Latest Post

60 giay tren internet thumb1 60 giây trên internet có những gì xảy ra???
Hãy nhìn xem, 1 phút trên internet có:

   Hơn 168 triệu email được gửi đi.
   695.000 trạng thái cập nhật và 510.040 bình luận ​​được đăng tải trên Facebook
   Google thực hiện 694.445 truy vấn tìm kiếm
   Hơn 370.000 phút cuộc gọi được thực hiện bởi người dùng Skype
   20.000 bài viết mới được công bố trên Tumblr
   13.000 giờ nghe nhạc từ Pandora
   Hơn 13.000 ứng dụng iPhone được tải xuống
   6.600 hình ảnh được đăng trên Flickr
   600 video (khoảng 25 giờ nội dung) được tải lên YouTube
   Twitter đón nhận 98.000 thông điệp
   Hơn 1.500 bài blog được đăng
   Hơn 1.700 lượt tải Fire Fox
   ……
Nguòn:doanhnhanso.info


Trong thế giới marketing, chúng ta có tất cả 4 loại hình truyền thông cơ bản: Paid, earned, owned, và shared.

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động được trên 10 năm, chắc chắn bạn đã từng quan tâm về hình thức truyền thông paid và earned. Và rồi, social media đến và đưa cho bạn cơ hội để sở hữu và sẻ chia (owned và shared), các doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông chạy đua để tìm hiểu và áp dụng . Nhưng chúng ta hãy lùi lại một bước và nhìn lại tổng quan 4 loại kênh truyền thông một lần nữa:

Paid Media

Paid media là những gì chúng ta biết về kênh quảng cáo. Bạn trả tiền để có một vị trí trên báo, tạp chí, radio, chương trình tivi, bảng điện tử, website, Google hay thậm chí ở bất kỳ vị trí nào.


Cụ thể, bạn thuê (hoặc có nguồn lực) một agency sáng tạo mà sẽ phát triển những dự án quảng cáo, tạo ra slogan, sự thu hút và giúp bạn có mặt ở nơi cần hiện diện.

Và bạn có thể thấy là nó đắt tiền và khó để có thể đo lường. Tuy nhiên đây cũng là một trong số cách để đưa thông điệp của bạn đến với công chúng nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu doanh nghiệp của bạn có tính cạnh tranh cao, “paid media” thật sự là một cách tuyệt vời để thực hiện.

Earned Media

Earned media chính là hình thức để nói về quan hệ công chúng (PR).

Bạn thuê một công ty về PR bởi mối quan hệ thân thiết của họ với các nhà báo, tạp chí. Họ sẽ giúp sự những câu chuyện của bạn được chia sẻ trên trang nhất của những tờ báo nổi tiếng và phù hợp với mục tiêu của bạn.

politician-pr1

Tại Chicago, mọi người luôn muốn thuê chúng tôi để giúp họ có mặt trên Oprah. Nó đã gần như một điều lý tưởng cho ngành công nghiệp PR tại đây khi các “show” diễn muốn trình diễn bên ngoài. Những câu chuyện từ một nguồn thứ 3 hầu như tạo được sự khách quan là niềm tin rất lớn.

Nhưng hình thức này khá tốn kém, tốn thời gian và không có sự đảm bảo.

Chính vì lẽ đó, chúng ta hay nghe được sự than phiền rằng, “Chúng tôi vẫn cố gắng thuê một công ty PR, nhưng dường như nó chẳng giúp được gì nhiều.

Nếu tất cả những gì họ làm chỉ để tạo mối quan hệ truyền thông, chiến dịch sẽ kết thúc với sự thất vọng lớn.

Owned Media

Điều này dẫn chúng ta đến với owned media. Với sự thay đổi của Google, website của bạn dễ dàng được tìm kiếm và truy cập. Nghĩ tới một ngày, bạn tạo nên một website nhưng không update thường xuyên thông tin trong vòng cả năm sau đó. Thật tệ hại!

Social-Media

Chính vì vậy, nội dung bạn tạo ra trở nên quan trọng hơn 2 hình thức kể trên.

