Latest Post

Về Ca sĩ

Tên thật: Nguyễn Thanh Tùng
Ngày sinh: 05/07 - Quốc gia: Việt Nam



M-TP tên thật là Nguyễn Thanh Tùng. Cậu thanh niên sinh năm 1994 ở Thái Bình sớm bị hip hop hớp hồn giống như bao bạn bè đồng trang lứa. Và với niềm đam mê này, M-TP quyết tâm khăn gói tới Hà Nội học hỏi thêm về hip hop. Hiện tại, M-TP vẫn đang học văn hóa và hoạt động underground cùng các rapper đàn anh tên tuổi như LK, Jansaker... 
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh chàng dự định sẽ đầu quân làm học viên tại Học viện M4Me để rèn rũa khả năng ca hát, sáng tác... trước khi chính thức theo đuổi con đường âm nhạc.
Ngoài đam mê ca hát, M-TP còn có khả năng sáng tác, chơi piano và nhảy cực "đỉnh". Với thế mạnh này, anh chàng không ngừng cố gắng học tập các bậc đàn anh đàn chị và đã có trong tay một hành trang khá "khủng" những sáng tác của riêng mình.
Nổi bật nhất là Cơn mưa ngang qua. Dù mới xuất hiện từ tháng 8/2011, nhưng chỉ sau hai tháng, đã có hơn 1.7 triệu lượt nghe - con số mà những ca sĩ kỳ cựu như Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà... cũng phải mơ ước.

M-TP chia sẻ: "Em rất bất ngờ khi thấy lượng view bài hát này cứ tăng dần đều mỗi ngày. Thực sự khi sáng tác rồi thu âm, em có kỳ vọng nhưng không dám nghĩ nó sẽ vượt qua con số 1 triệu lượt nghe như thế này. Thế nên tới bây giờ, bạn bè vẫn trêu em là "ăn rùa", cứ vu vơ upload lên MP3 mà cuối cùng lại thành... nhạc hot".
Năm 2012, với tổng điểm 25,5đ, M-TP trở thành thủ khoa Nhạc viện TP.HCM. Cậu chia sẻ rằng "chia sẻ cảm xúc: "Mặc dù khá tự tin sau khi kết thúc buổi thi nhưng mình vẫn không khỏi ngạc nhiên và hạnh phúc khi biết được kết quả thi. Đây thực sự là một món quà vô cùng ý nghĩa để bù đắp cho những nỗ lực của mình trong suốt thời gian ôn luyện vừa qua"
Để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả khi M-TP trình diễn thành công ca khúc Cơn Mưa Ngang Qua tại Bài Hát Yêu Thích tháng 10/2012 và tiếp tục nhận giải thưởng hát hát yêu thích của tháng trong chương trình là động lực rất lớn cho M-TP tiếp tục phấn đấu trong con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Sau Bài Hát Yêu Thích, M-TP còn được mời tham gia biểu diễn trong đêm công bố kết quả Top 9 Vietnam Idol 2012.

Thời gian sắp tới, song song với việc học, M-TP sẽ tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc của mình và hy vọng sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công như Cơn Mưa Ngang Qua đã từng làm được.

Trang cá nhân của M-TP: https://www.facebook.com/mtpyps.tungbinh


Danh sách 10 doanh nghiệp chi “đậm” nhất cho quảng cáo trên Facebook trong một năm qua, dựa trên phân tích của trang Business Insider.

1. Samsung


Mức chi: 100 triệu USD

Nhiều nhà phân tích đồng tình với quan điểm cho rằng, Samsung là một trong những khách hàng lớn nhất của Facebook. Năm ngoái, hãng điện tử Hàn Quốc này đã bỏ ra 10 triệu USD cho 3 tuần quảng cáo trên Facebook nhằm "dọn đường” cho việc tung ra chiếc điện thoại thông minh Galaxy S3.

Digitalk

2. P&G


Mức chi: 60 triệu USD

Procter & Gamble (P&G) là doanh nghiệp chi quảng cáo mạnh nhất thế giới và có sự hiện diện rộng rãi trên Facebook. Có khả năng, hãng này sẽ mở một chiến dịch quảng cáo lớn trên Facebook cho việc hãng là nhà tài trợ cho Thế vận hội mùa đông ở Sochi, Nga vào năm tới.

