Latest Post

Galaxy Note 3, Xperia Z Ultra hay G2 vẫn là những smartphone Android có hiệu năng tốt nhất trên thị trường hiện nay, trong khi đó Lumia 1520 và iPhone 5S cũng là hai đối thủ tới đáng gờm chạy trên nền tảng khác.

Cuộc chạy đua cấu hình trong làng smartphone năm nay không còn rầm rộ khi xu hướng mà nhiều hãng hướng đến là sử dụng chip 4 nhân, một trang bị đã nở rộ từ năm ngoái. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế, các nhà sản xuất cũng dần tập trung vào việc cải thiện hiệu năng và hiệu suất hoạt động thực sự trên sản phẩm của mình thay vì đưa ra các thông số ảo. Tuy vậy, cũng không thiếu những điểm sáng nổi bật và gây nhiều chú ý như sự xuất hiện của bộ xử lý cấu trúc 8 nhân, chip xử lý nền tảng 64-bit hay dung lượng RAM bắt đầu được đẩy lên tới 3 GB...

Dưới đây là 5 mẫu smartphone sở hữu cấu hình phần cứng và hiệu năng nổi bật trong năm 2013:

Samsung Galaxy Note 3

Note-8424-1383614945-1945-1386298662.jpg

Galaxy Note 3 là mẫu smartphone Android đứng đầu nhiều hệ thống đánh giá hiệu năng như Antutu Benchmark hay Quadrant Standard nhờ việc được trang bị một cấu hình ấn tượng. Ngoài việc được trang bị chip xử lý 8 nhân Exynos Octa, sản phẩm còn là mẫu smartphone đầu tiên được trang bị dung lượng RAM lên tới 3 GB, mang tới khả năng hoạt động đa nhiệm xuất sắc. Galaxy Note 3 cũng được Samsung trang bị cổng kết nối USB 3.0, thay thế cho tiêu chuẩn 2.0 xuất hiện trên hầu hết các smartphone hiện nay.

Sony Xperia Z Ultra

IMG-2775-JPG-7461-1385019683-8197-138629

Sony Xperia Z Ultra là kẻ thách thức thực sự với Galaxy Note 3 từ kích thước màn hình, rộng tới 6,44 inch, cho tới tính năng và hiệu năng. Dù chỉ sở hữu chip xử lý 4 nhân, nhưng chip Snapdragon 800 tốc độ 2,2 GHz và RAM 2 GB trên Xperia Z Ultra vẫn mang khả năng hoạt động mượt mà, đa nhiệm ấn tượng không hề kém cạnh Note 3. Thậm chí, Xperia Z Ultra còn sở hữu khả năng xử lý và phát video độ phân giải UHD 4K ngay bằng phần cứng, điều mà mẫu Note 3 phiên bản 8 nhân không thực hiện được.

LG G2

IMG-2694-JPG-1376138030-500x0-4597-13862

Có ngoại hình nhỏ nhắn hơn nhiều so với Galaxy Note 3 cũng như Xperia Z Ultra, nhưng hiệu năng và khả năng hoạt động đa nhiệm của LG G2 hoàn toàn ngang ngửa. Thậm chí, giao diện Android được LG tùy biến còn khiến cho các thao tác vuốt trang, truy cập ứng dụng trên model này tỏ ra nhanh và nhạy hơn 2 đối thủ tới từ Samsung và Sony. LG G2 sở hữu màn hình màn hình Full HD đẹp mắt với bên dưới là chip xử lý 4 nhân tốc độ 2,26 GHz, RAM 2 GB cùng pin 3.000 mAh công nghệ tối ưu năng lượng SiO.

Nokia Lumia 1520

IMG-7016-001-JPG-6890-13853508-1597-3600

Lumia 1520 là kẻ thách thức thực sự với nền tảng Android khi thay thế cho cấu hình có phần lạc hậu của các Windows Phone trước đó là nền tảng phần cứng mạnh mẽ, hiện đại hợp thời hơn. Phablet màn hình Full HD đầu tiên tới từ Nokia được trang bị chip Snapdragon 800 4 nhân tốc độ 2,2 GHz của Qualcomm cùng với RAM 2 GB, trang bị tương tự như Z Ultra và G2. Kết hợp với khả năng hoạt động ổn định từ nền tảng của Microsoft mang tới cho người Lumia 1520 trải nghiệm sử dụng rất mượt mà.

Apple iPhone 5S

5S-1-2854-1379474910-2782-1386298663.jpg

Điểm nổi bật hiếm hoi về thông số kỹ thuật ở iPhone của Apple là sử dụng chip nền tảng 64-bit thay thế cho 32-bit xuất hiện ở hầu hết smartphone đang có trên thị trường. Thực tế, dù có thông số kỹ thuật hoàn toàn lép vé trước 4 đối thủ bên trên, không thể phủ nhận iPhone 5S là mẫu smartphone có hiệu năng và khả năng hoạt động yếu hơn, Apple luôn biết kết hợp thế nào để tốt nhất giữa phần cứng và phần mềm iOS. Thậm chí, theo đánh giá của những phần mềm Benchmark đa nền tảng cũng như kiểm nghiệm của một số trang công nghệ, dù dùng chip lõi kép (A7) 5S vẫn là smartphone có tốc độ nhanh nhất và hiệu năng tốt nhất hiện nay.

Các bạn thích nhất dòng điện thoại nào? 

Theo VnExpress

Chào mừng Tết Giáp Ngọ 2014, Coca-Cola công bố chương trình “Tết gắn kết” để mừng năm mới, đồng thời khuyến khích giới trẻ có những hoạt động thiết thực trong thời điểm chuẩn bị đón Tết trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Coca-Cola giúp mọi người gắn kết hơn trong ngày Tết

Nổi bật nhất là việc ra mắt bao bì Tết Coca-Cola An - Tài - Lộc như lời chúc ý nghĩa trao tặng nhau ngày Tết. Những cánh én mùa xuân hội tụ thành lời chúc An - Tài - Lộc cùng sắc đỏ may mắn sẽ mang đến một năm mới thịnh vượng cho người nhận. Trao Coca-Cola là cách đơn giản nhất để trao lời chúc thân tình đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác...

Én vàng được kết thành bộ 3 An - Tài - Lộc trên vỏ lon Coca-Cola Tết mới năm 2014

Các loại quà tặng Tết khác của Coca-Cola

Ngoài Coca-Cola An Tài Lộc, bao bì của các sản phẩm khác như Fanta, Sprite, Nutriboost, Minute Maid Teppy cũng được đổi mới về mặt hình ảnh để tất cả các nhãn hàng đều trở thành món quà ý nghĩa trong dịp Tết.

Đón én về cùng Coca-Cola trên các kênh truyền hình quốc gia vào lúc 7:45 tối qua 3/12/2013

Coca-Cola cũng giới thiệu phim quảng cáo “Cùng gắn kết - Tết mới về” trên 10 kênh truyền hình quốc gia. Qua đó, Coca-Cola mong muốn gửi gắm đến mọi người thông điệp: Tết sẽ thật sự trọn vẹn khi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp. Ứng dụng “Tết gắn kết” trên Facebook cũng được Coca-Cola khởi động nhằm giúp giới trẻ tự do sáng tạo “Logo Tết - Gắn kết gia đình”, thể hiện tình cảm, sự gắn bó thân thiết với gia đình hơn.


Theo Thể Thao và Văn Hóa

header.

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet ngày nay, chúng ta không còn quá xa lạ với những “gã khổng lồ” như Google, Microsoft, Facebook, Twitter, Dropbox, Amazon.com… Phía sau các công ty này là những “bộ não thiên tài” rất có tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới.


Với tầm nhìn chiến lược cùng những nỗ lực phấn đấu, họ đã vươn lên trở thành những nhà tỷ phú thế giới. Có những tỷ phú tuổi dưới 30 như ông chủ Facebook Mark Elliot Zuckerberg (sinh năm 1984), Giám đốc điều hành của Dropbox Andrew W.Drew Houston (sinh năm 1983), và rất nhiều người nằm trong top những người giàu nhất thế giới như Bill Gates (nhà sáng lập Microsoft), Lawrence Joseph Ellison (giám đốc điều hành của tập đoàn Oracle)…..

Bạn có muốn biết danh sách 20 “bộ não thiên tài” hàng đầu trong giới công nghệ thông tin trên thế giới và những thông tin liên quan đến nghề nghiệp của họ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo infographic dưới đây.


20-bo-nao-cong-nghe-co-tam-anh-huong-nhat-hien-nay.

Theo Tinh Tế

Vài tháng trước, tôi có viết một bài đăng trên Moz nói về tất cả các vấn đề khi trang web bị phạt vì chứa các liên kết không tự nhiên. Ban đầu khi nghe tin mình bị phạt, tôi cảm thấy rất bất ngờ, nhưng cũng từ đó, tôi học được nhiều hơn về các hướng dẫn của Google dành cho quản trị web. Sau đó, tôi không chỉ khắc phục được hình phạt cho trang của mình mà còn giúp khách hàng đưa trang web của họ trở lại hoạt động như bình thường.

Tại sao trang web bị phạt? 

