Latest Post

Một số tập đoàn lớn tại Mỹ đã đi tiên phong trong việc bổ nhiệm nhiều nhà điều hành marketing số (CDO). Xét về chức danh, họ sánh ngang với các nhà điều hành marketing nói chung (CMO), nhưng lại chỉ lo về truyền thông số.



Với nhiều tập đoàn, CDO (Chief Digital Officer) là sự giao thoa giữa hai vị trí CMO và CIO (nhà điều hành công nghệ thông tin), người đứng đầu mảng công nghệ thông tin (IT) của doanh nghiệp (DN). Xu hướng mới này cho thấy sự khuếch trương mạnh mẽ của marketing kỹ thuật số trong đời sống, sản xuất và kinh doanh.

Các phương tiện truyền thông dựa trên nền tảng IT có rất nhiều điểm mạnh, như: tính tức thời, lan truyền, hiệu quả… vốn đang trở thành một mảng quan trọng không thể thiếu trong sách lược marketing của mỗi DN.

Theo một dự đoán của Gartner, năm 2017, các CMO sẽ có các phát triển công nghệ dựa trên nền tảng IT nhiều hơn chính những người đồng cấp làm IT. Phần lớn các công nghệ này sẽ tập trung vào sáng kiến cải tiến quản lý marketing và thương mại điện tử.

Xu hướng tất yếu

Chỉ cách đây 5 năm, đầu tư vào các mảng công nghệ cao còn được coi là việc làm chứa đựng nhiều thách thức và rủi ro. Ngày nay, các gói đầu tư công nghệ thường là một trong những lựa chọn hàng đầu về độ an toàn, tính thức thời và khả năng sinh lợi.

Với mỗi tập đoàn, nhất là các tập đoàn lớn, con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất để quản lý chi phí và tăng hiệu quả tối đa là thông qua quảng cáo số.

Một quảng cáo số dù ở dạng đơn giản nhất cũng cho phép quản lý chạy theo thời gian phù hợp, tương tác nhóm khách hàng mục tiêu về độ tuổi, giới tính, chưa kể hành vi tiêu dùng và thái độ sử dụng dịch vụ.

Khi kết thúc chương trình, khách hàng có ngay thống kê báo cáo ở dạng đầy đủ nhất. Adam Brotman là một trong những CDO nổi tiếng nhất thế giới, ông quản lý tất cả những gì liên quan tới tiếp thị số của thương hiệu Starbucks Coffee, bao gồm website, Wi-Fi, mobile marketing, social media, e-commerce…

Theo Brotman, truyền thông xã hội đã giúp Starbucks không chỉ quản lý tốt mạng lưới của mình mà còn duy trì sự kết nối và lòng trung thành của khách hàng, khách hàng luôn cảm thấy gần gũi với thương hiệu không chỉ trong lúc sử dụng dịch vụ mà thương hiệu còn theo họ ở mọi thời điểm, đặc biệt khi họ kết nối với các mạng xã hội.

Tuy nhiên, việc thích ứng với công nghệ mới này cũng không phải dễ dàng gì đối với DN. Công nghệ quảng cáo số thường được coi là một thách thức, chứa đựng sự khó khăn, dễ làm nản lòng người và hơn hết nó đòi hỏi tốc độ, một vấn đề được coi là nan giải ở các tập đoàn lớn.

Công ty càng lớn, tốc độ thay đổi càng chậm. Ngoài ra, vấn đề đổi mới còn liên quan tới văn hóa DN. Rất nhiều DN gặp khó khăn nghiêm trọng khi đổi mới đường lối quảng cáo để tiếp cận xu hướng quá mới mẻ, đòi hỏi sự hiểu biết kỹ thuật sâu sắc.

Rất nhiều công ty ở Mỹ đã giải quyết thực trạng này bằng cách mua lại DN mới thành lập và sẵn sàng thử nghiệm các đổi mới ngay từ những ngày đầu tiếp quản. Tuy nhiên, việc này cũng không mấy thành công do xung đột về văn hóa DN, văn hóa quản trị.

