được đánh giá cao đó là SoftRemix for iOS 7. Theo đó, giao diện này dường như là một phiên bản mới của theme Suave HD. Một trong những điều được yêu thích nhất của SoftRemix nằm ở điểm giao diện này sẽ mang lại cho người dùng cảm giác các icon nhỏ và gọn hơn.

Bên cạnh đó, SoftRemix còn có phiên bản icon dành cho các ứng dụng không quá phổ biến như BBM, IMDb, SoundCloud... Nhà thiết kế chính của theme này, Eduardo Lopez cũng cho hay đội ngũ thực hiện sẽ cố gắng đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của người dùng về thiết kế thêm icon cho các ứng dụng bên thứ ba. Giao diện này có thể được tìm thấy sau khi người dùng Add Source BigBoss.

3. M’flat

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 3

Đúng như tên gọi của mình M’flat đề cao thiết kế phẳng đồng thời lồng ghép rất nhiều yếu tố thiên nhiên vào giao diện với lượng icon thêm cũng được bổ sung khá nhanh chóng. Tuy nhiên, tương tự Zanilla 2, M’flat chưa có mặt trên Cydia, do đó bạn có thể tải về giao diện kể trên tại đây và dùng các công cụ đã nêu ở phần Zanilla 2 để xử lý.

4. 1derful HD và 1Derland

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 4

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 5

Nếu bạn đã cảm thấy phần nào đó nhàm chán với phong cách thiết kế phẳng cùng những màu sắc tươi trên iOS7 thì 1derful HD và 1Derland có thể sẽ là một gợi ý hay để bạn thổi một luồng gió mới cho chiếc iPhone của mình. Đáng tiếc là nếu muốn sử dụng hai theme này bạn phải bỏ ra 2,99 USD.

5. RocketSauce

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 6

Cùng tác giả thiết kế nên cũng thật dễ hiểu khi RocketSauce mang trên mình phong cách thiết kế tương tự 1derful HD và 1Derland.

6. Solstice

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 7

Tương tự với Zanilla 2, Solstice cũng được thiết kế dựa theo phong cách đổ bóng phối cùng những màu sắc bắt mắt. Hiện nay, Solstice đang hỗ trợ 90 icon và nhà thiết kế John Bussell cho hay anh sẽ cập nhật thêm hàng ngày cho con số này. Một số ứng dụng bên thứ ba phổ biến mà Solstice đang hỗ trợ icon phải kể đến như Facebook, Google Maps, Twitter, YouTube, WhatsApp... Hiện giao diện này có thể được tải về miễn phí từ nguồn ModMyi.    

7. Space Blueberry

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 8

Space Blueberry là một theme giao diện sẽ mang đến cho người dùng khoảng 70 icon được tùy chỉnh trong đó đáng chú ý là các icon Game Center, Music, Reminders hay Safari khi chúng được đánh giá là được thiết kế còn tốt hơn cả phiên bản gốc của Apple. Bạn có thể tìm thấy giao diện thú vị này từ nguồn ModMyi. Đáng tiếc là hiện nay nó chưa khả dụng trên iPad.

8. Flat7

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 9

Với hơn 60.000 lượt tải về, hiện nay Flat7 đang là một trong những giao diện được nhiều người sử dụng nhất. Theo đó, Flat7 sẽ trùng tu lại toàn bộ icon của các ứng dụng stock đồng thời hỗ trợ rất nhiều ứng dụng bên thứ ba với mong muốn mang đến cho người dùng một giao diện phẳng và nhất quán hơn.

Thêm vào đó, người dùng còn có thể tùy chỉnh các icon theo hai phong cách tròn hoặc lục giác bằng một thiết lập trong Winterboard. Flat7 được thiết kế bởi nhà thiết kế Nick Viveiros. Bạn có thể tải về giao diện này miễn phí từ nguồn BigBoss. Được biết, Flat7 cũng sẽ sớm hỗ trợ iPad.

