Latest Post

Thuật ngữ Marketing đã được nhắc đến ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong thời buổi kinh tế còn nhiều biến động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của Marketing. Nhưng Marketing ra đời khi nào ? trong hoàn cảnh nào ? thì không phải ai cũng có thể nắm rõ, bài viết dưới dây sẽ lý giải phần nào các câu hỏi trên.

Thoạt đầu marketing xuất hiện qua những hành vi rời rạc gắn với những tình huống trao đổi nhất định. Như vậy, có thể nói rằng marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hóa. Nhưng điều đó không có nghĩa là marketing xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện trao đổi. Thực ra các hành vi marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi ở trong một trạng thái hay tình huống nhất định: hoặc là người bán phải tìm mọi cách để cố gắng bán được hàng, hoặc là người mua tìm mọi cách để mua được hàng. Có nghĩa là tình huống trao đổi làm xuất hiện marketing khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc cạnh tranh để mua. Như vậy, nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện marketing là cạnh tranh.

canh tranh trong marketing
Cạnh tranh là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của marketing

Trong thực tiễn, hành vi marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển thúc đẩy sức sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hóa có chiều hướng vượt cầu. Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm những giải pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hóa. Bằng chứng là trước thế kỉ 20, các thương gia người Anh, Trung Quốc,..đã biết thực hiện nhiều phương châm phản ánh hành vi marketing trong trao đổi hàng hóa như: "Hãy làm vui lòng khách hàng", "Không để khách hàng phải thắc mắc khi mua hàng", "Khách hàng có toàn quyền lựa chọn khi mua hàng", "Khách hàng mua phải những sản phẩm kém chất lượng thì đổi cho họ hàng hóa tốt". Nhờ những phương châm trên, tốc độ tiêu thụ hàng hàng hóa được gia tăng.

Nhưng cùng với sự phát triển của sức sản xuất, sự bế tắc trong tiêu thụ hàng hóa vẫn dần dần xuất hiện. Kết hợp với phương châm trên, các thương gia đã tiến tới thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn nhằm làm trỗi dậy sự khát khao mua hàng của khách hàng như: bán hàng có quà tặng, có giải thưởng, mua nhiều hoặc mua thường xuyên được giảm giá. Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa làm cho hoạt động marketing ngày càng phát triển, và là cơ sở để hình thành hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh về marketing.

canh tranh marketing

Lý thuyết marketing xuất hiện trước hết ở Mỹ. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, những kiến thức đầu tiên về marketing được giảng dậy trong các trường đại học của Hoa Kỳ, sau đó lan sang các trường đại học khác và dần trở thành phổ biến ở hầu khắp các nước có nền kinh tế thị trường. Lý thuyết marketing lúc đầu chỉ gắn với những vấn đề của tiêu thụ, nhưng nó ngày càng trở nên hoàn chỉnh và lý thuyết đó bao quát cả những hoạt động có trước tiêu thụ như: Nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, định giá và tổ chức hệ thống tiêu thụ.

Tổng kết lại: Sự ra đời của marketing bắt đầu từ nguyên nhân xâu sa là sự cạnh tranh để bán hoặc sở hữu sản phẩm và động lực để thúc đẩy marketing phát triển chính là sự phát triển của khoa học sản xuất khiến cho lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều vượt trên nhu cầu của người tiêu dùng.

Cảm ơn các bạn đã đoc bài viết của blog, nếu bạn thấy hay thì đừng quên bấm chia sẻ liên kết với bạn bè theo các link ở bên dưới nhé. MarketingOnline68 cảm ơn các bạn rất nhiều !

“Nhiều người cho rằng PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông”. Hoạt động PR không đơn giản chỉ là việc đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt.

Đến thời điểm này, PR không còn là khái niệm mới với nhiều người. Một số doanh nghiệp đã xác định PR là công cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu ngày nay . Tuy nhiên, mô hình PR nào thích hợp cho doanh nghiệp? Đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.