Digitalk

3. Microsoft


Mức chi: 35 triệu USD

Microsoft đã có một thỏa thuận lâu dài với Facebook về việc mạng xã hội sử dụng công cụ tìm kiếm Bing của hãng phần mềm. Mới đây, Facebook còn mua lại server quảng cáo Atlas của Microsoft.

Digitalk

4. AT&T


Mức chi: Không rõ

Facebook là ứng dụng di động lớn nhất hành tinh, và AT&T - với tư cách vừa là một nhà mạng khong dây, vừa là một nhà cung cấp các thiết bị di động - hiểu rằng họ cần phải duy trì sự hiện diện liên tục trên Facebook.

Digitalk

5. Amazon


Mức chi: 30 triệu USD

Là mạng bán lẻ trực tuyến, Amazon bán được không ít hàng nhờ việc mọi người "like” và bình luận trên Facebook về các mặt hàng bán trên Amazon.

Digitalk

6. Verizon


Mức chi: 30 triệu USD

Facebook đã mời chào các nhà mạng không dây quảng cáo trên mạng xã hội này bằng một công cụ mới cho thấy, quảng cáo di động Facebook có hiệu quả cao gấp 9 lần so với quảng cáo trên máy tính bàn trong việc thu hút người sử dụng chuyển từ mạng này sang dùng mạng khác.

Digitalk

7. Nestle


Mức chi: 30 triệu USD

Digitalk

8. Unilever


Mức chi: 30 triệu USD

Hai trong số 5 quảng cáo được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook trong năm nay là quảng cáo của Unilever, bao gồm quảng cáo dầu gội Dove và quảng cáo kem Cornetto.

Digitalk

9. American Express


Mức chi: 25 triệu USD

Hãng thẻ American Express là một thương hiệu có sự hiện diện lớn trên truyền thông xã hội. Hiện hãng này đang cho chạy một ứng dụng Facebook cho phép "dán nhãn” trên trang cá nhân của khác hàng cho biết khách hàng đó đã có thẻ American Express trong bao lâu.

Digitalk

10. Wal-Mart


Tuy không đưa ra con số ước tính về mức chi quảng cáo của Wal-Mart trên Facebook trong năm qua, nhưng Business Insider cho rằng, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới cũng là một trong những khách hàng quảng cáo "khủng” nhất của mạng xã hội này.

Digitalk

Theo Vneconomy

Tháng 8/2013, một mẫu quảng cáo của nhãn hiệu sữa Anlene được phát sóng trên truyền hình đã gây nhiều tranh cãi và bị khán giả chỉ trích. Đoạn phim mở đầu với hình ảnh người con gái đang chăm sóc vườn cây với mẹ.
Khi nhìn thấy mẹ bước lên cầu thang một cách khó khăn, cô con gái lo lắng và nói: "Nghe bác sĩ nói mẹ có nguy cơ loãng xương, mình lo lắm. Nên mình quyết định uống Anlene vì nghe nói Anlene giúp làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần”. Thay vì lo lắng cho mẹ có nguy cơ loãng xương và mua sữa cho bà thì người con lại quyết định uống một mình, khiến cho câu chuyện này trở nên phản cảm. Chỉ sau 1 tuần phát sóng, mẫu quảng cáo đã thu hút được quan tâm của đông đảo công chúng. Đoạn phim này còn được đưa lên YouTube và nhận được rất nhiều lượt xem, bình luận và chia sẻ. Hình ảnh đoạn quảng cáo và ý kiến của người xem cũng tràn ngập các mạng xã hội. Có vẻ như Anlene đã thành công khi gây được sự chú ý cao độ từ khán giả, dù đó là những phản ứng tiêu cực.

Digitalk - Khi phản cảm mang lại hiệu quả

Khi sự chú ý đạt đến đỉnh điểm, những thông tin mang tính giãi bày và bào chữa cho kịch bản phản cảm trên bỗng dưng xuất hiện. Một tấm hình chụp cảnh nhân vật nữ mang ly sữa mời người mẹ trong mẫu quảng cáo được đưa lên mạng xã hội, kèm theo lời bình luận về chuyện nhà đài cắt xén nội dung kịch bản khi phát sóng.