Lí do chính là do tôi đặt anchor text ở chân trang web (footer) của một số khách hàng. Cụ thể anchor text đó là "Web Design Yorkshire by Pinpoint Designs” (cả Pinpoint Designs' vàWeb Design Yorkshire đều trỏ liên kết đến trang của tôi). Lúc đó, tôi chỉ làm theo thói quen, không thay đổi anchor text cho các liên kết, và về cơ bản thì việc làm này đã vi phạm nguyên tắc chất lượng của Google.

Sau khi thực hiện rất nhiều nghiên cứu, chúng tôi lên kế hoạch gỡ bỏ hình phạt không chỉ cho trang của tôi mà còn cho nhiều khách hàng. Chúng tôi làm việc với khách hàng có website bị phạt do liên kết không tự nhiên, nội dung kém chất lượng, các việc làm “thiếu trong sáng”, hoặc có các phần mềm độc hại. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, chúng tôi vẫn không ngừng cố gắng cải thiện để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa.

Chúng tôi đã làm gì để cải thiện?

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp có các trang bị phạt đang tìm mọi cách để phục hồi liên kết. Ví dụ như liên hệ với quản trị web, lên kế hoạch loại bỏ liên kết rác (spam links). Ở bài viết này, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về các công cụ gỡ bỏ links, đồng thời cung cấp một vài gợi ý thiết thực để làm sao loại bỏ liên kết xấu, nhanh chóng phục hồi trang web sau một thời gian dài bị “đày xuống địa ngục”. 

Những hướng dẫn trong bài viết này ưu tiên cho các trang bị Google phạt hoặc cảnh cáo dochứa liên kết không tự nhiên. Để biết trang web có bị phạt hay không, chỉ cần đăng nhập vào Google Webmaster Tools, sử dụng thẻ “Hướng dẫn tác vụ” (manual actions), sẽ biết ngay trang đang phải chịu loại hình phạt nào. Nếu có xuất hiện dòng chữ “Liên kết của bạn không tự nhiên” (Unnatural links) kèm theo biểu tượng cảnh báo vàng ươm bên cạnh thì chắc hẳn lúc này bạn biết mình nên làm gì rồi?


Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

Mục tiêu của tác giả là có thể viết các bài hướng dẫn giúp nhà quản trị phục hồi trang web dù có bịbất kỳ hình phạt nào đi chăng nữa. Tác giả đã nghiên cứu công cụ Peel, công cụ thử nghiệm và phân tích các liên kết đặc biệt. Bạn có thể đăng ký để nhận thông tin và hướng dẫn mới nhất về sản phẩm này. 
Giờ hãy xem các bước hướng dẫn

Bước thứ nhất: thu thập dữ liệu backlink

Trước hết, cần một danh sách các liên kết trỏ đếntrangtừ các nguồnkhác nhau. Chuyên viên Diễn đàn Trung tâm Quản trị web khuyên nên sử dụng danh sách liên kết có sẵn trong Google webmaster tools. Lời khuyên này chỉ mang tính tham khảo thôi nhé, bạn có thể làm theo hoặc làm theo cách của bạn.Tham khảo thêm ý kiến của mọi người về vấn đề này trong trang diễn đàn: http://productforums.google.com/foru...rs/ga3vI8Y2RtA

Matt Cuttscũng từng nói:

"Những danh sách liên kết mà chúng tôi lấy làm ví dụ đều từ trong Google Webmaster Tools. Chúng tôi cũng thích dùng các liên kết trong đó để đưa ra nhận xét hơn, nhất là khi có những liên nêu bật được vấn đề, chúng tôi không ngại dànhmột phần riêng để phân tích, chia sẻ các liên liên kết đó, đặc biệt nếu chúng có thể chỉ cho quản trị web thấy được nguyên nhân và đưa ra hướng dẫn chi tiết để giải quyết vấn đề".

Googlechỉ yêu cầu bạn gỡ bỏ đa số mà không phải là tất cả liên kết xấu, nhưng tác giả bài viết khuyên bạn nên dành nhiều ưu tiên cho công việc này, đơn giản bằng cách thu thập liên kết từ càng nhiều nguồn khác nhau càng tốt:

a. Google Webmaster Tools: Đăng nhập vàoGoogle Webmaster Tools, nhấp chọn vào trang bạn đang quản trị, bấm theo thứ tự: Search traffic  Liên kết đến trang  nhấp vào “more” dưới thẻ “who links the most”. Tại đây, bạn sẽ thấy nút “tải về nhiều liên kết hơn”(download more sample links) ở đầu trang. Bấm vào đó và tải về danh sách các liên kết.

Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

b. OpenSite Explorer: Truy cập vào địa chỉ http://www.opensiteexplorer.org, gõ vào tên miền của bạn (phải chắc chắn gõ đúng, đủ tên miền của trang, vì trang có www hoặc không có www sẽ cho ra hai kết quả khác nhau). Chờ tổng hợp kết quả, nhấp vào thẻ Advanced reports, chọn 'Liên kết đến từ: trang liên kết bên ngoài, các thông số khác để như mặc định. Sau đó nhấp vào Export.

c. Ahrefs : Truy cập http://www.ahrefs.com nhập tên miền của bạn vào. Nhấn vào thẻ 'CSV và xuất danh sách “Backlinks/Trang tham khảo”. Ahrefs là một công cụ cực kỳ thông minh, trợ thủ đắc lực trong các chiến dịch gỡ bỏ links. Nó giúp thu hẹp phạm vi tổng hợp các liên kết sidewide, liên kết do-followed hoặc no-followed và rất nhiều tiện ích khác nữa. 

d. MajesticSEO: Truy cập tranghttp://www.majesticseo.com, nhập tên miền của bạn và chọn 'Lịch sử Index. Nó sẽ hiện thị tất cả các liên kết chứ không chỉ các liên kết gần đây nhất. Nhấp vào thẻ backlinks, di chuyển xuống cuối trang và bấm vào nút “tải về dữ liệu” (download data).

Hầu hết các trang này đều yêu cầu bạn phải đăng ký để tổng hợp dữ liệu. Trang Majestic SEO cho phép bạn sử dụng các công cụ của nó miễn phí (hoặc nếu có tính phí thì cũng chỉ một số ít) nếu trang của bạn đã được xác nhận bằng tài khoản Google Webmaster Tools. Nói thì là vậy, tiền nào của nấy. Nếu có điều kiện, bạn nên trả phí để có được các kết quả đầy đủ, chi tiết và tận dụng hết các tiện ích của trang này.

Lưu ý: Googlekhuyến nghị quản trị web nên đưa cả 2 tên miền có www. và không www. vào trong Google Webmaster Tools, sau đó thu thập links của cả 2 trang này. Làm như thế có thể thu thập triệt để các liên kết đến trang.

Bước thứ 2: Ghi chép công việc

Tạo một bảng theo dõi công việc bằng GoogleDocs để thực hiện công việc theo trình tự và cũng để biết bạn đã thực hiện được bao nhiêu phần của kế hoạch đó. Bạn sẽ thấy ý nghĩa thực sự của cách làm này khi bạn tiến hành gửi yêu cầu xem xét cho Google, bởi thông qua nó, Google có thể biết chính xác bạn đã làm được gì cho kế hoạch khôi phục trang của mình.

Vì thời điểm hiện tại, Google cho biết nó sẽ không tin các liên kết đến từ các nguồn không đáng tin cậy. Vì vậy, tác giả khuyên các bạn nên dùng Google Spreadsheet để lập bảng kế hoạch công việc của mình vì nó là con của Google và lẽ dĩ nhiên, Google sẽ ưu tiên con của mình hơn. Không những thế, bạn còn có thể chèn links vào trong bản kế hoạch này rất dễ vàhoàn toàn miễn phí. 

Đặt tên từng sheet ở cuối trang bảng tính. Ví dụ như sheet cho Google Webmaster Tools, sheet cho Ahrefs, sheet cho Majestic SEO và sheet cho Open Site Explorer. Bạn không nhất thiết phải làm theo cách này nhé, hoàn toàn có thể thiết kế theo cách riêng của bạn. Nhưng theo ý kiến cá nhân của tác giả thì làm như vậy sẽ tiện theo dõi tiến độ công việc hơn, đồng thời nó cũng dễ hơn cho việc phân tích sau này.

Nhược điểm duy nhất của cách làm này là có rất nhiều liên kết trùng lặp. Tuy nhiên đừng vội lo lắng, vấn đề này đã được giải quyết gọn nhẹ!

Truy cập vào trang PinpointDesignsBlog, chúng tôi đã tạo ra một bảng tính tài liệu của Google trong đó có thể kết hợp nhiều trang bảng tính lại với nhau để xác định các liên kết trùng lặp và xóa tụi nó một cách dễ dàng. Lại thêm một công cụ hữu ích khác cho bạn bỏ túi để dành cho chiến dịch gỡ bỏ links của mình rồi nhé.

Google Docs cho phép nhập 50.000 ký tự một lần. Nghe có vẻ nhiều, nhưng cũng nhanh hết lắm. Bạn có thể chèn cả dữ liệu file CSV vào bằng cách vào Google Docs, nhấp vào File> Import. Có thể áp dụng cho các file mà bạn xuất từ Open Site Explorer, Ahrefs, Majestic SEO, và Google Webmaster Tools. Cũng có giới hạn ký tự cho các file này, nhưng chắc chắn là trên 50.000, vì như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ tải.

