Latest Post

So với các hình thức khác, viral marketing ít  Bởi cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
 Ưu điểm nổi bật của Viral marketing
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty KingBee Media, cho rằng, có nhiều lý do để viral marketing phát triển nhanh và được DN lựa chọn.
Chính sự phát triển của các công nghệ giao tiếp cá nhân như blog, chat, tin nhắn điện thoại, thư điện tử, những trang web phản hồi trực tuyến và nhiều dạng trang web cá nhân khác giúp tăng tốc độ, tận dụng được những lợi ích của marketing lan truyền.
Bên cạnh đó, sự ưa thích của người tiêu dùng cũng là lý do để DN đẩy mạnh phát triển viral marketing. Hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng tiếp nhận hàng ngàn mẫu quảng cáo khác nhau trên nhiều phương tiện truyền thông khiến họ bị nhiễu thông tin.
Vì thế, người tiêu dùng thường có khuynh hướng tìm lời khuyên từ bạn bè tin cậy. Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
Và khi không thích một sản phẩm hay dịch vụ nào đó họ sẽ sẵn sàng truyền tai cho 11 người khác. Một lợi ích khác khiến viral marketing phát triển mạnh, đó là lợi ích kinh tế.
Nếu so với các hình thức khác, marketing lan truyền tốn ít chi phí hơn, phù hợp với các DN nhỏ và vừa có vốn ngân sách quảng cáo eo hẹp.
Ông Vincent Nida, Giám đốc toàn cầu thương hiệu mỹ phẩm Shu Uemura, cho rằng, phương thức viral marketing qua truyền miệng hay qua mạng xã hội vẫn luôn hiệu quả. Nhưng để thành công, DN phải biết cách để tạo hiệu ứng với người tiêu dùng.
Bởi, theo ông Vincent Nida: “Một chiến lược thành công là phải đưa thật nhiều người tiêu dùng tới cửa hàng và làm sao để họ hài lòng. Muốn làm được điều đó, DN phải có những thông tin nóng hổi và thú vị.
Những chiến lược marketing bình thường sẽ không tạo ra hiệu ứng mà nó chỉ bắt đầu khi bạn có một sự đặc biệt, một sự thú vị để mọi người nói về sự kiện đó”.
Theo bà Mỹ Lệ, cách thức thường sử dụng trong viral marketing có thể chia thành thành 2 nhóm là gián tiếp tương tác (gồm một số hình thức như tin đồn, dùng người có sức ảnh hưởng, các cuộc thi…) và trực tiếp tương tác (bản tin trên báo giấy, báo điện tử, các cuộc bầu chọn…).
Với những cách thức trên, các kênh thường được sử dụng có thể kể đến như mạng xã hội, các trang blog cá nhân, nhận xét tự động, gửi bài viết trên các forum, gửi tin nhắn trực tiếp đến số di động…
Trong loại hình marketing này, các DN phải chú ý đến nội dung cần quảng cáo và phải biết quản lý rủi ro. Quan trọng nhất là nội dung phải rất sáng tạo, thu hút sự chú ý của khách hàng, và khiến họ chia sẻ quảng cáo đó với những người khác.
Bởi, một thông điệp sáng tạo sẽ được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng, ngược lại, một mẩu quảng cáo không gây hứng thú có thể sẽ kéo cả chiến dịch thất bại.
Hơn nữa, do viral marketing có tính tương tác và sáng tạo cao nên không loại trừ khả năng sẽ có những phản hồi không mong muốn từ phía khách hàng như hiểu sai thông điệp hay có những nhận xét bất lợi, hoặc với một số hình thức như bầu chọn là khả năng gian lận.
Chính vì vậy, DN cần lên kịch bản ứng phó với rủi ro và thường xuyên kiểm soát tình hình để có những phản ứng thích hợp và kịp thời.
Ngoài ra, các DN cũng nên chú ý đến “hậu” của chiến dịch quảng cáo, vì nhờ nội dung vẫn còn tồn tại trên các website, diễn đàn và trên các công cụ tìm kiếm mà dù chiến dịch đã kết thúc nhưng khách hàng vẫn tìm và biết đến sản phẩm.
Khả năng này sẽ càng cao hơn nếu chiến dịch đã từng thành công lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm, nhiều lượt người xem…
Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe. Có lẽ, sức hấp dẫn của marketing trực tuyến, trong đó có viral marketing đã khiến các công ty, thậm chí, ngay cả các công ty lớn cũng xem lại.
Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, Giám đốc Điều hành marketing Công ty Vinamilk, cho biết, trước đây Vinamilk chỉ dành một khoản ngân sách nhỏ cho truyền thông trực tuyến nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Vinamilk cũng đang tính toán lại. Hiện công ty đã tăng ngân sách cho truyền thông trực tuyến nhiều hơn, chiếm khoảng 5% ngân sách dành cho tiếp thị.
Nguồn : Gomm.com.vn

