Nightwish là một ban nhạc symphonic metal đến từ Kitee, Phần Lan, được thành lập năm 1996 bởi songwriter kiêm keyboard Tuomas Holopainen, guitarist Emppu Vuorinen, và cựu ca sĩ chính Tarja Turunen.
Nightwish là một ban nhạc symphonic metal đến từ Kitee, Phần Lan, được thành lập năm 1996 bởi songwriter kiêm keyboard Tuomas Holopainen, guitarist Emppu Vuorinen, và cựu ca sĩ chính Tarja Turunen.
Bùi Bích Phương tên thật là Bùi Thị Bích Phương, sinh ngày 30/09/1989. Bùi Bích Phương là thí sinh từng lọt vào Top 10 của cuộc thi Vietnam Idol 2010. Đến từ vùng đất mỏ, trước cuộc thi Việt Nam Idol, Bích Phương là cô gái yêu ca hát, nhưng khá rụt rè trên sân khấu. Hiện cô đang là sinh viên khoa Thanh nhạc, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.
Hồ Quỳnh Hương sinh ngày 16 tháng 10 năm 1980 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; là một nữ ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam. Hồ Quỳnh Hương tốt nghiệp thủ khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng nghệ thuật quân đội năm 2002.
Facebook đang muốn thanh lọc lại dòng thông tin của mình, để ưu tiên các tin tức chính thống hơn.
Những bức ảnh chế kiểu Kim Chi - Củ Cải sẽ bị Facebook hạn chế xuất hiện
Facebook cho biết mạng xã hội này đang trong tiến trình thay đổi cách xếp hạng nội dung trên News Feed (dòng tin mới của người dùng). Động thái này được hãng lý giải là để giúp người dùng xem được nhiều tin tức hơn, thay vì những bức ảnh chế và những lời dẫn hài hước. Hãng cho rằng một nghiên cứu nội bộ đã chỉ ra người dùng thích nhấp chuột vào các bài báo nghiêm túc hơn là các bức ảnh chế hay hài hước. “Công nghệ của chúng tôi sẽ sớm phân biệt được giữa một bài viết chất lượng và những bức ảnh hài. Điều này có nghĩa là những bài viết chất lượng cao sẽ được hiển thị nhiều hơn trên dòng tin tức của bạn, còn những bức ảnh chế sẽ ít được ưu tiên hơn”, Facebook cho hay. Dường như trong ngày hôm nay, những bức ảnh phải đi qua xử lý của Facebook, nên việc hiển thị ảnh dường như chậm hơn, chứ chưa bị Facebook “chém” hoàn toàn. Một nâng cấp khác của Facebook là gợi ý các bài viết có liên quan ngay bên dưới bài bạn vừa click hoặc nổi bật những bài báo, tin tức được nhiều bình luận. Cho nên, rất có thể một tin tức sẽ “đập” vào mắt bạn nhiều lần khi bạn bè của bạn bình luận nhiều về nó.
Trên Facebook, bạn thích xem tin tức nghiêm túc hay những bức ảnh chế hơn?
9 xu hướng công nghệ có thể tạo ra hàng tỷ USD trong năm 2014 theo dự báo của hãng nghiên cứu IDC, trang Business Insider giới thiệu...
1. Người dân và các doanh nghiệp sẽ chi 2,1 nghìn tỷ USD vào công nghệ IDC nhận định, chi công nghệ thông tin toàn cầu năm 2014 sẽ tăng 5% so với năm 2013, lên mức 2,1 nghìn tỷ USD. Riêng thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng được dự báo tăng trưởng 15%. Các công ty sẽ nâng cấp trung tâm dữ liệu của mình bằng những phần cứng mới có thể làm việc tốt hơn với các thiết bị di động. Họ sẽ cần tới máy chủ, thiết bị lưu trữ, mạng, phần mềm và các dịch vụ. Thứ duy nhất mà các công ty và người dân sẽ không mua thêm là máy tính cá nhân (PC). Doanh thu của thị trường PC toàn cầu được IDC dự báo sẽ giảm 6% trong năm 2014. 2. Các quốc gia ngoài Mỹ và châu Âu sẽ đầu tư mạnh vào công nghệ Theo dự báo của IDC, người dân và doanh nghiệp tại các quốc gia mới nổi sẽ mua công nghệ với tốc độ chóng mặt trong năm 2014. Theo hãng nghiên cứu này, 4 thị trường mới nổi “nóng” nhất là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (thường gọi là nhóm BRIC) sẽ tăng chi công nghệ thêm 13%, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. IDC cũng dự báo, năm tới sẽ là năm đầu tiên mà các quốc gia mới nổi khác sẽ bắt đầu chi lớn cho công nghệ. Đó là các nước khác ở châu Á, Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi. IDC cho rằng, chi công nghệ ngoài Mỹ và châu Âu trong năm 2014 sẽ tăng 10% lên 740 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng chi cho công nghệ thông tin trên toàn cầu. 3. Các doanh nghiệp sẽ đổ tiền vào công nghệ đám mây