Từ đó, việc bổ nhiệm CDO được coi là một cách hay hơn nhiều: đưa vào ban giám đốc một người có khả năng nhìn nhận marketing hiệu quả trên cơ sở kỹ thuật số và từ đó thay đổi nhận thức của DN cũng như áp dụng hiệu quả các chính sách mới.

Thực tế quản trị

Một chương trình marketing không mấy khi hoạt động độc lập. Marketing được xây dựng trên cơ sở thực tế kinh doanh và nó đòi hỏi phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận, phòng, ban trong cùng một công ty.

Việc tập trung đầu mối vào vị trí CDO có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các bộ phận liên quan khi tiếp nhận nội dung và xây dựng chương trình. Truyền thông số không chỉ bó hẹp trong mảng trực tuyến, mà nó còn được xây dựng trên cơ sở các trải nghiệm ngoại tuyến.

Marketing kỹ thuật số đòi hỏi chiến lược nhiều hơn chiến thuật. Nhà điều hành cao nhất – CEO – cũng cần biết và nắm chắc về truyền thông kỹ thuật số để có thể đưa ra các quyết sách kịp thời và phù hợp cho DN.

Rất nhiều vị trí điều hành marketing có xuất thân hoặc nền tảng là các chuyên gia truyền thông số, đây là một lĩnh vực năng động nên nó cho phép người làm marketing tiếp cận nhiều công nghệ mới và từ đó mang lại lợi thế khi tiếp cận thị trường.

Mặc dù phức tạp và đòi hỏi nền tảng kiến thức công nghệ, thế nhưng truyền thông số không phải là điều quá mới mẻ và khó tiếp cận vượt mức hiểu biết của một CEO. Là nhà điều hành DN, CEO sẽ không gặp khó khăn đáng kể nếu có được sự tham mưu kịp thời và chính xác từ cấp dưới.

Rất nhiều nhà điều hành nổi tiếng kém thân thiện với kỹ thuật số, như “lão làng” trong ngành truyền thông là Rupert Murdoch, cũng xác nhận việc tiếp nhận thông tin và báo cáo từ cấp dưới về tính hiệu quả của công nghệ áp dụng vào kinh doanh là không khó khăn gì.