Chúng tôi không nói tới những nội dung mà làm cho bạn trở nên tuyệt vời. Chúng tôi nói tới những nội dung mà tạo nên giá trị, sự quan tâm, và thông tin hữu ích cho công chúng mục tiêu.

Những webinars chia sẻ bí quyết, podcast (dạng nội dung audio), tài liệu, blogs sẽ tạo nên những giá trị từ những ý tưởng sáng tạo của bạn mà sẽ tạo nên những giá trị bởi những ý tưởng sáng tạo của bạn.

Nhưng có một điều lý thú là hầu hết mọi người sẽ không tự làm được điều đó. Chính vì vậy mà nếu bạn tự làm nó, người khác sẽ nghĩ bạn là một trong những thương hiệu top đầu của ngành.

Nói chung, với hình thức owned media, chúng ta cần đưa đến giá trị cho công chúng mục tiêu.

Shared Media

Tất nhiên, bạn không thể chỉ tạo những nội dung và mong chờ công chúng mục tiêu dừng lại ở đó. Bạn cần những điều thực tiễn hơn sau đó nữa.

socialmediatree

Với cập nhật mới từ Google Panda, thứ hạng website của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc chia sẻ nội dung của bạn lên các mạng xã hội.  Các công cụ tìm kiếm như Google không chỉ muốn bạn tạo ra nội dung mới thường xuyên mà còn theo dõi sự chia sẻ nội dung đó từ người đọc. Cơ hội nhân đôi nếu họ chia sẻ nó lên Google+ hay đối với video là đưa nó lên Youtube.

Bước đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng có một nút “share” trong thanh công cụ của bạn và nó cần dễ dàng để nhìn thấy và sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bỏ thời gian để xây dựng những mạng do mình sở hữu.
Đừng mong chờ có thể làm tất cả trên social media. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Facebook là nơi hiệu quả nhất cho những doanh nghiệp mà giao dịch hàng hóa trực tiếp với người tiêu dung (B2C), còn LinkedIn sẽ dành cho các doanh nghiệp B2B.

Hãy chọn mạng nào phù hợp nhất với bạn và bắt đầu triển khai nó.

Sự đổi chiều

Nếu bạn đang tìm kiếm bên ngoài những chuyên gia về truyền thông và marketing, tìm kiếm những agency mà tích hợp cả 4 loại trên.

Có một vài công ty bị mắc kẹt vào năm 2005, chỉ sử dụng duy nhất media relations và đưa ra rất ít những chiến lược. Và sau đó, những công ty này đã nhận ra, tận dụng nó và thay đổi những cách mà họ vẫn làm mỗi ngày.

Tìm kiếm những agency mà sẽ đưa cho bạn những bước đi trong tương lai, không phải chỉ vài năm rồi chấm hết!

Theo Socialmediatoday

Cô mèo Hello Kitty có thể hiện diện trên bất kì đâu, từ đồ chơi trẻ con đến cả đồ lót phụ nữ.

 Chiến lược thương hiệu lạ lùng của Hello Kitty: Trẻ con thích, người lớn cũng mê

- Sanrio, hãng sở hữu thương hiệu Hello Kitty, đã làm rất tốt trong việc đa dạng hóa các mặt hàng có sự hiện diện của chú mèo dễ thương này từ đồ chơi trẻ em cho đến đồ lót gợi cảm của phụ nữ.

- Nhiều người nhạo báng Hello Kitty đã đánh mất hình tượng trong sáng của mình nhưng đây vẫn là thời hoàng kim của Hello Kitty. Cổ phiếu của Sanrio đã tăng gấp đôi từ đầu năm.

Trong một đất nước có nền sản xuất vững mạnh và trình độ công nghệ bậc nhất, doanh nhân 85 tuổi Shintaro Tsuji của xứ mặt trời mọc nổi lên như một nhân vật kì lạ. Ông là nhà sáng lập hãng Sanrio - chuyên sản xuất văn phòng phẩm, quà tặng và phụ kiện tại Nhật Bản. Sanrio nổi tiếng nhất với các sản phẩm mang hình ảnh mèo Hello Kitty, được hãng giới thiệu trên thị trường quốc tế từ năm 1974.