2013 là năm mà các công ty không còn giữ thái độ dò xét với điện toán đám mây và bắt đầu chi tiền cho công nghệ này. Năm 2014 được dự báo sẽ là năm mà chi cho công nghệ đám mây có thể khiến nhiều người sửng sốt về độ “khủng”. Theo dự báo của IDC, chi cho công nghệ đám mây trong năm tới sẽ đạt mức 100 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Khoản chi này bao gồm cả số tiền mà các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phần cứng phải đầu tư để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 4. Amazon và Google sẽ khởi động một cuộc chiến về công nghệ đám mây Điện toán đám mây cũng sẽ có tính chuyên biệt ngày càng lớn, với thêm nhiều dịch vụ đám mây dành cho những lĩnh vực riêng biệt. IDC dự báo, Amazon Web Services sẽ dẫn đầu xu hướng các dịch vụ mới dành cho các nhà phát triển và doanh nghiệp trong năm 2014. Google cũng sẽ tăng tốc trên thị trường này và bám đuổi Amazon quyết liệt. Tiếp đó, tất cả những công ty công nghệ “ăn nên làm ra” trong thời kỳ “tiền đám mây” như Cisco, EMC, HP, IBM, Microsoft, VMware cũng sẽ tăng tốc để cạnh tranh với Amazon và Google trên thị trường điện toán đám mây. 5. Các thiết bị di động sẽ phát triển bùng nổ, đe dọa Microsoft Sự vươn lên mạnh mẽ của các thiết bị di động đã diễn ra nhiều năm và sẽ không dừng lại trong năm 2014. Doanh số toàn cầu của máy tính bảng được IDC dự báo sẽ tăng 18%, điện thoại thông minh tăng 12%. Đây vốn dĩ đã là một thị trường khổng lồ. Theo IDC, tính đến cuối năm 2013, sẽ có tổng số 423,1 tỷ USD doanh thu được tạo ra từ các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng có giá dưới 350 USD. Thị trường thiết bị di động sẽ tiếp tục nằm dưới sự thống lĩnh của Apple và Samsung. Cũng theo IDC, năm tới sẽ là năm mà các nhà phát triển ứng dụng cho hệ điều hành Android kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng chưa thể vượt được các nhà phát triển ứng dụng cho iOS. 6. Dữ liệu lớn trở nên lớn hơn Chi cho công nghệ và các dịch vụ dữ liệu lớn (big data) sẽ tăng trưởng 30% trong năm 2014, vượt mức 14 tỷ USD, IDC dự báo. Dữ liệu lớn là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Vì dữ liệu lớn là một lĩnh vực đang phát triển nóng, các công ty sẽ không dễ tuyển đủ nhân sự cho mảng này. Điều này đồng nghĩa với việc những ứng dụng dữ liệu lớn hấp dẫn nhất sẽ xuất hiện dưới dạng dịch vụ đám mây. Các công ty sẽ mua dữ liệu lớn dưới dạng dịch vụ thay vì tự xây dựng dữ liệu lớn của riêng họ. 7. Phần mềm mạng xã hội sẽ không còn “nóng” như trước Một xu hướng được dự báo đi xuống trong năm 2014 là mạng xã hội. Theo nhận định của IDC, mạng xã hội doanh nghiệp sẽ trở thành một ứng dụng trong hầu hết các phần mềm doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty sẽ ít quan tâm hơn tới việc mua các ứng dụng trò chuyện kiểu “Faceboo dành cho doanh nghiệp”. Thay vào đó, mạng xã hội đã trở thành một phần trong các ứng dụng khác mà họ mua. Đến giữa năm 2015, gần như tất cả phần mềm doanh nghiệp sẽ có một dạng mạng xã hội nào đó đi kèm, IDC dự báo. 8. Sự nổi lên của các phát minh của “đám đông” Theo IDC, năm 2014 sẽ là năm chứng kiến sự nổi lên của “cộng đồng các nhà sáng chế”. Thay vì tự mình phát triển sản phẩm hay dịch vụ, các công ty sẽ sử dụng ngày càng nhiều công nghệ xã hội để tìm kiếm sự phát triển dịch vụ và công nghệ từ nhiều nguồn như khách hàng, đối tác, các công ty mới thành lập (startup)… Mỗi ngành sẽ có một “nền tảng sáng chế” nơi tập hợp đám đông, IDC mô tả. Một ví dụ là dịch vụ đám mây mang tên Predix của GE. Đây là dịch vụ giúp các công ty công nghiệp lớn phát triển các sản phẩm. Bên cạnh đó, các ngành cũng sẽ tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon, Microsoft, IBM, Salesforce… để được cung cấp dịch vụ phù hợp với đặc thù riêng. 9. Mạng Internet của mọi thứ (Internet of Things) sẽ trở thành một thứ có thực
Năm 2012, một phiên bản mới của mạng Internet đã xuất hiện. Mạng này cho phép hàng tỷ thiết bị mới gia nhập mạng Internet, tạo ra một thứ gọi là Mạng Internet của mọi thứ (Internet of Things - IoT). Năm 2013, những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ như Cisco và Salesforce bắt đầu cung cấp các sản phẩm IoT đầu tiên của mình. Năm tới, sẽ có thêm nhiều sản phẩm như vậy được đưa ra. IDC không dự báo mạng IoT sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu trong năm 2014, nhưng cho rằng, mức doanh thu sẽ tăng nhanh. IDC cho rằng, đến năm 2020, IoT sẽ tạo ra tổng mức doanh thu 8,9 nghìn tỷ USD.