Latest Post

Khi nhắc tới quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, chúng ta có thể kể ra 1 vài cái tên: Bing, Google, Facebook, Yahoo, AdMicro, Ad360,… Ở đây chúng ta sẽ tập trung phân tích về hai ông lớn là Google và Facebook

So sánh Facebook Ads và Google Ads

Khi nhu cầu của bạn là muốn trả tiền cho từng nhấp chuột thì Google AdWords là sự lựa chọn hoàn hảo, nếu bạn đang tìm các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội thì Facebook Ads là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.

Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các đặc điểm của quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tuy nhiên có 1 thực tế rằng 2 “ông lớn” này đang cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau bằng việc liên tục cải thiến hệ thống, mở rộng tính năng… Cùng xem họ cạnh tranh nhau như thế nào nhé!

Nhắm mục tiêu theo từ khóa

Khi bắt đầu quảng cáo Google AdWords , bạn sẽ được lựa chọn các từ khóa , cụm từ tìm kiếm mà người dùng mô tả sản phẩm của bạn trên Google. Do đó quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi ai đó có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp giúp tối ưu chi phí quảng cáo bởi khi có nhu cầu thực sự thì họ mới Search.

Quảng cáo Facebook lại không thể lựa chọn từ khóa quảng cáo, tuy nhiên trên Facebook bạn lại có ít đối thủ hơn => thị trường vẫn còn khá lớn cho bạn khai thác. Trong khi ở những lĩnh vực cạnh tranh cao, bạn sẽ phải gồng mình để “đánh nhau” với ít nhất 10 đối thủ sừng sỏ nếu muốn quảng cáo trên Google.

Sự khác nhau về chi phí

Cả Google và Facebook đều áp dụng CPC để thu phí. Khi đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng Click vào quảng cáo, những lượt hiển thị mà không bị Click sẽ không bị tính phí.

Một số ngành hot, ví dụ: “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.

Lý do xảy ra sự chênh lệch giữa chi phí trên Google và Facebook là: quảng cáo Google hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa đã được mua từ trước, quảng cáo Facebook lại hiển thị ở những vị trí có sẵn trên Facebook trước tất cả những ai phù hợp với cách nhắm mục tiêu được chọn.

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học

Quảng cáo trên Facebook có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo trên 1 tỷ người dùng Facebook dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích mà bạn chọn 1 cách tương đối chính xác. Trong khi quảng cáo Google cũng mới cập nhật các tính năng này trên Mạng hiển thị tuy nhiên mới dừng lại ở mức “chưa áp dụng tốt cho Việt Nam”.

Trang đích

Trang đích là 1 yếu tố quan trọng trong quảng cáo Google AdWords , nó tác động trực tiếp tới điểm chất lượng từ khóa, ảnh hưởng tới chi phí phải trả cao hay thấp… Khi đó để làm tốt quảng cáo Google, bạn cần phải có kiến thức tối ưu trang đích cho tốt. Nếu bạn không có một Website tốt, bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook, bởi trên Facebook trang đích không phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá.
Trang đích của bạn thuộc loại nào?

Quảng cáo đeo bám (Re-marketing)

Gần đây Facebook đã có thể sử dụng quảng cáo “bám đuôi” người dùng khi họ đã thấy quảng cáo từ trước đó, tuy nhiên điểm trừ cho Facebook khi bên thứ 3 là người cung cấp hình thức đó chứ không phải Facebook.

Còn Google thì ngược lại, họ quá mạnh trong lĩnh vực này, không chỉ còn là việc bạn cho quảng cáo đuổi theo trên các trang trực thuộc mạng hiển thị nữa, nay bạn có thể sử dụng quảng cáo đeo bám cả trên mạng tìm kiếm Google Search.

Dù doanh nghiệp bạn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên tìm hiểu về Re-marketing và Re-targeting ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị

Google và Facebook. Cái nào tốt hơn?

Một số điểm so sánh để cho các bạn thấy rằng Google và Facebook có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

Chúng ta sẽ không thể nói rằng Google hay Facebook cái nào mạnh, cái nào yếu, họ tạo ra các cơ sở hạ tầng, các công cụ sẵn có. Còn việc sử dụng như thế nào là do bạn, công cụ đó có hiệu quả hay không là do bạn, cái nào mạnh – cái nào yếu cũng là do bạn.

