Latest Post

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc hay đang cố gắng quảng bá công ty của mình, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa Quảng cáo và PR.

Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau cho dù chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).



1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PR: Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết

Quảng cáo: Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PR: Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế

Quảng cáo: Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PR: Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PR: Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Phần 2

Khi nào thì cần đến Microsite?

Những microsite đầu tiên bắt đầu được ứng dụng để hỗ trợ công việc Marketing là vào năm 1999 với những tập đoàn nổi tiếng hàng đầu như Sony. Đã hơn 1 thập kỷ kể từ ngày có khái niệm Microsite, hình thức này vẫn còn phát huy nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ những người làm marketing thực hiện các ý tưởng táo bạo đối với nhóm công chúng mục tiêu tập trung chủ yếu trên Internet.

Phân biệt Corporate Site và Microsite

Trước tiên, nên phân biệt Microsite (hay còn được gọi là Minisite) với Corporate Site. Một doanh nghiệp thường có một website chính, gọi là Corporate Site, làm nhiệm vụ như một tài liệu marketing với những thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Cách đây vài năm tôi đã có một vài bài viết liên quan đến Corporate Site nói chung và Coporate Site ở Việt Nam nói riêng, các bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn và có định hướng đúng hơn khi xây dựng website doanh nghiệp.

Với một Corporate Site, nội dung thường ít thay đổi, thường là những nội dung xương sống để giúp khách hàng lần đầu cũng như khách hàng quen thuộc khi vào xem website có được cái nhìn cơ bản nhất về dịch vụ, sản phẩm, con người, lịch sử… của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào Digital Marketing thường có xu hướng thay đổi giao diện của Corporate Site theo đơn vị năm, hoặc thậm chí bất cứ khi nào có xu hướng mới được cập nhật về giao diện web trên thế giới. Phần lớn những lần thay đổi này đều tập trung vào giao diện (hình thức), và những cải tiến để nó đến gần với người dùng hơn, tiện lợi hơn. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi giao diện khi có sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm, hình thức dịch vụ mà một điểm nào đó cần phải được nhấn mạnh hoặc tháo bỏ. Thường các thay đổi này mang tính cấu trúc, còn nếu chỉ đơn thuần là thay đổi nội dung hiển thị thì với một website động, việc thay đổi hình ảnh, nội dung, hạng mục… chỉ tốn vài thao tác đơn giản.

Bên cạnh những phần thông tin “fix cứng” như đã nói ở trên, với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp năng động và doanh nghiệp quy mô lớn, thì việc chỉ sử dụng website vào việc giới thiệu doanh nghiệp, như một Contact form hay là một Portfolio, Credentials trên Internet không thể thoả mãn hết các nhu cầu trong việc làm tiếp thị của doanh nghiệp. Nhất là khi càng ngày môi trường Internet/Online càng trở nên thú vị và cho phép triển khai nhiều ý tưởng marketing sống động và đột phá dành cho người dùng hơn là chỉ dừng lại ở một website đơn giản. Khi đó Microsite ra đời.

Microsite thường là một site tách biệt so với Corporate Site, có thể được chạy trên sub-domain theo domain chính của Corporate Site, như http://aotm.piaggio.com.vn hoặc cũng có thể được chạy bằng một domain độc lập như http://trainghiemipay.vn. Việc dùng sub-domain có lợi ở chỗ các truy cập vào Microsite sẽ được tính cho domain chính, giúp thứ hạng của Corporate Site được tăng đáng kể và hỗ trợ tốt cho SEO của doanh nghiệp, các chỉ số mà campaign ngắn hạn đạt được không bị bỏ phí sau khi campaign kết thúc. Nhưng việc dùng domain độc lập cũng có cái lợi riêng. Nó giúp cho tên miền dễ nhớ, việc marketing cho chiến dịch thuận lợi hơn, user dễ tìm kiếm và phát hiện hơn trong quá trình tương tác với chiến dịch. Tất nhiên tên miền độc lập sẽ không hỗ trợ được cho site chính của doanh nghiệp cũng như việc làm SEO, nhất là khi phần lớn các Microsite thường bị “killed” hoàn toàn sau khi kết thúc chiến dịch.