Facebook đã tạo ra một môi trường nơi mà nhà sản xuất và khách hàng liên kết với nhau theo những cách đầy sáng tạo. Contiki, Maybelline, Coca-cola đều sử dụng kênh quảng cáo thú vị này thành công hơn cả mong đợi.
Những chiến dịch quảng cáo bắt đầu từ các các cuộc thi trên mạng xã hội này đã để lại thành công ngoài sức tưởng tượng.
Facebook đã tạo ra một môi trường nơi mà nhà sản xuất và khách hàng có thể liên kết với nhau theo những cách đầy sáng tạo. Chỉ bởi phát động những cuộc thi thú vị, mà một số doanh nghiệp đã đạt được những thành công tuyệt vời khi đưa các sản phẩm của công ty đi vào lòng khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua ba chiến dịch quảng cáo được xem là thành công nhất trên mạng xã hội này.
1. Chiến dịch “Get on the Bus” của Contiki
contikiimagemashable 9d4ca Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Contiki, một công ty nổi tiếng về tổ chức các tour du lịch “bụi” tại Châu Âu, đã thành công vang dội nhờ chiến dịch “Get on the Bus” (Nào mình cùng lên xe bus) trên Facebook. Ý tưởng cho cuộc thi được xuất phát từ sự ra đời thú vị của công ty.
Vào năm 1961, khi chàng trai trẻ John Anderson đã cùng chiếc xe mini-bus của mình rong ruổi khắp châu Âu để thỏa mãn đam mê khám phá các vùng đất mới. Vài năm sau khi Anderson trở lại London, chán nản vì không thể nào bán được chiếc xe cũ của mình.
Tình cờ, chàng gặp một toán thanh niên trẻ cũng đang nung nấu ý tưởng đi khắp Châu Âu với số tiền ít ỏi. Anderson cùng với những kinh nghiệm quý báu của bản thân, đã đồng ý làm hướng dẫn viên du lịch cho nhóm này. Bù lại anh được thưởng một khoản tiền nhỏ để mua một chiếc xe bus cho cả bọn cùng đi, khi tour kết thúc anh sẽ được giữ nó cho riêng mình.
Tiếng lành đồn xa, Anderson dần trở thành hướng dẫn viên du lịch “bụi” có uy tín. Một thời gian ngắn sau, anh ta cho ra đời công ty Contiki, để rồi phát triển trở thành một công ty du lịch lớn, chuyên tổ chức các tour khắp Châu Âu, Úc, Mỹ và NewZealand.
Và trung tuần tháng 2 vừa qua, “Get on the Bus” đã được công ty phát động trên mạng xã hội Facebook. Người thắng cuộc là người chia sẻ những trải nghiệm về các tour du lịch của Contiki và nhận được nhiều bình chọn nhất, phần thưởng sẽ là một trong tám hành trình thú vị nhất của hãng, có giá trị lên tới 25000 USD.
Chỉ trong vòng chưa đầy 5 tuần của cuộc thi, fanpage của Contiki đã nhận được hơn 8000 Like và 10 triệu lượt chia sẻ trên tất cả các mạng xã hội như Facebook, Twitter, MySpace…Cộng đồng mạng đã xôn xao vì cuộc thi này, đây quả thật là một quảng cáo thành công ngoài sức tưởng tượng cho công ty du lịch Contiki.
2. Maybelline với cuộc thi “Show us your red lips”
Mayb af820 Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Tương tự như Contiki, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Maybelline New York cũng đã đạt được những thành công vang dội, khi chỉ trong một thời gian ngắn cuộc thi diễn ra đã có hàng triệu lượt truy cập vào Fanpage của hãng.
Số lượng fan tăng mạnh từ 3000 lên 13000 chỉ trong vòng 3 tuần. Không cần bỏ ra nhiều kinh phí cho cuộc thi, Maybelline đã kích thích các thành viên trên Facebook có sử dụng sản phẩm son môi của hãng, chia sẻ những bức ảnh về bờ môi nóng bỏng của họ.
Bức ảnh nào được yêu thích nhất, thành viên ấy sẽ được chọn là khuôn mặt đại diện cho hãng tại chi nhánh Thụy Sỹ. Sau cuộc thi này, sản phẩm son môi của Maybelline đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới.
3. Coca-cola và chương trình “Ông hoàng tái chế – The Recycling King”
recyclingking 49c2c Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Từ lâu Coca-cola vẫn luôn nổi tiếng là một công ty đi đầu về tái chế các sản phẩm vỏ chai nhằm thân thiện với môi trường. Và lần này để phát động, tuyên truyền rộng rãi chương trình tái chế vỏ chai cho khách hàng của hãng trên toàn thế giới.
Coca-cola đã sử dụng mạng xã hội Facebook để phát động cuộc thi “The Recycling King” tại Israel, và nhanh chóng đạt được nhiều sự hưởng ứng từ lượng thành viên khổng lồ trên mạng xã hội này. Đã có 26000 bức ảnh được người dùng up lên chia sẻ về các khoảnh khắc họ tham gia chương trình và hơn 250000 lượt truy cập vào trang của Coca-cola trong thời gian cuộc thi diễn ra để tìm kiếm những giải thưởng thú vị khi trở thành “ông hoàng tái chế”.
Nguồn: Sưu tầm

"Quảng cáo mở rộng tuy không còn mới, nhưng nếu có thêm chức năng xã hội thì sẽ có thể tăng khả năng người dùng chấp nhận chuyển đến một trang khác"

Sự ra đời của +Post Ads...