Đồng thời, trên YouTube cũng xuất hiện bản đầy đủ của mẫu quảng cáo trên với nội dung hợp lý hơn rất nhiều so với trước đó. Thế là khán giả thay đổi thái độ gần như ngay lập tức. Hầu hết đều tỏ ra thông cảm với Anlene và trách đài truyền hình đã gây ra hiểu lầm không đáng có. Không rõ đây có phải là sự cố được sắp đặt trước hay không, nhưng rõ ràng

Marketing sử dụng thông điệp gây tranh cãi sẽ luôn tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.

Trước Anlene, nhãn hiệu Kangaroo từng khuấy động thị trường bằng một mẫu quảng cáo gây khó chịu cho người xem. Đoạn quảng cáo đó chỉ hiển thị một thông điệp "Kangaroo, máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” và được phát đi phát lại liên tục mấy chục lần giữa khuya trong trận chung kết cúp C1 châu Âu năm 2011.

Chỉ 5 phút sau khi quảng cáo này được phát sóng, người dùng các mạng xã hội tại Việt Nam đã lập tức xôn xao về một thương hiệu lạ hoắc dám chọc tức cả triệu người xem truyền hình. Thế nhưng, theo đại diện Kangaroo, doanh thu năm đó của họ đã tăng đến 400% nhờ thương hiệu được nhiều người biết đến.

Trên thế giới, quảng cáo dựa trên những thông điệp gây tranh cãi được sử dụng từ lâu như một chiến thuật marketing du kích ít tốn kém nhưng đạt hiệu quả cao. Chuỗi thức ăn nhanh Carl Jr. (Mỹ) từng cả gan giao cho cô đào tai tiếng Paris Hilton quảng cáo sản phẩm bánh kẹp mới, vì họ muốn nhắm vào khách hàng là đàn ông độc thân từ 18-35 tuổi. 

Digitalk

Hay như nhãn hàng Dove ở Mỹ (thuộc Unilever) trưng lên loạt biển quảng cáo có hình ảnh một người phụ nữ trung niên khỏa thân, không trang điểm và có phần hơi thô kệch để thu hút sự chú ý của người đi đường. Những thông điệp quảng cáo kiểu như vậy tuy có thể trở thành tâm điểm của chỉ trích, nhưng đã giúp cho hình ảnh của sản phẩm hay thương hiệu nhanh chóng được biết đến.

digitalk

Nói đến quảng cáo gây tranh cãi mà không nhắc đến thương hiệu thời trang Benetton (Ý) sẽ là một thiếu sót. Ra đời từ năm 1965 và đã hiện diện ở 120 quốc gia với 6.500 cửa hàng, nhưng trước khi Benetton bắt đầu thực hiện các mẫu quảng cáo gây sốc, thương hiệu này mới chỉ nổi tiếng ở trong nước.

Đầu những năm 1980, nhà Benetton phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để người tiêu dùng khắp thế giới nhận biết được thương hiệu của mình. Thời điểm này, các đối thủ của Benetton như chuỗi thời trang Zara (Tây Ban Nha) hay H&M (Thụy Điển) đã bắt đầu bành trướng. Quyết không đi theo lối mòn marketing với hình ảnh nam thanh nữ tú xinh đẹp như các hãng thời trang khác, Benetton chọn chiến thuật quảng cáo gây sốc xoay quanh các vấn đề thời sự như nạn phân biệt đối xử, chiến tranh, ô nhiễm môi trường hay bệnh tật và sử dụng hình ảnh đôi khi quá chân thực. Đã có không ít ý kiến lên án các chiến dịch quảng cáo của Benetton, nhưng nhờ vậy thương hiệu này nhanh chóng gây được tiếng vang và bắt đầu được cả thế giới biết đến.

Đến năm 2011, Benetton lại một lần nữa tạo sóng đối với dư luận toàn cầu khi thực hiện chiến dịch quảng cáo với hình ảnh lãnh đạo chính trị và tín ngưỡng cấp cao thế giới hôn nhau. Mang thông điệp kêu gọi xóa bỏ mọi thù ghét, Benetton trưng lên những bảng quảng cáo có cảnh Giáo hoàng Benedict hôn môi Lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập, hay Tổng thống Mỹ Barack Obama hôn môi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và cố lãnh đạo Venezuela Hugo Chavez…

Digitalk - Khi phản cảm mang lại hiệu quả
Hãng thời trang Benetton cho biết marketing gây sốc vẫn sẽ là định hướng của họ.