Mặc dù Hello Kitty có lực lượng đông đảo antifan, cũng không thể phủ nhận Hello Kitty là một trong những câu chuyện về chiến lược marketing thành công lạ lùng nhất trên thế giới.

Được gọi là Walt Disney của Nhật Bản, nhưng khác với Disney, nỗ lực đa dạng hóa chuyên môn vào lĩnh vực phim ảnh, công viên giải trí, chương trình truyền hình và truyền thông của Sanrio vẫn chưa gặt hái được thành công thực sự.

Sanrio rất giống với Disney ở chỗ đã làm rất tốt trong việc đa dạng các mặt hàng khi gần đây, Tsuji tái định hướng công ty theo hướng bán bản quyền hình ảnh nhân vật cho các hãng khác, thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm như trước đây.

Năm 2011, hãng còn đạt thỏa thuận bán quyền sử dụng hình ảnh Hello Kitty trên quần áo và trang sức của Wal-Mart, Zara và Swarovski. Các hợp đồng này đã giúp họ thu về 2,1 tỷ yên, nhiều nhất trong một thập kỷ. Hãng cũng đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ, châu Mỹ Latin và châu Á.

Sanrio có một chương trình cấp phép toàn cầu vô cùng lạ lùng, là đưa hình ảnh cô mèo Kitty lên tất cả các mặt hàng, từ sản phẩm của trẻ em cho tới sản phẩm của người lớn như đồ lót phụ nữ. Hiện tại rượu bia cũng được bổ sung vào hàng loạt những sản phẩm có mặt của Hello Kitty với sự ra mắt mới đây của hãng bia có thương hiệu ở Đài Loan và Trung Quốc, được sản xuất với sự liên kết với công ty bia Taiwan Tsing Beer Co.

Chiến lược quảng bá lạ lùng của Hello Kitty: Trẻ con thích, người lớn cũng mê (1)
Hình ảnh Hello Kitty có thể gắn lên bất kì thứ gì

Khi được phỏng vấn ở Tokyo cho một dự án sách khoảng một thập kỷ trước, Tsuji đã nói rất lâu về những phẩm chất lí tưởng mà Hello Kitty có. Với giọng điệu không hề có một chút mỉa mai, Tsuji nói Hello Kitty là hiện thân của những gì tốt đẹp nhất, như vẻ đẹp thánh thiện, tình bạn, và to lớn hơn là hòa bình thế giới.

Thực tế về khía cạnh thương mại của Hello Kitty dường như lại không giống với những giá trị trên. Cô mèo trứ danh đã trở thành một biểu tượng thời trang toàn cầu và một siêu thương hiệu, bởi trong cùng một lúc, thiết kế hoạt họa cơ bản của Kitty vừa không nói lên một điều gì cả, lại vừa có thể nói lên tất cả. Hình ảnh mang chiều văn hóa tối giản của Hello Kitty đã mời gọi người xem mang lại ý nghĩa của riêng họ cho hình ảnh này.

Đối với trẻ em ở Tokyo và Singapore, Kitty vẫn nổi lên với biểu tượng của vẻ đẹp dễ thương và quý giá. Ngược lại, vào năm 2009, Lady Gaga đã chọn thương hiệu của Sanrio cho những bức hình thời trang của riêng mình, trong đó Hello Kitty lại gắn với biểu tượng đầy quyền lực của một cô gái cuồng dâm, là vật biểu thị của tình dục thô bỉ. Cuối năm ngoái, các nghệ sĩ từ mọi miền trên thế giới đã tụ tập tại New York để lật đổ đứa con tinh thần của Tsuji, và sự kiện này một phần nào đó đã làm lung lay đội ngũ marketing của Sanrio.