Giao diện của Microsite cũng khác biệt. Nó không phải tuân thủ theo giao diện của Corporate Site, thậm chí hoàn toàn phá cách, phụ thuộc vào ý tưởng của chiến dịch. Đó là lý do vì sao Microsite thường đứng tách biệt, khó tích hợp trên cùng một giao diện Corporate Site. Hệ thống Navigation của Microsite cũng không nhất thiết phải tuân thủ theo Corporate Site, thông thường chỉ có một đường link ở Footer hoặc một vị trí khiêm tốn ở Menu liên kết tới Corporate Site. Nếu quá tham lam việc nhất định phải kéo user từ Microsite về Corporate Site thì cái lợi bất cập hại ở đây là người dùng phải trải qua một cú “shock” về trải nghiệm giao diện, khi 2 site có hệ thống Navigation và giao diện hoàn toàn khác biệt. Không nhiều user vui vẻ với việc nhảy giữa các Site cũng như không nhiều người biết quay trở lại giao diện trước để thực hiện tiếp thao tác dang dở trên Microsite như thế nào. Việc này gây ra nhiều bất tiện và khó chịu không đáng có so với việc tìm kiếm cơ hội tăng traffic cho Corporate Site. Vì suy cho cũng, nhiệm vụ của Microsite là phục vụ cho một chiến dịch, một mục tiêu marketing ngắn hạn cụ thể, chứ không phải là marketing cho Website chính.

Microsite có thể dùng vào những việc gì?

Câu hỏi đặt ra là: tại sao những người làm marketing không sử dụng luôn Corporate Site để thực hiện ý tưởng marketing của mình, vừa tận dụng được users sẵn có, tận dụng được thứ hạng của website và domain thống nhất, tránh được việc “thất lạc” người dùng, mà lại phải sử dụng tới Microsite?

Thông thường, một chiến dịch marketing có vòng đời khá ngắn, chỉ trong phạm vi vài tháng thậm chí vài tuần. Nếu triển khai một chiến dịch marketing trên chính Corporate Site thường yêu cầu một sự sắp xếp lại giao diện, thêm bớt các thành phần để có thể “sell” tốt nhất về chiến dịch để thu hút người dùng. Việc này thường khá mất thời gian và liên quan tới nhiều phòng ban khiến cho việc thay đổi không dễ dàng như mong đợi và tất nhiên không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian của chiến dịch. Nhất là đối với những Doanh nghiệp/Nhãn hàng/Tập đoàn lớn, có quá nhiều chiến dịch cùng chạy một lúc, việc chọn ra một chiến dịch nào đó để đưa lên Corporate Site hoặc tổ chức để tất cả các chiến dịch đều cùng chạy một lúc trên Corporate Site gần như là không thể. Các marketer, các giám đốc bán hàng không thể chờ đợi được điều này, trong khi Microsite có thể đáp ứng tốt về thời gian. Hơn nữa, sẽ ra sao nếu chấp nhận thay đổi giao diện của Corporate Site phục vụ một chiến dịch ngắn hạn vài tuần, vài tháng sau đó lại phải chỉnh sửa lại giao diện sau khi đã hết chiến dịch? Tuy nhiên không phải không có doanh nghiệp chấp nhận làm chuyện này. Nhưng đó là cả một câu chuyện về tiền bạc, công sức và đội ngũ. Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, có ngân sách lớn cho Digital hàng năm mới làm được như vậy. Chưa kể việc thay đổi Corporate Site ở một số doanh nghiệp lớn hoặc có dịch vụ đặc thù (như ngân hàng) cần phải có sự tham gia của phòng IT, và bộ phận này cũng như nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng được yêu cầu và tốc độ mà phòng marketing đưa ra.

