Latest Post

Bộ đôi Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 chính thức bán tại Việt Nam với giá chỉ từ 1,5 triệu đồng. Cùng đánh giá nhanh Điện thoại Nokia Asha 503 và Nokia Asha 500 xem bộ đôi này có gì mà gây sốt cộng đồng công nghệ.

Nokia đã chính thức công bố bộ đôi điện thoại giá rẻ Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 tại Việt Nam. Mức giá của Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 lần lượt là 1,5 triệu đồng và 1,9 triệu đồng.

Như vậy, sau Nokia Asha 502, bộ đôi này là người kế nhiệm dòng điện thoại giá rẻ của Nokia mà đi tiên phong là Asha 501.

Tuy mức giá rẻ, nhưng Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 tỏ ra ghi điểm ở sự tiện dụng, thao tác đơn giản. Ví dụ, chỉ cần bấm đúp màn hình để mở khóa, vuốt ngón tay lên trên để mở ứng dụng camera. Việc thiết lập các tinh chỉnh như flash, cân bằng trắng...cũng được xử lý ngay khi mở ứng dụng camera.

Thêm vào đó, Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 cũng được cài đặt sẵn ứng dụng Whatsapp và hỗ trợ một tính năng mang tên Fastland - là nơi tổng hợp các cuộc gọi đến, tin nhắn, ghi chú hay lịch làm việc tương tự như Notification của hệ điều hành Android.

Nokia Asha 500 và Nokia Asha 503 chính thức bán tại Việt Nam

Nokia Asha 500 được tích hợp màn hình 2,8 inch và camera 2 megapixel thì Nokia Asha 503 sở hữu màn hình 3 inch cùng camera 5 megapixel. Asha 503 chứng tỏ vì sao mình đắt hơn người anh em 400.000 đồng khi tự tin với kết nối 3G. Về hình thức, Nokia Asha 503 được đánh giá là tốt hơn so với mức giá. Màu sắc cũng hợp với giới trẻ và đây có thể là dụng ý của Nokia khi nhắm tới phân khúc giá rẻ này, bởi bỏ ra từ 1,5 - 1,9 triệu đồng để sở hữu thêm một chiếc điện thoại phong cách là điều các bạn trẻ có thể chấp nhận được.

Dưới đây là một số thông số chính của Asha 503:

- Cảm biến máy ảnh chính: 5 MP
- Loại flash của máy ảnh: Đèn LED flash
- Kích cỡ màn hình: 3inch
- Thời lượng thoại 2G (tối đa): 12h
- Maximum 3G talk time: 4,5h
- Ứng dụng mạng xã hội: Facebook;Twitter;Sina Weibo;WhatsApp;LINE;WeChat.

Màn hình: QVGA, 3.0 inches
Danh bạ: 4000 số
Bộ nhớ trong: 150 MB
Camera: 5.0 MP
Dung lượng pin: 1.200 mAh.

Theo Báo Đầu Tư

Những câu hỏi cần dùng khi chọn đối tác làm PR

Việc chọn lựa một công ty truyền thông hỗ trợ công việc PR cho doanh nghiệp có thể không dễ dàng vì không mấy chuyên gia PR dám đảm bảo rằng các hoạt động quảng bá sẽ tạo ra một kết quả đúng như kỳ vọng, đó là chưa nói tới chi phí thực tế có thể vượt quá dự kiến ban đầu.

Để tìm được một đối tác PR hiệu quả, doanh nghiệp phải thật sự thông hiểu năng lực của công ty nhận làm PR bằng cách đặt ra những câu hỏi sau đây.

Làm thế nào đo lường thành công của một đợt quảng bá?

Số lượng “Like” trên trang Facebook hay mức độ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông thường được các công ty PR dùng làm thước đo.

Vì vậy, nên dạm hỏi thêm “độc chiêu” có thể giúp doanh nghiệp bạn thực sự tăng trưởng, chẳng hạn số lượng khách hàng tiềm năng gửi email hoặc truy cập website của doanh nghiệp đã gia tăng được bao nhiêu từ khi tung ra chương trình PR.

Phương tiện truyền thông nào vươn được đến nhóm khách hàng tiềm năng?

Công ty PR cần phải biết chính xác đâu là tờ nhật báo hoặc website giúp doanh nghiệp đến với nhóm khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Công ty PR nào có kinh nghiệm trên cả hai lĩnh vực truyền thông truyền thống và truyền thông kỹ thuật số thường có lợi thế hơn.