Bạn có thể nhạo báng Hello Kitty vì hiện thực kì dị trên, nhưng vẫn không thể phủ nhận đây là thời kỳ hoàng kim của Hello Kitty. Cổ phiếu của Sanrio đã tăng gấp đôi trong năm nay trên sàn chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), đưa Tsuji lên thuộc tóp những tỉ phú được Bloomberg để mắt tới.

Theo Businessweek/Cafebiz.vn

 Email Marketing1 10 cách xây dựng danh sách Email Marketing hiệu quảEmail marketing là một công cụ được sử dụng rất phổ biến tronginternet marketing, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được hết những lợi ích công cụ này mang lại. Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp khó khăn là do chưa tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Gửi cho ai? Dưới đây là 10 cách giúp bạn xây dựng một danh sách Email Marketing hiệu quả.
1. Mạng lưới quan hệ:
Cho dù bạn có đang tham gia ở lĩnh vực nào thì cũng phải có mạng lưới của riêng mình. Có rất nhiều tổ chức, mạng lưới như: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội, câu lạc bộ marketing…
Hãy tích cực tham gia nói chuyện, trao đổi danh thiếp với mọi người và đừng quên xin phép được gửi email tới cho họ. Và hãy tạo thói quen gửi email ngay (sau không quá 3 ngày)cho những người bạn đã nói chuyện về vấn đề bạn đã cùng trao đổi.
2. Triển lãm thương mại:
Những người đến tham dự triển lãm thương mại thực sự là những khách hàng tiềm năng (ít nhất thì vì họ đã mất công và đã phải trả tiền để được tham dự). Hãy tận dụng cơ hội này để thu thập các thông tin cần thiết.
Nhớ gửi email đến tất cả những người bạn đã thu thập được, đề cập đến việc bạn đã gặp họ ở triển lãm và hỏi xem bạn có thể giúp gì được cho họ. Và đừng quên xin phép được đưa họ vào danh sách marketing của bạn.
3. Hội thảo – Seminar:
Seminar là cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ nhanh chóng. Bằng việc tổ chức các seminar, các công ty có dịp tương tác và giới thiệu trực tiếp thông tin của mình. Seminar là cơ hội hoàn hảo để đưa vào các dịch vụ cộng thêm như: thư tin tức, sách, sản phẩm dùng thử, chiến dịch marketing…
Một cách hiệu quả là giới thiệu website và form đăng ký để tiếp tục nhận được những thông tin hữu ích mới nhất. Điều này giúp bạn có thể tiếp tục liên lạc với những người không tham dự các seminar khác nhưng vẫn hứng thú với thông tin nhận được.
4. Form đăng ký khi mua hàng trên site của bạn:
Nếu bạn là một nhà bán lẻ thì đây là một cơ hội để bạn thu thập thông tin hiệu quả. Khi khách hàng ghé thăm hay mua hàng của bạn, hãy đề xuất họ nhận email tin tức của bạn (như mã giảm giá, thông tin mới nhất về sản phẩm, marketing…).
5. Các sự kiện:
Các bữa tiệc, các buổi giao lưu, triển lãm tranh ảnh là nơi lý tưởng để bạn xây dựng cơ sở dữ liệu marketing của mình.
6. Các cuộc gọi với khách hàng và khách hàng tiềm năng:
Đây là cơ hội rất tốt để bạn hỏi thêm thông tin về họ. Hãy xem xét xây dựng một vài câu hỏi cho bộ phận chăm sóc khách hàng của bạn để thu thập các email cho chiến dịch email marketing của bạn.
7. Thiệp và Catalog:
Thiệp và Catalog là những cách hữu hiệu để bạn gửi thông tin đến khách hàng của mình. Thông tin về địa chỉ website, form đăng ký trên Thiệp, catalog điện tử, tài liệu marketing sẽ là một nguồn để bạn hướng khách hàng của mình cung cấp địa chỉ email cho danh sách của bạn.
8. Email marketing gửi trực tiếp:
Trong công việc, cá nhân hay các phản hồi tự động. Bạn đừng quên đưa thêm địa chỉ website, thông tin quan trọng vào chữ ký của mình. Đây là một nguồn để tăng thêm số địa chỉ cho danh sách của bạn.
9. Các diễn đàn:
Đặt thêm liên kết tới form đăng ký hay website của bạn vào chữ ý của bạn ở diễn đàn. Tích cực trao đổi và viết bài, bạn sẽ thu hút được một số lượng lớn người ghé thăm vì bài viết của bạn vẫn còn đó nếu nó chưa bị xóa.
10. Quảng cáo, rao vặt:
Thường xuyên đưa các thông tin mới nhất của bạn lên các trang quảng cáo rao vặt. Nhớ đừng quên đưa địa chỉ đăng ký để mọi người có thể nhận thông tin hay khuyến mại từ bạn.
Nguồn VinaContact

