Latest Post


Chiến dịch marketing của FuelBand đoạt cùng lúc hai giải cao nhất tại Liên hoan Quảng cáo Cannes Lion là minh chứng cụ thể cho xu hướng tiếp thị tương tác trong tương lai.

FuelBand là sản phẩm công nghệ được hãng dụng cụ thể thao Nike thiết kế để đo mức năng lượng mỗi người đốt cháy thông qua các hoạt động hằng ngày. Dưới hình dáng một chiếc vòng đeo tay bằng nhựa mềm, FuelBand tích hợp cảm biến gia tốc bên trong để đo chuyển động của người dùng. Chỉ cần bấm một nút duy nhất, chiếc vòng sẽ hiển thị tổng số bước chân đã đi, năng lượng tiêu hao và cả thời gian vận động trong ngày. Thú vị hơn, những con số này sẽ được gộp lại thành một chỉ số chung gọi là Fuel (nhiên liệu), cho phép người dùng so sánh khối lượng vận động với bạn bè và cả những người nổi tiếng thông qua mạng xã hội Nike+.

Con người luôn tìm kiếm thành tích cá nhân để đem ra so sánh với người khác và Nike đã giúp họ làm điều đó.

Nike+ cũng là nền tảng tương tác chính được Nike lồng vào FuelBand và xuyên suốt các hoạt động marketing cho sản phẩm này. Người dùng có thể cập nhật chỉ số Fuel hằng ngày lên tài khoản Nike+ của mình, theo dõi vị trí của họ trên bảng xếp hạng và biết được bạn bè đang vận động ra sao. Ngoài ra, việc có nhiều vận động viên hàng đầu thế giới tham gia vào Nike+ càng thu hút người dùng mua FuelBand để có thể tự so mức vận động của mình với thần tượng.

Chiến dịch marketing này đã thành công đến nỗi FuelBand luôn cháy hàng dù giá khá cao: 149 USD/chiếc (khoảng 3,1 triệu đồng). Mức giá này dù cao hơn sản phẩm tương tự của các hãng khác có mặt trên thị trường từ trước, nhưng nhiều người mong muốn sở hữu FuelBand đã chấp nhận trả gấp đôi giá niêm yết để mua chiếc vòng này từ trang web Amazon. Cùng với bộ sản phẩm tích hợp chức năng cảm ứng theo dõi khối lượng vận động của người dùng như giày hay quần chạy bộ, FuelBand đang tiếp tục khiến cho hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới trở nên trung thành với Nike.

Ông Đỗ Cao Nguyên, Giám đốc Sáng tạo kiêm Sáng lập hãng quảng cáo Clipper Indochine, nhận xét rằng sở dĩ các chiến dịch marketing FuelBand của Nike ngày càng thành công là vì họ đánh trúng vào bản chất luôn muốn khẳng định bản thân của con người. Con người luôn tìm kiếm thành tích cá nhân để có thể đem ra so sánh với người khác và Nike đã giúp họ làm điều đó, khi người dùng có thể chia sẻ thông số vận động của mình trên các mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter. Theo ông Nguyên, Nike, bằng chiến lược tiếp thị khuyến khích sự tương tác giữa khách hàng - sản phẩm - doanh nghiệp, đã vượt xa Adidas để trở thành biểu tượng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thể thao.


Không chỉ sử dụng kênh truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng, các phương tiện quảng cáo truyền thống như bảng quảng cáo ngoài trời cũng được Nike tích hợp khả năng tương tác với người dùng FuelBand. Trên những bảng quảng cáo này, thay vì thể hiện hình ảnh vòng FuelBand thì Nike lại cho chạy những dòng phản hồi của khách hàng về sản phẩm trên Twitter và được cập nhật liên tục theo thời gian thực.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đến giờ này vẫn chưa biết cách tận dụng kênh truyền thông xã hội để đối thoại với người tiêu dùng. Marketing tương tác tuy là tương lai của quảng cáo nhưng sẽ mất nhiều thời gian để được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư


Có bao giờ bạn chợt nhận thấy rằng, hình như bạn đã không còn thói quen đọc sách báo hay xem TV nhiều như trước nữa, thay vào đó, bạn có thể tiến hành tất cả các hoạt động trên chỉ với một lần “lướt web“?!
Có thể điều này không ý nghĩa với bạn, nhưng dưới con mắt của các marketer truyền thống, đó là một dấu hiệu khiến họ phải giật mình bối rối.
Giật mình là vì: “Chẳng lẽ mình bị bỏ rơi sao ta?”. Bối rối là vì: “Nếu vậy, biết xoay sở sao đây?
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một giải pháp ‘vừa quen vừa lạ’ để cứu nguy cho các marketer nhé!
Phi Thương Bất Phú
Haizzz, muốn có tiền thì phải làm, phải lăn xả. Thật không sai! Cách làm giàu hiệu quả nhất là làm ăn kinh doanh. Từ việc mở cửa hàng buôn bán nho nhỏ cho đến việc thành lập công ty, xây dựng doanh nghiệp… Bạn có bao giờ thấy ai bán hàng mà ngồi im thin thít chưa nhỉ? Ế chắc luôn! Buôn bán là phải rao, phải giới thiệu, và với mô hình kinh doanh qui mô lớn, người ta gọi hình thức đó là marketing, nghĩa là tiếp thị.
Marketing Marketing Marketing
Với sự bùng nổ của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp như được chắp thêm đôi cánh, họ hăng hái xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường người tiêu dùng với mục đích duy nhất: thu lợi nhuận. Marketing chính là công cụ hỗ trợ đáp ứng mục đích đó của họ.
Nhưng bằng cách nào?
Don't Give UPQuảng cáo! Họ tận dụng mọi cơ hội để quảng cáo: tranh thủ dán các biển quảng cáo ở những nơi nhiều người trông thấy, tìm mọi cách để “chường mặt” trên các trang quảng cáo của các báo/tạp chí cho bằng được, hay cố gắng “chen chân” vào chương trình quảng cáo được phát sóng vào giờ vàng trên radio và TV.
Không thể phủ nhận những hiệu quả ban đầu của chiến lược marketingtruyền thống.
Nhưng thật đáng tiếc khi gió đã đổi chiều…
Mọi người (điển hình là bạn đấy) có thể do “vô tình hay cố ý” đã dần quên di sự hiện diện của chúng khi bắt đầu say mê đắm chìm trong thế giới Internet đầy thú vị!
Các marketer trở nên hụt hẫng! Hóa ra, mọi công sức của họ sắp đổ sông đổ biển thật rồi! Bình tĩnh, cứ bình tĩnh! Chuyện đâu còn có đấy! Người ta hay nói, cái khó nó ló cái khôn. Chỉ cần bạn gặp gian nan nhưng không nản chí là được!

Digital Marketing – Tiếp Thị Số

Thật ra, các kênh marketing truyền thống luôn bị hạn chế bởi hai vấn đề:
- Thứ nhất: đó là hình thức truyền đi thông tin một chiều, không nhận được ý kiến phản hồi từ công chúng (kiểu ‘tự biên tự diễn’ ấy). Vì vậy, mọi người cảm thấy tẻ nhạt nên không buồn chú ý.
- Thứ hai: sự bùng nổ của Internet – một môi trường tương tác đa chiều; và với tính chất ‘độc thoại’, marketing truyền thống đã vô tình tự đào hố chôn mình.
Trong khi marketing truyền thống chỉ tập trung vào việc ‘gây ấn tượng’, Digital Marketing lại hướng đến một khía cạnh quan trọng hơn, đem đến trải nghiệm cho người dùng.
Nếu người dùng có xu hướng sử dụng Internet đại trà, chúng ta sẽ dùng Internet làm phương tiện để tiến hành các hoạt động của marketing. Internet chính là trái tim của Digital Marketing.
Nhưng Digital Marketing cụ thể là gì? Tính chất và công dụng chi tiết ra sao? Bài viết này sẽ tập trung giải thích vấn đề này thật chi tiết.
Digital Marketing là gì?