Theo DNSG

Những phụ kiện, smartphone, máy chơi game đời mới là những đại diện công nghệ nổi bật trong năm 2013. Hãy cùng điểm mặt 10 sản phẩm "hot" nhất của năm nhé!
Trong danh sách dưới đây có một số sản phẩm được thừa hưởng tiếng tăm từ phiên bản trước, bên cạnh đó cũng có những sản phẩm mang tính đột phá lần đầu tiên xuất hiện trong thế giới phẳng.
1.Google Glass
google-glasspr_1387442312_1387442337.jpg
Google Glass.
Dù mới ra mắt trên thị trường nhưng Google Glass đã nhanh chóng đánh bật các đối thủ kính mắt công nghệ cao và dành được sự chú ý lớn nhất trong năm nay.
Loại kính mắt công nghệ cao này sở hữu mức giá đắt nhất trong top 10 với 1500 USD. Hơn nữa, Google chỉ bán cho vài nghìn khách hàng nhanh tay đặt sớm khi mới ra thông báo.
Cũng giống như đồng hồ thông minh, chiếc kính này sẽ kết nối với smartphone của bạn và thực hiện những thao tác cơ bản như nghe nhạc, gửi tin nhắn, gọi điện thoại. Chiếc kính này cũng hoàn toàn có thể chụp được hình hay quay video.
Năm 2013 sắp kết thúc và sản phẩm này được kỳ vọng sẽ phân phối rộng rãi hơn trong năm 2014. Sẽ tuyệt hơn rất nhiều nếu Google có thể thay đổi thiết kế và điều chỉnh mức giá phù hợp hơn.
2. Apple Ipad Air
iPad-Air-1_1387442272.jpg
Apple iPad Air.
Danh sách xếp hạng các sản phẩm công nghệ nổi bật của năm đã từng vắng bóng Apple cho tới khi iPad Air chính thức trình làng, lý do là bởi các sản phẩm của Apple chưa hề có bước đột phá trong năm 2013. Thay vì tập trung vào nâng cấp cải tiến thì "hàng" của Apple có vẻ "na ná" nhau, tuy nhiên dòng iPad thế hệ thứ năm hoàn toàn mới này đã đảo ngược tình thế.
iPad Air nổi tiếng với thiết kế mỏng hơn, sáng hơn, bỏng bẩy hơn được ra mắt tại Cupertino bang California (Mỹ) vào tháng 11 năm nay. iPad Air có giá 499 USD và chỉ dày 0,29 inch và nặng khoảng 0,5 kg, sở hữu chip A7 64-bit cực nhạy, xứng đáng là sản phẩm tuyệt vời cho những ai "nghiền" game.
3. Google Chromecast
Chrome-Cast-1374716893-500x0.png
Google Chromecast.
Chromecast là thiết bị  kết nối kỹ thuật số dành cho TV, sản phẩm hoạt động giống như Roku và Apple TV nhưng có giá thấp hơn hẳn và nhỏ gọn hơn rất nhiều. Chromecast có giá 35 USD, tương thích với cổng cáp nối ở TV giúp người dùng có thể xem các chương trình kết nối trực tuyến từ smartphone, máy tính bảng, laptop hoặc máy tính để bàn có Wi-Fi.
Chromecast chỉ hoạt động trên các chương trình Netflix, YouTube và một số dịch vụ khác của Google. Hiện nay sản phẩm đã được cập nhập tương thích với kênh HBO Go, Pandora, Hulu Plus và những kênh trực tuyến khác.
Nếu bạn muốn tìm kiếm một thiết bị kết nối hữu dụng giá rẻ dành cho TV thì Chromecast chính là sản phẩm hoàn hảo.
4. Sony Playstation 4 và Microsoft Xbox One ( 2 sản phẩm)
sony-playstation-4-xl_1387442452.jpg
Sony Playstation 4.
2013 là năm đánh dấu lần đầu tiên Sony và Microsoft ra mắt thiết bị chơi game kể từ hơn 7 năm qua. Sony trình làng Playstation 4 và Microsoft cũng không hề kém cạnh khi tung ra Xbox One.
Cả 2 sản phẩm này đều có điểm tương đồng: sở hữu ổ cứng 500GB với vỏ ngoài màu đen. Tuy nhiên, hai công ty lại dùng những chiến lược quảng bá rất khác nhau.
Sony chủ động ưu ái cho game thủ ruột của mình bằng cách giúp họ chia sẻ những đoạn video khi chơi game với nút "share" trong bảng điều khiển một cách thật dễ dàng.
url-jpeg_1387442494.jpg
Microsoft Xbox One.
Trong khi đó Microsoft lại có tham vọng biến Xbox One trở thành vật không thể thiếu trong nhà của mỗi game thủ. Chỉ với khẩu hiệu "Xbox on" người dùng có thể điều khiển thiết bị giải trí của mình chỉ bằng giọng nói. Xbox One cùng sẽ đăng tải thông tin đặc biệt của người sử dụng và nhận diện họ bằng thiết bị camera Kinect hiện đại.
Cho tới nay, cả hai sản phẩm đều "kẻ 8 lạng người nửa cân" khiến người tiêu dùng khá đau đầu trong việc chọn lựa. PS4 có giá bán lẻ là 399,99 USD trong khi đó Xbox One có giá 499,99 USD. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt mua bạn nhé!
5. Nokia Lumia 1020
Nokia-Lumia-1020-2ad_1387442542.jpg
Nokia Lumia 1020.
Nokia Lumia là dòng sản phẩm ấn tượng nhất năm nay khi thay da đổi thịt từ thiết bị có hệ điều hành đáng thất vọng trở thành một trong những sản phẩm cao cấp nhất của giới công nghệ.
Smartphone của Nokia nằm trong top những thiết bị đặc biệt, sở hữu màn hình 4,5 inch 720p HD và độ phân giải máy ảnh cực khủng 41 megapixel. Camera cho phép người dùng chụp ảnh và có thể zoom lớn mà không cần tăng chất lượng hình ảnh.
Tuy nhiên, Lumia lại sử dụng hệ điều hành Windows và cho đến mùa hè năm nay khi chính thức lên kệ, sản phẩm vẫn bị thiếu rất nhiều ứng dụng nổi bật khiến giá của Lumia giảm xuống không nhỏ, 299 USD với 2 năm bảo hành cỏ vẻ vẫn khá "chát" .