Những chương trình PR nào đã được công ty thực hiện trong lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm?

Sẽ thuận lợi nếu tiếp cận được với công ty PR có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.Được như vậy, hãy đề nghị cho biết kết quả của một vài chương trình mà họ đã thực hiện cho các khách hàng. Ngoài ra, nên hỏi nhân viên nào đã từng trực tiếp thực hiện các công đoạn cụ thể để trao đổi thêm với người ấy.

Ai sẽ đảm trách trực tiếp tài khoản công ty tôi?

Khi các công ty PR tự giới thiệu, họ thường cử những nhân viên tài năng nhất trình bày.

Còn trên thực tế, những người được phân công làm các công việc cụ thể cho doanh nghiệp có thể có khả năng không bằng. Do đó, điều quan trọng là biết được ai sẽ là người trực tiếp làm công việc PR cho doanh nghiệp và nên dành nhiều thời gian trao đổi với người ấy trước khi quyết định giao dự án cho công ty PR đã tỏ ra “bén duyên”.

Các dịch vụ cụ thể tiêu tốn bao nhiêu tiền?

Các chuyên gia PR thường cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ dựa trên ngân sách do chính khách hàng cung cấp cho họ. Hãy yêu cầu một bản chiết tính các loại hình công việc cụ thể với mức phí rõ ràng, ví dụ thông cáo báo chí, video, tham luận báo chí và quảng bá truyền thông xã hội…

Nên hỏi xem công ty PR ấy có thực hiện cách thanh toán theo kết quả làm việc không (tức là thanh toán một mức phí thấp ban đầu và chi trả thêm phí hoa hồng dựa trên kết quả thực tế). Cách đó sẽ đảm bảo phía công ty PR cùng có chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

Cho biết về kinh nghiệm truyền thông xã hội của công ty?

Đã là công ty PR thì phải thật chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Hãy tìm hiểu xem họ đã làm gì cho khách hàng của mình trên Facebook và Twitter, kết quả thu được ra sao?

Họ đã phát triển những cuộc thi hoặc khuyến mãi tương tác nào trên các trang cộng đồng?Nếu họ chỉ biết đến cách thức truyền thống thì kênh tiếp thị của bạn sẽ mất đi một số cơ hội kinh doanh.

Chúng tôi cần làm gì để quan hệ cộng tác đạt hiệu quả cao nhất?

Không nên đặt hết nhiệm vụ quảng bá cho công ty PR và kỳ vọng ở họ những kết quả tốt đẹp như trong mơ. Dù đã có sự hỗ trợ của họ, doanh nghiệp vẫn cần tham gia vào hoạt động PR của chính mình, dù đó là trên Twitter, Facebook, blog hay bất cứ cuộc trao đổi nào với báo giới.

Sau khi nghe đề xuất từ phía công ty PR, hãy xem xét cụ thể từng đề xuất và cam kết những điều có thể phối hợp thực hiện. Một khi đã cam kết thì nhất định phải giữ đúng lời hứa để tránh những tranh cãi không cần thiết về sau.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Apple có đến 3 nhà sáng lập; Macintosh là tên một loại táo; Steve Jobs không thích sản phẩm màu trắng… là những gì có thể bạn chưa biết về Apple.


1. Steve Jobs được nhận nuôi và có một nửa dòng máu Syria

Người đồng sáng lập, vị tổng giám đốc điều hành huyền thoại của Apple mất vào tháng 10/2011, nhưng khi còn đứng đầu công ty này, Steve Jobs đã tiết lộ sự thực về thân thế của mình: ông vốn được nhận nuôi và có một nửa dòng máu người Syria. 

Cha mẹ đẻ của ông, Joanne Schieble và Abdulfattah Jandali, người gốc Syria, gặp nhau khi còn là những sinh viên 23 tuổi tại trường đại học Wisconsin. Dưới áp lực của bố mẹ của Schieble, Jobs được đưa đi nhận nuôi vào năm 1955. Schieble và Jandali sau đó cũng kết hôn và có thêm một con gái.