Trong kỷ nguyên ngày nay, nếu bạn muốn mở rộng việc bán hàng trên môi trường mạng, bạn nên sử dụng tốt cả 2 công cụ này song song, tuy nhiên cần hiểu rõ và áp dụng đúng để có hiệu quả.

Theo TrungHarry.com

Trang bìa của bạn trên Facebook (Facebook cover) được xem như là một phần “bất động sản” quý của bạn trên thế giới ảo. Đó là điều đầu tiên mọi người nhìn thấy khi truy cập vào trang của bạn.
Trang bìa Facebook của Guy Kawasaki.

Vì thế càng bỏ nhiều công sức thiết kế nó hấp dẫn càng mang lại nhiều lợi ích tiếp thị cho chính bạn hay tổ chức của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trình bày một cách ấn tượng nhất sản phẩm và dịch vụ của bạn cho khách hàng.

Sau đây cách tận dụng tốt nhất trang bìa Facebook của bạn:

1. Giới thiệu ấn tượng thương hiệu của bạn một cách sáng tạo và cho biết chính xác bạn hoạt động trong lĩnh vực gì.


2. Trình bày những lợi ích chính của sản phẩm của bạn.


3. Tạo cơ hội cho khách hàng cung cấp địa chỉ email cho bạn, một hình thức xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả.


4. Giới thiệu công việc của những người hâm mộ bạn, họ sẽ cảm thấy trang của bạn mang tính xã hội hơn.


5. Thông báo những nội dung sắp tới.


6. Mô tả sản phẩm.


7. Giới thiệu hình ảnh những người hâm mộ dễ thương.


8. Làm nổi bậc đối tác, khách hàng hay nhân viên của bạn.


9. Giới thiệu thành quả của mình trên mạng xã hội.


10. Dùng trang bìa để bán sản phẩm.


11. Giới thiệu sự ủng hộ của bạn với một sư kiện xã hội hữu ích.


12. Giới thiệu những sự kiện sắp diễn ra.


13. Kể cho mọi người nghe trang của bạn có mục đích gì.


14. Hãy luôn hợp thời.


15. Giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ sắp tung ra thị trường.


16. Hãy vui vẻ và hài hước.


17. Giới thiệu những lời khen của người khác về bạn hay công ty của bạn.


Theo trang tin Reuters, Samsung được cho là đã chi khoảng 14 tỉ USD vào hoạt động quảng cáo và marketing cho các sản phẩm của mình, nhiều hơn cả GDP của Iceland. Khoản tiền này đã giúp mang thương hiệu Samsung có mặt ở mọi nơi, từ những đoạn quảng cáo trên TV cho đến quảng cáo trong rạp chiếu phim, bảng quảng cáo ngoài trời, tại các sự kiện thể thao và nghệ thuật trên khắp thế giới từ Nhà hát Opera ở Sydney cho đến Quảng trường Âm nhạc ở New York. Tuy nhiên, không phải lúc nào Samsung cũng gặt hái được thành công như mong đợi từ những khoản chi này.

Chi mạnh tay

Hồi tháng trước, một cuộc thi về phim ngắn do Samsung tài trợ tại Nhà hát Opera đã phải nhận những lời bình luận tiêu cực về sự xuất hiện quá lộ liễu của các sản phẩm do hãng sản xuất trong loạt video hậu trường. Trong khi đó, ở Anh, người xem của show truyền hình X-Factor phải tự đặt câu hỏi rằng "đây là một cuộc thi hát hay là quảng cáo của Samsung vậy?"

Hồi đầu năm nay, lúc Samsung ra mắt chiếc Galaxy S4 ở New York, hãng cũng bị chỉ trích vì mẫu quảng cáo trong đó có một số người phụ nữ bàn tán về trang sức và sơn móng tay, trong khi một số người đàn ông thì thảo luận về chiếc điện thoại mới. Việc ra mắt tủ lạnh và máy rửa chén của hãng tại Nam Phi thì bị phàn nàn vì những màn múa không phù hợp của các vũ công trong bộ đồ bơi.