Cẩn thận với giá trị ảo:

Thành công của một số doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến nhiều người nhầm tưởng PR như thần dược, có thể mang lại cho thương hiệu sức khỏe cường tráng trong chớp mắt. Nhiều người cho rằng, PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Vô tình, họ đã đơn giản hóa chức năng và giá trị, quy đồng PR với quan hệ báo chí hoặc đối ngoại. Các nhóm đối tượng khác của PR như cổ đông, khách hàng, người lao động… bị lãng quên.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có chuyên viên PR mà sử dụng nhân sự kiêm trách hoặc thông qua các công ty PR. Ngoại trừ một số công ty đã khẳng định được uy tín, phần lớn các công ty PR nhỏ đều không có, hoặc thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Vì thế, thay vì tạo nên những thông tin giá trị, họ tận dụng các mối quan hệ với giới truyền thông và đưaPR.gif những tin không có giá trị. Nhiều bản kế hoạch PR được gửi tới doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn vài mục như: có thể đăng bao nhiêu tin, bài viết, phóng sự trên báo, đài. Nội dung không đề cập đến phân khúc thị trường của sản phẩm, thời điểm đưa thông tin…Điều này chỉ gây lãng phí ngân sách, khôngmang lại lợi ích gì.

Tiêu tiền sao cho hiệu quả?

Có nhiều ý kiến tranh luận quanh việc PR và marketing nên chung hay nhờ các công ty chuyên nghiệp? Điều này tùy thuộc vào thực tế ở mỗi doanh nghiệp. Xin mượn thành ngữ “liệu cơm gắp mắm” để nói về vấn đề này. Với những doanh nghiệp nhỏ, kinh phí cho công tác quảng bá hạn chế thì PR nằm trong marketing là mô hình hợp lý. Trường hợp này, hoạt động PR thường ở mức duy trì sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng.Trong doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên am hiểu về lĩnh vực PR, người hiểu sâu sắc về sản phẩm, thực trạng và chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đây là người đại diện doanh nghiệp làm việc với công ty PR, kiểm tra hiệu quả dịch vụ của họ. Việc lựa chọn thời điểm tung ra chiến dịch PR cũng là yếu tố quan trọng.Với những doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, việc lập một bộ phận PR chuyên trách là cần thiết. Lúc này, bộ phận PR đóng vai trò dẫn đầu cho các chiến dịch quảng bá, bao gồm cả marketing.

Bộ phận PR cần được đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, nhân sự của PR phải hiểu và khai thác tối đa giá trị của sản phẩm. Chuyên viên PR, ngoài kiến thức chuyên môn về PR, cần được bổ trợ những kiến thức về sản phẩm, marketing, bán hàng…

Như vậy PR có thể tạo nên một cách nhìn nhận khác đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện đối với một nhà quản lý hay một đối tác thì phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tế thông qua tìm hiểu thông tin doanh nghiệp chứ không phải nhận định qua các chương trình PR của công ty đó.

Hiện nay, một số công ty, doanh nghiệp lợi dụng các hoạt động PR để đánh bóng tên tuổi trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế nhằm tạo tên tuổi cũng như tìm kiếm lợi ích lâu dài từ các hoạt động PR, có thể bao gồm cả hàm ý “lừa gạt”.

Theo Tin tức HVG

Từ chiếc điện thoại đơn giản nhất cho đến chiếc smartphone hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng chức năng nhắn tin một cách dễ dàng. Với hàng tỷ người sử dụng ĐTDĐ trên thế giới thì rõ ràng tin nhắn là một kênh tiếp thị mà bạn không thể bỏ qua.

SMS Marketing
SMS Marketing

Theo báo cáo của Portio Research, cho đến hết năm 2012, số lượng tin nhắn được trao đổi trên thế giới sẽ chạm mốc 8 nghìn tỷ. Vì vậy, nếu bạn muốn chuyển sang xu hướng tiếp thị trên các thiết bị di động, hãy nghĩ đến tin nhắn đầu tiên.

Mặc dù tiếp thị tin nhắn đã tồn tại một thời gian dài, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại khách hàng của họ không thích hình thức này.

Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp thành công khi áp dụng tiếp thị bằng tin nhắn, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông.

Sau đây là vài gợi ý giúp bạn thành công với mô hình tiếp thị bằng tin nhắn dù bạn hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào:

Có được sự đồng ý của khách hàng

Chắc chắn là chẳng ai thích bị làm phiền bởi hàng chục tin nhắn quảng cáo hàng ngày, do đó, bạn hãy hỏi ý kiến khách hàng trước khi gửi tin nhắn, cam kết bảo mật thông tin cũng như công khai nội dung tin nhắn.

Chỉ gửi những nội dung mà bạn đã cam kết với khách hàng. ĐTDĐ có tầm quan trọng đặc biệt với không ít khách hàng, do đó, khi bạn có số của họ, hãy cư xử với tinh thần tôn trọng. Chiến dịch của bạn sẽ trở thành thảm họa nếu khách hàng bực bội trước những tin nhắn “không mời mà đến”.