2. Máy tính đầu tiên của Apple được định giá theo con số quỷ Satan

Apple I là máy tính đầu tiên ra mắt của Apple, có mức giá 666,66 USD. Steve Wozniak có vẻ như đã định giá nó mà không để ý rằng 3 số 6 vốn hàm ý liên quan tới quỷ Sa tăng. Wozniak đã đưa ra mức giá gấp hơn 1/3 mức giá bán sỉ 500 USD, lại muốn lặp lại những con số bởi vì ghi giá như vậy sẽ “dễ đánh số hơn”.

3. Apple vận chuyển hàng qua hàng không, chứ không phải đi đường biển

Apple là khách hàng lớn nhất của hãng vận chuyển Cathay Pacific, bởi lẽ công ty này chỉ thích vận chuyển hầu hết hàng hoá của mình trên những chiếc máy bay trên bầu trời chứ không phải trên một con tàu nào đó. Lợi ích của việc này là hàng hoá được vận chuyển nhanh hơn, từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ mất 15 giờ thay vì 30 ngày nếu đi đường biển. 

Như vậy, so với trước khi hàng đuợc bán ra, lượng tiền tồn đọng trong kho cũng sẽ ít hơn. Giá điện thoại, máy tính bảng, máy tính cũng tăng thêm 500 Euro mỗi sản phẩm nếu chúng không được đặt tại những container lênh đênh trên biển, đối mặt với nguy cơ bị chìm hay bị hải tặc tấn công.

4. Macintosh - tên một loại táo

Macintosh nguyên thuỷ là chiếc máy tính cá nhân thương mại đầu tiên sử dụng giao diện người dùng đồ hoạ và chuột, so với giao diện dòng lệnh như trước đó. Chiếc Apple Macintosh có tên gọi như vậy bởi lẽ Macintosh là loại táo mà Jef Raskin đặc biệt ưa thích. Ông là người đầu tiên khởi xướng dự án Macintosh, là cha đẻ của dòng máy tính này. 

5. Những bức hình hoành tráng nhất của Apple lại không phải được làm từ máy tính

Những bức ảnh quảng cáo với độ phân giải siêu cao về sản phẩm mới nhất, đột phá nhất, tiên tiến nhất của Apple lại không phải là những sản phẩm của công nghệ máy tính. Thay vào đó là sự hoà trộn cẩn thận từ hàng trăm màu sắc với độ phân giải cao, chụp siêu cận cảnh, trường màu sắc rõ nét. Những hình ảnh riêng lẻ được đan vào nhau, tương tự như cách những nhiếp ảnh tài ba trộn hình ảnh với độ sáng khác nhau vào một bức ảnh cỡ lớn, với độ phân giải rất cao, độ tập trung hình ảnh rõ nét.

6. Steve Wozniak vẫn là một nhân viên của Apple

Nhà đồng sáng lập của Apple, Steve “Woz” Wozniak cùng thành lập công ty vào năm 1976 với Steve Jobs. Hiện giờ ông đã không còn làm việc tại Apple nữa, nhưng vẫn có danh nghĩa chính thức là một nhân viên của Apple, được nhận mức lương bổng tương đương 120.000 USD/năm.

7. Chà! Chà! Chà!

Người em Mona Simpson của Steve Jobs kể lại, “Oh wow. Oh wow. Oh wow” (tạm dịch Chà! Chà! Chà!) là những lời nói cuối cùng của Steve Jobs, khi ông trút hơi thở cuối cùng bên người thân hồi tháng 10/2011. Mona Simpson cũng là người đồng ý cho đăng bài điếu mà bà đọc tại tang lễ của Jobs lên trang New York Times.

8. Apple có ba nhà sáng lập

Apple được thành lập vào năm 1976 bởi ba nhà sáng lậo, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Ronald đã phác thảo logo đầu tiên của Apple, viết thoả thuận hợp tác đầu tiên và đóng góp vào ra mắt chiếc máy tính Apple I. Tuy nhiên, do lo ngại có thể mắc nợ do kinh doanh thua lỗ, Ronald Wayne đã bán 10% cổ phần của mình ngay sau đó với giá chỉ 800 USD. Cũng 10% cổ phần đó ngày nay sẽ có giá hơn 35 tỉ USD.

9. Cảm ơn Ive vì ý tưởng sản phẩm iPod trắng

Ban đầu, Steve Jobs phản đối ý tưởng sử dụng màu trắng cho các sản phẩm của Apple, nhưng sau đó ông đã được nhà thiết kế của công ty, ông Jony Ive thuyết phục để sử dụng màu trắng là màu sắc chủ đạo dùng cho các sản phẩm của Apple. 