9. Oil7

9 giao diện Winterboard cực đẹp cho iOS 7 10

Là một biến thể của giao diện Flat7 với hiệu ứng màu dầu. Tất cả các ứng dụng stock của iOS7 đều đã có icon tùy biến trong Oil7, thậm chí giao diện này còn có nhiều icon cho các ứng dụng bên thứ ba hơn cả Flat7. Được biết, Oil7 là tác phẩm của nhà thiết kế Zutx và người dùng có thể tải về miễn phí từ nguồn BigBoss trong Cydia.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Trái ngược với dự đoán trái đất đang nóng dần lên, thì facebook đang mát mẻ dần đều với những tấm ảnh khoe thân vô tình hay hữu ý, những chuyện “phòng the” úp mở share cho mọi người cũng nhau chúc phúc.

Facebook đã là món chính không thể thiếu trong các bữa ăn giải trí của chúng ta từ vài năm nay. Nhưng cho đến giờ, người ta đôi lúc vẫn mơ màng không hiểu cái chốn này có gì hay ho mà nhiều người quên ăn quên ngủ để trực chiến ngày đêm đến thế. Thậm chí không ít người còn vò đầu, bứt tai đến độ xoắn xuýt hết cả não bộ để tự thân làm trò cho mọi người cùng vui.

Đầu tiên phải kể đến việc từ khi có facebook, người ta đã đỡ tốn được bao nhiêu tiền mua báo. Khi mà chỉ cần dạo quanh một vòng new feed thôi cũng đã đủ hiểu giá vàng hôm nay tăng hay giảm, anh này phạm tội gì, ông kia đắc tội với ai hay rau ngoài chợ có phun thuốc hay không. Nhờ facebook mà có khi chúng ta còn biết, thằng bạn cùng lớp có tình ý gì với gấu của mình không…

Và cũng chưa bao giờ người ta thấy showbiz lại chan hòa, gần gũi và thân thiện với mọi người đến thế. Vì chỉ cần đăng nhập vào tài khoản, tìm kiếm một cái tên và ngay lập tức, cái chốn phồn hoa cao sang ấy hiện ra với đầy đủ hình ảnh của các xì-ta. Và cũng bởi vì những hot girl, hot boy ngộ nhận đang nhan nhản mọc lên như nấm sau mưa, người ta cũng cảm thấy hãnh diện bao nhiêu khi mở mắt đã được hot girl tag ảnh… nhờ like. Chuyện được gần người nổi tiếng, chưa bao giờ dễ như bây giờ.

Rồi cũng là khi nhờ facebook, người dùng đang muốn kiến nghị nên thành lập một cuộc thi sắc đẹp cho những bức ảnh được đăng tải mỗi ngày lên face. Vì con gái chưa bao giờ xinh đến thế, mắt to đến thế, miệng chúm chím đến thế, làn da nõn nà ai cũng như ai. Đến nỗi mà người ta không còn tin tưởng được nhan sắc và chân dung của các cô gái ấy ngoài đời…

Facebook – những chuyện hay ho bây giờ mới kể 1

Cho đến lúc này người ta mới giật mình, đàn ông ích kỉ và gia trưởng đã là rất xa xưa. Thời giờ, con trai chưa bao giờ chịu khó quan tâm đến sở thích và thú vui của các bạn nữ như vậy. Từ việc chăm chụp ảnh cho đến mỗi dáng hình, người ta cứ phân vân xem đâu là nam đâu là nữ… Chắc vì sự đồng cảm quá đã hóa quyện hòa.

Facebook còn là nơi khiến chúng ta trưởng thành hơn, vì không cần ra chợ cũng học được vô số "mánh khóe" lừa lọc từ các shop online, dịch vụ order, hay các công ty đa cấp,… Đến chuyện thương người còn bị xỏ mũi dắt đi, ai còn được trẻ con mãi?

Dùng facebook, người ta bỗng nhiên tin tưởng vào nhau hơn. Bởi “người tốt” núp sau màn hình thì vô số, “anh hùng” bình thiên hạ cũng không phải rơi rụng như lá mùa thu. Con cái cũng hiếu thảo với cha mẹ, thầy cô hơn, khi mà trang cá nhân luôn là những dòng yêu quý, dành tặng cho cái facebook hôm trước sống chết phải block. Tiếc là người cần chẳng bao giờ được đọc để mà vui…

Nhưng hình như con người cũng cô đơn hơn, vì chỉ vài cái like cũng đã khiến họ dường như vui lắm lắm. Đến nỗi phải áp dụng đủ mọi chiêu thức, để câu cho bằng được vài trăm cái like chẳng biết để làm gì.