Phục vụ trước, bán hàng sau

Mọi người sẽ phản hồi tốt hơn với những tin nhắn liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng: chúc mừng sinh nhật, nhắc hẹn, thông báo có hàng mới hay thông báo về những chương trình khuyến mãi. Nếu bạn gửi tin nhắn chỉ để quảng cáo một món hàng, bạn sẽ rất khó thuyết phục khách.

Sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn

Cho dù những ngôn ngữ đời thường, chữ viết tắt có phổ biến đến mấy trong đời sống thì khi gửi tin nhắn cho khách hàng, bạn nhất định phải dùng ngôn ngữ theo đúng chuẩn. Điều này thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn trong mối quan hệ với khách hàng. Mặt khác, không phải ai cũng hiểu những tiếng lóng hay từ viết tắt, họ có thể hiểu nhầm sang nghĩa khác. Do đó, hãy cẩn thận khi soạn nội dung.

Tạo điều kiện cho khách hàng từ chối nhận tin nhắn

Bạn cần cung cấp hướng dẫn cụ thể để khách hàng có thể yêu cầu bạn dừng gửi tin nhắn bất kỳ lúc nào. Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canada và Anh, việc này được quy định cụ thể trong luật.

Gửi tin nhắn vào lúc thích hợp

Bạn có bao giờ nhận điện thoại gọi nhầm vào nửa đêm? Bạn cảm thấy thế nào? Hầu hết mọi người để điện thoại ngay trong phòng ngủ, vì thế đừng tạo cơ hội cho khách hàng yêu cần bạn dừng nhắn tin. Tuyệt đối tránh gửi tin nhắn vào ban đêm và những thời điểm nhạy cảm khác trong ngày.

Gửi mã khuyến mãi và coupon

Một trong những loại tin nhắn được các nhà tiếp thị dùng nhiều nhất là gửi mã khuyến mãi và coupon cho khách hàng. Ai cũng thích khuyến mãi và họ sẽ truyền tai nhau.

Một khi khách hàng nhận ra những lợi ích mà bạn mang lại, họ sẽ sẵn sàng cung cấp số điện thoại. Tin nhắn sẽ mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận với khách hàng một cách gần gũi hơn.

Dù có hàng triệu những ứng dụng di động đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, tiếp thị bằng tin nhắn vẫn có chỗ đứng trong thế giới di động đang thay đổi từng ngày, bởi tính tiện dụng của nó.

Theo tapchimarketing

Khi marketing đã trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc bán hàng thì rất nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo đã liên tục ra đời để phục vụ cho mục tiêu của marketing nhưng hình như việc sử dụng quá nhiều một vài công cụ marketing đã làm người tiêu dùng luôn nghi ngờ mọi thứ đến với họ đều mang tính chất quảng cáo, do đó sẽ bị từ chối khỏi tâm trí khách hàng ngay tức khắc làm giảm hiệu quả của marketing rất nhiều. Trong khi đó những vấn đề lớn của xã hội như: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, sức khỏe và bệnh tật….không cần ai giới thiệu mời chào mọi người cũng tự giác tìm hiểu. Chính yếu tố này đã làm cho marketing xã hội trở thành một tuyệt chiêu của các nhiều công ty, họ đã tìm cách lồng thông điệp của mình thông qua một công việc có ích cho xã hội. Sau đây là một vài yếu tố nên biết khi sử dụng công cụ này:


  1. Nắm bắt xu hướng: Để thực hiện một chiến dịch marketing xã hội cần phải có một vấn đề xã hội được đề cập tới và đương nhiên những vấn đề xã hội nóng hổi được nhiều người quan tâm luôn là đề tài được lựa chọn, mỗimột thời điểm khác nhau thì vấn đề xã hội gây được chú ý lại khác nhau vì vậy nếu sử dụng những hình thức lỗi thời như cấm đoán(cấm đổ rác), ép buộc(đội nón bảo hiểm), dọa nạt(hình ảnh nguy hiểm từ những tệ nạn xã hội) đã ít có tác dụng. Xu hướng nổi lên bây giờ là truyền thông thân thiện, hướng tới những điều tốt đẹp như bảo vệ quyền lợi trẻ em, chống bạo lực học đường, bảo vệ thành phố xanh sạch...Một ví dụ điển hình về việc nắm bắt xu hướng phải nói đến chương trình marketing xã hội của DKT International với sản phẩm bao cao su OK cùng khẩu hiệu "nhà vô địch". Họ đã thành công vì khi đó vấn đề phòng chống HIV và kế hoạch hóa gia đình đang nổi trội khắp nơi đều thấy biển hiệu bảng treo về đề tài này