Tổng Hợp Các Định Nghĩa Về Digital Marketing

  1. “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association
  2. “Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.
  3. “Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing
  4. “Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với marketing truyền thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.
Nghe hơi khó hiểu, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng, Digital Marketing luôn nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng.
Kỹ Thuật Số đến từ những hình thức đơn giản như lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện truyền thông phức tạp như Internet, điện thoại di động. Khi các phương tiện này đi vào cuộc sống của con người như một phần không thể thiếu, Digital Marketing ra đời.
Digital Marketing Được Chia Làm Hai Chiến Lược: Kéo (Pull) Và Đẩy (Push).
Chiến lược đẩy trong Digital Marketing là thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, gửi hàng loạt tin nhắn SMS hoặc e-mail… đến các đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng.
Chiến lược kéo là phương án căn cơ và dài hạn để tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog…
Hai chiến lược này có thể sử dụng bổ sung cho nhau. Ví dụ, khi gửi mail cho khách hàng, bạn có thể gửi kèm theo banner quảng cáo hoặc liên kết dẫn đến nội dung có thể download được. Bạn sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc này.
Bạn chẳng thể sửa xe bằng tay không được, đúng không? Bạn cần dụng cụ. Digital Marketing sẽ không khả thi nếu thiếu đi các công cụ của nó.
Các Hình Thức Của Digital Marketing
Digital Marketing vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, khi du nhập vào Việt Nam, một số hình thức của Digital Marketing vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Bài viết chỉ tập trung những hình thức phổ biến nhất. Các công cụ được chia làm 3 nhóm tùy theo mục tiêu:
    • Nhóm tăng độ nhận biết thương hiệu
      • Display ads (Quảng cáo hiển thị)
      • PR trực tuyến
      • Blog & Forum
    • Nhóm tăng tính thuyết phục đối với sản phẩm và thương hiệu
      • Web-based marketing
      • Social Media marketing
      • PR trực tuyến
      • Blog & Forum
      • SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
    • Nhóm tăng doanh số và chăm sóc khách hàng
      • PPC: Google Adwords, Facebooks Ads
      • Social Media Marketing
      • Email Marketing
      • Mobile Marketing: Message (SMS & MMS)
      • SEO
Các công cụ Digital Marketing vẫn đang tiếp tục phát triển và mở rộng. Mỗi công cụ Digital Marketing đều có ưu điểm riêng, song doanh nghiệp cần tận dụng ‘đúng người đúng việc”, vì nếu không, hiệu quả sẽ không như ý muốn. Không một công cụ nào hiệu quả tuyệt đối hơn các công cụ khác, một kế hoạch truyền thông tích hợp nhiều công cụ, thậm chí cả những công cụ ngoài Digital Marketing, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Ưu Điểm Nổi Bật Của Digital Marketing
  • Tính tương tác cao: tạo được phản ứng 2 chiều giữa marketer và người dùng, giúp marketer hiểu và xử lý nhanh hành vi và phản ứng của khách hàng.
  • Hiệu quả cao vì lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể được tiếp thị 24/24 trong ngày.
  • Xác định rõ được phân khúc khách hàng: mỗi công cụ sẽ áp dụng cho một phân khúc khách hàng khác nhau, phù hợp với đặc tính của mỗi khách hàng.
  • Sự tích hợp công nghệ số hội tụ giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn như cùng lúc có thể tác động đến khách hàng bằng Email Marketing, Website, Mobile Marketing, SMS, Social Media Marketing,…
Để Làm Được Digital Marketing, Doanh Nghiệp Phải Thỏa Mãn Các Điều Kiện Sau:
  • Đội ngũ của doanh nghiệp phải mạnh, có nhân viên am hiểu về marketing và công nghệ
  • Hạ tầng cơ sở về công nghệ tốt
  • Tham khảo danh sách các đối tác tiềm năng
  • Nghiên cứu danh sách khách hàng, tìm hiểu khách hàng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ nào để xác định các mặt mạnh – yếu của doanh nghiệp
(Nếu doanh nghiệp không có khả năng, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Digital Marketing vẫn căn cứ trên các yếu tố vừa nêu).
Muốn Digital Marketing Thành Công, Cần Hội Đủ 4 Yếu Tố:
  1. Có được cơ sở dữ liệu khách hàng
  2. Tạo được sự tương tác
  3. Có sự tích hợp các công cụ Digital và công cụ truyền trống
  4. Chương trình phải đo lường được hiệu quả.
Con Dao Hai Lưỡi
Thế giới Internet là một môi trường tương tác đa chiều. Ở nơi đó, công chúng được tự do nói lên tiếng nói của mình nên họ rất thẳng thắn bình phẩm: yêu nói yêu, ghét nói ghét. Nếu thích, họ sẽ dành cho bạn những lời hoa mỹ, nếu ghét, họ sẽ thẳng tay ‘ném đá’ bạn tơi tả đến bầm dập… Hơn nữa, cộng đồng trên Internet rất ‘a-dua’. Bạn có thể hình dung sức mạnh của cộng đồng chứ?
Sức mạnh cộng đồng
Vì thế, để thực hiện chiến dịch Digital Marketing thành công, bạn phải có những bước đi đúng đắn ngay từ đầu và luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết. Người ta sẽ không đối xử tệ với bạn nếu bạn đối xử tốt với họ. Dân gian có câu ‘tin xấu lan nhanh, tin tốt lan chậm” nhưng trong môi trường Internet, tin xấu và tin tốt đều lan nhanh như nhau!
Digital Marketing là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại và bạn nên nhớ, “trâu chậm thường uống nước đục” nhé!