Hôm nay, Google đã cho ra mắt hình thức kiếm tiền đâu tiên cho trang mạng xã hội của mình – Google+. Thay vì chạy quảng cáo ngay trên platform (như Facebook), dạng quảng cáo có tên +Post Ads này cho phép doanh nghiệp "hô biến” những nội dung của mình trên Google+ thành các quảng cáo hiển thị có thể mở rộng (expandable display ads) được chạy trên mạng lưới khổng lồ của Google Display Network.

Các doanh nghiệp giờ đã có thêm một hướng đi khác cho các hình ảnh, video, Hangouts của mình khi dùng chúng như display ads trên giao diện của Google+. Những quảng cáo này được phân phối rộng khắp trên hơn 2 triệu website của Google Display Network.

Dưới đây là một ví dụ của quảng cáo +Post Ads của Toyota – một đối tác thử nghiệm của Google. Quảng cáo +Post này cũng sẽ xuất hiện trên các trang thuộc Google Display Network trên các thiết bị di động.

Từ 1 post trên Google +

...đến một quảng cáo hiển thị trên website

Khi người xem click hoặc lướt chuột, quảng cáo sẽ mở rộng và hiển thị toàn bộ comments của người dùng trên Google+ về nội dung này. Theo Google, sự phản hồi của cộng đồng sẽ giúp tăng CTR (click through rate). Ngoài comment, người dùng có thể chia sẻ nội dung hoặc tham gia một hangout.

Toyota USA, bánh quy RITZ và Cadbury UK là một trong những hãng đã tiên phong ứng dụng quảng cáo+Post Ads. Google dự định vẫn sẽ chạy thử và thu thập đóng góp, nhận xét từ các hãng và người dùng hiện tại trước khi mở rộng chức năng này cho nhiều trang web khác.

 …và làn gió mới cho quảng cáo hiển thị

Hình thức quảng cáo này không khác mấy với sponsored post trên các trang mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter, khác biệt nằm ở chỗ nó có thể chạy được trên nhiều trang web khác nhau, bao gồm cả những trang publisher đình đám. Vì vậy, dù Google + vẫn còn đang là một thi trấn bỏ hoang với các advertiser, thì dạng quảng cáo này có hi vọng sẽ khiến họ nghĩ lại và chịu đầu tư.

"Nó giúp các doanh nghiệp nhìn trang web như một dòng chảy xã hội” – Theo Eran Arkin, ads product manager của Google. Ông cho rằng, + Post Ads là sản phẩm kết hợp khả năng chia sẻ mạnh mẽ của Google+ và khả năng nhắm quảng cáo, vì vậy nó sẽ làm nên chuyện.

"Với ưu điểm là người không phải rời khỏi trang mới tương tác được với quảng cáo, +Plus Ads sẽ hấp dẫn cả advertiser lẫn publisher" – theo Matt DeSimone, senior producer tại Click3X. "Quảng cáo mở rộng tuy không còn mới, nhưng nếu có thêm chức năng xã hội thì sẽ có thể tăng khả năng người dùng chấp nhận chuyển đến một trang khác. Không chỉ mang lại CTR cao hơn, +Post Ads còn giúp tạo ra tương tác ngay từ trải nghiệm đầu tiên của người dùng với mẩu quảng cáo."

Khi người dùng nhìn thấy +Post Ads, họ sẽ bị mời gọi đến trang Google+ và có khả năng sẽ tham gia vào các hoạt động này của mạng xã hội này. Không chỉ có người dùng, các marketer cũng sẽ tìm đến Google+ nhiều hơn và sử dụng nó với các mục đích thực thụ cho việc quảng bá.

Trên hệ sinh thái của Google, bao gồm cả các kết quả tìm kiếm, thì những nội dung mà người dùng nhìn thấy trên trang kết quả tìm kiếm một phần dựa trên các hoạt động và mối quan hệ trên các trang mạng xã hội như Google+. Vì vậy, nếu các nhà quảng cáo tìm được chỗ đứng cho mình trong các hoạt động và mối quan hệ đó thì kết quả khả quan sẽ đến.

Nguồn: Digitalk

Khái niệm truyền thông trong marketing, các nguyên tắc truyền thông, hoạch định chiến lược  truyền thông, ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng các công cụ truyền thông vào chiến lược marketing.
1374651743949 Sự trỗi dậy của truyền thông số đe dọa ngành PR