Một khách hàng đi ngang qua bảng quảng cáo Note 3 của Samsung

Theo lời Oh Jung-suk, giáo sư về kinh doanh tại trường Đại học Quốc gia Seoul, "hoạt động marketing của Samsung quá tập trung vào việc phản ánh hình ảnh mà hãng tha thiết muốn nêu lên: trở thành một công ty sáng tạo và đi đầu. Hãng thất bại vì không thu hẹp được khoảng cách giữa khát khao của mình với phản ứng của người dùng khi họ xem các chiến dịch quảng cáo. Nó cần phải được tinh chỉnh cho tốt hơn nữa".

Còn theo số liệu nghiên cứu từ Thomson Reuters, mỗi năm Samsung chi nhiều tiền vào hoạt động quảng cáo và quảng bá nhiều hơn bất kì công ty nào nằm trong top 20 thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 5,4% doanh thu thường niên của Samsung, trong khi Apple chỉ chi 0,6%, General Motors là 3,5%. Moon Ji-hun, trưởng nhóm tư vấn tại công ty Interbrand, cho biết: "Khi thương hiệu của bạn không có được một sự nhận dạng rõ ràng, trong trường hợp này là Samsung, thì việc tiếp tục chi tiền sẽ là chiến lược tốt nhất. Tuy nhiên, việc giữ mức chi marketing lớn như thế trong dài hạn sẽ không mang lại nhiều lợi ích. Không ai có thể đánh bại Samsung về quảng cáo, và tôi nghi ngờ rằng việc đầu tư lớn như thế liệu có còn hiệu quả hay không."

Trong một phát ngôn gửi đến Reuters, Samsung nói họ sẽ "tiếp tục thúc đẩy sức mạnh thương hiệu để giữ được đà tăng trưởng, trong khi tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả từ các hoạt động marketing."J.K. Shin, CEO của hãng sản xuất Hàn Quốc này, cũng từng nói rằng "sự cách tân trong sản phẩm và chiến lược marketing của chúng tôi đã giúp Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất trên thế giới. Giờ đây, chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới."

"Chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới." 

Truyền tải thông điệp về người dẫn đầu

Lúc ra mắt những sản phẩm mới thuộc dòng Galaxy, Samsung thường có những slogan như "Next Big Thing" (sản phẩm mới kế tiếp), "It's Time to Change" (đã đến lúc thay đổi) nhằm nhấn mạnh rằng thiết bị của mình có những công nghệ mới tốt nhất trong giới công nghệ. Hãng cũng nhiều lần gọi các máy của mình là "đầu tiên trên thế giới", chẳng hạn như TV OLED màn hình cong, điện thoại OLED cong,...

Đối với một công ty bị xem như một kẻ "theo đuôi" trong thời gian dài, thì đây là cơ hội để Samsung bức phá và chứng tỏ rằng hãng là một công ty biết cách tân. Tuy nhiên, theo số liệu của Interbrand và công ty nghiên cứu Ad Age, mặc dù đã trở thành công ty chi tiền quảng cáo mạnh nhất thế giới (năm ngoái Samsung đã chi 4,3 tỉ USD tiền quảng cáo) nhưng giá trị thương hiệu của Samsung vẫn chỉ dừng ở mức 39,6 tỉ USD, thấp hơn phân nửa so với Apple, trong khi Apple chỉ chi 1 tỉ USD tiền quảng cáo mà thôi.

Thực chất thì Samsung phải chi nhiều tiền hơn cũng bởi vì sản phẩm của hãng nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chưa kể đến chi phí marketing dành cho những thiết bị gia dụng vốn không phải là thị trường mà Apple có tham gia kinh donah. Tuy nhiên, theo Reuters, việc chi mạnh tay như thế gợi ý rằng Samsung đang cần thuyết phục khách hàng rằng hãng là một công ty nằm trong top đầu. Trong khi đó, Apple có thể đạt được điều này bằng việc chi ít hơn bởi hãng đã có trong tay lợi thế về thương hiệu cũng như những nét đặc sắc riêng.



Samsung chi tiền quảng cáo nhiều hơn bất kỳ hãng công nghệ nào trên thế giới.

Horace Dediu, nhà sáng lập công ty nghiên cứu độc lập Asymco và cũng là cựu giám đốc mảng phát triển kinh doanh cho Nokia, nói về việc chi tiền quảng cáo của Apple như sau: "Sản phẩm càng mạnh và càng khác biệt thì người ta càng ít chi tiền để quảng cáo nó".