Khi nhắc tới quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, chúng ta có thể kể ra 1 vài cái tên: Bing, Google, Facebook, Yahoo, AdMicro, Ad360,… Ở đây chúng ta sẽ tập trung phân tích về hai ông lớn là Google và Facebook

So sánh Facebook Ads và Google Ads

Khi nhu cầu của bạn là muốn trả tiền cho từng nhấp chuột thì Google AdWords là sự lựa chọn hoàn hảo, nếu bạn đang tìm các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội thì Facebook Ads là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.

Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các đặc điểm của quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tuy nhiên có 1 thực tế rằng 2 “ông lớn” này đang cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau bằng việc liên tục cải thiến hệ thống, mở rộng tính năng… Cùng xem họ cạnh tranh nhau như thế nào nhé!

Nhắm mục tiêu theo từ khóa

Khi bắt đầu quảng cáo Google AdWords , bạn sẽ được lựa chọn các từ khóa , cụm từ tìm kiếm mà người dùng mô tả sản phẩm của bạn trên Google. Do đó quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi ai đó có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp giúp tối ưu chi phí quảng cáo bởi khi có nhu cầu thực sự thì họ mới Search.

Quảng cáo Facebook lại không thể lựa chọn từ khóa quảng cáo, tuy nhiên trên Facebook bạn lại có ít đối thủ hơn => thị trường vẫn còn khá lớn cho bạn khai thác. Trong khi ở những lĩnh vực cạnh tranh cao, bạn sẽ phải gồng mình để “đánh nhau” với ít nhất 10 đối thủ sừng sỏ nếu muốn quảng cáo trên Google.

Sự khác nhau về chi phí

Cả Google và Facebook đều áp dụng CPC để thu phí. Khi đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng Click vào quảng cáo, những lượt hiển thị mà không bị Click sẽ không bị tính phí.

Một số ngành hot, ví dụ: “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.

Lý do xảy ra sự chênh lệch giữa chi phí trên Google và Facebook là: quảng cáo Google hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa đã được mua từ trước, quảng cáo Facebook lại hiển thị ở những vị trí có sẵn trên Facebook trước tất cả những ai phù hợp với cách nhắm mục tiêu được chọn.

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học

Quảng cáo trên Facebook có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo trên 1 tỷ người dùng Facebook dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích mà bạn chọn 1 cách tương đối chính xác. Trong khi quảng cáo Google cũng mới cập nhật các tính năng này trên Mạng hiển thị tuy nhiên mới dừng lại ở mức “chưa áp dụng tốt cho Việt Nam”.

Trang đích

Trang đích là 1 yếu tố quan trọng trong quảng cáo Google AdWords , nó tác động trực tiếp tới điểm chất lượng từ khóa, ảnh hưởng tới chi phí phải trả cao hay thấp… Khi đó để làm tốt quảng cáo Google, bạn cần phải có kiến thức tối ưu trang đích cho tốt. Nếu bạn không có một Website tốt, bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook, bởi trên Facebook trang đích không phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá.
Trang đích của bạn thuộc loại nào?