Tự thuật gần đây của Ive đã kể lại, Doug Satzger, một nhà thiết kế từng làm việc cho Apple đã nói rằng Jobs đã thắng lớn trên thương trường nhờ vào màu trắng mà đã tạo nên một sắc thái rất khác biệt được gọi là “màu xám bạc của ánh trăng”.

Rất lâu trước khi Ive gia nhập Apple, ông đã đặc biệt yêu thích màu trắng, những tác phẩm của ông khi còn là một sinh viên thiết kế tại Newcastle đã có màu trắng là chủ đạo.

10. Nỗi ám ảnh về việc đóng gói sản phẩm.

Apple rất chú trọng đến bao bì sản phẩm. Công ty có riêng một phòng về bao bì được bí mật dành riêng cho số ít người được đặt tại trụ sở chính ở Cupertino, California.

Những nhà thiết kế về bao bì đã dành vô số thời gian để mở những chiếc họp trong chếic phòng đặc biệt này, cố gắng cảm nhận phản ứng của khách hàng khi đón nhận sản phẩm mà mình hằng mong đợi. 

Trong quyển sách mang tên Inside Apple (tạm dịch là Thế giới bên trong Apple), tác giả Adam Lashinsky đã mô tả mức độ ám ảnh và độ chăm chút tới từng tiểu tiết của những nhân viên bao bì của Apple: 

“Những nhà thiết kế tạo ra những chiếc hộp, kiểm tra một loạt những mũi tên, những màu sắc sử dụng, những vệt băng dính, thứ sẽ mở ra một thiết bị tinh tế, nhỏ nhắn, phô diễn trước khách hàng những nhãn dán kỳ công, đẹp đẽ được đặt ngay tại chiếc hộp iPod trắng sạch sẽ. Chỉ cần đạt được điều ấy thôi cũng đáng để các nhà thiết kế phải đau đáu một nỗi ám ảnh rồi”.

11. “Hình dạng những quả bóng”

Trong cuốn tự thuật không chính thức gần đây viết về Jony Ive, tác giả Leander Kahney đã đính kèm một bức ảnh chiếc iMac G4 đặt trong chiếc hộp của nó. Toàn bộ thân máy được đặt trong chiếc hộp nền hình vòm được làm từ xốp nhựa, chiếc tai nghe hình dạng hai quả bóng được đặt cẩn thận và chắn chắn hai bên. Đội thiết kế của Apple đã lên ý tưởng sắp xếp phụ kiện trong chiếc hộp sản phẩm để mô phỏng hình dạng bộ phận sinh dục nam.

Theo Trí Thức Trẻ

Tôi là một người làm Content Marketing (Tiếp thị Nội dung). Và điều này đồng nghĩa với việc tôi phải dành phần lớn thời gian làm việc của mình để viết bài. Sau đó, phần thời gian còn lại sẽ dành cho việc kiểm tra để đảm bảo các viết nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu tìm kiếm.

Đây là một qui trình liên tục và không bao giờ dứt theo thứ tự: Ý tưởng > Sáng tạo > Phân phối > Quảng bá. Bài viết này không xem xét lại các vấn đề của Tiếp thị Nội dung, cũng không nhằm để yêu cầu cần phải thay đổi triệt để các qui trình đã được thử nghiệm và đã tạo được sự tin cậy. Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây chính là "từ khóa".

Nếu bạn đã từng đọc các bài viết khác của tôi, chắc chắn rằng bạn cũng biết tôi thường tập trung xoay quanh các vấn đề về Content Marketing (cùng các hoạt động đa dạng khác để làm mới thương hiệu của nó – SEO Writer, SEO Copywriter, Copywriter...) trong những năm qua. Khi nhìn lại khoảng thời gian mới bắt đầu viết, tôi thường cảm thấy xấu hổ và không mấy thoải mái. Có một điều cần lưu ý rằng nếu bạn viết bài vào khoản thời gian năm 2003 thì khi đó, mật độ từ khóa đang rất thịnh hành. Và thật ra thì yếu tố chất lượng chỉ xếp vị trí thứ ba hoặc thứ tư trong danh sách các yếu tố cần tối ưu. Đó là khoảng thời gian tôi không mấy hài lòng khi nhắc đến.