Dù sao đi nữa thì nhờ khoản chi khổng lồ của mình mà Samsung giờ đây chiếm 1 trong 3 chiếc smartphone bán ra và có thị phần gấp đôi Apple. Hãng cũng đã đầu tư nhiều vào hệ thống kênh phân phối của mình để củng cố thương hiệu Galaxy không kém gì so với iPhone. Benedict Evans, tư vấn về truyền thông ở London, nói rằng "tự bản thân thương hiệu Galaxy đã là rất mạnh, và thương hiệu Samsung giờ đây thì mạnh hơn bất kì hãng sản xuất điện thoại nào khác, trừ Apple. Vấn đề ẩn sâu bên dưới đó là Samsung đã xây dựng nên hình tượng của mình như là một công ty có chất lượng đáng tin cậy, chứ không phải là một công ty chuyên làm ra các sản phẩm cao cấp hay khác biệt. Samsung làm tốt nhất ở những nơi mà hãng không cạnh tranh trực tiếp với Apple (ví dụ: thị trường smartphone tầm trung và bình dân)."

Một Galaxy Gear không thành công?

Thất bại về mặt marketing gần đây nhất của Samsung chính chiếc smartwatch Galaxy Gear, một thiết bị không được người dùng đánh giá cao. Thiết bị này đã được quảng bá mạnh thông qua các mẫu quảng cáo cũng như kết hợp với nhiều show trình diễn thời gian, tuy nhiên có tin đồn cho rằng chỉ mới có 800.000 nghìn chiến Gear được giao đến người dùng trong vòng 2 tháng qua. So với số lượng 5 triệu chiếc Note 3 được bán ra thì chúng ta có thể thấy rằng chỉ khoảng 1/5 người dùng Note 3 mua kèm Gear về để sử dụng chung.

Không nao núng, Samsung tiếp tục quảng cáo mạnh cho Gear trong mùa mua sắm cuối năm trong nỗ lực trở thành một người dẫn đầu ở thị trường thiết bị có thể đeo được, đồng thời để chứng tỏ cho mọi người thấy sức sáng tạo của mình. "Dường như Samsung biết rõ hơn bất kì ai khác rằng Gear sẽ không trở thành một sản phẩm phổ dụng. Mặc dù vậy, họ vẫn có gắng truyền tải thông điệp rằng 'chúng tôi là hãng đầu tiên ra mắt một công nghệ như thế', và họ hi vọng rằng điều này sẽ giúp xây dựng thương hiệu Samsung như một công ty công nghệ tiên tiến", theo lời công ty nghiên cứu Interbrand.

Và một Samsung với túi đầy tiền vẫn đang tiếp tục gửi thông điệp đó để giành được khách hàng. Trong tháng này, nhà tài trợ rủng rỉnh của Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè trong 8 năm qua đang chạy một chiến dịch quảng bá để chuẩn bị cho World Cup 2014: chọn ra 11 cầu thủ nổi tiếng nhất trên thế giới, có cả Lionel Messi, để tham gia vào một cuộc chiến chống người ngoài hành tinh với sự giúp đỡ của các thiết bị Galaxy.

Nguồn: Tinh Tế

Truyền thông xã hội mang đến nhiều cơ hội cho người tổ chức sự kiện thúc đẩy sự gắn kết giữa nhà tài trợ, sản phẩm và khách hàng; thu hút thêm nhiều khách tham dự và xây dựng một cộng đồng trực tuyến trong tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức sự kiện.
Từ việc giám sát đến đo lường, truyền thông xã hội không phải là một sân chơi dễ dàng để điều khiển. Eventchannel xin được chia sẻ cùng các bạn những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiện.

1. Trước khi tổ chức sự kiện

* Xác định đối tượng khách
Bạn cần xác định xem đối tượng khách mời mục tiêu của bạn hay các nhà tài trợ tiềm năng thường tham gia mạng xã hội nào nhiều nhất (Facebook, Linkeln, Twitter ,,,) Cần phải hiểu rõ thông tin của khách mới để chọn mạng xã hội thích hợp cho việc đăng tải thông tin hiệu quả.
sudungphuongtientruyenthongchotochucsukien1 Những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiện
* Chọn những phương tiện thích hợp nhất với nhu cầu của bạn
Đánh giá những công việ ưu tiên cần phải làm, sử dụng các phần mềm hay bảng biểu để theo dõi (ví dụ: Grant Chart) để theo dõi tiến độ của việc tổ chức. Nếu bạn có sẵn một nhóm chuyên theo dõi và làm công tác truyền thông xã hội thì hãy xem xét việc chọn một công cụ hỗ trợ như Sprout Social để giữ tất cả mọi người trên cùng một trang dù họ có sử dụng những mạng xã hội khác nhau đi nữa.