  2. Thông điệp: Marketing xã hội tác động đến hành vi ứng xử của xã hội nó không mang lại lợi nhuận cho marketer nhưng mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng mục tiêu vì vậy khi làm marketing xã hội thì chúng ta chỉ đứng ra là người đồng hành cùng chiến dịch đó và khách hàng sẽ tự động nhận biết, nếu mang thông điệp quảng cáo đi kèm sẽ làm giảm giá trị của chiến dịch đi rất nhiều. Các chuyên gia nhận định rằng chỉ nên dùng những thông điệp thực sự có ý nghĩa sâu sắc hoặc hài hước. Chương trình khuyến học Đèn đom đóm của Dutch Lady hướng tới việc tất cả trẻ em đều được đến trường, trong chương trình họ không hề có một thông điệp quảng cáo nào về mình thế nhưng chương trình đã làm thương hiệu Dutch Lady luôn ở trong tâm trí người tiêu dùng.

  3. Đối tác: Với chương trình marketing xã hội đối tác là vô cùng quan trọng tác động lớn đến tầm ảnh hưởng của chiến dịch vì một vấn đề xã hội luôn có 1 tổ chức hoặc nhiều tổ chức xã hội đứng ra phụ trách. Chắc chắn tên của bạn sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới người tiêu dùng nếu bạn đồng hành cùng hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường hay hội y tế công đồng...Lời khuyên cho bạn đó là cố gắng mời nhiều đối tác xã hội cùng tham gia chương trình điều này sẽ làm tăng hiệu quả quảng bá lên rất nhiều lần.

Cho phép tôi giới thiệu với bạn thuật ngữ The Four Color Conjecture, đó là khái niệm toán học cơ bản đầu tiên được chứng minh bằng máy tính – sự đổi hướng xoay chiều của định lý Four Color do các nhà toán học Appel và Haken đưa ra vào những năm 70.

Từ Wikipedia ta biết rằng: “Định lý The Four Color chỉ rõ rằng trên bất kì mặt phẳng nào phân cách thành các vùng - ví dụ như bản đồ chính trị của các nước theo lãnh thổ - thì các vùng chỉ được nhận biết qua 4 màu mà thôi và theo quy tắc thì không có hai vùng nào kề nhau lại có cùng màu sắc cả.”


Để tạo ra một dự án quảng cáo hoàn chỉnh, chúng ta chỉ cần dùng bốn sắc màu đó thôi. Những sắc màu đó được sáng tạo thông qua bản phân tích mà chúng ta thực hiện:

1. Bản phân tích khách hàng
2. Bản phân tích đối thủ cạnh tranh
3. Bản phân tích toàn bộ sản phẩm
4. Bản phân tích sức mạnh

   Bây giờ tôi sẽ bàn đến điều này bởi vì trong những ngày này tôi đang làm việc với một loạt các khuôn mẫu dự án quảng cáo cho người thân ngay tại  MarketingProfs. Và với tất cả những khuôn mẫu đó giá trị căn bản nằm ở trên phương thức tiến hành của một cấu trúc đường bệ để làm cho suy nghĩ trở nên dễ dàng thuận lợi hơn, giảm bớt sự đầu cơ của một vài tổ chức.
Cũng có một cấu trúc mà tôi sử dụng để chuẩn bị cho dự án đang làm là: nghiên cứu, phân tích và giả định rằng chúng tôi sẽ vượt qua trước khi chúng tôi nghĩ là mình có đủ kiến thức để tạo nên những quyết định hay ho. Và cấu trúc đó tập trung vào Định lý the Four Color.

Khách hàng

Nghiên cứu khách hàng là để tìm hiểu suy nghĩ và thái độ của họ chứ không phải tìm ra sở thích của họ. Nếu bạn muốn khám phá ra cái mà thị trường đang cần đơn giản là bạn chỉ việc hỏi nó. Xét cho cùng nếu  tất cả những gì nó mang lại là những làn gió từ Conjoint Cannon băng qua mái vòm của một cái chợ để giành chiến thắng trên thị trường, chúng ta sẽ phải tạo ra một nguồn cung cấp vô hạn của rải phân cách “First Place”

Đó là thái độ để mở cánh cửa để dự đoán trước thị trường: thái độ đó cho phép bạn đoán ra được cái mà khách hàng cần cho ngày hôm nay và cái mà họ sẽ cần cho ngày mai.