 8576903096 4e9b2e82285 21dff 1 Chiến lược marketing bị bỏ quên trong giới công nghệCó lẽ Samsung rất kỳ vọng vào việc tung ra Samsung Galaxy S4, khi hãng đã thuê cả hội trường Radio City Musicđể công bố cho lần ra mắt sản phẩm mới này.
Tuy nhiên, sự kỳ vọng đó không lớn như những gì hãng mong đợi, khi thị trường đón nhận sản phẩm với những nhận xét không mấy khả quan.
Cổ phiếu Samsung đã giảm giá 5% sau khi Samsung công bố sản phẩm mới, trong khi đó, đối thủ chính của Samsung, Apple lại chứng kiến đợt tăng giá cổ phiếu ngoạn mục lên đến 23,16 đôla cho một cổ phiếu, như một bằng chứng cho thấy giới đầu tư không quan ngại lắm về khả năng Samsung có thể lấy thêm thị phần của iPhone. Điều ngạc nhiên là giá cổ phiếu Apple tăng đột biến một phần là nhờ chính sách tăng trả cổ tức của Apple công bố trước đó, nhưng nguyên nhân chính dường như là sự thất vọng của thị trường dành cho Samsung.
Chung một lối mòn
Cổ phiếu Facebook đã tăng đến 32 đô la sau khi công ty công bố sẽ tổ chức một cuộc họp báo kín với nội dung “Hãy đón chờ với những gì chúng tôi đang xây dựng.” Tuy nhiên, sau khi giới đầu tư biết điều bí mật mà Facebook đang ấp ủ đó là công cụ tìm kiếm đồ thị (Graph Search), sự thất vọng thể hiện rõ khi giá cổ phiếu đã tụt mạnh xuống chỉ còn trong ngưỡng từ 26 đến 28 đô la, tức giảm đến 13-19% so với thời điểm ngày họp báo.
Nghịch lý thay, điều này cũng xảy ra tượng tự với các dòng điện thoại smartphone RIM Blackberry 10 và Windows Nokia, và ngay cả Apple cũng chứng kiến tình trạng tương tự sau khi hãng ra mắt iPhone 5. Cổ phiếu Apple đã rớt giá thê thảm từ mức đỉnh 705,07 đô la xuống chỉ còn trong khoảng 420 đến 456 đô la, thể hiện nỗi lo sợ của giới đầu tư về khả năng tiếp tục tăng trưởng của một trong những công ty giá trị nhất thế giới hậu Steve Jobs.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Tại sao các công ty công nghệ cao chuyên sản xuất các dòng smartphone lại kém tỏ ra kém thông minh cho mỗi lần tung ra các sản phẩm mới? Câu trả lời có vẻ là họ đã quên một kỹ thuật marketing mà Steve Jobs đã áp dụng và làm rất tốt dưới thời ông còn điều hành Apple. Đó là “Hứa hẹn dưới mức mong đợi và cung cấp vượt cả mong đợi của thị trường.”
Từ lần giới thiệu iPad
Hẳn còn nhớ sự kiện ồn ào khi Apple tung ra sản phẩm iPad? Sau khi công bố sản phẩm mới này, hãng xoáy mạnh vào những gì sản phẩm còn thiếu xót chứ không khai thác các điểm mạnh mà iPad được trang bị. Mọi người bi quan và cho rằng iPad là một bước thụt lùi của Apple bởi ai cần đến nó, khi chỉ cần iPhone và laptop là quá đủ! Tuy nhiên, mặc cho các dự báo tích cực nhát về doanh số bán ra, Apple đã đập tan mọi dèm pha, hồ nghi khi con số 15 triệu đơn vị bán trong năm đầu tiên ra mắ, 2010, gấp đôi con số dự báo khả quan nhất.