Những hình ảnh này xuất hiện ở các cửa hàng của Benetton trên khắp toàn cầu, cũng như trên báo chí và internet. Chiến dịch này bị phản đối mạnh mẽ đến mức chỉ vài giờ sau khi được triển khai, Tòa thánh Vatican đã ra thông cáo phản đối việc chỉnh sửa và sử dụng hình ảnh Giáo hoàng nhằm mục đích thương mại. Dù vậy, theo đại diện của Benetton, marketing gây sốc vẫn sẽ là định hướng của họ.

Quảng cáo dựa trên thông điệp gây phản cảm sẽ dễ tạo được dư luận hơn các biện pháp thông thường mà có khi còn tốn ít chi phí hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp khi quyết định thực hiện marketing kiểu này, cần chú ý cẩn trọng khi đụng đến những đề tài cực đoan như bạo lực hay chết chóc.

Từ trước đến nay, hãng xe Hyundai (Hàn Quốc) chưa bao giờ thực hiện bất kỳ một quảng cáo gây sốc nào. Thế nhưng gần đây, họ lại tung lên internet đoạn quảng cáo kể chuyện một người đàn ông trung niên định tự tử bằng cách nối ống xả xe hơi thẳng vào trong cabin xe rồi nổ máy. Kế hoạch thất bại vì chiếc Hyundai của ông là phiên bản chạy bằng pin nhiên liệu nên không có khí thải CO2. Tuy có ý tưởng hài hước hóa chuyện chết chóc để quảng cáo cho tính năng hiện đại của chiếc xe, nhưng vô tình đoạn quảng cáo này đã khơi lại nỗi đau của những người có người thân tự tử bằng cách này khắp thế giới. Cuối cùng, Hyundai đã phải cho gỡ bỏ đoạn phim và công khai xin lỗi người tiêu dùng.



Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Cách đây 10 năm, tất cả các chuỗi thương hiệu nhượng quyền quảng bá cho thương hiệu của mình qua hai cách chính: quảng cáo trên tạp chí in và phát tời rơi. Cách đây 5 năm, họ tận dụng sự phát triển của truyền hình để đưa thông điệp đến khách hàng, người tiêu dùng.



Ngày nay, bất cứ một chuỗi nào, thương hiệu nào không hiện diện trên mạng truyền thông xã hội sẽ được xem là lỗi thời và mất lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là mảnh đất các thương hiệu cạnh tranh nhau từng "thích", từng "người theo dõi".., bởi đó là cách nhanh nhất họ xây dựng một cộng đồng cho chính thương hiệu của mình.

Đứng đầu trong chiến lược truyền thông xã hội vẫn là Starbucks - Ông khổng lồ cà phê giữ ngôi vị số một trên thế giới ảo đã 3 năm nay và chưa có đối thủ nào có thể thay thế được.

Thống kê sau cho thấy sức mạnh của từng thương hiệu.

Digitalk

Theo Nhượng Quyền Việt Nam

Google Hummingbird ảnh hưởng đến các marketer trên mạng xã hội như thế nào? Bạn có thể làm gì để bảo đảm khả năng hiển thị của các thông tin doanh nghiệp ngay cả trong thời kỳ của Hummingbird?

Gần đây, Google công bố thuật toán tìm kiếm mới mang tên “Chim ruồi”. Đây là thuật toán được thiết kế nhằm trả lời tốt hơn các câu hỏi của người dùng: câu hỏi dài hơn, kiến thức chuyên sâu và phức tạp hơn. Đến thời điểm hiện tại, Google Hummingbird là thuật toán rộng lớn nhất của Google trong vòng 10 năm qua.

Tại một cuộc họp báo về sự thay đổi này, Google giải thích thuât toán mới thông minh hơn, có thể hiểu được các truy vấn phức tạp và trả về nhiều thông tin liên quan hơn. Họ đang chuẩn bị cho một tương lai với điện thoại, nơi mà bạn có thể yêu cầu điện thoại của mình mọi thông tin và nó sẽ hiểu được, sẽ phản hồi được tất cả các thông tin mà bạn cần.