Trái ngược với dự đoán trái đất đang nóng dần lên, thì facebook đang mát mẻ dần đều với những tấm ảnh khoe thân vô tình hay hữu ý, những chuyện “phòng the” úp mở share cho mọi người cũng nhau chúc phúc. Chao ôi, facebook thật biết góp nhặt niềm vui!

Nhiều người đã xem facebook là nhà, là bạn, thậm chí là người yêu. Có lẽ chưa bao giờ giữa “ảo” và “thực” – ranh giới lại mong manh đến thế. Đôi người ăn cơm chỉ để sống hết mình trên facebook, đôi người lại mất ngủ đến gầy người chỉ vì những ảo tượng đau đầu mà một trang mạng xã hội đem cho…

Theo Pháp Luật Xã Hội

Những sự thật thú vị đằng sau biểu tượng công nghệ như Bluetooth, USB, nút Play... và hơn thế nữa.

Ẩn sau mỗi cái tên hay mỗi biểu tượng luôn là một câu chuyện thú vị. Trong khuôn khổ bài viết này, những thông tin thú vị về một số biểu tượng cực kì phổ biến trong giao diện người dùng máy tính nói riêng hoặc các thiết bị điện tử nói chung sẽ được hé lộ.
1. Biểu tượng Power (nguồn)

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 1

Trở lại thời điểm khi Thế chiến thứ II diễn ra, các kĩ sư lúc bấy giờ thường sử dụng hệ nhị phân để đánh dấu nút nguồn của máy móc với số 1 nghĩa là “mở” và ngược lại số 0 đồng nghĩa với “tắt”. Năm 1973, dựa vào ý tưởng này Hội đồng điện tử thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái standby của một thiết bị nào đó. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn và biểu tượng như các bạn đang thấy ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt của một thiết bị điện tử.

2. Biểu tượng kết nối Ethernet

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 2

Biểu tượng cổng kết nối Ethernet được thiết kế bởi một kĩ sư làm việc cho IBM có tên David Hill. Theo những chia sẻ của ông, biểu tượng này thực ra được cắt ra từ một sơ đồ mô phỏng các kết nối mạng địa phương khả dụng thời bấy giờ. Trong đó, mỗi khối vuông ám chỉ một máy tính hoặc một trạm kết nối.

3. Biểu tượng Bluetooth

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 3

Nhắc đến nguồn gốc cái tên Bluetooth, chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện về vị vua Viking của người Đan Mạch có tên Harald Bluetooth, người nổi tiếng có khả năng gắn kết mọi người đồng thời góp công lớn vào công cuộc thống nhất Đan Mạch và Na Uy.

Bên cạnh lịch sử tên gọi, biểu tượng Bluetooth cũng gắn liền với vị vua nêu trên. Theo đó, logo Bluetooth quen thuộc của ngày hôm nay chính là cách viết cách điệu một số kí tự trong tên của vị vua Harald theo cách viết của người Bắc Âu thời đó.

4. Biểu tượng tạm dừng (pause)

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 4

Thực tế thì biểu tượng tạm dừng chẳng có chút nào liên quan đến công nghệ, theo đó, đây là một kí hiệu trong âm nhạc để chỉ sự ngắt giọng hoặc tạm dừng.

5. Biểu tượng chơi nhạc (play)

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 5

Là một biểu tượng khá quen thuộc thế nhưng đáng tiếc hình ảnh của nút Play với hình tròn bao quanh một hình tam giác lại không có một nguồn gốc cụ thể nào cả. Biểu tượng này được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên những chiếc băng cối (reel-to-reel) vào giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Bên cạnh hình ảnh mà các bạn đang thấy, biểu tượng này còn có một số biến thể cũng khá quen thuộc như hai tam giác đè lên nhau chỉ tác vụ tua đi hoặc tua lại.

6. Biểu tượng USB

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 6

Được ra đời cùng thời với công nghệ USB 1.0, biểu tượng quen thuộc này được thiết kế mô phỏng theo chiếc đinh ba của vị thần biển trong thần thoại La Mã Neptune. Tuy nhiên thay vì sử dụng đỉnh nhọn ở cả ba nhánh của biểu tượng, nhà thiết kế đã thay hai nhánh còn lại từ tam giác sang thành hình tròn và vuông để ám chỉ sự đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị khi sử dụng chuẩn USB.