Lưu ý: Khi import dữ liệu vào bảng tính, bạn nên cho các cột sau vào mỗi sheet:

- Tên liên hệ
- Địa chỉ Email Liên hệ
- Form liên hệwebsite
- Địa chỉ Twitter
- Địa chỉ Facebook
- Địa chỉ Google+
- Địa chỉ LinkedIn
- Ngày liên hệ thứ nhất
- Ngày liên hệ thứ hai
- Ngày liên hệ thứ ba
- Trạng thái liên kết
- Ghi chú

Hơi nhiều nhưng chúng rất có ích cho việc quản lý ghi chép. Nó sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi bạn tiến hành nghiên cứu tên miền, công khai tài liệu và giảm áp lực công việc. Cũng bằng cách này, bạn còn có thể dễ dàng chỉ cho Google thấy được quyết tâm sâu sắc của bạn như thế nàođể mong sớm phục hồi trang web khỏi vũng lầy.

Đây là cách sắp xếp tài liệu tốt và dễ hiểu nhất. Tuy nhiên bạn có thể giảm bớt các cột nếu bạn không cần các thông tin tham khảo như Twitter, Google+, LinkedIn, Email, forrm liên hệ, vv.

Cuối cùng, nên thêm một sheet bổ sung vào bảng dữ liệu Google Docs với tên " Mẫu liên hệ”, trong đó là các email bạn gửi cho các quản trị web. Nên cẩn thận với từ ngữ mà bạn dùng trong form này nhé, Google sẽ đọc email đó đấy, đừng dại cho Google thấy bạn đang nói xấu sau lưng nó. 

Đừng hù dọa các quản trị web khác kiểu như Google sẽ khóa trang hay trang của anh sẽ bị chơi xấu nếu không gỡ link theo yêu cầu của tôi. Thay vào đó, bạn phải cố gắng thuyết phục, trình bày lí do rằng bạn chỉ đang cố gắng làm theo các chỉ dẫn của Google. Nói lời xin lỗi và cảm ơn khi cần thiết. Làm như thế Google mới cho rằng bạn đang thực sự cố gắng sắp xếp mọi thứ và qua đó hi vọng được Google “khoan hồng”. 

Bước thứ ba: Đánh dấu liên kết xấu

Đây là phần quan trọng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng lai không hề đơn giản chút nào vì bạn phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ để xác định liên kết nào là liên kết xấu, liên kết không tự nhiên để loại bỏ. Phải mất thời gian dài mới tạo được các liên kết tốt, nếu nhầm lẫn nó với các liên kết spam mà bỏ đi thì thật uổng phí công sức.

Cách tốt nhất để nhận dạng liên kết spam là kiểm tra thủ công, xem xét kỹ lưỡng từng link một. Liên kết nào tốt thì cho nó vào một danh sách an toàn,“không được xóa”. Đây cũng là một trong những tài liệu mà bạn sẽ đệ trình lên Google để chứng minh cho những cố gắng mà bạn đã và đang thực hiện. 

Hàng ngàn liên kết như thế thì làm sao mà kiểm tra được link nào là link spam? 
Bằng phương pháp loại trừ. Liên kết spam trái ngược với liên kết tốt. Mà liên kết tốt thì lại rất dễ để nhận ra. Cơ may nào đó, bạn được giới thiệu trên Thegioiseo.com, Vnexpress.net, 24h.com.vn, hay những trang mạng uy tín lớn khác, thì chắc chắn rằng những liên kết đó không bao giờ nên gỡ bỏ. 

Cũng không dễ để định nghĩa liên kết như nào là liên kết tự nhiên. Tác giả bài viết này cho rằng liên kết tự nhiên là liên kết đến từ các bài viết có nội dung tự nhiên. Giả sử bạnlàm nghề SEO, muốn viết bài về lịch sử nghề SEO, các công ty làm SEO và tất tần tật các khía cạnh của SEO. Bạn đầu tư nghiên cứu rất nhiều cho bài viết này với hy vọng mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho một lượng lớn người đọc. Nếu bài viết của bạn hay được chia sẻ đúng nơi, đúng chỗ thì bạn có quyền hi vọng sẽ có được các liên kết tốt, tự nhiên. Người ta đọc thấy hay sẽ trích dẫn, liên kết đến bài viết mà không cần bạn phải nhờ vả hay năn nỉ. Và tất nhiên chất lượng các liên kết đó thì không cần phải bàn luận gì thêm. 

Trong bài viết nàytác giả liên kết đến những bài viết hữu ích khác về gỡ bỏ link mà tác giả đọc được trên mạng. Những bài viết được liên kết là những bài viết chất lượng mà tác giả tinsẽ giúp ích rất nhiều trong kế hoạch phục hồi trang web khỏi hình phạt của Google.

Không quá khó để xác định liên kết nào là liên kết không tự nhiên. Giả sử bạn nằm trong danh sách links của 1 website có hàng vạn link trên đó, hoặc bạn đi comment trên các blog có hàng vạn người comment chỉ với mục đích lấy backlinks thì các liên kết đó nhiều khả năng được coi là không tự nhiên.

Tuy nhiên cũng có những link không dễ phân biệt. Sau đây là một số mẹo của tác giả để phân biệt link kém chất lượng:

1. Kiểm tra URL chứa liên kết có được Google lập chỉ mục hay không?
Nếu không, hãy loại bỏ liên kết đó ngay lập tức. Để kiểm tra URL được index hay chưa, bạn có thể làm theo cách sau: gõ vào ô tìm kiếm của Google cấu trúc “site:tenmiencuaban.com”. 

Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

2. Tuổi thọ trang và tên miền
Đừng quá tập trung vào nó vì một trang mới thành lập, ít tuổi, cũng có thể tạo ra liên kết mạnh không kém các trang có tuổi thọ trang và tên miền cao. Không ai đảm bảo một trang có tuổi thọ tên miền cao là trang chất lượng. Cần chú ý điều này nếu bạn đang đặt tuổi thọ là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng liên kết của một trang.

3. Liên kết sidewide:
Liên kết sidewide thường là các liên kết tới các trang mà bạn trao đổi, hợp tác hoặc mua liên kết. Sẽ là không tốt nếu liên kết của bạn xuất hiện ở mọi ngóc ngách của một website. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì cách giải quyết là cài đặt no-follow hoặc gỡ bỏ các links đó càng sớm càng tốt. Chỉ nên đặt liên kết ở một trang nhất định nào đấy thôi. Ahrefs phát hiện các liên kết diện rộng rất nhanh. Và nếu nghi ngờ các liên kết đó là liên kết spam thì đừng ngần ngại vứt bỏ luôn và ngay.

4. Các trang danh bạ:
Rất dễ nhận dạng các trang danh bạ spam. Các trang đó đa số đều có chứa các từ như “backlinks”, “links”, “seo”, v.v trong tên miền. Liên kết từ những trang này đa phần là liên kết kém chất lượng cần gạt ra khỏi danh sách.

Cũng có những trang danh bạ hữu ích trên mạng. Đó là những trang tạo ra với mục đích cụ thể, được đánh giá thủ công, hoặc đôi khi phục vụ mục đích của địa phương. Hãy thành thật với bản thân bằng cách tự đặt ra câu hỏi: “Liệu mình có thể kiếm được traffic từ trang này không?” hay “Liên kết từ trang này có đảm bảo không nhỉ?”. Nếu câu trả lời là không thì thêm một lần nữa, đừng do dự bôi đen và nhấn “shift + delete”. 

Hơi lan man? Chốt lại, bạn nên xóa bỏ link ngay lập tức nếu:

- Trang chứa liên kết không được Google index. Đây là một trong những dấu hiệu dính phạt của Google
- Trang web tự động chấp nhận liên kếtmà không cần qua bất kỳ trạm kiểm duyệt (điều kiện đánh giá) nào.
- Trang có rất nhiều liên kết rác trỏ đến (gõ URL vào Open Site Explorer và bạn sẽ thấy những thứ bạn cần xem!)
- Các trang đa chức năng, đa sản phẩm(ô tô,ngày lễ, kính mát, thiết kế web,hosting, quần áovv.)
- Các trang có nhiều categories giống nhau về tên và giao diện
- Các trang web có các từ như “best”, “links”, “seo”, v.v trong tên miền
- Nếu cuối trang xuất hiện các cụm từ như “power by phpLD” hoặc “PHP Link Directory”, rất có thể đó là những trang spam. Không tuyệt đối, nhưng cũng chiếm khoảng 9/10.

Trong một chiến dịch gỡ bỏ liên kết rác thời gian gần đây, chúng tôi nhờ một quản trị gỡ bỏ gần 20 trang danh bạ liên kết mà có các liên kết trỏ đến websites của khách hàng. Họ không cần phải gỡ bỏ liên kết trên từng trang, mà khi các trang ở trạng thái “offline”, các liên kết sẽ tự động biến mất. 

5. Hồ sơ trên các diễn đàn:
Thường mang tính chất spam. Nếu bạn đặt liên kết trong hồ sơ cá nhân trên diễn đàn mà bạn hoạt động tích cực thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn tạo một tài khoản ở một diễn đàn ở Romania (ví dụ) mà chưa bao giờ có một bài viết nào trên đó thì lời khuyên chân thành cho bạn là nên xóa hồ sơ và gỡ bỏ links ở các hồ sơ đó luôn đi.