Do Microsite chạy gần như hoàn toàn độc lập với Corporate Site nên không có hạn chế nào cho việc triển khai các ý tưởng marketing, từ giao diện cho đến nội dung (trừ hạn chế về mặt kỹ thuật sẽ nói ở phần sau). Đó có thể là một Microsite thông tin khuyến mại đơn thuần (Landing Pages), với các thông tin về sản phẩm, thông tin khuyến mại, quay số trúng thưởng, danh sách trúng giải…, chỉ mang tính tra cứu, tham khảo hỗ trợ cho một hoạt động Activation offline. Đó có thể là một Microsite chứa một hoặc nhiều game tương tác, có thể xây dựng như một flash game đơn giản cho tới một game giả tưởng phức tạp. Đó có thể là một Microsite dưới dạng một bài kiểm tra (test) hoặc một bản điều tra khảo sát (survey). Đó có thể là một Microsite cho phép các thành viên chủ động đăng tải nội dung (user generated content) theo một thể lệ cho trước vào một form có sẵn để làm nên nội dung sinh động cho site. Đó có thể là một Microsite mà ngay sau khi ghé thăm user sẽ được thưởng thức một màn trình diễn 3D, animation choáng ngợp mà không cần phải thực hiện bất kỳ thao tác nào, chỉ kinh ngạc theo dõi đi từ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đó có thể là một Microsite với những nhân vật hoạt hình hoặc người thật đã được lập trình để đưa ra các yêu cầu, chỉ dẫn bằng giọng nói, hình ảnh để hướng dẫn người dùng thực hiện các tương tác với nhân vật để lần lượt trải nghiệm những điều thú vị trong game, cũng chính là những trải nghiệm về thương hiệu hoặc tham gia cùng kể câu chuyện thương hiệu với nhân vật. Đó có thể là một Microsite mà toàn bộ là full screen video và người dùng phải tương tác với video đó để tiếp tục theo dõi… Nói chung, không có giới hạn nào cho trí tưởng tượng của các maketer thì cũng không có giới hạn nào cho những nội dung trên Microsite, miễn là nó phục vụ tốt cho mục tiêu của chiến dịch Marketing.


Vì sao Marketer  lại thích Microsite hơn Facebook Page?

Để triển khai một Campaign ngắn hạn, có vẻ như các Marketer thích sử dụng Microsite hơn là FB Page. Ngoài lý do đã nêu ở Phần 1, thì một lý do lớn khiến các Marketer chuộng phương tiện này hơn ở mấy yếu tố: (1) Khả năng làm chủ giao diện, không hạn chế sáng tạo; (2) Làm chủ dữ liệu người dùng; (3) Khả năng kiểm soát các thống kê theo mong muốn. Nếu triển khai một chiến dịch trên FB Page, những người làm marketing phải phụ thuộc nhiều vào các thuật toán cũng như chịu sự áp đặt của FB, chưa kể FB không ngừng thay đổi và cập nhật các cách tính insight khác nhau khiến không ít Marketer hoang mang. Dữ liệu người dùng cũng hoàn toàn do FB kiểm soát. Trong trường hợp có bất kỳ sự cố, vi phạm nào hoặc bị đối thủ chơi xấu, nguy cơ Page bị dừng tạm thời hoặc mất vĩnh viễn rất cao, nhất là đối tác cung cấp dịch vụ quản lý Page làm ăn thiếu uy tín, sử dụng các Tips, Tricks mà FB không cho phép.

Trong khi đó, với Microsite, các Marketer có thể kiểm soát một cách chủ động dữ liệu người dùng, chủ động yêu cầu đối tác cung cấp dịch vụ đưa ra các tính năng, thông số thống kê gần với mong muốn của mình nhất, chủ động tích hợp với các công cụ thống kê uy tín hoặc Google Analytic để có được báo cáo đáng tin cậy.

Do không bị hạn chế về khuôn khổ thiết kế nên Microsite lý tưởng hơn so với FB Page trong việc xây dựng lên một nội dung hấp dẫn dưới dạng ảnh, video, phim, game để kể câu chuyện thương hiệu một cách sống động, có sức lay động và lan truyền cảm hứng. Hình ảnh thương hiệu vì thế cũng có thể xuất hiện nổi bật hoặc lôi cuốn hơn.

Khi nào Microsite không phải là một lựa chọn khôn ngoan?

Đó là khi bạn không có ý tưởng nổi bật (trừ những microsite phục vụ mục đích tra cứu, hỗ trợ các hoạt động offline). Một Microsite đơn điệu, nội dung nghèo nàn, nhàm chán, giao diện xấu sẽ là một sự lãng phí lớn. Bạn có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền để lôi kéo user tới Microsite nhưng bạn lại không thể giữ chân họ được lâu, tỷ lệ rời bỏ trang (Bounce Rate) ngay sau lần truy cập đầu tiên sẽ rất cao cũng như thời gian lưu lại trên trang (Time On Site) ngược lại lại rất thấp. Như vậy bạn không khiến user tương tác với nội dung của chiến dịch cũng như không thể khiến họ tạo ra Conversion – đi tới cái đích bạn muốn.