Tôi muốn biết được cái họ đang làm, đã làm trước đó và sẽ làm sau này để đưa họ đến với cánh cửa của tôi. Tôi muốn biết cái người ta làm ngày hôm nay để làm sáng tỏ vấn đề mà tôi muốn giải quyết cho họ. Tôi muốn biết cái người ta làm để có được dịch vụ, sự hỗ trợ hay là sự khắc phục. Tôi muốn biết cái gì đó khác mà họ làm trong khi họ giải quyết vấn đề của ngày hôm nay (họ có đang nghe điện thoại không, họ có đang xem ti vi không). Tôi muốn biết điều họ nghĩ khi họ so sánh các sản phẩm với nhau.

Tôi muốn biết người ta làm gì. Nếu tôi có thể xây dựng mặt nghiêng của thái độ loại này, tôi có thể xác định được thông điệp, nơi đặt quảng cáo, khuynh hướng đặc trưng của sản phẩm – tôi có thể làm được rất nhiều.

Sự cạnh tranh

Nơi tốt nhất để học hỏi những bài học hay nhất ( cũng như những bài học tồi tệ nhất) là từ các công ty mà đang thực hành điều đó một cách tốt nhất.

Vì vậy đối với chúng tôi việc nghiên cứu sự cạnh tranh chuyển động nhanh qua dòng sản phẩm cũ và giai đoạn tăng lên của giá cả và sự phân chia thị trường là tìm kiếm ở mỗi đối thủ cạnh tranh những bài học sống động. Nếu họ thành công chúng tôi muốn biết họ đã làm được điều đó như thế nào. Nếu họ thất bại chúng tôi cũng muốn cố gắng nhân thức được lỗi lầm mà họ phạm phải.
Chúng tôi muốn biết quá khứ, hiện tại của họ cũng như có thể học hỏi về tương lai của họ.

Chúng tôi bắt đầu với lịch sử của họ. Họ đã công bố cái gì? Chúng tôi có thể tìm thấy gì thông qua những thông tin sáng suốt về lịch sử công việc kinh doanh của họ? Cách đây 5 năm trang web của họ trông như thế nào? Bất cứ thông tin gì, bất cứ nơi đâu chúng tôi có thể tìm thấy nó, chúng tôi cũng muốn biết họ đã phát triển nó như thế nào – cái mà sẽ mang lai cho chúng tôi một cái nhìn rõ ràng về quan điểm chiến lược của họ.

 Chúng tôi muốn biết họ đã so sánh một loạt các tiêu chuẩn khách quan một cách xuất sắc như thế nào. Chúng tôi muốn sử dụng cuốn sách “Good to Great” của Jim Collin như một thước đo tiêu chuẩn, nhưng bạn có thể có tiêu chuẩn khác.

Chúng tôi cố gắng và nhận thức, thông qua những điều giống như những ứng dụng hiển nhiên và những hiệp hội nơi mà họ đang lãnh đạo.

Toàn bộ sản phẩm

Khi một người khách mua sản phẩm của bạn, đó là một trường hợp có thể xảy ra nhất mà nó cũng không phải là một nhu cầu riêng biệt. Tôi gọi đó là “đi vào giải pháp”.

Con người bơm gaz ở chỗ nào sau khi họ tìm ra gaz? Nguyên nhân nào mà người ta quyết định đi vào siêu thị mua hàng? Họ sẽ thực hiện cái gì nhằm nâng cấp hoàn thiện ngôn ngữ?

Để hiểu hết những điều mà khách hàng muốn hướng tới, những điều mà họ sẽ hướng tới sau khi họ trở thành khách hàng và trở thành bản đồ dẫn đường của bạn để tìm hiểu xem bạn đã làm thế nào để phát triển được trên thị trường. Đó là nơi có thể nhận định rõ ràng khi xác định sự phát triển của sản phẩm mới và nó tạo ra cả chiều hướng xem xét cho bản phân tích thái độ của khách hàng.

Sức mạnh

Cuối cùng là những sức mạnh điều khiển bên trong và bên ngoài. May mắn là có những mẫu mã chất lượng tồn tại cho nó mà chúng ta không phải phát minh ra chúng: SWOT, PEST (hay PESTE hay PESTEL hay bất cứ nơi nào phát triển nó) và năm quyền lực của Michael Porter là ông chủ của những cái đó và bạn có thể tìm thấy những thứ khác nữa nếu bạn muốn.