Bạn không nên đăng ký tài khoản vào một diễn đàn chỉ để lấy backlinks. Google có những công cụ chuyên biệt để phát hiện những backlinks kiểu như vậy. Thế nên để đảm bảo an toàn, bạn đừng tiếp tục công việc đó nữa.

6. Bình luận trên các blog:
Tương tự như hồ sơ trên các diễn đàn, blog comment cũng rất dễ nhận dạng. Sẽ không có gì phải bàn nếu bạn thường xuyên đi comment trên các blog mà bạn thấy hay, ý nghĩa, hoặc cùng chủ đề với công việc mà bạn đang làm. Bạn sẵn sàng đóng góp các ý kiến thiết thực để cùng thảo luận về một vấn đề nào đó chứ không nhảy vào nói một vài câu rỗng tuếch kiểu “hay đấy chủ thớt”, hoặc các câu đại loại như thế. 

Vấn đề đáng nói ở đây là nếu bạn có một danh sách dài các bình luận trên các blog nhưng toàn là những bình luận nhạt nhẽo, chỉ cốt lấy backlinks thì tốt nhất nên bỏ chúng đi cho an toàn. Hoặc ngươc lại, nếu blog của bạn mà có hàng tá các comments vô vị như thế thì chịu khó ngồi lại một chút, lọc ra và bấm delete ngay tắp lự nhé.

7. Liên kết trênmạng xã hội:
Giống như bình luận blog và hồ sơ diễn đàn, liên kết trên mạng xã hội cũng tốt nếu như nó được đảm bảo. Bạn nên chú ý là hình phạt mà Google áp dụng cho mỗi trang web là hình phạt “thủ công”, và khi một yêu cầu đề nghị xem xét lại được gửi đến, Google cũng cho nhân viên “thủ công” kiểm tra các liên kết đến trang web đó. Vì vậy nếu liên kết trên các trang mạng xã hội của bạn không đảm bảo là liên kết tự nhiên, hữu ích thì lại phải tiếp tục xóa nó thôi

8. Mua liên kết:
Nếu bạn mua liên kết, thì bây giờ là lúc mà bạn phải bỏ chúng đi hoặc đặt vào đó thuộc tính “rel=no-follow”. Và đừng quên thú nhận với Google khi gửi yêu cầu xem xét rằng các liên kết đó bạn đã mua và giờ sửa chữa lại bằng cách không cho Google bot theo các links đó nữa, hoặc các links đó đã được gỡ bỏ. 

Google đang ngày càng thông minh hơntrong việc phát hiệncác liên kếttheo kiểu mua quảng cáo, do đó đừng phí công sức tìm cách đánh lừa hệ thống của gã khổng lồ này. 

9. Bài viết trên các blog:
Ca này hơi khó hơn một chút. Thông thường, bạncó thể phát hiệncác blog chứa bài viết rác bằng cách nhìn vào URL. Nếu URL động kết thúc kiểu như index.php? Id =99', thì đó là dấu hiệu của một bài viết được đăng quá nhanh. Dùng các câu hỏi dạng đánh giá sau đây để kiểm tra chất lượng các bài viết:

- Bài viết có ý nghĩa không? – Viết bằng ngôn ngữ gì. Câu cú có hay không hay chỉ cố kéo dài ra, nội dung trống rỗng, không mang lại điều gì bổ ích cả.

- Trang web có chuyên nghiệp không? Trang web đó có giống một trang có bản quyền, được chăm sóc kỹ, cập nhật nội dung thường xuyên không? Hay chỉ sử dụng giao diện mặc định với họa tiết sơ sài, nội dung chán ngắt.

- Nội dung trên web có phải là nội dung gốc không? Bạn có thể kiểm tra độ trùng lặp nội dung của một trang ở đây http://www.copyscape.com

- Bài viết có chất lượng không? Xem bài viết có cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc không? Nếu nội dung hay nhưng lại chèn các liên kết không liên quan thì nên yêu cầu quản trị để “rel=no-follow” cho các liên kết đó. 

- Blog có quá hỗn tạp? Hôm nay đăng bài về giầy, ngày mai là các phần mềm nhưng ngày mốt lại đăng tải các bài quảng cáo dược phẩm? Và lại còn có cả các liên kết trỏ đến các trang khác với từ khóa và anchor text được thương mại hóa. Nếu vậy thì có thể khẳng định các bài viết đó không có trọng tâm, đăng tự động hoặc chỉ nhằm mục đích SEO. Nên tránh các trang web loại này và loại bỏ các liên kết.

- Có thông tin liên hệ với chủ trang web không? Các blog chất lượng thấp thường không có mục liên hệ hoặc cố tình giấu thông tin người đại diện. Nếu đã tìm đủ mọi ngóc ngách mà vẫn không ra thông tin liên hệ với quản trị trang web thì hẳn nhiên đây là trang rác thật sự và cần bị loại bỏ. 

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào ởtrên là không, thì nên gỡ bỏ liên kết tức thì. Một số vấn đề khác cũng cần quan tâm như:

- Bạn đang sử dụng từ ngữ và anchor text có tính thương mại hóa? Không sao nếu bạn không quá lạm dụng và phải đảm bảo chất lượng của các từ khóa và anchor text đó. Hãy chú ý đến cảm giác của người đọc khi đọc một bài viết trên blog của bạn. Đừng đăng những bài viết vô vị. Có như thế bạn mới đảm bảo mình sẽ luôn được an toàn.

- Bài viết nhồi nhét quá nhiều từ khóa? Đừng viết bài chỉ cho bọ tìm kiếm. Hãy viết cho người đọc. 

10. Liên kếtmạng:
Liên kết mạng không tốt, nhưng vẫn được nhiều SEOer dùng. Có thể dùng một trong các cách sau đây để phát hiện ra các liên kết mạng. Ví dụ:

- Địa chỉ IP: Nếu địa chỉ IP của nhiều tên miền khác nhau giống nhauthì chắc hẳn đây là liên kết mạng. Bạn có thể dùng whoissearch để kiểm tra ai là chủ của chuỗi domains này. Cũng trong đợt gỡ bỏ links vừa rồi cho khách hàng, một địa chỉ IP mà có cả hơn 150 tên miền.

- Whois search: Dùng whois search kiểm tra, bạn có thể biết ai là chủ sở hữu đăng kýtên miền. Nếu phát hiện ra một chủ mà sở hữu rất rất nhiều các tên miền khác nhau đều trỏ đến trang của bạn thì đây là một dấu hiệu không tốt chút nào nếu không muốn nói là nguy hiểm.

- Google Analytics ID: Vào bảng mã nguồn của trang, tìm đoạn code của Google Analytics có dạng UA-XXXXXXXX-X (trong đó X là các con số). Nếu nhiều trang cùng sử dụng đoạn code này thì đây cũng là dấu hiệu của liên kết mạng.

- Thiết kế trang web: Liệu trang các web trỏ đến trang của bạn có giống nhau không? Giống ở đây có thể là giống về các links ở chân trang (footer), công ty tài trợ hay dễ thấy hơn cả là giống nhau về giao diện trình bày. Nếu như vậy, rất có thể các trang này được tạo bởi cùng một người nhằm mục đích liên kết mạng.

11. Tối ưu Anchor Text quá tay:
Không nên sử dụng bài viết chỉ để làm chỗ chứa các neo văn bản cho các từ khóa mục tiêu. Đã có khá nhiều các cuộc thảo luận trực tuyến về “tỷ lệ anchor text chuẩn” cho quảng cáo thương hiệu và các sản phẩm, nhưng theo tác giả nghĩ bạn không nên nghĩ đến cách làm này. Thay vào đó, nên chú ý xây dựng thương hiệu của mình bằng cách liên kết các từ khóa mục tiêu hoặc các từ khóa xung quanh. Xây dựng thương hiệu bằng cách sử dụng tên thương hiệu để liên kết, làm cho URL trở trở nên phổ biến hơn, và với mục tiêu ngày càng có nhiều liên kết hữu cơ và tự nhiên hơn nữa.

Mẹo: Sử dụng công cụ “thám tử phát hiện liên kết” (Vojt’s Link Detective) để kiểm tra tình trạng hồ sơ liên kết. Qua đó bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra từ khóa nào bạn đang làm việc tích cực với nó nhất. 

12. Trao đổi liên kết:
Một khái niệm khá cũ nhưng hiện vẫn còn rất nhiều người dùng phương pháp này. Đừng cho Google thấy bạn đã tạo riêng một trang trên website của bạn để trao đổi gắn một trang của người khác lên đó. Làm như vậy chắc chắn sẽ bị liệt vào danh sách spam. 