Hiện nay, sản phẩm đã được bổ sung thêm nhiều ứng dụng và sở hữu mức giá phù hợp hơn, 199 USD với 2 năm bảo hành. 3 ứng dụng trước đây thiếu vắng mới được bổ sung là Instagram, Vine và Waze.
Với giá cả cạnh tranh và sử bổ sung các ứng dụng nhanh chóng, Lumia đã được nâng thêm một bậc trở thành smartphone chụp hình đáng giá nhất của năm 2013.
6. Leap Motion Controller
13-01-03-Leap_1387442601.jpg
Leap Motion Controller.
Leap Motion đã gây ngạc nhiên cho toàn thế giới khi trong năm 2012 với video trên Youtube thể hiện tính năng của thiết bị cảm biết đặc biệt cực kỳ chính xác,nhanh nhạy, dành cho người sử dụng laptop. Và vào năm nay, San Francisco đã thực hiện đúng lời  hứa hẹn của mình khi cho ra đời Leap Motion Controller.
Có kích thước nhỉnh hơn một chiếc USB, Leap Motion Controller cho phép người dùng điều khiển máy tính của mình bằng cử chỉ tay. Thiết bị có thể sử dụng với các thao tác cùng máy tính hoặc chơi game rất đơn giản.
Leap Motion có mặt trong danh sách này với tư cách là một cải tiến đột phá của ngành kỹ thuật công nghệ hơn là một thiết bị tại nhà hay văn phòng. Nếu được đầu tư thêm các ứng dụng khác, sẽ không nghi ngờ gì khi Leap Motion giành vị trí cao nhất của bảng xếp hạng trong năm 2014.
7. Samsung Galaxy Gear
urlcxc-jpeg_1387442635.jpg
Samsung Galaxy Gear.
Đồng hồ thông minh Peper của dự án Kickstarter từng làm mưa làm gió trong giới công nghệ năm 2012, nhưng Samsung mới là công ty đưa tên tuổi của dòng sản phẩm đồng hồ thông minh đến với quần chúng.
Vào tháng 10, "gã khổng lồ" tới từ Hàn Quốc của giới công nghệ đã tung ra sản phẩm Galaxy Gear, đồng hồ thông minh nhỏ gọn, sở hữu màn hình cảm ứng có thể truy cập các ứng dụng, thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn, chụp hình và quay video.
Galaxy Gear có vẻ giống như một thiết bị dành cho các điệp viên, đây là dòng sản phẩm đồng hồ thông minh đầu tiên của Samsung, vì vậy, thiếu sót là không thể tránh khỏi. Sản phẩm này chỉ hoạt động tương thích với các thiết bị Samsung khác và thiếu khá nhiều các ứng dụng cần thiết. Hơn nữa, giá 299 USD khá đắt và kích thước quá to so với một chiếc đồng hồ thực sự.
Bất chấp những thiếu sót này, Samsung tiết lộ hãng đã bán được 800.000 bản trong một tháng sau khi ra mắt sản phẩm này tại Mỹ.
8. LG G Flex
600-600-LG-G-FLEX-04_1387442672.jpg
LG G Flex.
LG G Flex không được phân phối tại Mỹ nhưng lại được ra mắt tại Hàn Quốc và sở hữu những tính năng công nghệ đầy hứa hẹn sẽ xuất hiện ở các smartphone trong năm 2014.
LG G Flex là một trong số 2 sản phẩm sở hữu màn hình cong được bán ra trong năm nay. Mặc dù bản thân màn hình cong không có nhiều cải tiến khi chỉ có chất lượng bình thường, tuy nhiên công nghệ bên trong lại khá bền bỉ.
G Flex sử dụng màn hình OLED plastic, là loại màn hình mỏng hơn so với các loại điện thoại thời nay và đó là lý do khiến nó bền hơn rất nhiều. Bạn có thể sở hữu một chiếc LG G Flex có đường cong mềm mại hoặc làm phẳng nó trên mặt bàn mà không lo bị vỡ màn hình bởi LG đã bao phủ mặt lưng của chiếc điện thoại này bằng công nghệ "tự phục hồi vết thương". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sản phẩm này có thể chống được mọi loại vết xước, nhưng người sử dụng cũng không cần lo lắng bởi giá cả hợp lý của sản phẩm.
G Flex sẽ trình làng tại Mỹ vào năm sau, hãy cùng hy vọng vào sự đổi mới trong tương lai khi công nghệ màn hình cong của LG rất đáng chú ý.
9. Motorola Moto X
Moto-X-Dev-Edition-GSM-version1_13874427
Motorola Moto X.
Motorola đã bắt đầu quảng cáo về Moto X ngay khi dự án chỉ mới được "ém", đó là lý do vì sao Moto X nhận được rất nhiều sự mong đợi, sản được lắp ráp tại Mỹ nên người mua có thể tùy ý lựa chọn thiết kế theo ý thích.
Tuy nhiên, Moto X sau khi "ra lò" lại không được như mong đợi, người mua có thể chọn thiết kế thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm nhưng bên trong chỉ có thể chọn một trong 2 loại bộ nhớ là 16GB và 32GB. Dù có chút thất vọng, Moto X vẫn là sản phẩm tiên phong với tính năng có thể thay phần vỏ bên ngoài tùy theo ý thích.
Sau khi ra mắt Moto X, Motorola đã chuyển nguồn hỗ trợ của mình từ đầu tư cho Phonebloks-led sang phát triển dòng điện thoại có thể thay đổi diện mạo này. Phonebloks là dòng sản phẩm được tạo nên bởi nhà thiết kế của Dutch bằng việc sử dụng các mô-đun gần giống như tạo dựng các khối Lego.
Motorola hiện thực hiện dự án Ara, dự án hứa hẹn cho phép khách hàng thỏa sức lựa chọn từng phần khác nhau cho chiếc smartphone của mình.
Tinh thần sáng tạo và bản lĩnh tiên phong của Motorola đã giúp Moto X chiếm gọn vị trí cuối cùng, kết thúc danh sách 10 sản phẩm công nghệ ấn tượng của năm 2013.
Theo Ione