Theo NY Times: “Google thay đổi bởi người dùng đang ngày càng đưa ra các truy vấn dài và phức tạp hơn. Đồng thời, tìm kiếm Google trên di động nhiều hơn và kèm theo đó là tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) gia tăng”.

Vì vậy, Google Hummingbird ảnh hưởng đến các marketer trên mạng xã hội như thế nào? Bạn có thể làm gì để bảo đảm khả năng hiển thị của các thông tin doanh nghiệp ngay cả trong thời kỳ của Hummingbird?

1. Cải thiện web search của bạn trên mobile
Trong cuốn InsideSearch, Amit Singhal, Trưởng bộ phận Kỹ thuật viên của Google giải thích:

“Thế giới đang thay đổi rất nhiều: hàng tỉ người đang dịch chuyển sang online, các trang web đang phát triển theo cấp số nhân, và bây giờ bạn có thể truy vấn bất cứ thông tin nào trên các thiết bị di động nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ của mình”.

Rõ ràng, mobile là trọng tâm lớn đối với Google; và Hummingbird là một cách thể hiện việc Google mong muốn phục vụ tốt hơn cho kết quả tìm kiếm của người dùng mobile. Nắm giữ một lượng lớn dữ liệu đại chúng trong tay, đương nhiên Google có thể dự đoán xu hướng tốt hơn bất cứ đơn vị nào và nếu họ đang tập trung vào mobile và đại tu toàn bộ thuật toán để cải thiện kết quả tìm kiếm trên đó, điều này có nghĩa là các marketer cần chú tâm vào các chiến lược mới, coi mobile như phương tiện sống còn của mình trong công cuộc marketing. Cũng vừa đầu tháng 10, Google đã thay đổi giao diện người dùng trên tablet và mobile.

Để sẵn sàng đưa website của mình lên mobile, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các bước như:
- Thiết kế responsive
- Tối ưu tốc độ tải và truy cập trang
- Sửa chữa các lỗi chuyển hướng và các lỗi của web trên smartphone

2. Kết nối blog của bạn tới tài khoản Google+ sử dụng Authorship (Quyền tác giả)
Authorship (Quyền tác giả) là một cách xác định những người ảnh hưởng theo danh mục và phân loại theo tính năng thông tin của họ trên Google.

Theo Google, “Sử dụng Authorship giúp người dùng khám phá được kho thông tin bằng cách đánh dấu các nội dung từ tác giả – những người mà họ có thể tìm thấy được nhiều điểm thú vị khác. Nếu bạn là một tác giả, đăng ký cho quyền tác giả của mình sẽ giúp người dùng nhận ra được tổng thể các nội dung mà bạn đã viết. Thêm vào đó, những người tìm kiếm có thể click vào một góc khá hẹp để biết thêm các bài viết khác của bạn hoặc có thể follow bạn trên Google+.

Với Hummingbird và các tuyên bố rộng rãi của Google về việc cải thiện kết quả kiến thức nền tảng cũng như các bài viết chuyên sâu, sử dụng Authoship nên là ưu tiên ngay và luôn đối với các marketer chuyên về mạng xã hội.

Để Google cân nhắc việc đưa các nội dung của bạn vào kết quả “bài viết sâu” (In-Depth Articles), bạn cần tạo ra và kết nối quyền tác giả của mình cũng như sử dụng đánh dấu cho bài viết. Các đoạn thông tin của bạn nên theo bạn từ web đến tất cả các định dạng kênh khác những nơi mà bạn đóng góp một cách năng động.

3. Tạo và xuất bản profile Google+
Đây là nhân tố “xương sống” để cải thiện trải nghiệm của người dùng Google.

Tại tuần lễ truyền thông mạng xã hội Los Angeles, một nhóm nghiên cứu từ Google+ (Plus) đã trình bày về những cải tiến liên lục dành cho mạng xã hội này và Google nhận thức Plus chính là tương lai của hãng.

Mặc dù Google không công khai đề cập đến Google Plus trong cuộc họp báo về Hummingbird của họ nhưng hầu hết chuyên gia đều ngầm nhận ra Google Plus là nền tảng sẽ thống nhất tất cả hệ sinh thái của Google và những nỗ lực trên mobile.