Đó là khi ngân sách của bạn hạn hẹp (trừ khi bạn chỉ muốn làm một Landing Page mang tính thông báo đơn giản). Phần lớn các Microsite với các ý tưởng marketing sáng tạo, cần sự hỗ trợ của Multi-Media và những tương tác sâu đều khá đắt đỏ. Đôi khi chi phí cho một Microsite còn lớn hơn nhiều so với chi phí dành cho Corporate Site. Vì Corporate Site cấu trúc và nội dung thông tin khá đơn giản, trong khi Microsite được làm nên từ những ý tưởng phức tạp với những hiệu ứng phức tạp. Những Microsite có chi phí vài chục ngàn đô tại Việt Nam không phải là hiếm. Bên cạnh ngân sách xây dựng Microsite, bạn còn phải có ngân sách cho việc marketing cho Microsite để lôi kéo người dùng, đó chính là việc làm seeding, PR, Ad words, Display Ads… Tức là bạn chỉ nên nghĩ tới việc xây dựng Microsite khi bạn có một chiến dịch tương đối tổng thể, nguồn lực không quá hạn chế và có kế hoạch marketing khôn ngoan. Bạn phải có cơ chế cho nội dung của Microsite có khả năng tự viral, ví dụ như yêu cầu user invite thêm bạn bè để tăng điểm, tăng level trong game mà họ đang chơi để lôi kéo thêm người dùng mà không mất các chi phí marketing và quảng cáo.

Hiện nay số lượng người dùng smart phone và các thiết bị di động ngày càng tăng. Con số thống kê những người truy cập web từ các thiết bị này cũng đang phát triển nhanh chóng. Do đó bạn phải cân nhắc việc sử dụng Microsite như thế nào cho hợp lý, sử dụng công nghệ, ngôn ngữ nào. Các ý tưởng game phức tạp, hình ảnh đẹp mắt, sinh động lâu nay vẫn được thể hiện bằng Flash, nhưng với một số thiết bị như iPhone, iPad thì việc chạy một web flash là không thể, trong khi HTLM5 chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu thiết kế như Flash cũng như đội ngũ có thể làm việc với HTML5 để sáng tạo ra những website có hiệu ứng phức tạp ở Việt Nam còn khá mỏng, và một lần nữa, chi phí lại là vấn đề hàng đầu khi bạn đứng trước lựa chọn này.

Có nên duy trì Microsite sau khi kết thúc chiến dịch không?

Đã có khá nhiều tranh cãi quanh vấn đề này. Nhiều người cho rằng việc lôi kéo được rất nhiều user tham gia vào Campaign, tạo ra được lượng traffic khổng lồ, sau đó đóng cửa Microsite là một việc làm lãng phí. Ban đầu nghe có vẻ thuyết phục, nhưng thực tế chi phí để duy trì Microsite với mong muốn giữ user và traffic không giảm thì vô cùng lớn, mà gần như không doanh nghiệp nào chịu nổi hoặc chịu chi trả. Cần phải xem vai trò ban đầu của Microsite là gì. Thực chất nó sinh ra chỉ để phục vụ một Campaign ngắn hạn, nếu nó đã làm tốt vai trò của mình và đạt được những mục tiêu cần thiết của Campaign thì việc duy trì nó sau đó là tốn kém không cần thiết. Điều gì cũng có tính hai mặt, nhưng việc tiếc nuối user và traffic của Microsite nêu ra ở đây có vẻ không phù hợp lắm, nếu thực sự cân nhắc về cái được và cái mất.

Doanh nghiệp không cần phải xoá bỏ Microsite hoàn toàn, chỉ cần duy trì chi phí domain và hosting (chi phí này không đáng kể) cho Microsite để làm như một Case tham khảo cũng không phải là một lựa chọn tồi. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thích phương án này.