13. Nhờ báo chí viết tin, bài:
Cách làm này hiện vẫn được coi là phương pháp tối ưu cho người làm SEO. Nhưng phải đảm bảo nó được làm đúng cách. Không nhờ báo chi đưa tin bài mà trong đó có cả 4-5 liên kết trỏ về trang gốc. Chỉ dùng tới báo chí khi có kế hoạch quảng cáo thương hiệu, hoặc khi có sự kiện gì đó cần thông báo cho mọi người biết. Ví dụ trường hợp công ty của bạn nhận được nguồn tài trợ từ một công ty nào khác, hay công ty bạn làm từ thiện giúp đỡ cộng đồng hoặc doanh thu hàng năm của công ty lớn, bạn muốn chia sẻ lên báo chí, v.v thì mới nên nhờ tới báo chí. Khi đó, bạn có thể dẫn nguồn bài viết về trang của mình. 

Nếu bạn sử dụng các từ khóa mục tiêu trong các liên kết trong bài viết đăng lên báo thì nên để thuộc tính no-follow cho nó để đảm bảo an toàn vì bạn không thể biết liệu Google có sờ gáy các liên kết đó hay không. 

14. Phần mềm độc hại:
Nếu trang web mà bạn đặt liên kết có chứa phần mềm độc hại thì nên tìm cách gỡ bỏ link ngay, hoặc nếu đó là những trang lớn thì có thể liên hệ với quản trị trang để tìm hướng giải quyết càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số cách cơ bản giúp bạn phân loại liên kết xấu. Nó không hoàn toàn đúng cho tất cả các trường hợp nhưng cũng góp phần nào đó giúp bạn có cơ sở để đưa ra các ý tưởng gỡ bỏ liên kết xấu.

Tất cả những gì cần làm là kiểm tra thủ công từng liên kết một, xem link nào nên bỏ, link nào nên giữ. Lập bảng ghi chép lại quá trình xử lý link để sau đó có thể gửi lên cho Google minh chứng cho sự “thành tâm” của bạn.

15. Các công cụ sẵn có
Hiện có rất nhiều công cụ có sẵn trên mạng để xác định các liên kết spam với số lượng lớn. Một số trong đó sẽ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ phân tích, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.

a. Các trang, công cụ có sẵn:

Công cụ nghiên cứu link - Phát hiện liên kết: http://www.linkresearchtools.com/tools/dtox/

Đây có lẽ là công cụ tốt hơn cả được sử dụng nhiều nhất trong mấy năm trở lại đây. Link Detox phát hiện và “chấm điểm” độ nguy hiểm cho khoảng 22 backlinks cùng lúc. Sau đó tổng hợp dữ liệu phân tích liên quan. Đặc biệt nó có thể lấy được cả địa chỉ email, tên liên hệ của của chủ website chứa liên kết. Thậm chí tác giả còn tìm được thông tin chủ trang web với các thông tin quan trọng khác kèm theo như địa chỉ IP và thông tin đăng ký tên miền. Các thông tin này không cần nói chắc bạn cũng biết, nó rất hữu ích để phát hiện các liên kết mạng. Tuy nhiên, công cụ chỉ là cỗ máy, và chỉ làm việc nó được cài đặt sẵn. Còn rất nhiều việc phải làm sau đó nữa. Điển hình như có các trường hợp các liên kết có “điểm nguy hiểm” rất thấp, nhưng cũng bị đưa vào danh sách liên kết rác. Khi đó, bạn sẽ phải kiểm tra thủ công các link đó có thể hơn hai lần trước khi gỡ bỏ nó.

b. Kiểm tra độ nguy hiểm của liên kết (Linkrisk)

Tác giả chưa được sử dụng công cụ này, nhưng có nghe được một số thông tin tốt. Ví dụ như nó được phát triển bởi một nhóm các chuyên viên cực kỳ tài năng, giàu kinh nghiệm. Công cụ này được quản lý rất chặt chẽ. Nhưng vì chưa sử dụng nên tác giả chưa thể đưa ra nhận xét nào cho công cụ này được. Chi tiết tại: http://linkrisk.com

c. Linkquidator

Là một công cụ mới được đưa vào sử dụng. Linkquidator cho phép mọi người dùng thử trong 30 ngày, miễn phí, nhưng hạn chế số lượng backlink kiểm tra.Tác giả đã đăng ký một tài khoản để trải nghiệm công cụ này nhưng vẫn chưa có dịp để thử toàn bộ tính năng của nó. Chi tiết tại: http://linkquidator.com

d. Remove'em

Tác giả đã sử dụng Remove'em trong vài lần trong vài dự án. Theo tác giả nhận thấy, nó giúp phát hiện link xấu khá tốt, nhưng chưa chỉ ra được link nào là link an toàn. Thêm nữa là giao diện trông không được chuyên nghiệp, quá trình xử lý chậm và liên hệ với quản trị rất khó khăn. Thay vì sử dụng form liên hệ trên đó thì thà dùng email liên hệ có lẽ nhanh hơn. Chi tiết tại: http://www.removeem.com

e. Rmoov

Rmoov không tập trung vào việc phân biệt link rác mà công cụ này chủ yếu hỗ trợ cách liên hệ với quản trị trang web bằng cách lấy thông tin đăng ký của chủ tên miền, tạo form liên hệ bằng email và theo dõi tình trạng email bằng phần mềm nhắc nhở. Nó sẽ kiểm tra tình trạng link theo từng giai đoạn và lưu lại bằng Google Doc. Chi tiết tại: http://www.rmoov.com

Barry Schwartz, thành viên Search Engine Roundtable đã làm được điều tuyệt vời. Ông tạo ra công cụ phát hiện link độc. Công cụ này nhấn mạnh việc kiểm tra links thủ công chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ sẵn có.

Pinpoint, cơ quan của tác giả, đang thiết kế một hệ thống loại bỏ liên kết có tên là Peel và dự tính đưa vào hoạt động trong năm 2014. Công cụ này sẽ phát hiện links rác với số lượng lớn do được tích hợp các thuật toán mới tối ưu hơn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở các bạn rằng không gì tốt hơn bằng tự bạn kiểm tra các liên kết. Sử dụng biện pháp kiểm tra thủ công nhiều nhất có thể. Nếu bạn quan tâm đến Peel, bạn có thể đăng ký nhận bản tin liên quan đến công cụ này trên website Peel App.

Bước thứ tư: Tìm kiếm thông tin liên lạc quản trị trang web

Việc này rất quan trọng trong quá trình loại bỏ liên kết. Các thông tin liên lạc tối thiểu cần phải có là: 
- Tên liên lạc
- Địa chỉ email
- Form liên hệ Website
- Twitter, Facebook, Google+ và LinkedIn.

Lấy thông tin trên các website thường không quá phức tạp. Họ sẽ có một form liên hệ riêng, mình chỉ cần điền đầy đủ thông tin rồi gửi yêu cầu cho quản trị hoặc copy paste email, số điện thoại lưu vào bảng excel. Vấn đề chỉ là yếu tố thời gian. Bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian ngồi làm công việc này.

Có nhiều cách khác nhau để tìm thông tin liên lạc của chủ sở hữu các trang web. Ví dụ bạn có thể dùng whois để tìm thông tin tên miền. Tuy nhiên không phải tên miền nào whois cũng tìm được đầy đủ thông tin cần thiết nếu chủ sở hữu không cung cấp.

Lấy tên miền miriblack.com làm ví dụ, hãy xem thông tin whois cung cấp cho tên miền này trong ảnh dưới đây. Kết quả cho tên miền này là thông tin người đăng ký của nó “Matthew Hesser”. Đây là căn cứ để tìm các thông tin liên lạc khác.

Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

Trước hết, ra ô tìm kiếm của Google, gõ vào nhiều từ khóa khác nhau liên quan đến thông tin về Matthew Hesser. Ví dụ như: 

- Matthew Hesser Miriblack (không dấu cách)
- Matthew Hesser Miri Black (có dấu cách)

- Matthew Hesser LinkedIn
- Matthew Hesser Facebook
- Matthew Hesser Google+

Cũng có thể dùng tên miền để tìm nếu tên chủ sở hữu gắn với các thông tin của tên miền đó. Ví dụ: 

- Miriblack.com LinkedIn
- Miriblack.com Google+
- và vv ...

Trong trường hợp này, chúng ta có thể tìm thấy Matthew Hesser là chủ tịch Majon International. Hẳn ai đã từng thực hiện chiến dịch gỡ bỏ link đều biết, Majon có một mạng lưới các websites và nếu bạn có liên kết đặt trên hệ thống này muốn gỡ bỏ phải trả $25 tiền phí. Tác giả cũng đã dùng và trả khoản chi phí này vì thấy nó nhanh chóng, đơn giản và gọn nhẹ hơn là phải mất thời gian thương thuyết với quản trị web nhờ họ gỡ cho. 

Một điều cần lưu ý khi tìm kiếm bằng whois là nó sẽ hướng dẫn bạn sang trang Godaddy để có được thông tin đầy đủ hơn. Thông tin cung cấp sẽ giống như thế này: 

Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

Và giờ khi đã có địa chỉ email, mã bưu điện, tên, v.v ...thì còn vấn đề gì mà không gửi thư cho họ ngay lập tức. Đôi khi có địa chỉ email chúng ta có thể tìm ra địa chỉ facebook, Twitter, LinkedIn của chủ sở email. Sau đó việc duy nhất còn lại là thương thảo việc gỡ bỏ links và đưa ra lí do vì sao nó lại bị gỡ bỏ. 