Truyền Thông Marketing
Mặc dù theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các kỹ năng marketing là đều cần thiết và quan trọng như nhau, tuy nhiên kỹ năng truyền thông là một kỹ năng được chú ý nhiều nhất và được sử dụng trong công việc hàng ngày của marketer nhiều nhất.
Những người học marketing theo kiểu mì ăn liền thường xem nhẹ hoặc bỏ qua các kỹ năng khác để nhảy ngay đến học kỹ năng truyền thông. Đây là một cách làm nguy hiểm vì truyền thông mà không dựa trên cơ sở hiểu biết thị trường, không có chiến lược thì sẽ không có hiệu quả và sẽ dẫn đến lãng phí ngân sách.
Để nắm được kỹ năng truyền thông, trước tiên người marketer phải nắm được:
- Làm thế nào truyền thông có thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược khác nhau
- Giá, sản phẩm, kênh (3 yếu tố P khác) kết nối với truyền thông như thế nào trong marketing mix.
- Các loại mục tiêu truyền thông khác nhau và làm thế nào đạt được
Chu kỳ thị trường của sản phẩm và chiến lược truyền thông.
Trong quá trình phân tích thị trường, người làm marketing phải xác định xem thị trường mà mình đang cạnh tranh đang ở vào giai đoạn nào của chu kỳ thị trường. Bởi vì ứng với từng chu kỳ thị trường, chiến lược truyền thông có những định hướng đặc biệt khác nhau phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
► Chu kỳ thị trường và chiến lược truyền thông
Phần 1: Chiến lược truyền thông.
Chiến lược truyền thông bao gồm những gì? Theo nguyên tắc được nhiều người chấp nhận nhất, một chiến lược truyền thông bao gồm:
- Đối tượng mục tiêu
- Thông điệp định vị và giải thích
- Mục tiêu truyền thông
- Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng

Đối tượng mục tiêu
Tôi đã từng gặp nhiều người làm chương trình truyền thông nhưng lại rất mù mờ khi được hỏi về đối tượng truyền thông của mình là ai. Xác định đối tượng mục tiêu khi làm chương trình truyền thông được ví như người chiến sỹ khi bắn thì phải nhắm đích. Nếu không thì sẽ lãng phí nguồn lực mà không đạt hiệu quả.

Thông điệp định vị
Định vị là kim chỉ nam của mọi hoạt động truyền thông, qua định vị marketer biết cần nói gì, nói như thế nào và nói bằng cách nào… Vì vậy trong chiến lược truyền thông định vị cần phải được xác định trước và xác định rõ thông qua một thông điệp cụ thể.
Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân trong ban lãnh đạo công ty, mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định marketing. Chẳng hạn:
- Thị trường mục tiêu và phân khúc mục tiêu
- Định vị sản phẩm
- Marketing mix
Mục tiêu truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích:
- Xây dựng độ nhận biết (brand awareness)
- Mục tiêu cung cấp thông tin. (informational objectives)
- Mục tiêu thuyết phục (persuasive objectives)
- Mục tiêu nhắc nhở (reminder objectives)
- Xây dựng thương hiệu (brand building)
- Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception)
- Bán sản phẩm (sell products)
- So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition)
Thời gian phản hồi của phương tiện truyền thông
Từng loại hình truyền thông khác nhau có hiệu quả và thời gian phản hồi khác nhau. Marketer cần nắm vững thời gian phản hồi và hiệu quả của từng công cụ truyền thông cũng giống như người chiến sỹ nắm vững cự ly và mức độ công phá của từng loại vũ khí trước khi sử dụng.
Ngân sách tương ứng trên từng loại công cụ truyền thông
Thống kê tương ứng tỉ lệ phần trăm ngân sách của từng loại công cụ truyền thông và ứng dụng đối với ngành hàng, một bức tranh toàn cảnh về chi tiêu marketing.
Phương thức tiếp xúc khách hàng và công cụ
Thành phần cuối cùng của chiến lược truyền thông là phương thức tiếp cận và công cụ. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc tiếp xúc với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành ba loại.
1.    Loại hình tiếp xúc có sự tham gia của con người (personalised).
Phương thức gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng
2.    Loại hình tiếp xúc có con người tham gia một phần (semi-personalised).
Phương thức tiếp xúc từ xa có sự hỗ trợ của công cụ như telemarketing.
3.    Loại hình tiếp xúc không có sự tham gia trực tiếp của con người (non-personalised).
Phương thức tiếp xúc hoàn toàn bằng công cụ như phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo….
Kim tự tháp truyền thông
Mô hình kim tự tháp truyền thông xếp cả thế giới đối tượng truyền thông theo thứ bậc. Marketer xác định từng công cụ truyền thông truyền thông thích hợp cho từng tầng (từng đối tượng khách hàng) của kim tự tháp.
Bộ phối hợp truyền thông (communication mix)
Marketer sử dụng bộ phối hợp truyền thông, một tập hợp có chọn lọc gồm nhiều công cụ truyền thông để truyền thông. Để có thể lựa chọn được một mix truyền thông hữu hiệu, marketer cần nắm vững những ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng của từng công cụ truyền thông.
Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu
Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu là một tập hợp những công cụ truyền thông tích hợp được sử dụng qua từng giai đoạn của qui trình mua của khách hàng. Marketer tùy vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để chọn lựa cho mình một bộ phối hợp công cụ truyền thông tối ưu.
Các công cụ truyền thông phổ biến
-   Nhân viên bán hàng
-   Quảng cáo truyền hình
-   Quảng cáo ngoài trời
-   Quảng cáo báo toàn quốc
-   Quảng cáo tạp chí chuyên nghành
-   Quảng cáo di động
-   Tờ rơi chèn báo
-   Quan hệ báo chí (PR)
-   Tài trợ và sự kiện
-   Hội nghị khách hàng
-   Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề
-   Thư tín trực tiếp
-   Khuyến mại
-   Triễn lãm, hội chợ
-    POS
-    Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện)
-    Điện tử (điện thoại, sms, TV show)
-    Vẽ bầu trời
-    Bao bì sản phẩm
-    Nhân viên công ty
-    Marketing xã hội, từ thiện
-    WOM
-    Quảng cáo internet
-    Trang web, e-catalogue
-    Mạng xã hội
-    Diễn đàn
-    Blog
-   Thư điện tử (email)
-   Công cụ tìm kiếm

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về hình thức quảng bá Online Seeding hay Forum Seeding (Gieo mầm điện tử). Thế nó có lợi hay có hạy, có thể phát triển ở Việt Nam được hay không?