7. Biểu tượng trạng thái standby

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 7

Sau khi tổ chức IEEE thay đổi biểu tượng “standby” như đã đề cập đến bên trên, tổ chức này đã đi đến kết luận chọn biểu tượng hình mặt trăng để ám chỉ việc thiết bị đang ở trong trạng thái standby. Hiện nay, biểu tượng mặt trăng được sử dụng khá rộng rãi trên các thiết bị điện tử ở Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên, ở các nước khác thì độ phổ biến của nó chưa thật sự cao.

8. Biểu tượng chuẩn giao tiếp FireWire

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 8

Vào năm 1995, một nhóm nhỏ tại Apple chịu trách nhiệm phát triển FireWire bắt đầu bắt tay vào việc thiết kế biểu tượng cho công nghệ hoàn toàn mới mà họ đang phát triển. Mục đích ra đời ban đầu là để thay thế cổng giao tiếp SCSI, FireWire hứa hẹn sẽ mang lại một phương thức kết nối tốc độ cao hơn rất nhiều cho các thiết bị âm thanh và hình ảnh số. Được biết, vì lí do này các nhà thiết kế đã nghĩ ra một biểu tượng gồm ba nhánh tượng trưng cho ba yếu tố dữ liệu, âm thanh và hình ảnh. Ban đầu, biểu tượng này có màu trắng tuy nhiên về sau nó được chuyển sang màu vàng và hiện nay chưa ai biết lí do cho sự chuyển đổi màu sắc này là gì.

9. Biểu tượng @

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 9

Năm 1971, một nhà lập trình có tên Raymond Tomlinson đã quyết định chèn một biểu tượng nào đó vào giữa những địa chỉ mạng máy tính để phân biệt phần biểu thị tên người dùng và các yếu tố còn lại, từ đó @ chính thức trở thành một yếu tố vô cùng quen thuộc trong thế giới Internet.

Tuy nhiên, trước khi @ được sử dụng với mục đích này, nó cũng được in lên một số bàn phím phục vụ mục đích kế toán trong những năm 1885 với ý nghĩa tương đương “với tỉ lệ là...”. Lùi lại sâu hơn nữa trong quá khứ, nhiều nghiên cứu cho rằng @ thậm chí có tuổi đời từ thế kỉ thứ 6 khi một thầy tu sử dụng nó như một cách để thay thế cho từ "ad" (trong tiếng Latinh có nghĩa là “ở đâu”, “về đâu”) bởi từ này quá dễ bị nhầm lẫn với A.D (viết tắt của Anno Domini, nghĩa là Công Nguyên).

10. Biểu tượng nút Command trên máy tính Apple

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 10

Khi làm việc để chuyển đổi các thực đơn lệnh xuống bàn phím, Hertzfeld, thành viên đội phát triển chiếc máy Mac đầu tiên cùng các cộng sự đã quyết định sẽ thêm vào một phím chức năng đặc biệt. Ý tưởng này thật đơn giản: khi được kết hợp với một số phím khác nhất định, nút “Apple” này sẽ thực hiện một lệnh tương ứng nào đó (lúc đó nút lệnh này không có biểu tượng như hiện tại mà mang logo của Apple).

Khi kế hoạch được đệ trình cho cố CEO Steve Jobs, ông ngay lập tức cảm thấy không vừa lòng và phản ứng lại: “Đã có quá nhiều biểu tượng Apple hiện diện rồi, thật quá kì cục!”. Sau đó, nhà thiết kế Susan Kare đã thử lục tìm trong từ điển biểu tượng thiết kế quốc tế để tìm cảm hứng và dừng lại ở một biểu tượng khá lạ ám chỉ một điểm thu hút khách du lịch trong khu cắm trại ở Thụy Điển. Về sau, nó được sửa đổi và trở thành nút lệnh Command.