Lúc này, bạn có thể kèm theo các ghi chép trong quá trình thu thập dữ liệu như đã nói ở trên cho các quản trị web. Thông thường quản trị trang sẽ trả lời bằng một email tự động bảo bạn phải trả tiền thì mới thực hiện yêu cầu mà bạn đưa ra. Nếu giá họ đưa ra không phải giá ở trên trời thì bạn cũng đừng tiếc tiền, hãy làm theo yêu cầu của họ. Đừng phí thời gian đôi co với họ làm gì.

Các trang tìm thông tin liên hệ của tên miền:

http://tools.seogadget.co.uk/ - Công cụ miễn phí nhưng vô cùng tuyệt vời. Nó cho phép bạnnhập vào trang web đang dính đòn và sẽ sàng lọc ra các phương pháp để bạn có thể liên hệ được với quản trị của từng website. Sau đó bạn sẽ gửi các tài liệu thu thập được cho các quản trị web đó.

Tìm thông tin liên lạc bằng Citation Labs - Garrett người Pháp đã xây dựng một công cụ mà bạn có thể nhập vào một loạt các URL mà bạn muốn tìm địa chỉ email, form liên lạc và trang liên hệ. Nó cho bạn xuất dữ liệu tìm được ra file excel để tiện sử dụng cho các mục đích khác. 

Tìm thông tin liên lạc bằng công cụ nghiên cứu link (Contact Finder by Link Research Tools) – Một công cụ khác sáng tạo bởi Cemper giúp tìm thông tin Facebook, Twitter, LinkedIn, Xing, Google+ và nhiều nhiều thông tin khác nữa. Tuy nhiên bạn phải mất phí thì mới được sử dụng nó. Nhưng nó thực sự hữu ích, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức nhất là khi bạn có một đống thông tin cần tra. 

Tất cả các công cụ trên đều nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tuy chỉ là các công cụ được tích hợp sẵn, nhưng các công cụ này làm việc hết sức thông minh để tìm ra thông tin cần thiết. Nhưng vẫn vậy, lời khuyên là dù thế nào thì tự tay mình làm rồi tự kiểm tra vẫn là phương pháp đem lại kết quả tốt nhất. 

Bước thứ năm: Làm việc với quản trị web

Đây là công đoạn quyết định số phận mớ liên kết đang dằn vặt bạn bấy lâu nay. Liệu nó có được gỡ bỏ hay không cũng tùy thuộc vào giai đoạn này. Mỗi người một cách, nhưng đừng quên các bước cơ bản. Đầu tiên hãy gửi cho quản trị web danh sách phân loại liên kết (xấu hoặc tốt). Sau đó liên lạc với họ bằng tất cả các hình thức có thể. Báo trước là công việc này sẽ rất là mệt mỏi đấy nhé.

Một vài lời khuyên cho bạn khi gửi email cho quản trị web:

- Đừng gửi thư kiểu ma trận: Nghĩa là gửi rất rất nhiều email, mỗi email yêu cầu gỡ một hoặc vài link nào đó. Thay vào đó, hãy tạo một bảng chi tiết và khoa học phân loại các liên kết mà bạn muốn gỡ của từng website một rồi hãy gửi.

- Không spam các quản trị trang web: Không nên dồn dập liên lạc với quản trị trang web bằng mọi hình thức cùng một lúc. Đầu tiên hãy email và chờ khoảng một tuần. Nếu không có email trả lời lại, gửi tiếp một email nữa. Sau vài ngày vẫn không thấy thì hãy dùng đến biện pháp khác (Facebook, LinkedIn, Twitter, Google+ ). Cũng không gửi lặp đi lặp lại một thông điệp. Mỗi email là một thông điệp khác nhau và nhớ đính kèm theo dữ liệu cần thiết.

- Luôn giữ thái độ lịch sự: Bạn đang nhờ vả người khác làm việc cho mình. Dù là lỗi của bạn hay của người làm Seo trước thì nó cũng chẳng liên quan đến người mà bạn đang liên lạc lúc này. Vì thế, hãy tỏ thái độ lịch sự, nhã nhặn nhất có thể, không đổ lỗi, đe dọa vì như thế công việc của bạn sẽ chẳng đi tớ đâu. Cố gắng tìm cho được tên của quản trị web, đừng viết email bắt đầu chỉ bằng hai chữ “Xin chào,”. Email của bạn sẽ có được cơ hội trả lời cao hơn nếu bạn xưng danh trực tiếp tên người mà bạn đang muốn nhờ vả. Nếu có thể, hãy dùng email công ty (email có chưa tên miền) để gửi. Theo kinh nghiệm cho thấy, gửi bằng email có chứa tên miền của website đang cần được gỡ liên kết thường mang lại hiệu quả hơn. Viết email ngắn gọn và “ngọt ngào” – Viết càng ngắn, càng xúc tích, quản trị web đỡ mất thời gian đọc mà vấn nắm được vấn đề. Trình bày vấn đề môt cách logic, gạch đầu dòng. Đừng bắt họ phải đọc một bài văn dài tràng giang đải hải nhất là email đầu tiên.

Trên mạng có một số bài viết chia sẻ cảm tưởng khi nhận email yêu cầu gỡ bỏ link. Tìm đọc và rút kinh nghiệm từ những bài viết đó. Bài viết của Matt Bors là một ví dụ. 

http://www.mattbors.com/blog/2013/08...moval-request/

Nội dung email yêu cầu gỡ bỏ link tùy thuộc vào mỗi người, và vào số email trả lời. Bạn có thể tham khảo:

Thân chào … (tên người nhận)

Bên ….(bạn)vừanhận được thông báotừ Googlenói rằngtrang webcủa …..(bạn)có cácliên kếtkhông tự nhiêntrỏ đến. Nó thực sự làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì thế mà bên …… đang tìm cách khắc phục bằng cách gỡ bỏ các liên kết đó. Trang web của …..(bạn)là website_url.

Trong quá trình kiểm tra, …..(bạn)nhận thấycác liên kếtsau đây từtrang web của bạntrỏ đếntrang webcủa…. (bạn):

%danh sách links

……(bạn) biết đây là một vấn đề ngoài mong muốn và không hề có ý ám chỉ trang web của …. (tên người nhận). ………(bạn)sẽ rất biết ơn nếu ……(tên người nhận) có thể gỡ các liên kết này đi càng sớm càng tốt.

Mong hồi âm sớm của ……..(tên người nhận)!
Chân thành cảm ơn ………(tên người nhận).
%tên_bạn

Tên công ty


Trong thư bạn nên đề cập đúng người đúng việc. Nếu là do công ty Seo hoặc người làm SEO trước gây ra vấn đề này, bạn cũng có thể đề cập đến trong nội dung thư. Hoặc ngược lại, trường hợp bạn đi viết bài spam website khác và muốn yêu cầu gỡ bỏ link trong bài viết đó thì cũng nên đề cập cụ thể email, địa chỉ liên hệ. Đa số trường hợp này họ sẽ không mấy mặn mà, do đó bạn sẽ phải mất nhiều công sức năn nỉ họ đấy.

Để tiết kiệm thời gian gửi email, bạn có thể thiết lập mẫu trả lời sẵn trong Gmail. Ví dụ như trong mẫu có phầntrình bày các liên kết cần phải gỡ bỏ. Khi gửi cho một người nàođó bạn chỉ việc copy sang rồi điền vào các chỗ trống. Cụ thể như: 

Nếu bạn là ngườiđi spam web khác, trước tiên hãy nói lời xin lỗi, và giải thích rằng chuyện xảyra ngoài sự mong đợi. Hãy đặt mình vào vị trí của webnaster xem nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? bạn có sẵn sàng giúp họ gỡ rắc rối này không.

- Thành thật, lịch sự và ngắn gọn: Khi liên hệ với quản trị, hãy chú thích vào bảng ghi chép Google Doc xem bạn đã liên hệ với ai, bằng hình thức nào, vào thời gian nào. Tạo thêm một bảng lưu email mẫu bạn đã gửi đi. Dù tin hay không, nhân viên Google sẽ đọc bản ghi chép này của bạn. Vì thế, đừng “chửi rủa” Google, hoặc đổ lỗi cho người khác và biện minh rằng mình vô can. Nếu cẩn thận, hãy tạo một bảng ghi lại nội dung mỗi email gửi đi, mỗi tin nhắn gửi trên Facebook, Twetter, vv. Bạn sẽ thấy nó có ích nếu bạn phải gửi yêu cầu lại lần nữa.

- Liên hệ với quản trịít nhẩt 3 lần: Nên tận dụng tất cả các hình thức liên hệ. Bạn càng kiên trì, kết quả đạt được càng như mong đợi. 

Hy vọng đọc đến đây bạn đã có thể xây dựng cho mình một bản kế hoạch gỡ bỏ link chi tiết và để chứng minh cho Google thấy được những cố gắng của bạn. Hãy làm việc một cách có hệ thống. 

Mẹo: truy cập vào trang http://deletebacklinks.com/để kiểm tra xem các liên kết có đã được gỡ bỏ chưa. Mỗi khách hàng được yêu cầu một gói dịch vụ trị giá 50 usd gỡ bỏ 92 backlinks.