Sau khoảng thời gian chín năm thì mọi thứ bắt đầu thay đổi. Nội dung dần dần đã trở nên cuốn hút hơn, dễ chia sẻ hơn và đã nổi bật hơn so với các yếu tố khác. Chất lượng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, và thậm chí điều đáng ngạc nhiên hơn là nghề viết lách trực tuyến đã nhận được cái nhìn thiện cảm và nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, một số kĩ thuật cũ của John McClane vẫn mang đậm tính cứng ngắc– và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Đến đây, tôi nghĩ rằng nên nói ra suy nghĩ của mình: Tôi không thích từ khóa. Đối với tôi, từ khóa không mang nhiều giá trị; nó chỉ là vết tích còn lại của khoảng thời gian chạy theo công cuộc tối ưu hóa đã qua – hy vọng nó không phải là mục tiêu và yếu tố quan trọng trong tương lai. Google muốn mọi người phải sở hữu các 'kết quả hiển thị' mang đậm dấu ấn cá nhân, dựa trên các lượt tìm kiếm đã qua, vị trí địa lý, và các xu hướng rõ ràng – một qui trình liên tục dựa trên ngữ nghĩa và tính cá nhân riêng của từng người. Như vậy, nếu dựa vào từ khóa, Google đã thừa nhận yếu điểm của mình.

Trong nội dung, từ khóa càng trở nên phiền phức. Đối với tôi, một từ cứ được lặp đi lặp lại trong từng đoạn văn, cũng như trong hầu hết các tiêu đề và thẻ meta mô tả, thì rất khó chịu. Chúng cứ hiện diện ngay trước mặt khiến bạn không thể không nhìn. Tất nhiên từ khóa luôn có vị thế riêng của nó, vì vậy đừng hiểu sai ý tôi nhé, nhưng cần sử dụng đúng chừng mực sẽ hợp lý hơn.

Từ khóa nên được sử dụng như thế nào?

Như đã đề cập ở đoạn trước, việc các từ khóa vẫn còn được sử dụng được xem là một thất bại trên tất cả các công cụ tìm kiếm. Nhưng đến nay chưa ai có thể tìm ra được phương pháp khác hiệu quả hơn để phân loại nội dung. Do đó, người dùng thường quen nhập vào các truy vấn vô lý như "chuyến bay giá rẻ Heathrow". Thật may khi ngôn ngữ của chúng ta rất giỏi thích ứng để khỏa lấp các khiếm khuyết của Google, nhưng điều này không có trường hợp ngược lại.


Vấn đề ở đây không liên quan đến bản chất của từ khóa. Vì như thế giống như đổ lỗi cho Samuel Johnson vì đã định nghĩa ngôn ngữ trong từ điển tiếng Anh đầu tiên vậy. Vấn đề thực sự là do chúng ta đã hiểu sai từ khóa là gì và chúng nên được sử dụng như thế nào?

Nếu quay trở lại thời gian khi từ khóa đang là xu hướng, bạn chỉ việc sáng tạo bài viết với mật độ từ khóa 15% và chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều. Thậm chí, với tư cách là người viết bài, bạn buộc phải tuân thủ một số qui tắc nghiêm ngặt để đảm bảo từ đó phải được lặp lại ở một mức độ nào đó. Với những ai vẫn còn mới mẻ về SEO, chuyện này nghe có vẻ khó hiểu, nhưng đúng là như vậy. Vì xét cho cùng, tại sao bạn cứ muốn lặp đi lặp lại cùng một cụm từ ít nhất một lần trong từng câu như thế?

Thế nhưng, tất cả đằng sau cuộc chiến tranh giành thứ hạng trên công cụ tìm kiếm công khai này, có những người vẫn cố bám víu vào hệ tư tưởng lỗi thời một cách cực đoan. Nếu từ khóa thực sự hiệu quả, ắt hẳn ngày nay chúng cũng tạo ra những tác động nào đó? Đúng không? – Không hẳn như vậy.

Trước tiên, các từ khóa của bạn phải hợp lý. Việc chèn tên địa diểm vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hay chèn cụm từ "Delhi SEO Agency" vào bất kì mẩu nội dung nào là một hành động không đúng và có thể khiến khách truy cập quay lưng bỏ chạy.