Nhưng tạo ra biểu đồ và bản đồ dựa trên những mô hình đó lại không phải là mục tiêu của bản phân tích – nó không đủ để thể hiện được sẽ có những áp lực điều chỉnh môi trường hoặc là bạn sẽ yếu kém về các dịch vụ.

Điều quan trọng là những hành động gì bạn sẽ mang lại dựa trên cơ sở những sự định giá hoàn toàn chủ quan đó. Cho dù bạn xác định rằng bạn sẽ đối mặt với áp lực PETA bởi vì bạn đã kiểm tra nó trên động vật, hay vì đã có sự chứng thực của PETA  thì mục đích của bạn theo kế hoạch là xác định hành động mà bạn sẽ làm dựa trên các thông tin.

Kết luận

Tôi chia sẻ với bạn bảng màu của tôi. Màu sắc của tôi. Đó là cái phương pháp làm việc với khách hàng của tôi. Trong khi bạn có thể muốn sử dụng các sắc màu khác thì mục đích của tôi ở đây là muốn chia sẻ với bạn là làm thế nào để tạo nên một bảng màu sẽ giúp bạn tập trung nghiên cứu của mình, nhận được các kết luận thích đáng và sau đó thì sử dụng tất cả những thông tin đó để tạo ra những dự án hành động sống động và khả thi cho sự cố gắng của bạn

Theo MarketingProfs.com


Trên nền nhạc Tuyết yêu thương, Nguyen Huu và Nhật Lê đã thực hiện liên khúc gồm ca khúc này cùng, Cơn mưa ngang qua, Nắng âm xa dần (Sơn Tùng MT-P), Con bướm xinh (Hồ Quang Hiếu), Ế (Karik).

Đây đều là những ca khúc đã và đang gây sốt trong giới trẻ.


Ngoài giọng ca khá ngọt ngào, cách nối từ và chuyển ca khúc của hai thanh niên này cũng tinh tế. Chính vì thế, màn trình diễn này trên nhận được sự quan tâm từ các bạn trẻ.

Chỉ sau hơn 1 ngày xuất hiện trên YouTube, video trên đã thu hút hơn 10 ngàn lượt xem.


Facebook vừa ra mắt thẻ Trending. Trending có thể hiểu là các thông tin, chủ đề đang "nóng", đang được bình luận và quan tâm nhiều trên Facebook. Cột Trending sẽ nằm ở bên phải phần News Feed của Facebook.


Facebook đã thử nghiệm Trending từ hồi tháng 8/2013. Theo giám đốc kỹ thuật Chris Struhar của Facebook, Trending "được thiết kế để hiển thị các chủ đề thú vị và liên quan, nhằm giúp bạn phát hiện ra những nội dung hay nhất trên Facebook". Struhar nói rằng danh sách nội dung hiển thị trong thẻ Trending là những chủ đề phổ biến trên mạng xã hội cũng như là những chủ đề liên quan đến người dùng.

Có vẻ như Facebook đang theo bước của Twitter, song trong trường hợp của Facebook, Trending sẽ mang tính cá nhân nhiều hơn. Mỗi chủ đề sẽ có một phần miêu tả và bạn sẽ biết tại sao chủ đề đó lại đang được quan tâm, ví dụ đó là một sự kiện lớn sắp diễn ra hay tin tức về một người nổi tiếng. Khi click vào link, người dùng Facebook sẽ nhìn thấy những bình luận của bạn bè hoặc những trang web nổi tiếng đang viết gì về chủ đề này.

Đại diện Facebook cho biết họ sẽ sử dụng các thuật toán để phát hiện ra các từ khoá, chủ đề được xem là đang nóng để đưa vào phần Trending. Trong đó những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhiều nhất sẽ nằm ở trên cùng.


Theo PC World, Trending là cách Facebook muốn lọc hàng tỷ thông tin mà người dùng đưa ra hàng ngày và giúp các cuộc hội thoại được tìm kiếm dễ dàng hơn. Các chủ đề trên phần Trending chắc chắn sẽ dễ định hướng hơn so với công cụ tìm kiếm Graph Search của Facebook.

Hiện tại, Facebook đang thử nghiệm Trending trên bản di động, song tính năng này hiện đã có trên Facebook phiên bản web. Tuy nhiên, cũng chỉ những người dùng Facebook ở một số quốc gia nhất định mới được cung cấp tính năng Trending. Rất tiếc người dùng Facebook Việt Nam hiện vẫn chưa nhận được tính năng này.

Theo TechHive

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.