Google nổi tiếng là công ty có môi trường phẳng nhất thế giới, bởi vì ở đây rất ít cấp bậc. Các nhân viên, từ lập trình viên tới thiết kế, đều được phát triển ý tưởng của họ và thực hiện một cách tự do mà không cần phải hỏi ý kiến của sếp nào cả.

Bài học giúp quản trị công ty thành công như Google

Thế nhưng, với không ít dân công nghệ, các sếp đôi khi lại là các rào cản của sự phát triển, của sự đổi mới khiến họ không thể phát huy tài năng.

Do vậy, một thử nghiệm được thực hiện năm 2002 do chính Larry Page, đồng sáng lập Google và hiện là CEO của hãng, đã chỉ ra rằng, nếu tự do như vậy sẽ không có ai lo những việc như phát triển nhân sự, thị trường toàn cầu, chiến lược và những vấn đề phát sinh. Và quan trọng hơn hết là khó kết nối một đội hình hơn 37.000 con người cùng làm việc.

Sau đó Google đã xây dựng một dự án có tên là Oxygen với nhiều đánh giá và nghiên cứu công phu hàng năm trời về hành vi quản trị để giúp đội hình sếp tăng năng lực quản trị và điều hành của họ.
Dự án đã chỉ ra 8 điểm của một sếp tốt như sau:

1. Là huấn luyện viên giỏi
2. Trao quyền cho nhóm và không quản lí chi tiết
3. Tập trung vào lợi ích và quan tâm của tất cả thành viên của nhóm
4. Hướng vào kết quả công việc
5. Biết lắng nghe, giỏi đối thoại để chia sẻ thông tin
6. Giúp đỡ thành viên phát triển nghề nghiệp
7. Có tầm nhìn rõ ràng và chiến lược cho nhóm
8. Nắm vững các kĩ năng về kĩ thuật trọng yếu để giúp hỗ trợ nhóm

Tiếp theo, Google cho phép các nhân viên đánh giá sếp của mình dựa theo những yếu tố trên và hàng năm còn tổ chức bình chọn những sếp tài giỏi, những sếp này ngoài được thưởng còn có cơ hội tăng lương và thăng chức.