Google+ là nền tảng kết nối quyền tác giả và với các thuật toán của họ, đó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi họ bắt đầu sử dụng Quyền tác giả để sửa đổi kết quả tìm kiếm. Trở nên chủ động hơn với Google Plus, chia sẻ nội dung liên quan đến ngành của bạn và nếu có một số lượng lớn các chuyên gia trong ngành follow bạn sẽ giúp bạn được ưu tiên hơn trong tác quyền.

Tiếp tục nói về các xu hướng, Google vô cùng tập trung vào Google+ bởi họ đã nhìn thấy tiềm năng tìm kiếm trên mạng xã hội. Google đã linh động cải thiện nền tảng mạng xã hội của mình. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các vòng liên kết của Google+ để tìm các lời khuyên, thông tin và câu trả lời.

Khi mà Google ấn định rằng Hummingbird là một thuật toán để mang về những câu trả lời tốt hơn, tự nhiên hơn và cải thiện trải nghiệm của người dùng trên mobile nhiều hơn cũng là lúc mà họ quyết định GooglePlus sẽ là nền tảng cho những xu hướng tương lai.

Lời khuyên để cải thiện sự hiện diện trên Google+:

- Năng động tham gia Google+ hàng ngày: Hàng ngày, bạn nên chia sẻ nhiều thông tin nhất có thể. Theo các chuyên gia, nên share ít nhất là 3 mẩu thông tin một ngày.

- Tham gia các cộng đồng liên quan: Hãy follow những người bạn đã gặp trong các cộng động có sở thích liên quan đến bạn.

- Chia sẻ các nội dung đa phương tiện: Điều này bao gồm ảnh, video và audio.

- Sử dụng Hangouts: Hangouts đang ngày càng được nâng cấp và là một cách tuyệt vời để tiếp xúc và thu hút thêm các nhóm công chúng cho trang của doanh nghiệp.

Theo Adtimes

Buổi sáng, H.M. – biên tập viên của một trang thông tin điện tử tổng hợp – vào tòa soạn mở máy tính theo dõi lượt bạn đọc truy cập (pageview) của trang mình theo thói quen đầu ngày làm việc thì cô bỗng tá hỏa: lượt truy cập tăng gần như dựng đứng.
Cô còn ngạc nhiên hơn khi vào xem thứ hạng của trang mạng cô làm trên bảng xếp hạng: từ vị thứ hơn 100 trước đây bỗng vọt lên mấy chục bậc trong một hai hôm.

“Phóng hỏa tiễn” cho view

Nhìn thấy số lượt truy cập tăng đột biến, nhìn biểu đồ tăng dựng đứng trên bảng xếp hạng, H.M. không tin vào mắt mình. Có tin bài gì hay, có sự kiện gì hấp dẫn khiến bạn đọc đổ vào xem nên báo ta lập kỷ lục chăng?
Xem lại trang báo, H.M. không thấy tin bài gì nổi bật hơn so với ngày thường cả. Cô hỏi các đồng nghiệp, mọi người đều lắc đầu không biết. Thắc mắc, cô đi dò hỏi và cái bí mật kia dần dần hé lộ: các sếp đã dùng “tun” (tool – công cụ) để đẩy lượt truy cập lên một cách đột biến như… phóng hỏa tiễn.
like1 ID3190 Câu view: View đây, like đây, ai mua không?
Dịch vụ tăng like rao nhan nhản trên mạng
Thứ hạng của trang mạng trên các trang xếp hạng web được xem là chỉ số quan trọng nhất để các nhà quảng cáo đồng ý chi tiền quảng cáo và kéo theo nhiều lợi ích khác. Cho nên có trường hợp báo điện tử, trang mạng dẫu đã dùng mọi biện pháp để tăng lượt truy cập qua tin bài, kể cả dùng những thủ thuật câu view gây sốc nhất, mà vẫn lẹt đẹt trên bảng xếp hạng nên đành quyết định nhờ đến “tun”.
Thời gian qua, do nắm được thuật toán hoạt động của các trang xếp hạng nên giới công nghệ làm ra ít nhất hai loại “tun” để “phóng hỏa tiễn” cho trang web.
Thứ nhất, dùng những “tun” tự làm ra cài vào bên trong trang web để đẩy lượt truy cập lên, thường là với tốc độ tăng từ từ. Thứ hai, mua các “tun” của giới công nghệ (cả nước ngoài) để cài vào trang web của mình, trả phí hằng tháng hoặc hằng năm cho bên cung cấp “tun”. Số lượt truy cập tăng đột biến và biểu đồ tăng dựng đứng của trang mạng mà cô H.M. ngạc nhiên là nhờ loại “tun” thứ hai.
Do một số trang xếp hạng không phân biệt được đâu là số view thật và đâu là view giả nên mức độ xếp hạng không còn là tiêu chuẩn đối chiếu tin cậy với các nhà quảng cáo như trước nữa.
Ai quảng cáo trên báo giật gân? Một số trang mạng giật gân được nhà quảng cáo chọn, một số khác bị khước từ, phải ”đánh” doanh nghiệp để bắt mua quảng cáo.
Tuy nhiên, để lòe dư luận và những ai chưa biết hết thủ thuật tăng view này, một số trang mạng vẫn âm thầm cài “tun” tăng view theo tốc độ từ từ, ít trang nào dám tăng dựng đứng như trang mà cô H.M. đang làm việc vì sợ bị dễ nhận ra.