11. Biểu tượng con trỏ chờ trên máy tính Apple

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc 11

Lần đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành OSX để ám chỉ tình trạng hệ thống không phản hồi. Nhiều người cho rằng chiếc “bánh xe” này là một phiên bản thay thế phát triển thay cho con trỏ đợi hình chiếc đồng hồ trong các phiên bản đầu tiên nhất của Mac OS. Đến nay, nguồn gốc và ý tưởng nhen nhóm ra thiết kế này vẫn chưa được Apple công bố.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca Domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới, đặc biệt ở những quốc gia nhiệt đới nóng, ẩm. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Không những gây khó chịu cho mọi người mà chúng còn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác nhau như ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt. Vấn đề này được các nhà hàng hay khách sạn đặc biệt quan tâm và tìm hiểu rất nhiều cách để xua đuổi loài ruồi khó chịu này. Nhưng có một cách hết sức đơn giản mà nhiều nước vẫn sử dụng đó là treo một túi nước bên ngoài cửa và chúng sẽ không bao giờ bén mảng đến nhà bạn nữa. Tại sao lại như vậy? Tại sao loài ruồi lại sợ túi nước đến thế? Hãy cùng tìm hiểu về bí ẩn này qua bài viết dưới đây.



Thực tế, phương pháp này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có người nói phải để một miếng giấy bạc trong túi nước, cũng có người nói phải để một đồng xu trong đó. Một vài trang web còn thương mại hóa, rao bán những túi nước đặc biệt, sử dụng thay thế thuốc đuổi ruồi.

Thực hư của phương pháp này ra sao? Một số người cho rằng loài ruồi khi nhìn vào túi nước, nó sẽ thấy hình ảnh phóng đại của mình trong đó và bay đi chỗ khác. Tuy nhiên lí do phổ biến và dễ hiểu nhất đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng đơn giản. Khúc xạ ánh sáng xảy ra khi một đối tượng rõ ràng hoặc không rõ ràng, ví dụ như mảnh kính hay túi nước, làm thay đổi hướng đi và vận tốc của ánh sáng. Các tia sáng lúc đó bị bẻ cong và gây ra nhiều hiện tượng như ảo ảnh quang học giữa trên và dưới mặt nước hoặc hiện tượng ảo ảnh ở con người.

Về mặt lý thuyết, hiện tượng khúc xạ gây rất nhiều sự phiền toái cho côn trùng, đặc biệt là loài ruồi.  Bởi chúng có cấu tạo mắt hết sức đặc biệt, cho phép thay đổi góc nhìn một cách nhanh chóng và quan sát nhiều hướng cùng một lúc. Các nhà khoa học gọi đó là cấu tạo mắt kép – một trong những điểm siêu việt của côn trùng. Với mắt kép, ruồi bám vào những tia sáng, trong điều kiện tự nhiên đó là tia nắng mặt trời – tia sáng song song, để bay với vận tốc rất nhanh cũng như đảo người mà không mất phương hướng. Chính vì thế khi tia sáng không song song, như tia sáng đèn do con người tạo ra thì con trùng nói chung và ruồi nói riêng bị mất phương hướng và bay vòng vòng quanh nguồn sáng. Đó là vì chúng phải xoay người cho tia sáng đúng góc như chúng đã từng xử lí với tia sáng mặt trời. Điều này lí giải tại sao khi đêm xuống, các loài côn trùng thường bay vòng vòng quanh bóng đèn hay ngọn nến… mà không phải là do chúng thích ánh sáng như mọi người vẫn lầm tưởng.


Một túi nước nilông treo lủng lẳng trong không gian sẽ như một giọt sương, như một thấu kính hội tụ và tia sáng đi qua nó sẽ không còn song song nữa, không gian như bị uốn cong đi, lồi lõm một cách bất thường. Và loài ruồi sẽ lại phải “bẻ người”, bay theo góc tia sáng đúng với phản xạ tự nhiên của chúng.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người tin rằng phương pháp này không thể xua đuổi được lũ ruồi. Nhiều người còn cho rằng đó là một câu chuyện mê tín dị đoan thời hiện đại. Hãy tưởng tượng trường hợp như sau, một  nhân viên bán hàng dạo mời bạn mua một chiếc thắt lưng có công dụng đặc biệt là chống cá mập với chỉ 19,95$. Bạn đeo nó trong một tuần và không hề bị cá mập cắn. Liệu điều này có nghĩa là chiếc thắt lưng đó có công dụng thật? Liệu có mối quan hệ nào đó giữa thắt lưng và cá mập ? Để khẳng định điều này là đúng bạn phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa như lí do cá mập tấn công bạn hoặc không tấn công bạn hay tần suất tấn công của chúng… Tương tự như vậy, việc túi nước ngăn chặn lũ ruồi vào nhà bạn cũng có thể gây được hiệu ứng giả. Trong điều kiện y học, người ta gọi là thuốc “trấn yên” với công dụng trấn an nhiều hơn là chữa bệnh. Theo một nghiên cứu của giáo sư về côn trùng học Mike Stringham, treo những túi nước như vậy thậm chí làm loài ruồi hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa thực nghiệm được sự hiệu quả của những túi nước dưới ánh nắng Mặt Trời.