2. Trong suốt quá trình tổ chức sự kiện

* Chọn một người giám sát mạng truyền thông xã hội.
Hãy đề cử một thành viên trong nhóm chuyên phụ trách việc theo dõi cập nhật thông tin sự kiện và trả lời các câu hỏi của khách tham dự trên các trang mạng xã hội. Và quan trọng nhất là phải chắc rằng khách hàng luôn được cập nhật thông tin mới nhất.
* Thúc đẩy sự gắn kết.
Gia tăng trải nghiệm sự kiện trực tiếp bằng cách tạo ra những cơ hội tham gia dễ dàng cho khách mời thường online trên mạng. Thiết lập bộ hình ảnh trên Flickr cho sự kiện, và khuyến khích khách tham dự chụp hình và đăng tải chúng lên album cộng đồng này. Đưa ra các giải thưởng cho hình ảnh đẹp nhất chẳng hạn. Đó chính là cách duy trì và tạo sự gắn kết hơn với cộng đồng và khách tham dự.

3. Sau khi tổ chức sự kiện

* Cập nhật thông tin sau sự kiện
sudungphuongtientruyenthongchotochucsukien2 Những điều nên làm khi sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình tổ chức sự kiệnCập nhật cho mạng cộng đồng online của bạn thông tin về sự kiện, hội nghị và phải nhân rộng thông tin càng nhiều càng tốt. Vì mục tiêu chính ở đây là thông tin không chỉ đến với những người đã tham gia mà còn đến với cả những người đã không có mặt trong sự kiện. Sự đăng tải thông tin càng súc tích, hình ảnh hóa và thu hút thì sẽ càng khiến những người chưa tham gia háo hức chờ đón sự kiện tiếp theo của bạn.
* Đánh giá sơ bộ hiệu quả của sự kiện thông qua các kênh truyền thông xã hội.
Các trang mạng như facebook, twitter … có hỗ trợ các chức năng theo dõi và đánh giá lượt truy cập trực tuyến, tham gia bình luận. Vì vậy, đừng quên tận dụng lợi thế này.
Tóm lại, người tổ chức sự kiện sử dụng truyền thông để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mục tiêu, kết nối cộng đồng và duy trì sự kết nối để việc trao đổi qua lại trực tuyến có ý nghĩa hơn.



Bài hát: Nhốt Em Vào Tim
Ca sĩ: Hồ Việt Trung

Sau 3 năm hoạt động với vai trò nhạc sĩ, cái tên Hồ Việt Trung đã gắn liền với những ca khúc như Ngôi sao trắng, Âm dương cách biệt (Akira Phan trình bày), Hết rồi (Justin Nguyễn), Chỉ yêu một mình anh (Ngân Khánh). Anh cũng được các ca sĩ trẻ đặt hàng nhiều ca khúc. Ngoài ra, Trung còn biên tập album cho các ca sĩ trẻ hiện nay.

Dù biết anh không giàu sang nhưng anh có trái tim chung tình
Dù biết anh không đẹp trai nhưng dễ thương thì anh không thiếu
Đưng nghĩ anh như người ta yêu em chỉ vì nhan sắc
Anh rất thật thà chẳng biết dối lừa ai.




MV Người tôi yêu khá dễ thương của "chàng trai mất trí nhớ" Chi Dân được khá nhiều bạn trẻ yêu thích vừa mới cho ra mắt với ca từ đẹp và nội dung MV dễ thương, gần gũi.

Nếu một ngày em lỡ khóc sướt mướt chẳng thể dỗ dành.
Thì xin ai kia hãy khóc với những cảm thông của chính mình.
Em sẽ ngừng khóc, em sẽ cười thôi.
Vì người tôi yêu giận dỗi nên mít ướt như vậy thôi !

Nếu hai người lỡ có những cãi vã chẳng thể giải hòa.
Thì xin ai kia nhận lỗi, dẫu lỗi ấy chẳng phải do mình.
Em thôi giận dỗi, em sẽ cười thôi.
Vì người tôi yêu duy nhất chỉ có em mà thôi.
Yêu em lâu rồi.


Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.