Quảng cáo đeo bám (Re-marketing)

Gần đây Facebook đã có thể sử dụng quảng cáo “bám đuôi” người dùng khi họ đã thấy quảng cáo từ trước đó, tuy nhiên điểm trừ cho Facebook khi bên thứ 3 là người cung cấp hình thức đó chứ không phải Facebook.

Còn Google thì ngược lại, họ quá mạnh trong lĩnh vực này, không chỉ còn là việc bạn cho quảng cáo đuổi theo trên các trang trực thuộc mạng hiển thị nữa, nay bạn có thể sử dụng quảng cáo đeo bám cả trên mạng tìm kiếm Google Search.

Dù doanh nghiệp bạn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên tìm hiểu về Re-marketing và Re-targeting ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị

Google và Facebook. Cái nào tốt hơn?

Một số điểm so sánh để cho các bạn thấy rằng Google và Facebook có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

Chúng ta sẽ không thể nói rằng Google hay Facebook cái nào mạnh, cái nào yếu, họ tạo ra các cơ sở hạ tầng, các công cụ sẵn có. Còn việc sử dụng như thế nào là do bạn, công cụ đó có hiệu quả hay không là do bạn, cái nào mạnh – cái nào yếu cũng là do bạn.

Trong kỷ nguyên ngày nay, nếu bạn muốn mở rộng việc bán hàng trên môi trường mạng, bạn nên sử dụng tốt cả 2 công cụ này song song, tuy nhiên cần hiểu rõ và áp dụng đúng để có hiệu quả.

Theo TrungHarry.com

Trang bìa của bạn trên Facebook (Facebook cover) được xem như là một phần “bất động sản” quý của bạn trên thế giới ảo. Đó là điều đầu tiên mọi người nhìn thấy khi truy cập vào trang của bạn.
Trang bìa Facebook của Guy Kawasaki.

Vì thế càng bỏ nhiều công sức thiết kế nó hấp dẫn càng mang lại nhiều lợi ích tiếp thị cho chính bạn hay tổ chức của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trình bày một cách ấn tượng nhất sản phẩm và dịch vụ của bạn cho khách hàng.

Sau đây cách tận dụng tốt nhất trang bìa Facebook của bạn:

1. Giới thiệu ấn tượng thương hiệu của bạn một cách sáng tạo và cho biết chính xác bạn hoạt động trong lĩnh vực gì.


2. Trình bày những lợi ích chính của sản phẩm của bạn.


3. Tạo cơ hội cho khách hàng cung cấp địa chỉ email cho bạn, một hình thức xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả.


4. Giới thiệu công việc của những người hâm mộ bạn, họ sẽ cảm thấy trang của bạn mang tính xã hội hơn.


5. Thông báo những nội dung sắp tới.


6. Mô tả sản phẩm.


7. Giới thiệu hình ảnh những người hâm mộ dễ thương.


8. Làm nổi bậc đối tác, khách hàng hay nhân viên của bạn.


9. Giới thiệu thành quả của mình trên mạng xã hội.


10. Dùng trang bìa để bán sản phẩm.


11. Giới thiệu sự ủng hộ của bạn với một sư kiện xã hội hữu ích.


12. Giới thiệu những sự kiện sắp diễn ra.


13. Kể cho mọi người nghe trang của bạn có mục đích gì.


14. Hãy luôn hợp thời.


15. Giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ sắp tung ra thị trường.


16. Hãy vui vẻ và hài hước.


17. Giới thiệu những lời khen của người khác về bạn hay công ty của bạn.


Theo trang tin Reuters, Samsung được cho là đã chi khoảng 14 tỉ USD vào hoạt động quảng cáo và marketing cho các sản phẩm của mình, nhiều hơn cả GDP của Iceland. Khoản tiền này đã giúp mang thương hiệu Samsung có mặt ở mọi nơi, từ những đoạn quảng cáo trên TV cho đến quảng cáo trong rạp chiếu phim, bảng quảng cáo ngoài trời, tại các sự kiện thể thao và nghệ thuật trên khắp thế giới từ Nhà hát Opera ở Sydney cho đến Quảng trường Âm nhạc ở New York. Tuy nhiên, không phải lúc nào Samsung cũng gặt hái được thành công như mong đợi từ những khoản chi này.