Ngủ dậy thấy cả triệu like

Các trang Facebook cũng là nơi các trang mạng theo xu hướng giật gân tập trung khai thác để “mồi chài” người đọc. Đưa tin bài 4T (tình, tiền, tù, tội) lên mạng vẫn chưa đủ, các trang mạng đăng đường chia sẻ tin bài (link) lên trang Facebook của mình để người đọc bấm vào đó, tăng lượng truy cập cho trang mạng.
Anh T.H. – người phụ trách một trang thông tin tổng hợp – cũng áp dụng cách này, nhưng một thời gian sau thấy số lượng tăng không đáng là bao trong khi áp lực tăng lượng truy cập cứ chực chờ mới thu hút được quảng cáo và tiếng tăm, anh vào mạng thì thấy vô số lời rao về dịch vụ tăng like (lượt thích) trên Facebook.
Vào Facebook, anh cũng thấy có dịch vụ “thăng hạng trang”, anh thử nhưng lượt tăng like ít và chậm, trong khi lời rao trên mạng thì toàn tăng cả triệu like trong thời gian ngắn. Vậy là anh đã tìm mua like “cấp tốc”.
“Có hai cách cho anh lựa chọn. Một là em cài “áp” (apps – ứng dụng) trò chơi, phong thủy, bói toán, chuyện cười… vào trang “phây” (Facebook) của anh. Bạn đọc tò mò bấm vào “áp” đó thì tự khắc sẽ bấm vào thích trang của anh. Nhưng cách này thì lượng like chỉ tăng từ từ. Còn nếu anh muốn nhanh, trong một đêm em sẽ tăng cho anh khoảng 50.000 like, trong vòng hơn nửa tháng anh sẽ có khoảng 1 triệu like. Tùy anh chọn”, M.Đ. – một bạn trẻ mà anh T.H. gặp theo điện thoại rao trên mạng – nói như vậy.
like2 ID3190 Câu view: View đây, like đây, ai mua không?Hỏi làm sao có thể tăng số like nhanh khủng khiếp như vậy, M.Đ. nói do tìm hiểu biết được thuật toán tăng like của Facebook và nói thêm: “Anh làm nhanh đi, vì dạo này Facebook biết có chuyện này nên thay đổi thuật toán liên tục. Anh không làm liền, họ thay đổi thuật toán thì em không làm được đâu”.
Anh T.H. suy nghĩ và đồng ý tăng 500.000 like trong vòng nửa tháng với “giá sỉ” là 150 đồng/like, rồi giao mật mã (password) và quyền admin (chủ trang) cho M.Đ..
Đêm đó mặc dù đã được M.Đ. dặn: “Anh cứ yên tâm ngủ đi, sáng mai ra sẽ thấy tăng 50.000 like đầu tiên, xong xuôi rồi anh chuyển tiền cho em”, nhưng anh T.H. không ngủ được vì tò mò muốn biết làm sao có thể làm được chuyện mà cả năm hì hục đưa link lên mạng anh cũng không có con số trong mơ đó được.
Anh mở Facebook của mình để theo dõi thì thấy số like trên trang của anh tăng vùn vụt như đồng hồ nước nhảy số. Đến sáng trang đã có thêm khoảng 50.000 like. Và cứ thế, sau mấy đêm nữa, trang đã có 500.000 like.
Anh hí hửng đi khoe với các nhà quảng cáo, lấy lý do là trang có nhiều tin bài hay nên trang Facebook tăng like. Một số nhà quảng cáo tỏ ra hài lòng, nhưng không ngờ có một nhà quảng cáo hỏi lại “Mua like chứ gì?” và chỉ ra bằng chứng cho anh thấy: số lượng like của trang thì cao nhưng số lượng like cho từng tin bài không tương xứng, đặc biệt là số bình luận (comment) quá ít.
Khắc phục sơ sót này, nhiều công ty quảng cáo “thầu” quảng cáo cho các trang mạng có lập Facebook tìm ra cách để tăng số “thích” tin bài và số comment nhiều tương xứng, và giá dịch vụ cho việc này khá cao chứ không ở mức rẻ 150 đồng cho mỗi like.
Thế nhưng dù cách nào, tăng từ từ hay tăng vùn vụt, tăng giá rẻ (150 đồng/like) hay giá cao tiền nào của ấy (400-500 đồng/like), tin bài đưa lên trang rồi chia sẻ link lên “phây” cũng là những tin bài giật gân, 4T mới hi vọng có được view cao. Một số trang mạng khi tìm đến nhờ dịch vụ tăng like bây giờ cũng chấp nhận tốn tiền hơn để có số like cao mà “thật” hơn, để từ đó hút thêm nhiều người từ Facebook vào trang mạng của mình, đẩy số view tăng cao.