Cho đến cách mạng hóa marketing cho lần tung sản phẩm được kỳ vọng chỉ là một bước tiến hóa
Khi Apple giới thiệu iPad2, hầu hết các nhà quan sát công nghệ cao cho rằng sản phẩm mới chỉ là một bước tiến hóa, nâng cấp so với phiên bản cũ, thay vì là sản phẩm mang tính cách mạng của Apple. Mặc dù vậy, từng hàng dài những người mua trên toàn thế giới xếp hàng háo hức để có cơ hội sở hữu sản phẩm mới sớm hơn, vượt ngoài dự đoán của giới đầu tư. Thậm chí, một số hãng tin còn đưa tin có người còn sẵn sàng bán đi các bộ phận của cơ thể để có thể mua cho bằng được một chiếc iPad 2. Hơn nữa, khả năng tiếp thị bậc thầy của Apple còn thể hiện ở việc biến một phụ kiện “tầm thường” như iPad 2 thành một sản phẩm được định vị như một quyển sổ thông minh, với các đặc tính và lợi ích đáng mơ ước. Và điều này dĩ nhiên đã đẩy mạnh doanh số cho lần ra mắt iPad 2 còn ấn tượng hơn nhiều so với phiên bản nguyên thủy.
Làm thế nào Apple làm được điều đó?
Dưới thời Jobs, Apple đã đi theo chiến lược “hứa dưới mức mong đợi và làm được vượt mong đợi”, và nó đã tỏ ra hiệu quả:
1. Đặt ra kỳ vọng thấp hơn, và do đó, mở đường để các sản phẩm tung ra vượt cả mong đợi đó.
2. Giúp bảo mật thông tin khỏi các đối thủ cạnh tranh.
3. Giúp tránh thất vọng từ cổ đông và các vụ kiện tụng.
4. Cho phép Apple thu thập bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ các sản phẩm được hứa hẹn dưới mức mong đợi.
5. Cho phép Apple cải tiến các sản phẩm trước khi giao hàng nhằm đối phó với các phản ứng tiêu cực nói trên.
6. Tạo ra sự phấn khích lớn hơn rất nhiều cho người dùng và giới đầu tư khi sản phẩm sau khi tung ra đánh bại cả sự kỳ vọng của thị trường.
7. Nhẹ nhàng dẹp các lời dèm pha, định kiến trước kia dành cho Apple và “người hâm mộ” của công ty.
Chiến lược này tỏ ra rất hiệu quả. Mặc dù các nhà bình luận công nghệ lúc nào cũng có thể chỉ ra những điểm yếu mà sản phẩm Apple chưa hoàn thiện được, nhưng các khách hàng của Apple vẫn rất ngạc nhiên, thích thú với những gì sản phẩm vượt ngoài mong đợi của hãng mang lại cho họ.
Những gì đối nghịch
Dưới thời Jobs, việc quản lý sự kỳ vọng của thị trường dành cho Apple hoàn toàn được kiểm soát. Nhóm nghiên cứu của ông đã học được rằng chiến lược “hứa dưới mức mong đợi và làm vượt cả mong đợi” giúp cho việc kinh doanh của hãng diễn ra rất thuận buồm xuôi gió, trong khi giá cổ phiếu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, Apple dưới thời Tim Cook dường như đã lãng quên mất chiến lược nói trên. Theo tờ Guardian