Các hiệu ứng mà forum seeding có thể tạo ra được?
Nói ngắn gọn:
  • Truyền tải thông tin sản phẩm-dịch vụ -thương hiệu đến với cộng đồng.
  • Tiếp nhận ý kiến, phản ứng của cộng đồng từ đó có sự điều chỉnh, định hướng thích hợp theo kế hoạch truyền thông được hoạch định sẵn.
  • Điều chỉnh những thông tin từ cộng đồng về hướng có lợi cho sản phẩm cần quảng cáo.
 Cụ thể như:
“Conecting People”- slogan của Nokia rất đúng để thâu tóm kết luận khi bạn tìm tòi về cái gọi là Gieo-mầm-điên-tử: Online Seeding hay Forum Seeding. Là một ngành mới tách riêng từ mảng Marketing-Truyền thông, gần giống như những PR quan hệ với công chúng với xã hội giữa người với người thì OS (FS) họ cũng làm những công việc liên hệ, họ quan hệ với cộng đồng ảo, những người thường xuyên hoặc một ngày có thời gian để lên mạng và đó là môi trường để cho OS (FS) giao tiếp. Ví dụ: bạn có thể hiểu nó nôm na như thế này nhé, thay vì hoạt động tán chuyện thường thấy khi gặp gỡ trực tiếp hay qua điện thoại với nhau thì hình thức OS hay FS nhắc đến ở trên thực hiện thông qua kênh Internet, đồng thời đối tượng ngắm đến là những nội dung vô tình nhưng có chủ ý nhằm mang lại những hiệu-ứng-cần-thiết.
OS hay FS là chỉ những sự gieo mầm trên các diễn đàn, trên các cộng đồng mạng, trên các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vương tới nhằm một mục đích đó là gieo giắc, đưa vào suy nghĩ, truyền bá trên mạng cho một sản phẩm mới sắp sửa được tung ra cho mọi người. Qua đó có thể lấy ý kiến của mọi người về sản phẩm đó để phản ánh lại cho nhà cung ứng sản phẩm hay dịch vụ đó biết để có thể phát triển thêm hoặc chỉnh sửa trước khi tung ra phiên bản chính thức tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ở Việt Nam ngành này chỉ mới phát triển trong khoảng vài năm gần đây, khi mà truyền thông thương mại điện tử dần trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Còn trên thế giới ngành này cũng đã phát triển từ khoảng hơn chục năm nay khi có sự xuất hiện của các mạng cộng đồng, sự xuất hiện của Blog là thời kỳ nở rộ của dịch vụ này. Trên mạng hiện giờ có nhựng Blogger nổi tiếng mà trang Blog của họ có hàng ngàn người vào mỗi ngày hay những entry mới nhất của họ có hàng trăm comments. Một môi trường quảng bá hình ảnh cụ thể và phản ảnh lại những thông tin rất hữu ích.
Có thể nói rằng đây là hình thức truyền lửa một cách khôn ngoan, khéo léo và rất kinh tế cho những chiến lược phát triển sản phẩm của một công ty. Như những vụ Microsoft, Yahoo… bị lộ những phiên bản dùng thử, hay bị lộ các thông tin về sản phẩm đều là sự Seeding cho sản phẩm mà họ sắp tung ra ngoài thị trường vào những tháng gần nhất là minh chứng thuyết phục cho lợi ích của OS hay FS. Cho nên không thể suy nghĩ theo hướng một chiều OS hay FS chỉ khoanh vùng nhóm đối tượng sản phẩm mới mà ngay cả đó là sẳn phẩm đã có mặt sẵn trên thị trường nhưng cần quảng bá thêm thương hiệu, đã lớn nay còn lớn hơn, đã tốt nay càng tốt hơn… Liệu bạn có nghĩ các hoạt động của OS hay FS mang tầm quá khủng? quá vĩ mô? v.v.. và v..v? Không đâu bạn ạ, ngày nay thì chúng không còn quá xa lạ: Bạn nhận được một link quảng cáo điện thoại khá… hot. Giờ nghỉ trưa vắng vẻ, một cô gái trẻ “làm gì đó” với chiếc điện thoại và tỏ vẻ thỏa mãn… Video clip quảng cáo dù nghiệp dư nhưng khiến bạn thích thú và gửi cho bạn bè xem. Bạn đã vô tình trở thành một mắt xích trong công việc của những forum seeding. Rất quen thuộc phải không nào? Thế đấy, nó trá hình cũng rất tài tình và “hợp lí”.
Các dạng của Forum Seeding
Ồ, hóa ra OS hay FS gần gũi chúng ta đến thế sao? Vậy chúng được chia dạng như thế nào? “Forum seeding có hai dạng: một là xác định đối tượng, forum để rồi seed các chủ đề đề cập, khai thác, lèo lái các chủ đề. Hai là tìm admin của các forum nhắm đến trả chi phí để dán topic cần thảo luận ở hàng ưu tiên. Dù thực hiện theo cách nào thì công việc của những người làm forum seeding là theo dõi, chăm sóc cho các topic ấy”. Các bạn suy ngĩ và tưởng tượng đi, quảng cáo sản phẩm là một dạng truyền tai nhau, tôi nói anh nghe, anh nói tôi nghe. Ở đây, với những topic trên các diễn đàn thì bạn có cả ngàn người đọc, một topic “nói” thì bao nhiêu người khác sẽ “nghe” lại…”…Cứ thế, cứ thế hiệu ứng OS hay FS sẽ lan truyền và đạt được đích ngắm. Tuy nhiên, cái nào cũng có nhiều mặt, OS hay FS cũng không ngoại lệ. Sinh ra, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, nó mang đầy đủ những tính cạnh tranh khốc liệt, không khoan nhượng, trở thành công cụ để đẩy mạnh một thương hiệu nhưng đồng thời có thể phá sập một thương hiệu khác: “ Cực hơn và buồn hơn nữa là không hẳn phi vụ seeding nào cũng sạch, nhất là khi lỡ nhận lời seed cho một công ty để kéo khách hàng từ công ty đối phương, mình phải giả bộ so sánh hai cái, nêu ra cái lợi của cái này và chỉ ra bất lợi của cái kia. Không hẳn là bẩn nhưng một nửa sự thật thì không là sự thật…”,- lời tự bạch của một Forum Seeder.
Được ví như một virus của marketing, OS hay FS sẽ sinh sôi nảy nở hay bị triệt tiêu? Câu hỏi này được đặt ra và câu trả lời hãy còn nằm trong tương lai phía trước…