like3 ID3190 Câu view: View đây, like đây, ai mua không?Hoạt động “chuyên nghiệp”

Trong cộng đồng mạng xã hội hình thành những nhóm vài chục người, mỗi người giữ vài chục tài khoản Facebook để đi câu like (thích), những website, công cụ trao đổi like hoạt động “chuyên nghiệp”. Đội ngũ tham gia bán like Facebook ngày càng đông và có thể thấy nhan nhản khắp trên mạng với các quảng cáo “đảm bảo 100% like thật và là like VN”.
Theo ông Nguyễn Khoa Hồng Thành – phó giám đốc Công ty Emerald Digital Marketing, đa số người bán like các mạng xã hội hiện nay là những cá nhân trẻ có kiến thức về công nghệ, việc bán like có thể mang về cho họ một nguồn thu nhập kha khá lại dễ dàng khiến ngày càng nhiều người tham gia hoạt động này. Về lâu dài, việc sử dụng like do mua bán sẽ mang lại những hiệu quả không tốt. “Có thể mô tả tình trạng này như việc trả tiền cho người khác hại mình vì chính các số liệu ảo đó sẽ làm nảy sinh nhận định sai lầm về sự yêu thích thương hiệu của người tiêu dùng. Việc “tự sướng” với các con số không phải đơn giản có thể lập luận là “số lớn thì cũng nhiều người tham gia”, mấu chốt của vấn đề là khi các chỉ số bị gian lận, không ai có thể biết được trong đó có 50% hay 99,99% là số ảo ngoài đơn vị được thuê thực hiện điều đó” – ông Thành nói.
Ông Nguyễn Ngọc Long, một blogger chuyên theo dõi mảng truyền thông xã hội, cho rằng việc mua like, mua lượng người theo dõi có thể tạo được hiệu ứng đám đông do tâm lý hùa theo mỗi khi lướt qua một nội dung nào có nhiều người đọc, like của người Việt. Theo ông Long, có thực tế đáng buồn là một bộ phận bạn trẻ lại thích các giá trị ảo hơn giá trị thật, vì những hiệu quả dễ thấy trước mắt theo kiểu “mì ăn liền” mà không chú ý đến hậu quả lâu dài. Chính những việc này đã dần dần gây ra tâm lý khó chịu cho người dùng Facebook nghiêm túc và làm mọi người nghi ngờ rằng trên mạng xã hội cái gì cũng ảo.
 Nguồn: Tuổi trẻ

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.