nhận định: “iPhone 5 tốt hơn, nhưng nó không thực sự tốt hơn nhiều, và người ta nhìn nhận về iOS 6 với những nhận xét trái chiều. Dường như ban điều hành mới của Apple là Bob Mansfield, Tim Cook, Phil Schiller không nhận thấy khi hãng “thổi phồng” quá mức sẽ vô tình gây chú ý cho mọi người, và vô hình trung, theo thời gian, những lời hứa hẹn như thế này sẽ xóa mòn đi niềm tin của người dùng và giới đầu tư.”
Cạnh tranh tạo điều kiện cho Apple nhìn nhận lại
Với những gì thất vọng mà Samsung Galaxy S4 và các dịch vụ mới nhất từ RIM và Nokia gây ra, Apple vẫn còn cơ hội để lấy lại thời hoàng kim, trước khi hãng đi trật phương hướng với lần tung ra sản phẩm iPhone 5. Apple cần hiểu rằng khi Steve Jobs không còn điều hành, thử thách lớn nhất đối với hãng là vấn đề lãnh đạo và sự kỳ vọng của mọi người ngày càng lớn hơn, vượt cả những gì họ nhận được. Trước đây, Apple đã làm tốt việc quản lý sự mong đợi của thị trường dành cho mình, và cung cấp các sản phẩm luôn làm khách hàng thích thú và ngạc nhiên.
Facebook tự gây khổ sở cho mình khi hứa hẹn thái quá
Mặc dù Facebook đang là một trong những công ty sở hữu đội ngũ nhân viên tuyệt vời nhất trên thế giới, nhưng kể từ thời điểm hãng IPO và sau sự kiện công bố “Hãy đón xem những gì chúng tôi đang xây dựng” (công cụ tìm kiếm Graph Search), Facebook vẫn còn cho thấy mình còn quá nghiệp dư trong việc giới thiệu các sản phẩm mới, marketing và tạo ra lợi nhuận. Họ thừa hiểu cổ đông sẽ tiếp tục mất kiên nhẫn nếu giá cổ phiếu cứ bấp bênh dao động ở ngưỡng trên dưới 20 đô la, tương tự như mô hình Microsoft vấp phải những năm qua. Sau tất cả, Facebook vẫn có nhiều lợi thế so với đối thủ của mình: (1) Cơ sở dữ liệu thành viên hơn 1 tỷ người sử dụng, là kho tài nguyên béo bở các nhà quảng cáo có thể khai thác và Facebook có thể kiếm tiền từ đó và (2) Người dùng có thể chia sẻ thông sẻ thông tin về các sản phẩm mà họ thích với bạn bè, cũng như những người khác trong mạng xã hội của mình.
Giải pháp căn cơ
Sau những sai lầm nói trên, vẫn có giải pháp đơn giản để sửa sai. Thay vì cứ tiếp tục hứa hẹn thái quá để rồi gây thất vọng, các công ty công nghệ cần phải “hứa hẹn dưới mức mong đợi của thị trường”, và “cung cấp các sản phẩm vượt cả kỳ vọng của thị trường” dành cho chúng, nếu muốn tồn tại và miếng bánh thị phần ngày càng lớn hơn trên thương trường.
Điều này là cần thiết để có thể trụ lại ở sân chơi lớn khốc liệt như thế giới công nghệ, khi người dùng đủ thông minh nếu họ muốn chia sẻ sản phẩm nào gây thích thú hay thất vọng thông qua các mạng xã hội một cách nhanh chóng và “truyền miệng” dễ dàng như hiện nay.
Theo FGate.