Quảng cáo qua Bluetooth (Bluetooth marketing) là một trong những ứng dụng của quảng cáo số dựa trên các công nghệ kỹ thuật cao (Digital Marketing), một xu hướng đang phát triển mạnh và được xem là xu hướng của ngành quảng cáo hiện đại.
Untitled 1 Bluetooth Marketing
Mặc dù mức độ khả thi về tiến hành quảng cáo bằng kết nối Bluetooth là rất cao từ khi nó trở nên phổ biến trên các sản phẩm điện thoại cầm tay, nhưng mãi đến hôm nay nó mới được xem là một công nghệ quảng cáo độc lập thực sự. Tính đến thời điểm hiện tại, số người sử dụng điện thoại có gắn Bluetooth hoặc sở hữu các thiết bị điện tử cá nhân như laptop hay máy nghe nhạc, xem phim xách tay có kết nối Bluetooth đã đến con số hàng trăm triệu trên khắp thế giới, có nghĩa là một thị trường vô cùng bao la và hấp dẫn đang hiện ra. Thông qua Bluetooth, người tiêu dùng có thể download các coupon, video ngắn và các file nhạc. Họ cũng có thể truyền nội dung cho người sử dụng Bluetooth khác qua kết nối P2P. Đây thật sự là một công cụ quảng bá hiệu quả nhất hiện nay, khi các khách hàng luôn cầm trên tay mình một “kênh” quảng cáo di động. Người ta dễ bị cuốn hút mỗi khi nhận được coupon khuyến mãi mua sắm trên di động ngay trước khi mua hàng.
Theo số liệu thu thập được từ Prime Point Media, một công ty quảng cáo với hơn 70 ngàn điểm đặt kết nối Bluetooth quảng bá cho Pepsi và U.S Navy – tỷ lệ phản hồi từ giới tiêu dùng ngày càng cao, cụ thể là cứ trong 100 người thì có đến 15 hoặc 20 người sẽ mua hàng ngay sau khi họ nhận được chiếc coupon trên di động của mình. Do đó, có thể thấy đấy là một công cụ quảng cáo rất hữu ích trong việc tìm kiếm ra những đối tượng khách hàng tiềm tàng bằng cách tận dụng chính chiếc điện thoại di động của họ.
Thông qua Bluetooth, khách hàng có thể download những coupon, các đoạn video ngắn và những bản nhạc. Họ cũng có thể gửi những file này tới những thiết bị có Bluetooth khác. Điều đó thật hiệu quả đối với nhóm khách hàng mục tiêu khi họ cùng vào cửa hàng hoặc nhà hát, tham quan triển lãm thương mại hoặc xem một buổi thi đấu thể thao trong thời buổi khách hàng muốn nhận được quà ngay sau khi mua hàng. Prime Point Media – một công ty có trụ sở tại Norcross (Georgia) có mạng lưới hơn 700 ngàn điểm phát các đoạn quảng cáo qua Bluetooth đang thực hiện quảng cáo cho Pepsi và lục lượng hải quân Mỹ cho biết rằng tỷ lệ phản hồi rất cao, thường xuyên đạt 13-20% vì tính xác thực và tiện lợi của quảng cáo.Quảng cáo qua Bluetooth không chỉ dành cho những công ty lớn vì một chiến dịch quảng cáo kéo dài nhiều tháng có giá khởi điểm khoảng 5.000 USD.
Theo Robinson, bí mật của sự thành công trong việc sử dụng Bluetooth để chuyển tải thông điệp quảng cáo là nội dung hấp dẫn, xác thực và quan trọng là không gây tổn hại đến quan hệ giữa công ty và khách hàng. Một số công ty khác cũng có chiến lược quảng cáo riêng để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên điện thoại di động mà Jangl là một ví dụ. Họ tặng cho các nhà tài trợ những mẫu quảng cáo, những đoạn text miễn phí và những tin nhắn thoại thông qua mạng xã hội giống như Yahoo! đang thực hiện với những đoạn quảng cáo bên dưới mỗi email cá nhân.
Khi những bảng quảng cáo điện tử ngày càng tinh vi hơn, chúng cũng cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo hơn mặc dù tốn nhiều điện năng. Tuy nhiên, đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà quảng cáo vì lợi ích lâu dài của chúng.
Kỹ thuật tiên tiến tiếp tục thay đổi không gian và phương thức quảng cáo. Hãy đặt điện thoại di động gần tai, bật Bluetooth và camera tích hợp trong đó và đừng ngại ngùng khi sử dụng thử sản phẩm hay dịch vụ mới nào đó!
Bluetooth marketing đã được áp dụng tại một số hoạt động quảng cáo của những nhãn hiệu lớn trên thế giới và mang lại nhiều thành công như: Samsung trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm máy nghe nhạc có tính năng Bluetooth YEPP iLUV P2 tại Hàn Quốc; Nike dùng Bluetooth để giới thiệu về tính năng sản phẩm Nike Air Force tại Bắc Kinh đồng thời thu thập thông tin của khách viếng thăm; Pepsi tại Hoa Kỳ dùng Bluetooth để tải nhạc, hình các thần tượng Pepsi và trò chơi cho điện thoại di động; BMW Series 3 tại Hoa Kỳ, dùng blueooth để xem mẫu xe, chọn màu xe, tính năng và các nhà phân phối gần nhất.
Bluetooth Marketing là hệ thống bluetooth được tích hợp trên những poster quảng cáo ngoài đường, cửa hàng, địa điểm công cộng… và sóng bluetooth trong khoảng cách 100m sẽ quét những thiết bị có mở chức năng này.
Với phương thức này thiết bị sẽ phát sóng Bluetooth, cung cấp những
* Coupon, tin nhắn
* Hình ảnh
* Games
* Clips TVC quảng cáo…
* Các định dạng file MP3, JPG, GIF, MP4, TXT, AMR, 3GP, AVI, JAR, HTML, BMB…
* Và cả chương trình khuyến mãi nhà quảng cáo muốn đưa ra.
Tại Việt Nam, Bluetooth Marketing đã triển khai quảng cáo cho Pepsi Vietnam, Heineken, FPT Expo 2008, Motorola, Sony Ericsson với đối tác triển khai là FPT Promo.
Nguồn: Marketing 24h