Chi mạnh tay

Hồi tháng trước, một cuộc thi về phim ngắn do Samsung tài trợ tại Nhà hát Opera đã phải nhận những lời bình luận tiêu cực về sự xuất hiện quá lộ liễu của các sản phẩm do hãng sản xuất trong loạt video hậu trường. Trong khi đó, ở Anh, người xem của show truyền hình X-Factor phải tự đặt câu hỏi rằng "đây là một cuộc thi hát hay là quảng cáo của Samsung vậy?"

Hồi đầu năm nay, lúc Samsung ra mắt chiếc Galaxy S4 ở New York, hãng cũng bị chỉ trích vì mẫu quảng cáo trong đó có một số người phụ nữ bàn tán về trang sức và sơn móng tay, trong khi một số người đàn ông thì thảo luận về chiếc điện thoại mới. Việc ra mắt tủ lạnh và máy rửa chén của hãng tại Nam Phi thì bị phàn nàn vì những màn múa không phù hợp của các vũ công trong bộ đồ bơi.

Một khách hàng đi ngang qua bảng quảng cáo Note 3 của Samsung

Theo lời Oh Jung-suk, giáo sư về kinh doanh tại trường Đại học Quốc gia Seoul, "hoạt động marketing của Samsung quá tập trung vào việc phản ánh hình ảnh mà hãng tha thiết muốn nêu lên: trở thành một công ty sáng tạo và đi đầu. Hãng thất bại vì không thu hẹp được khoảng cách giữa khát khao của mình với phản ứng của người dùng khi họ xem các chiến dịch quảng cáo. Nó cần phải được tinh chỉnh cho tốt hơn nữa".

Còn theo số liệu nghiên cứu từ Thomson Reuters, mỗi năm Samsung chi nhiều tiền vào hoạt động quảng cáo và quảng bá nhiều hơn bất kì công ty nào nằm trong top 20 thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 5,4% doanh thu thường niên của Samsung, trong khi Apple chỉ chi 0,6%, General Motors là 3,5%. Moon Ji-hun, trưởng nhóm tư vấn tại công ty Interbrand, cho biết: "Khi thương hiệu của bạn không có được một sự nhận dạng rõ ràng, trong trường hợp này là Samsung, thì việc tiếp tục chi tiền sẽ là chiến lược tốt nhất. Tuy nhiên, việc giữ mức chi marketing lớn như thế trong dài hạn sẽ không mang lại nhiều lợi ích. Không ai có thể đánh bại Samsung về quảng cáo, và tôi nghi ngờ rằng việc đầu tư lớn như thế liệu có còn hiệu quả hay không."

Trong một phát ngôn gửi đến Reuters, Samsung nói họ sẽ "tiếp tục thúc đẩy sức mạnh thương hiệu để giữ được đà tăng trưởng, trong khi tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả từ các hoạt động marketing."J.K. Shin, CEO của hãng sản xuất Hàn Quốc này, cũng từng nói rằng "sự cách tân trong sản phẩm và chiến lược marketing của chúng tôi đã giúp Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất trên thế giới. Giờ đây, chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới."

"Chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới." 

Truyền tải thông điệp về người dẫn đầu

Lúc ra mắt những sản phẩm mới thuộc dòng Galaxy, Samsung thường có những slogan như "Next Big Thing" (sản phẩm mới kế tiếp), "It's Time to Change" (đã đến lúc thay đổi) nhằm nhấn mạnh rằng thiết bị của mình có những công nghệ mới tốt nhất trong giới công nghệ. Hãng cũng nhiều lần gọi các máy của mình là "đầu tiên trên thế giới", chẳng hạn như TV OLED màn hình cong, điện thoại OLED cong,...

Đối với một công ty bị xem như một kẻ "theo đuôi" trong thời gian dài, thì đây là cơ hội để Samsung bức phá và chứng tỏ rằng hãng là một công ty biết cách tân. Tuy nhiên, theo số liệu của Interbrand và công ty nghiên cứu Ad Age, mặc dù đã trở thành công ty chi tiền quảng cáo mạnh nhất thế giới (năm ngoái Samsung đã chi 4,3 tỉ USD tiền quảng cáo) nhưng giá trị thương hiệu của Samsung vẫn chỉ dừng ở mức 39,6 tỉ USD, thấp hơn phân nửa so với Apple, trong khi Apple chỉ chi 1 tỉ USD tiền quảng cáo mà thôi.