Như vậy có thể thấy Google có một mô hình đặc biệt là cho phép nhân viên đánh giá sếp, ngược lại với Việt Nam là từ trên xuống. Và mô hình này đã chứng tỏ hiệu quả vì chính những thành viên của Google đã cho ra đời những sản phẩm tuyệt hảo khiến công ty liên tục tăng doanh thu và biến Google trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Theo Nhipcaudautu.vn

Biểu tượng Dislike vừa được Facebook bổ sung vào tính năng Messenger trên di động lẫn trình duyệt web.

Trong nhiều năm qua, người dùng Facebook luôn mong chờ sự xuất hiện của nút Dislike trên các status, hình ảnh để thể hiện sự không thích, không hài lòng với vấn đề đó. Cho đến lúc này, Like và Dislike vẫn đang tạo nên 2 luồng ý kiến trái chiều ở người sử dụng.

Facebook trang bị hình ảnh Dislike trong công cụ chat 1
Nút Dislike xuất hiện trên ứng dụng Facebook Messenger dành cho thiết bị di động.

Dù chưa chính thức có nút Dislike nhưng Facebook đã bổ sung một bộ sưu tập sticker mới vào tính năng Messenger, gồm nhiều hình ảnh bàn tay với các kiểu tạo dáng khác nhau của các ngón tay, nhằm thể hiện cảm xúc của con người. Như hình ảnh Like quen thuộc là 4 ngón nắm lại và ngón cái đưa lên trên, hình ảnh Hi - Chào với ngón trỏ và ngón giữa đưa lên trên tạo thành hình chữ V. Tất nhiên, bên cạnh những hình ảnh “bàn tay tạo dáng” đó thì biểu tượng Dislike cũng có mặt trong bộ sưu tập này.

Điểm đặc biệt, bộ nút Like bao gồm phím Dislike được thiết kế và tung ra bởi chính Facebook chứ không phải một hãng thiết kế sticker khác khiến cho hình ảnh này càng thú vị hơn.

Facebook trang bị hình ảnh Dislike trong công cụ chat 2
Có thể tải gói sticker chứa nút Dislike về tài khoản Facebook từ Sticker Store.

Để tải gói sticker miễn phí này về tài khoản Facebook của mình, người dùng chỉ việc truy cập vào Cửa hàng Sticker trong tính năng Messenger của Facebook, có thể sử dụng trình duyệt web hoặc ứng dụng Facebook trên di động. Sau đó, chọn Miễn phí để cài đặt ngay lập tức. Có thể áp dụng hình ảnh Dislike trong công cụ chat thế nhưng tính năng... Dislike trong các đoạn bình luận hay cập nhật trạng thái vẫn sẽ là điều không xảy ra.

Theo Kênh 14

Gần đây, dư luận khá xôn xao về bộ ảnh táo bạo nhưng phát ngôn lại khá “chín chắn” của Ngọc Trinh xoay quanh chủ đề “Cám dỗ”, đồng thời đặt ra nghi vấn về một thương hiệu đứng đằng sau những hoạt động này.

TVC vừa được phát rộng rãi trên truyền hình của Omachi, với hộp quà màu đỏ cùng họa tiết cây tình yêu đã cho người ta biết câu trả lời.

Nguồn cảm hứng từ cây Tình yêu

Từ ý tưởng Cây Tình Yêu, loài cây chỉ kết trái khi được chăm sóc nâng niu bằng tình yêu, Omachi đã tung ra sản phẩm mới - hộp quà màu đỏ đẹp mắt với 2 gói quà tặng mang tên “Cám dỗ” bên trong nhằm mục đích để tri ân cho khách hàng đã yêu mến sản phẩm của họ.