Chắc hẳn dù ít hay nhiều các bạn cũng đã nghe nói đến khái niệm marketing (tiếp thị). Marketing được hiểu nôm na là “nghệ thuật tiếp thị bán hàng”, trong đó, bạn tiến hành nhiều hoạt động tiếp thi khác nhau để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận.
Hầu hết các công ty/doanh nghiệp khi muốn xúc tiến hoạt động bán hàng đều dùng đến các phương pháp như trade show để giới thiệu sản phẩm, các hội nghị chuyên đề, gửi thư điện tử/thư giấy quảng cáo cho danh sách khách hàng, bán hàng qua điện thoại, đăng quảng cáo trên TV, radio, báo chí, các poster, banner, các blog, website, v.v… Các marketer hồ hởi tìm đủ mọi cách để gửi thông tin của họ đến khách hàng, hăng say quảng bá hình ảnh công ty nhưng không hề xem xét liệu người đọc có chịu đọc không, người nghe có chịu nghe không, và người xem có chịu xem không! Họ chủ động gửi đi thông điệp của mình với hi vọng khách hàng sẽ để ý và tìm hiểu về họ. Nhưng kết quả họ nhận được chỉ là ‘mò kim đáy bể’ mà thôi. 
Tại sao vậy?
Tất nhiên các kĩ thuật này được gọi là Outbound Marketing và nó đã đem lại những thành công đáng kể trong thời gian đầu, nhưng chúng ngày càng kém hiệu quả vì hai lí do sau đây:
- Thứ nhất, mọi người ngày càng chán nản trước lượng thông tin đồ sộ các marketer áp đặt cho họ, và họ ngày càng tỏ ra bất hợp tác: các email bị delete mà không cần open (thậm chí họ còn sử dụng phần mềm chặn spam hay rút tên khỏi danh sách email của bạn), thư giấy bị vứt vào sọt rác khi còn chưa mở ra, chuyển kênh ngay khi TV/radio hiển thị chương trình quảng cáo, đăng kí chặn cuộc gọi, ngưng không truy cập website nào đó nếu chúng quá lạm dụng quảng cáo, v.v…
- Thứ hai, chi phí người dùng bỏ ra để tìm kiếm/mua sắm một hàng hóa/dịch vụ mới trên internet (thông qua các công cụ tìm kiếm, các blog, mạng xã hội) rẻ hơn nhiều so với việc tham gia một hội nghị chuyên đề hay một trade show ở đâu đó.
Với những thay đổi rõ rệt như vậy, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải có những bước chuyển mình tương ứng. Bạn nên cuốn theo chiều gió, đừng ương ngạnh và cứng đầu đối mặt với cơn gió này vì bạn sẽ nhận lấy nhiều thua thiệt mà thôi. Đã qua rồi cái thời độc diễn trên sân khấu; khán giả không còn muốn lắng nghe đơn thuần nữa, họ muốn cùng bạn bước lên khán đài để nói lên tiếng nói của mình!
Giải Pháp Nào Dành Cho Bạn?