Nội dung

Nội dung phải phục vụ cho một mục đích nào đó. Phải giàu tính thông tin, kích thích tư duy, hay ít nhất, phải mang tính giải trí. Ngay khi bạn chuyển hướng sự chú ý của mình sang từ khóa và rời xa các chuẩn mực cơ bản này, nội dung sẽ là yếu tố gánh chịu hậu quả. Bạn đã quá tập trung vào những thứ sai lầm. Phương pháp tự nhận thức không hề tốt cho nhà văn.

Từ khóa thường được sử dụng rất "lộ liễu". Trong trường hợp xuất hiện đến ba từ khóa hoặc nhiều hơn, người dùng sẽ cảm thấy "chướng tai gai mắt" – đặc biệt là khi chúng được lặp lại, nguyên văn, một cách liên tục. Vậy, tại sao không chèn từ khóa trong phần tiêu đề và dùng thân bài để xây dựng ngữ cảnh? Các từ đồng nghĩa và những thuật ngữ liên quan – gồm cả địa điểm nếu thực sự cần thiết – có thể được bổ sung cho một nội dung tường thuật bất kì. Tuy nhiên, đừng để bị cuốn theo qui trình này, hãy viết bài một cách tự nhiên và để ý đến những ngôn từ được sử dụng.

Các nhà văn đã tối ưu công việc của họ trong nhiều thế kỷ qua; dĩ nhiên là khi việc dùng từ ngữ để xây dựng cốt truyện là việc mà ai cũng phải kinh qua. Dickens đã trải nghiệm để mô tả góc khuất của cuộc sống ở Luân Đôn, Shakespeare đưa khán giả đến với nước Ý, Ai Cập và Đan Mạch, do đó mỗi nhà quảng cáo, nhà báo và nhà viết tiểu thuyết nên biết bắt chước. Thế thì, tại sao Marketer Nội Dung hay Copywriter phải khác biệt với các nhà văn nguyên thủy?

Xây dựng nội dung tường thuật, không đơn thuần vì mục đích SEO

Độc giả thích một bài tường thuật tự nhiên, vậy tại sao lại cho phép bất cứ điều gì phân tán bạn cung cấp một nội dung như thế? Luôn có một chỗ cho từ khóa miễn các công cụ tìm kiếm vẫn dựa vào chúng để xếp hạng – không ai có thể tranh cãi điều đó. Tuy nhiên, chúng có nên nằm trong nội dung để gây hứng thú và cung cấp thông tin cho độc giả hay không vẫn là một vấn đề cần phải xem lại. Liệu việc lặp đi lặp lại một cụm từ hàng chục lần có phản ánh rằng trang web đó có cốt truyện hay hơn, và có thứ hạng cao hơn những trang chỉ lặp lại vài lần không?

Keyword4-ID3508

Hãy tăng cường tương tác xã hội cho nội dung

Google không thể đánh giá chất lượng bằng cách đọc văn bản, nhưng nó có thể sử dụng các dấu hiệu xã hội, tỉ lệ bounce rate, và thời gian truy cập trang để làm tiêu chí đánh giá. Còn bây giờ, việc Google có thể đánh giá hay không, và tới mức độ nào, là việc chúng ta chẳng thể biết được. Đó là lý do tại sao mà phương pháp hợp lý nhất – vẫn được áp dụng cho nhiều năm nay – là viết cho khán giả trước tiên. Nhưng dẫu như thế, dẫu cho các quan điểm được đề cập ở trên cũng như trong vô số các trang blog khác, từ khóa vẫn sống mãi. Có thể thời đại của chúng đang dần kết thúc, hoặc chúng sẽ sống thọ hơn cả tôi và các Marketer Nội Dung năng nổ khác. Tuy nhiên, khi các công cụ tìm kiếm đồng lúc hành động, chắc chắn người ra không thể không mảy may buồn bã trước cái chết được báo trước của mình.

Có thể một ngày nào đó, biểu đồ kiến thức, quyền tác giả, địa phương hóa và cá nhân hóa đồng phát triển đến một mức độ nào đó khiến cho từ khóa bị quên lãng. Nhưng ngay lúc này đây, chúng ta hãy ngưng ngay việc hủy hoại các bài viết hay bằng những cụm từ hoàn toàn không cần thiết, nhé?

Nguồn: Làm Marketing

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.