Cũng chính sắc đỏ này là nguồn cảm hứng để Omachi tạo nên bộ ảnh nàng Eva bị “cám dỗ” trong vườn địa đàng với sự xuất hiện của Ngọc Trinh. 
 

 
 
Ngọc Trinh xuất hiện với hình ảnh eva trong vườn địa đàng, tạo dáng cùng táo đỏ và hộp quà bí ẩn gây xôn xao cộng đồng mạng hơn một tuần qua

Chiến dịch marketing thông minh hay liều lĩnh?

Nhắc đến mì, người ta nghĩ ngay đến những điều tỉ mẩn vụn vặt thậm chí khô khan trong cuộc sống. Không ai ngờ rằng trong chính những nơi khô khan đó, một chiến dịch marketing rầm rộ đầy sức Sáng tạo - Táo bạo - Liều lĩnh như “Cám dỗ” với Ngọc Trinh.

Chiến dịch này đã đổ bộ, càn quét và truyền cảm hứng đến tất cả các mặt trận, đánh thẳng vào giới trẻ - một lượng không nhỏ khách hàng tiềm năng của Omachi để họ nhớ đến hình ảnh và thông điệp của mình bằng một cách ấn tượng nhất.
 

Hình ảnh Ngọc Trinh cùng hộp quà đã gây nhiều đồn đoán xung quanh thương hiệu đứng đằng sau.

Có thể có người lo ngại Ngọc Trinh gắn liền với những bộ bikini, những phát ngôn ngây ngô vốn không được lòng chị em phụ nữ, sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp đến khách hàng của Omachi. Chưa kể rất nhiều ý kiến khen chê vẫn đang sôi sục trên các báo và các mạng xã hội khiến bộ ảnh trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Nhưng cho dù có thích hay không thích thì không thể phủ nhận “sự cám dỗ” của Omachi vẫn đang lan truyền một cách mạnh mẽ. Omachi thật liều lĩnh, nhưng họ đã thành công!


Theo 2Sao

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của các hình thức tiếp thị hướng nội (inbound marketing) như tiếp thị bằng nội dung, tiếp thị bằng truyền thông xã hội, tiếp thị qua các trang web tìm kiếm thông tin, nhiều người cho rằng tiếp thị hướng ngoại (outbound marketing) sẽ chết.

 

Thế nhưng, gần đây DiscoverOrg đã thực hiện với 1.000 giám đốc công nghệ thông tin (IT) ở nhiều công ty khác nhau, từ những công ty hàng đầu cho đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra kết luận rằng nhận định trên có thể đã bị cường điệu quá mức. Theo DiscoverOrg, trên thực tế tiếp thị hướng ngoại (outbound marketing), tức tiếp thị truyền thống, vẫn là hình thức hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Theo kết quả khảo sát, 75% số người tham gia cho biết họ sẵn sàng tham gia một sự kiện hay cuộc hẹn sau khi nhận được điện thoại hay thư điện tử từ một người bán hàng chưa quen biết (cold call). Với kết quả khảo sát nói trên, DiscoverOrg cho rằng các doanh nghiệp không nên xem nhẹ tầm quan trọng của các kỹ thuật tiếp thị hướng ngoại truyền thống như gọi điện cho khách hàng chưa quen biết trước, gửi thư điện tử, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên ấn phẩm.

Một cuộc điện thoại theo hình thức truyền thống nếu được thực hiện tốt vẫn thể hiện tính nhân bản hơn, giúp doanh nghiệp gần gũi với khách hàng triển vọng hơn và thuyết phục họ cao hơn, cho dù doanh nghiệp đang ở quy mô nào hay hoạt động trong lĩnh vực nào. Đối với nhiều công ty, việc kết hợp giữa các kỹ thuật tiếp thị hướng nội và hướng ngoại có thể là cách tốt nhất.

Và doanh nghiệp cũng không nhất thiết phải chọn các hình thức quảng cáo đắt tiền như quảng cáo qua truyền hình hay quảng cáo trên ấn phẩm thì mới có thể thu được nhiều lợi ích. Theo các chuyên gia, dưới đây là một số cách để khai thác hiệu quả các kỹ thuật tiếp thị hướng ngoại song song với tiếp thị qua các kênh xã hội.