Truyền thông xã hội đã trở thành một trong những nền tảng tuyên truyền có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng cho phép các thương hiệu và giới doanh nghiệp trực tiếp vươn tới khách hàng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Tuy vậy, chính loại hình truyền thông này cũng đã khiến không ít doanh nghiệp tự hủy hoại hình ảnh của mình hoặc tiêu tốn vô số tiền bạc chỉ vì tận dụng nó sai cách. Hãy cảnh giác với những lỗi thường gặp nhất dưới đây từng khiến nhiều doanh nghiệp phải ngậm đắng nuốt cay khi sử dụng truyền thông xã hội.

Tính độc đáo của thương hiệu không được ưa thích

Nhìn chung, các thương hiệu phải có sức hấp dẫn, có tính giải trí và không chỉ tập trung duy nhất ở mỗi đề tài kinh doanh. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào cũng cần tỏ ra thật vui nhộn hay thông minh khi xuất hiện trên các miền cộng đồng. Hãy luôn lấy cộng đồng làm gốc.

Xin nêu một ví dụ cụ thể: nếu bạn đang cung cấp một công dụng thực tế, nghiêm túc về cách đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp thì chia sẻ một video clip về thú cưng mà bạn ưa thích là không thể chấp nhận được. Đồng thời, hãy tránh xa việc đề cập đến quan điểm cá nhân đối với những vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như chính trị, tôn giáo, sở thích, triết lý sống… trên mạng xã hội khi nội dung chính của trang web là tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.

Làm như vậy là đã vô tình “phân loại” nhóm khán giả và tạo ra những nhóm phản đối chính bạn.

Không bám theo nhu cầu của khách viếng thăm

Nếu muốn nhận được sự hưởng ứng từ những người hâm mộ, trước tiên bạn hãy mang đến những giá trị thực sự cho họ. Hầu hết những người đến với truyền thông xã hội đều muốn tìm kiếm thông tin hữu ích, giúp họ giải quyết các vấn đề đang gặp phải hoặc để giải trí.

Nếu cung cấp được cho họ những thứ ấy, bạn sẽ có cơ hội tăng số lượng người truy cập, tăng lượng khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ hoán đổi người xem thành khách hàng. Ngược lại, bạn chỉ tốn công sức và tiền của mà chẳng được ai nhòm ngó đến và uy tín của bạn cũng bị hủy hoại dần. Không kết nối giữa mạng xã hội với việc bán hàng.

Đã có nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng truyền thông xã hội chính là một phần tất yếu tạo nên thành công trong tiếp thị nhưng họ chỉ trích có một phần ngân sách nào đó cho truyền thông xã hội và còn quên xây dựng một kế hoạch tạo ra doanh thu từ khoản đầu tư ấy. 

Hãy lưu ý rằng hầu hết người sử dụng truyền thông xã hội mua hàng của các doanh nghiệp không phải bao giờ cũng theo gợi ý của lực lượng người hâm mộ trên Facebook hay người theo dõi trên Twitter. Nếu sử dụng Google Analytics, bạn hãy cố gắng đo lường tỷ lệ hoán đổi để dò xem mạng xã hội đóng vai trò ra sao trong một chu kỳ chào hàng của bạn.

Không đo lường được những gì thật sự ý nghĩa

Có nhiều công cụ làm thước đo sự quan tâm của người xem đến trang web của các doanh nghiệp trên mạng xã hội, song chúng lại không trực tiếp liên quan đến con số lợi nhuận sau cùng.

Phân tích mạng xã hội chính là cách theo dõi mức độ thành công của các nỗ lực tiếp thị trên truyền thông xã hội, mà điều quan trọng là phải xác định được những chỉ báo cụ thể về kết quả của hoạt động doanh nghiệp trên một nền tảng thường xuyên và ổn định. Chẳng hạn, số lượng cú click “Like” trên Facebook không phải là một chỉ báo kết quả chính xác vì có thể có đến cả triệu người thích nhưng không ai trong số đó nói về bạn.

Thước đo đáng giá hơn là tỷ lệ gắn kết (bao gồm cả số người nói về bạn và số người ưa thích). Nếu biết kết hợp tỷ lệ ấy với mức độ truy cập vào trang web, bạn có thể xác định được tỷ lệ hoán đổi người xem thành khách hàng thật sự.

Nghĩ rằng tự mình có thể quản lý hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông xã hội

Một cá nhân có thể có nhiều kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội nhưng việc quản lý hình ảnh của một doanh nghiệp trên truyền thông xã hội lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Do đó, bạn nên có người phụ giúp về phân tích dữ liệu để theo dõi và sàng lọc những kết quả thu được. Người ấy phải hiểu rõ thị trường và biết cách gắn kết với mọi người thông qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau, biết kết nối những điểm mấu chốt lại với nhau.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.