Đó Chính Là Inbound Marketing !

inbound marketing Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là gì? Inbound Marketing là một chiến lược marketing hai chiều nhắm đến khách hàng tương lai bằng cách cung cấp thông tin hữu ích thông qua các kĩ thuật viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm… Khách hàng sẽ tìm thấy bạn khi họ thực hiện qui trình tìm kiếm trên mạng. Ưu điểm tuyệt vời củaInbound Marketing là chúng không làm phiền đến khách hàng như chiến lược marketing truyền thống.

Thành phần của Inbound Marketing

thanh phan inbound marketing Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì?
Thay vì gây phiền nhiễu cho mọi người với các mẩu quảng cáo trên TV, Inbound Marketing tạo ra các video thỏa mãn khách hàng tiềm năng. Thay vì mua không gian quảng cáo trên báo giấy, Inbound Marketing giúp bạn tự tạo ra một trang web kinh doanh cho riêng mình, một nơi khách hàng tự nguyện đăng kí và mong chờ được đọc nội dung mới. Thay vì bán hàng qua điện thoại, Inbound Marketing giúp bạn tạo ra nội dung hữu ích cũng như các công cụ giúp khách hàng tiếp cận thông tin của bạn. Thay vì nã đại bác thông tin vào người dùng, Inbound Marketing giúp bạn nhẹ nhàng thu hút họ như một thỏi nam châm.
Bạn không còn ngênh ngang quảng bá cho mình nữa, bạn đã chịu dừng lại, dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng. Bạn đã biết coi trọng những đối tượng bạn gửi thông tin đến. Thay vì nhồi nhét thông tin vào đầu họ, bạn chỉ nên nhẹ nhàng cung cấp thông tin thật sự bổ ích cho họ!
Người ta sẽ không thể làm ngơ trước một thông tin có giá trị cho bản thân! Họ sẽ cảm thấy thích thú và chủ động tìm hiểu, họ mê đắm trong những thông tin hữu ích bạn cung cấp và dần dần, một cách tự nhiên thôi, họ tiến đến gần bạn, rồi họ khám phá bạn, họ yêu thích bạn, và họ muốn làm bạn với bạn! Mọi sự tự nguyện đều mang tính chất lâu bền! Cuối cùng thì sao? Bạn đã có trong tay một lượng khách hàng trung thành!

Nhưng Thực Hiện Inbound Marketing Như Thế Nào?

Qui trình thực hiện Inbound Marketing gồm ba bước đơn giản:
1. Được Tìm Thấy (thông qua công cụ tìm kiếm, Blogosphere, phương tiện truyền thông, PR, Các danh bạ website trực tuyến)
2. Chuyển Đổi (chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng thường xuyên hay thuê bao nhận email thông báo)
3. Phân Tích (phân tích thông số thông kê lưu lượng truy cập để cải tiến website)

Quy trình Inbound Marketing
quy trinh inbound marketing Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì?
Trước hết, phải đảm bảo nội dung bạn cung cấp rất hữu ích và thỏa mãn nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng tương lai bạn đang hướng đến (Đây là vấn đề trọng yếu nhất). Đồng thời, phải đảm bảo website của bạn được tối ưu tốt để có thể ‘giữ chân’ khách truy cập một khi họ ‘mở cửa bước vào nhà’ bạn.
Tuy nhiên, nội dung chất lượng thôi chưa đủ. Bạn nên cố gắng cập nhật nội dung mới thường xuyên, thứ nhất, để khách hàng không cảm thấy tẻ nhạt, nhàm chán và thứ hai, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao website của bạn, chúng sẽ xếp hạng website của bạn ở vị trí cao tương ứng với từ khóa tìm kiếm của khách hàng.
Sau đó, bạn nên thường xuyên phân tích lưu lượng truy cập để kịp thời có những biệp pháp hợp lí. Hành vi của khách hàng luôn thay đổi. Bạn đừng ngủ quên trong chiến thắng nhé!
Nói tóm lại, cũng vì tính bất ổn định về hành vi của khách hàng mà chiến lược Inbound Marketing mới ra đời. Mọi sự trên thế gian đều phải có qua có lại. Bạn muốn được hưởng lợi thì trước tiên bạn phải đem đến lợi ích cho người khác.
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing, hy vọng bạn sẽ nắm vững tình hình hơn trước khi chủ đề này khép lại
bang so sanh Outbound Marketing va Inbound Marketing Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing Chính Là Sự Lựa Chọn Đúng Đắn Nhất Dành Cho Bạn!

Inbound Marketing = Khách Hàng Trung Thành = Lợi Nhuận!


Nguồn: Ngocchinh.com

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.