1.Soạn thảo kỹ các kịch bản trước khi tiếp xúc khách hàng

Khi thực hiện một cuộc gọi điện thoại hay gửi thư điện tử cho một khách hàng chưa quen biết, điều quan trọng nhất là không làm cho khách hàng có cảm giác doanh nghiệp đang quảng cáo cho họ. Những gì nghe có vẻ quá hoa mỹ hay sáo rỗng sẽ không có tác dụng. Hãy soạn ra một kịch bản và thực hành đọc qua kịch bản đó như đang thực hiện một cuộc hội thoại theo một cách tự nhiên. Trong trường hợp gửi thư điện tử, cách hành văn cần thể hiện được bản sắc và nhãn hiệu của doanh nghiệp.

2.Chú trọng vấn đề thời gian

Gọi điện cho một khách hàng chưa quen biết là một việc làm khá rủi ro, vì người gọi có thể bị xem là một kẻ gây phiền toái nếu khách hàng đang bận rộn. Vì vậy, cần để ý đến các chi tiết, nhất là thời điểm gọi khách hàng. Những cuộc gọi vào giờ nghỉ trưa chắc chắn sẽ không được khách hàng chào đón. Những cuộc gọi vào khoảng thời gian 8-9 giờ sáng sẽ có thể phù hợp với những khách hàng chưa phải đến công sở vào lúc này. Một lựa chọn khác là từ 4-5 giờ chiều, khi đa số khách hàng đã giải quyết xong những công việc quan trọng trong ngày.

3.Quan tâm đến khách hàng như một cá nhân nhưng không nên có thành kiến với họ. Trước khi gọi điện, nên tìm hiểu càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Hãy sử dụng những thông tin này để lựa chọn hình thức tiếp thị thích hợp và tạo uy tín cho bạn cũng như doanh nghiệp của mình.

4.Có thể sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng

Cách gửi thư viết tay cho khách hàng trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay biết đâu lại có tác dụng hơn cách gửi thư điện tử. Tuy nhiên, không nên có thành kiến, tỏ ra bực tức, không quan tâm và không muốn gọi lại cho khách hàng khi cuộc gọi đầu tiên chưa thành công. Lý do đơn giản là không phải khách hàng nào cũng đang ở trong một tình huống có thể sẵn sàng lắng nghe bạn nói về cách giúp họ kiếm tiền hay tiết kiệm tiền.

5.Đưa ra các khuyến mãi

Hãy sử dụng các chiến lược tiếp thị hướng ngoại để hướng những khách hàng có quan tâm tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp hay sản phẩm trên mạng internet. Có thể thông qua các cuộc gọi hoặc thư điện tử gửi cho những khách hàng chưa quen biết để nhắc họ về các chương trình khuyến mãi, các giải thưởng mà doanh nghiệp đang dành cho khách hàng.

6.Tăng cường kết hợp quảng bá trên mạng internet


Có thể làm việc này bằng cách đưa vào các ấn phẩm quảng cáo, thư điện tử, danh thiếp, bao bì sản phẩm… các đường dẫn kết nối đến trang web. Ngoài ra, có thể yêu cầu nhân viên đưa thông tin này vào chữ ký trong thư điện tử cũng như chia sẻ trên các trang hồ sơ cá nhân của họ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn.

6.Tạo một trang đích đến (landing page)

Trang web này sẽ giúp cho khách hàng có những thông tin cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các chương trình khuyến mãi đang áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cũng có thể tạo ra một trang đích đến trên trang Facebook của doanh nghiệp. Trang này nên giới thiệu sơ qua về công ty, sản phẩm và thúc đẩy khách hàng đi đến hành động, tức liên hệ với doanh nghiệp để hỏi thêm thông tin hay để mua hàng.

7.Theo dõi kết quả

Doanh nghiệp có thể đầu tư vào một chương trình quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để theo dõi kết quả thu được từ các hoạt động tiếp thị hướng nội và hướng ngoại. Những thông tin từ chương trình này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thay đổi chiến lược tiếp thị và chọn lựa kỹ thuật tiếp thị thích hợp.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.