Thực chất thì Samsung phải chi nhiều tiền hơn cũng bởi vì sản phẩm của hãng nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chưa kể đến chi phí marketing dành cho những thiết bị gia dụng vốn không phải là thị trường mà Apple có tham gia kinh donah. Tuy nhiên, theo Reuters, việc chi mạnh tay như thế gợi ý rằng Samsung đang cần thuyết phục khách hàng rằng hãng là một công ty nằm trong top đầu. Trong khi đó, Apple có thể đạt được điều này bằng việc chi ít hơn bởi hãng đã có trong tay lợi thế về thương hiệu cũng như những nét đặc sắc riêng.



Samsung chi tiền quảng cáo nhiều hơn bất kỳ hãng công nghệ nào trên thế giới.

Horace Dediu, nhà sáng lập công ty nghiên cứu độc lập Asymco và cũng là cựu giám đốc mảng phát triển kinh doanh cho Nokia, nói về việc chi tiền quảng cáo của Apple như sau: "Sản phẩm càng mạnh và càng khác biệt thì người ta càng ít chi tiền để quảng cáo nó".

Dù sao đi nữa thì nhờ khoản chi khổng lồ của mình mà Samsung giờ đây chiếm 1 trong 3 chiếc smartphone bán ra và có thị phần gấp đôi Apple. Hãng cũng đã đầu tư nhiều vào hệ thống kênh phân phối của mình để củng cố thương hiệu Galaxy không kém gì so với iPhone. Benedict Evans, tư vấn về truyền thông ở London, nói rằng "tự bản thân thương hiệu Galaxy đã là rất mạnh, và thương hiệu Samsung giờ đây thì mạnh hơn bất kì hãng sản xuất điện thoại nào khác, trừ Apple. Vấn đề ẩn sâu bên dưới đó là Samsung đã xây dựng nên hình tượng của mình như là một công ty có chất lượng đáng tin cậy, chứ không phải là một công ty chuyên làm ra các sản phẩm cao cấp hay khác biệt. Samsung làm tốt nhất ở những nơi mà hãng không cạnh tranh trực tiếp với Apple (ví dụ: thị trường smartphone tầm trung và bình dân)."

Một Galaxy Gear không thành công?

Thất bại về mặt marketing gần đây nhất của Samsung chính chiếc smartwatch Galaxy Gear, một thiết bị không được người dùng đánh giá cao. Thiết bị này đã được quảng bá mạnh thông qua các mẫu quảng cáo cũng như kết hợp với nhiều show trình diễn thời gian, tuy nhiên có tin đồn cho rằng chỉ mới có 800.000 nghìn chiến Gear được giao đến người dùng trong vòng 2 tháng qua. So với số lượng 5 triệu chiếc Note 3 được bán ra thì chúng ta có thể thấy rằng chỉ khoảng 1/5 người dùng Note 3 mua kèm Gear về để sử dụng chung.

Không nao núng, Samsung tiếp tục quảng cáo mạnh cho Gear trong mùa mua sắm cuối năm trong nỗ lực trở thành một người dẫn đầu ở thị trường thiết bị có thể đeo được, đồng thời để chứng tỏ cho mọi người thấy sức sáng tạo của mình. "Dường như Samsung biết rõ hơn bất kì ai khác rằng Gear sẽ không trở thành một sản phẩm phổ dụng. Mặc dù vậy, họ vẫn có gắng truyền tải thông điệp rằng 'chúng tôi là hãng đầu tiên ra mắt một công nghệ như thế', và họ hi vọng rằng điều này sẽ giúp xây dựng thương hiệu Samsung như một công ty công nghệ tiên tiến", theo lời công ty nghiên cứu Interbrand.