Bước thứ sáu: Disavow Tool, công cụ thiết lập không nhận liên kết (dưới đây sẽ dùng từ disavow)

Trong một số bài viếttrước, tác giả khuyên không nên sử dụng disavow tool nếu không thật cần thiết. Nếu không tự mình gỡ bỏ được các liên kết, thì nên disavow links trước khi gửi yêu cầu nhờ các quản trị làm hộ.

Lưu ý: Không nên lầm tưởng disavow links có thể thay thế các bước làm khác để gỡ bỏ links. Cần cho Google thấy được bạn đang cố gắng sửa sai và cam kết không tái phạm. 

Nếu thực sự phải dùng tới bước disavow link thì bạn phải chắc chắn mình có một bảng các thông tin chi tiết bao gồm các liên kết ĐÃ được loại bỏ, các cách bạn dùng để liên hệ với quản trị và danh sách các liên kết bạn chưa hoặc không thể gỡ bỏ liên kết. 

Sắp xếp liên kết một cách khoa học, phân biệt link nào đã gỡ, link nào chưa. Nhớ xếp theo thứ tự tên miền.

Đa số trường hợp mọi người đều muốn disavow với toàn bộ website, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp chỉ muốn disavow với một trang con nào trên đó.

Lướt qua bảng ghi chép xem tên miền nào cần disavow. Chép sang một bản notepad và đầu mỗi dòng bắt đầu bằng tiền tố “domain:” 

Các bước disavow liên kết:
- Không bao gồm http://www.
- Không bao gồm bất kỳ ký tự nào sau đuôi tên miền. (trừ khi bạn muốn disavow một trang con cụ thể)..
- Mỗi tên miền viết trên một dòng mới và có thể thêm lưu ý ​​vào trước các tên miền để Google biết lý do tại sao bạn disavow chúng. Dùng tiền tố “#” trước mỗi lưu ý.

Bản ghi chú sẽ giống như thế này:

Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

Chỉ cần viết ghi chú rõ ràng, cụ thể bên cạnh liên kết cần disavow, Google sẽ đọc và hiểu bạn đang làm gì. Hãy làm như thể những chú ong chăm chỉ. Đừng hi vọng múa rìu qua mắt thợ. 

Google đã viết một hướng dẫn rất đầy đủ về cách sử dụng công cụ disavow. Bạn có thể vào tìm hiểu thêm thông tin về cách disavow các trang con cụ thể.

Khi đã làm xong, lưu lại và vào trang công cụ disavow, gửi file và sau đó là tự tin bạn sẽ nhanh chóng được xem xét.

Lưu ý: Google khuyên mọi người nên cố gắng hết sức để gỡ bỏ các liên kết không tự nhiên ra khỏi trang web. Chỉ disavow không thôi thì chưa đủ. Đừng nghĩ đến chuyện qua mặt hệ thống của ông trùm tìm kiếm.

Bước thứ 7: Gửi yêu cầu xem xét lại

Xem xét lại là phầncuối cùng để thoát khỏi hình phạt (hy vọng vậy nếu như các phần khác bạn đã làm tốt!). Trong yêu cầu được gửi đi, về cơ bản bạn nên nói với Google như sau:

- Thú nhận những việc làm sai trong quá khứ và giờ bạn đã ngưng tất cả các việc đó lại rồi.
- Những việc bạn đã và đang làm để sửa sai (liên kết đến file Google Doc ghi chép công việc của bạn như đã nói ở phần trên)
- Đưa ra lời giải thích tại sao các sai lầm đó sẽ không tái diễn nữa.
- Giới thiệu một chút về công ty hoặc công việc kinh doanh của bạn (nếu bạn thấy cần thiết). 
- Nói lời xin lỗi về các vấn đề xảy ra. 

Bạn trình bày yêu cầu xem xét lại càng cụ thể càng tốt. Nghĩa là bạn nên khai nhận cụ thể những việc làm sai (mua liên kết, spam liên kết trên các blog, diễn đàn, liên kết hồ sơ, v.v…). Hoặc nếu bạn thuê phải công ty SEO kém chất lượng, chuyên đi tạo liên kết xấu, bẩn thì cũng nên nêu đích danh công ty đó cho Google biết và giải thích rằng qua sự việc này bạn học được rất nhiều bài học quý báu từ các hướng dẫn của Google dành cho quản trị web và hứa chắc chắn rằng bạn sẽ phát triển web của mình theo các hướng dẫn đó. 

Trước kia chúng tôi đã từng khuyên khách hàngnên đề cập đến ngân sách Google Adwords như một cứu cánh để chứng minh cho Google thấy công việc kinh doanh của họ là hợp pháp, được đảm bảo. Nhưng điều đó không mang lại hiệu quả. Cho nên đừng đề cập đến các thông tin không liên quan mà Google không thích. Google chỉ muốn biết bạn đã và đang gỡ bỏ liên kết rác, bạn biết mình sai ở đâu và hứa sẽ không tái phạm.

Chúng tôi khuyến nghị với khách hàng nên đề cập trong tài liệu gửi cho Google nếu họ có các đánh giátrực tuyến tốt (đặc biệt là các đánh giá từ bên thứ 3 như TrustPilot). Tuy nó không làm thay đổi được cục diện, nhưng cũng cố gắng chứng minh rằng bạn không phải làm cho tất cả mọi người thất vọng.

Matt Cutts cũng đã có hướng dẫn trên youtube về những điều bạn nên đề cập đến trong yêu cầu xem xét lại: 


Chỉ gửi yêu cầu khi nào bạn cảm thấy mọi việc đã sẵn sàng. Nghĩa là bạn đã làm mọi việc ổn thỏa. Dưới đây là một yêu cầu mẫu cho bạn tham khảo. Nên nhớ đây chỉ là bản tham khảo vì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, hãy trình bày một cách cụ thể, chi tiết các vấn đề của bạn. 

Kính gửi Google Spamweb Team,

Vào ngày … tháng …năm…, chúng tôi nhận được thông báo của Google nói rằng website của chúng tôi bị phạt do có các liên kết không tự nhiên trỏ đến (dẫn tên trang web của bạn).

Lời đầu tiên chúng tôi thành thật xin lỗi về sự bất tiện này và xin chân thành cảm ơn vì đã dành thời gian đọc yêu cẩu của chúng tôi. Trước đây chúng tôi đã dùng một số biện pháp kỹ thuật trên trang web mà hiện tại được cho là không nằm trong các hướng dẫn dành cho quản trị web của Google. Bao gồm mua liên kết nhằm tăng page rank, spam web, blog,v.v… (ví dụ vậy).
Sau khi đọc hướng dẫn quản trị trang web của Google, chúng tôi nhận thấy mình sai. Để khắc phục tình trạng, chúng tôi đã dùng các công cụ như Google Webmaster Tools, Ahrefs, Open Site Explorer, và Majestic SEO và cố gắng liên hệ với càng nhiều quản trị web càng tốt để gỡ bỏ các liên kết xấu.

Google có thể xem các công việc mà chúng tôi đã thực hiện trong bảng nhật ký dưới đây:

% liên kết đến tài liệu ghi chép lưu với định dạng Google Doc.

Trong bảng tính này, Google có thể thấy danh sách liên kết trỏ đến trang của chúng tôi, những quản trị web mà chúng tôi đã liên hệ và danh sách liên kết mà chúng tôi đã loại bỏ. Tài liệu này bao gồm nhiều bảng tính khác nhau, trong đó trình bày cụ thể địa chỉ emai, mẫu mà chúng tôi dùng để liên hệ với các quản trị web. Những liên kết mà chúng tôi bó tay đành chịu không gỡ bỏ được đều đã được cài đặt ở chế độ disavow và đã gửi để Google xem xét.

Chúng tôi rất xin lỗi vìnhững việc làm không đúng trước đây. Giờ đây khi đã nhận ra lỗi của mình, và chúng tôi cam kết sẽ không để tình trạng này tái diễn thêm một lần nữa. Tôi đảm bảo hiện tại website của chúng tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành các hướng dẫn của Google.

Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm của Google về đề nghị này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

%Tên đầy đủ của bạn
Hướng dẫn chi tiết gỡ bỏ hình phạt của Google

Bạn cũng có thể tìm thấy một mẫu gửi yêu cầu xuất sắc khác do Dev Basu viết trên trang Powered by Search

Lưu ý: Phải chắc chắn bạn đính kèm theo file tài liệu mà mọi người hay Google có thể xem được chỉ cần nhấp vào một đường dẫn duy nhất. 

Bước thứ tám: Ngồi và chờ đợi

Lúc này việc duy nhât cần làm là ngồi chờ phản hồi của Google. Yêu cầu thường mất vài ngày để được giải quyết, hoặc có các trường hợp là cả vài tuần mới nhận được câu trả lời. 

Đếm từng ngày trôi qua, bỗng một buổi sáng đẹp trời, bạn kiểm tra thư trong Google Webmaster tool và thấy một nội dung như sau:

Trước đây, đội spamweb đã kiểm tra trang web của bạn vì nghi ngờ có một số dấu hiệu vi phạm về chất lượng theo hướng dẫn của Google. Sau khi xem xét yêu cầu bạn gửi đến, chúng tôi ghi nhận hành động này của bạn. Sẽ mất một thời gian để hệ thống lập chỉ mục và xếp hạngcủa chúng tôi hoạt động trở lại với trang web của bạn.

Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới thứ hạng trang web của bạn. Hệ thống máy tính của Google xếp hạng trang web bằng các thuật toán. Và hàng năm Google thực hiện hàng trăm thay đổi cho các thuật toán này, và dựa vào hơn 200 tiêu chí khác nhau để xếp hạng một trang web. Những thay đổi thuật toán của chúng tôi và những thay đổi trên trang web của các bạn nên được cập nhật để mang lại kết quả tốt nhất cho người dùng. Nếu trang của bạn vẫn gặp vấn đề trong bảng xếp hạng, vui lòng đọc bài viết này để được giúp đỡ phát hiện nguyên nhân và giải quyết vấn đề.

Cảm ơn bạn đã giúp chúng tôi duy trì chất lượng kết quả tìm kiếmcủa Google.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, đừng ngại viết trong phần bình luận dưới đây. Tôi sẽ cố gắng trả lời hết tất cả các câu hỏi của các bạn.



Các tên tuổi lớn trong lĩnh vực di động như Samsung, Sony, HTC… đều đua nhau tung ra thị trường các smartphone cỡ bự (phablet). Dưới đây là những phablet tốt nhất năm 2013. 

Samsung Galaxy Note 3

Samsung đã “khai hỏa” phân khúc smartphone cỡ bự và đã rất thành công. Trong đó, smartphone Galaxy Note thế hệ thứ ba là thành viên tốt nhất trong danh sách này. Sản phẩm nổi bật với màn hình fullHD cỡ 5,7-inch, cho hình ảnh hiển thị sắc nét. Cạnh mép của Note 3 được thiết kế thẳng nên khá dễ cầm trên tay. Note 3 cũng là chiếc phablet có nút Home vật lý có thể điều hướng. 

Ảnh minh họa

Máy mang sức mạnh bộ xử lý Exynos 5 Octa tốc độ 1,3GHz. Điểm nổi bật của sản phẩm này còn ở khả năng xử lý đa nhiệm, bút từ S-Pen cùng nhiều tính năng thông minh và là smartphone đầu tiên sở hữu bộ nhớ RAM 3GB. Máy còn tích hợp camera 13MP ở mặt sau cùng công nghệ chống rung quang học. Tuy nhiên, nhờ được trang bị thêm bút điều khiển nên giá trị của Note 3 được nâng lên rất nhiều. Với thông số kỹ thuật “xịn” hơn nhiều so với Galaxy S4, đương nhiên các tính năng của Note 3 cũng thật ấn tượng mặc dù giao diện TouchWiz không thật sự lôi cuốn so với Sense của HTC. Sản phẩm có giá 15,35 triệu đồng.

Sony Xperia Z Ultra

Với màn hình 6,4 inch, Xperia Z Ultra không chỉ là smartphone to nhất của Sony mà còn là model có màn hình rộng nhất trên thị trường. Dù lớn, máy lại cho cảm giác cầm khá dễ chịu nhờ đường viền bao quanh được bo lại một chút ở các mép, thay vì làm phẳng như trên máy Xperia Z. Cạnh phía trên và bên dưới màn hình thiết kế khá dày, thuận tiện cho việc sử dụng máy theo chiều ngang.

Ảnh minh họa

Sony còn trang bị cho smartphone của họ khả năng chống nước và bụi, với tiêu chuẩn IP58 cho khả năng ngâm nước ở độ sâu 1,5 mét trong vòng 30 phút. Điểm nổi bật của sản phẩm này còn ở công nghệ màn hình Triluminous tương tự như các dòng TV Bravia 2013 khá thành công của Sony. 
 
Về cấu hình máy mang sức mạnh chip Snapdragon 800 lõi tứ mới nhất, tốc độ 2,2GHz, RAM 2GB, tích hợp camera 8MP Exmor-RS ở mặt sau có thể quay video 1080p và hỗ trợ HDR cho cả ảnh tĩnh và phim ảnh. Tuy nhiên, máy lại không trang bị đèn flash LED. Sản phẩm hiện được bán trên thị trường có giá 17,99 triệu đồng.

Nokia Lumia 1520

Lumia 1520 với màn hình 6 inch là chiếc điện thoại Windows Phone lớn nhất hiện nay và cũng là smartphone có cấu hình mạnh mẽ nhất của Nokia cho đến thời điểm này. Tương tự các mẫu smartphone thuộc dòng Lumia khác, Lumia 1520 cũng có thiết kế với các cạnh vuông góc tạo cảm giác mạnh mẽ và nam tính. Máy cũng được làm từ chất liệu policarbonate nguyên khối.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sản phẩm nổi bật với màn hình 6-inch, độ phân giải fullHD và mang sức mạnh bộ xử lý lõi tứ Snapdragon 800 tốc độ 2,2GHz, bộ nhớ RAM 2GB. Mặt sau máy tích hợp camera 20MP, với công nghệ PureView và ổn định hình ảnh quang học giống như trên chiếc smartphone “siêu camera” 1020. Mặt trước là camera phụ 2MP và hỗ trợ kết nối mạng 4G LTE. Sản phẩm có các màu đen, đỏ, vàng và được bán với giá 15,99 triệu đồng. 

HTC one Max

Về thiết kế, HTC one Max vẻ ngoài không khác gì so với siêu phẩm HTC one. Máy vẫn giữ thiết kế nguyên khối và màn hình ấn tượng của siêu phẩm HTC one cho dòng cỡ bự này. Ngoài ra, máy còn bổ sung thêm bộ quét dấu vân tay ở mặt sau của máy để người dùng có thể mở khóa điện thoại hoặc mở các ứng dụng bằng các ngón tay khác nhau.

Ảnh minh họa

Sản phẩm sở hữu màn hình 5,9-inch, độ phân giải fullHD, bộ xử lý Snapdragon 600 lõi tứ tốc độ 1,7GHz, đồ họa Adreno 320 GPU, bộ nhớ RAM 2GB, tích hợp camera Ultra Pixel 4MP kèm đèn LED, nguồn pin 3.300mAh, bộ nhớ trong 16/32GB nhưng có thể mở rộng thêm nhờ khe cắm thẻ nhớ. Sản phẩm có giá 13,95 triệu đồng đối với phiên bản có dung lượng bộ nhớ trong 16GB.

LG G Flex 

G Flex là chiếc smartphone gây được chú ý hơn cả khi máy sở hữu màn hình cong độc đáo cùng cấu hình mạnh mẽ, với thiết kế đẹp và đẳng cấp. Máy sở hữu màn hình OLED cỡ 6 inch cho hình ảnh chân thật và màu sắc sống động hơn các màn hình LCD thông thường. Điều đặc biệt là màn hình được thiết kế cong theo chiều ngang giúp máy ôm vào mặt người một cách tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái khi thực hiện cuội gọi. Điểm nổi bật là màn hình này có khả năng tự phục hồi các vết trầy xước nhỏ sau một thời gian sử dụng. 

Ảnh minh họa

Về cấu hình, máy trang bị bộ xử lý lõi tứ Snapdragon 800 tốc độ 2,26 GHz, bộ nhớ RAM 2 GB và bộ nhớ trong 32 GB (có hỗ trợ thẻ nhớ microSD). Bên cạnh đó, máy còn tích hợp camera sau 13MP, camera trước 2,1MP và bố trí các nút cứng ở mặt sau máy tương tự “người anh em” LG G2. Máy hoạt động trên hệ điều hành Android và LG đã bổ sung thêm những tính năng độc đáo như Knock on cho phép gõ vào màn hình 2 lần để mở/khóa máy, hay tính năng Plug and Pop giúp nhanh chóng làm việc với các thiết bị ngoại vi ngay khi kết nối vào máy,...

Hiện sản phẩm mới chỉ bán chính thức tại Hàn Quốc và được chuyển về Việt Nam theo đường xách tay với giá 15,7 triệu đồng. 

Theo VnMedia


Với các MV đình đám như We Can't Stop  hay Wrecking Ball cùng loạt ảnh gây gốc, Miley Cyrus trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Yahoo năm 2013. 

Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Kim Kardashian “siêu vòng ” và siêu mẫu Kate Upton.
Tiếp đó là Minecraft, một game sand-box indie được sáng tạo bởi lập trình viên người Thụy Sĩ Markus "Notch" Persson.

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ Selena Gomez là từ khóa được tìm nhiều thứ năm trên Yahoo.

Obamacare (luật cải tổ y tế Affordable Care Act ở Mỹ) là từ khóa xếp ở vị trí thứ 6

Kế đến là Amanda Bynes, nữ diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình và ca sĩ người Mỹ.

Đứng thứ 8 là Jodi Arias, phụ nữ 32 tuổi bị cáo buộc bắn vào mặt của người tình Travis Alexander, đâm ông 27 lần và cắt cổ họng của ông ta, rồi vứt xác trong nhà tắm vào tháng 6.2008

Xếp thứ 9, iPhone 5 là từ khóa duy nhất liên quan đến công nghệ góp mặt trong top 10.

Đứng ở vị trí thứ 10 là Justin Bieber, hoàng tử nhạc Pop với đầy rẫy scandal trong năm 2013.
Danh sách 10 từ khóa được tìm nhiều nhất trên Yahoo trong năm 2013, 2012 và 2011:




Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.