Thực hư của câu chuyện này ra sao? Có người bảo là đúng, có người lại bảo là sai. Mỗi người đều có lập luận riêng của mình. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, bạn vẫn sẽ bắt gặp những nhà hàng, khách sạn… sử dụng phương pháp đơn giản này.

Theo PLXH

Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn những kiểu váy ra sao, hãy để Ngọc Trinh gợi ý!

Khác với trang phục ấm áp nhưng có phần nặng nề của mùa đông, mùa xuân thường mang tới cho bạn gái nhiều lựa chọn nhẹ nhàng, bay bổng hơn với những chiếc váy chất liệu ren, lụa crepe hay cotton mỏng. Đúng như tính chất của mùa xuân, váy mùa xuân cũng có mang nhiều gam màu tươi tắn, tràn đầy sức sống, với kiểu dáng đơn giản nhưng đủ để tôn lên nét duyên dáng "chết người" của bạn gái.

Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn những kiểu váy ra sao, hãy để Ngọc Trinh gợi ý. Vốn được được biết đến với làn da trắng mịn như ngọc, khuôn mặt ngây thơ và vóc dáng quyến rũ; Ngọc Trinh còn là sao nữ được đánh giá cao bởi gout thời trang đơn giản nhưng luôn hợp vóc dáng, đúng xu hướng. Chỉ riêng bộ sưu tập váy của Ngọc Trinh cũng đủ khiến bạn choáng ngợp: từ những chiếc đầm mini tông màu pastel kẹo ngọt đến đầm bodycon khoe đường cong một cách tinh tế, đầm ren trắng tinh khôi hay váy cut-out sành điệu... từ Ngọc Trinh, bạn có thể học được nhiều cách lựa chọn trang phục cho chính mình. Gợi ý tuyệt vời cho bạn là, các tông màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm hay họa tiết hoa sặc sỡ chính là những xu hướng tâm điểm của mùa xuân đang tới gần.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 1

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 2

Với nước da trắng mịn, tông màu hồng cánh sen đã tôn lên vẻ đẹp nữ tính nhưng không kém phần trẻ trung của Ngọc Trinh. Chuỗi vòng ngọc trai vừa làm tăng thêm nét sang nhưng không làm mất đi độ tươi trẻ vốn có của trang phục.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 3

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 4
Chi tiết cut-out giúp bộ trang phục thêm sành điệu, quyến rũ nhưng vẫn giữ được nét tinh tế.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 5

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 6
Sắc tím oải hương không chỉ hợp với sắc da trắng sáng mà còn hợp với cả da ngăm. Màu sắc pastel này không chỉ là đại diện tiêu biểu của mùa xuân mà còn được yêu thích bởi vẻ đẹp mong manh, nữ tính, nhất là khi đi kèm với những chiếc đầm midi.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 7

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 8
Một chiếc váy màu hồng trơn chắc hẳn sẽ bị đánh giá là "sến" hay nhạt nhẽo, và họa tiết hoa chính là chìa khóa để váy hồng trở nên ấn tượng hơn.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 9

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 10
Những bông hoa sinh động, màu sắc rực rỡ sẽ mang không khí xuân về gần bên bạn hơn bao giờ hết.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 11

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 12

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 13
Nếu muốn "bỏ bùa" người đối diện với vẻ nữ tính mong manh, hãy lựa chọn đầm ren trắng. Những khoảng hở đầy ý nhị sẽ khiến bạn trở nên lôi cuốn hơn.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 14
Tôn đường cong mướt mắt với váy bodycon trắng, họa tiết hoa đỏ sặc sỡ.

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 15

Ngắm Ngọc Trinh xinh đẹp rạng rỡ với trang phục đón Xuân 16

 Theo Pháp Luật Xã Hội

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.