Và một Samsung với túi đầy tiền vẫn đang tiếp tục gửi thông điệp đó để giành được khách hàng. Trong tháng này, nhà tài trợ rủng rỉnh của Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè trong 8 năm qua đang chạy một chiến dịch quảng bá để chuẩn bị cho World Cup 2014: chọn ra 11 cầu thủ nổi tiếng nhất trên thế giới, có cả Lionel Messi, để tham gia vào một cuộc chiến chống người ngoài hành tinh với sự giúp đỡ của các thiết bị Galaxy.

Nguồn: Tinh Tế

Truyền thông xã hội mang đến nhiều cơ hội cho người tổ chức sự kiện thúc đẩy sự gắn kết giữa nhà tài trợ, sản phẩm và khách hàng; thu hút thêm nhiều khách tham dự và xây dựng một cộng đồng trực tuyến trong tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức sự kiện.
Từ việc giám sát đến đo lường, truyền thông xã hội không phải là một sân chơi dễ dàng để điều khiển. Eventchannel xin được chia sẻ cùng các bạn những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiện.

1. Trước khi tổ chức sự kiện

* Xác định đối tượng khách
Bạn cần xác định xem đối tượng khách mời mục tiêu của bạn hay các nhà tài trợ tiềm năng thường tham gia mạng xã hội nào nhiều nhất (Facebook, Linkeln, Twitter ,,,) Cần phải hiểu rõ thông tin của khách mới để chọn mạng xã hội thích hợp cho việc đăng tải thông tin hiệu quả.
sudungphuongtientruyenthongchotochucsukien1 Những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiện
* Chọn những phương tiện thích hợp nhất với nhu cầu của bạn
Đánh giá những công việ ưu tiên cần phải làm, sử dụng các phần mềm hay bảng biểu để theo dõi (ví dụ: Grant Chart) để theo dõi tiến độ của việc tổ chức. Nếu bạn có sẵn một nhóm chuyên theo dõi và làm công tác truyền thông xã hội thì hãy xem xét việc chọn một công cụ hỗ trợ như Sprout Social để giữ tất cả mọi người trên cùng một trang dù họ có sử dụng những mạng xã hội khác nhau đi nữa.

2. Trong suốt quá trình tổ chức sự kiện

* Chọn một người giám sát mạng truyền thông xã hội.
Hãy đề cử một thành viên trong nhóm chuyên phụ trách việc theo dõi cập nhật thông tin sự kiện và trả lời các câu hỏi của khách tham dự trên các trang mạng xã hội. Và quan trọng nhất là phải chắc rằng khách hàng luôn được cập nhật thông tin mới nhất.
* Thúc đẩy sự gắn kết.
Gia tăng trải nghiệm sự kiện trực tiếp bằng cách tạo ra những cơ hội tham gia dễ dàng cho khách mời thường online trên mạng. Thiết lập bộ hình ảnh trên Flickr cho sự kiện, và khuyến khích khách tham dự chụp hình và đăng tải chúng lên album cộng đồng này. Đưa ra các giải thưởng cho hình ảnh đẹp nhất chẳng hạn. Đó chính là cách duy trì và tạo sự gắn kết hơn với cộng đồng và khách tham dự.

3. Sau khi tổ chức sự kiện

* Cập nhật thông tin sau sự kiện
sudungphuongtientruyenthongchotochucsukien2 Những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiệnCập nhật cho mạng cộng đồng online của bạn thông tin về sự kiện, hội nghị và phải nhân rộng thông tin càng nhiều càng tốt. Vì mục tiêu chính ở đây là thông tin không chỉ đến với những người đã tham gia mà còn đến với cả những người đã không có mặt trong sự kiện. Sự đăng tải thông tin càng súc tích, hình ảnh hóa và thu hút thì sẽ càng khiến những người chưa tham gia háo hức chờ đón sự kiện tiếp theo của bạn.
* Đánh giá sơ bộ hiệu quả của sự kiện thông qua các kênh truyền thông xã hội.
Các trang mạng như facebook, twitter … có hỗ trợ các chức năng theo dõi và đánh giá lượt truy cập trực tuyến, tham gia bình luận. Vì vậy, đừng quên tận dụng lợi thế này.
Tóm lại, người tổ chức sự kiện sử dụng truyền thông để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mục tiêu, kết nối cộng đồng và duy trì sự kết nối để việc trao đổi qua lại trực tuyến có ý nghĩa hơn.

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.