Tóm lại, để biết được Campaign ngắn hạn của bạn nên dùng FB hay Microsite, bạn cần phải đi từ mục tiêu marketing của mình cũng như khảo sát lại trực trạng và nguồn lực marketing của doanh nghiệp. Không nên chạy theo mốt hoặc thích sử dụng những thứ hoành tráng nhưng lại không thực sự cần thiết. Hai lựa chọn này hoàn toàn có thể bổ sung, hỗ trợ, làm tốt hơn lên cho nhau chứ không có tính triệt tiêu nhau. Bạn hoàn toàn có thể chạy một giai đoạn teaser trên FB Page để lôi kéo user vào Microsite hoặc ngược lại. Hoặc cùng lúc bạn có thể khiến user tương tác đồng thời cả trên FB Page và Microsite để hoàn thành một hành động game nào đó. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ mỗi một công cụ có thể làm được gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của từng công cụ trong việc thoả mãn mục tiêu marketing của mình.

Xem phần 1

Theo Đỗ Hoa
Blog Time Universal

Phần 1

Đây chính là câu hỏi mà nghe xong thì tôi bật cười. Vì mấy lý do: (1) Câu hỏi này tôi được nghe quá nhiều, quá thường xuyên. (2) Câu hỏi này cho thấy phần lớn mọi người khi bắt đầu tư duy bài toán Marketing thì thường nghĩ đến công cụ đầu tiên và để công cụ trở thành yếu tố điều khiển kế hoạch của mình. (3) Không mấy người bắt đầu một dự án bằng tư duy chiến lược.

Luôn xuất phát từ mục tiêu

Điều đầu tiên khi bắt tay vào việc lập kế hoạch marketing bạn không thể làm gì khác ngoài việc xác định mục tiêu của dự án. Nếu không bắt đầu từ mục tiêu, dự án của bạn chắc chắn chẳng đi đến đâu, mọi thứ bạn vẽ vời ra sau đó chả khác gì múa tay trong bị và tất nhiên tiền của, công sức cũng đổ sông đổ bể.

Trong thời gian 3 tháng, bạn định chạy một chiến dịch marketing nhằm giải quyết những vấn đề gì? Bạn ra mắt sản phẩm mới? Hay tái định vị sản phẩm cũ? Hay củng cố thêm về sản phẩm cũ? Hay đơn thuần là một chương trình khuyến mại? Bạn làm một chương trình trách nhiệm xã hội hay là hỗ trợ bán hàng? Từ mục tiêu chung này bạn phải xác định chi tiết hơn những mục tiêu cụ thể. Ví dụ bạn muốn chương trình này chỉ tác động tới nhóm khách hàng mục tiêu của bạn ở thành phố lớn hay chỉ khách hàng ở miền Nam? Hoặc cũng là khách hàng ở thành phố nhưng bạn chỉ muốn tác động vào một nhóm nhỏ là những người trẻ, những người luôn thuộc nhóm “trend setter” (những người tạo ra xu hướng) hay là nhóm “trend follower” (chạy theo xu hướng)? Nhóm này có thu nhập ở mức A hay B hay C? Bạn mong muốn chương trình marketing của bạn sẽ tác động gì lên họ và thu nhận được phản ứng (action) gì từ phía họ sau khi họ tiếp xúc với chương trình của bạn…?

Phân tích chiến lược

Sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần phải thực hiện thao tác phân tích để xác định chiến lược, trong đó gồm việc phân tích Insight về nhóm khách hàng bạn định tác động trong tương quan với mục tiêu vừa được thiết lập. Phân tích Insight càng thấu đáo thì chiến lược hiện ra sẽ càng rõ. Đối tượng mục tiêu của bạn có sống ở thành phố không? Họ ở độ tuổi nào? Họ có dùng Internet như một phương tiện giao tiếp, giải trí chính không? So với thời gian họ dành cho báo in, tivi, radio như thế nào? Ngay cả khi họ dùng Internet là phương tiện giao tiếp chính thì liệu họ dùng Email là chính, hay họ chỉ đọc báo mạng, hay chỉ mua sắm hay chỉ vào mạng xã hội để kết bạn và nghe ngóng? Nếu bạn mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định nhóm đối tượng mục tiêu của bạn dùng Internet là phương tiện chính, như vậy vẫn chưa đủ, mà cần phải đi sâu hơn nữa thì mới xác định đúng “touch point” nằm ở đâu. Nếu không bạn có thể sa lầy vào việc quảng cáo banner vô tội vạ, mà chắc chắn là rất tốn kém, hoặc duy trì một fan page tốn rất nhiều nguồn lực (thời gian, phí duy trì) mà không đi đến đâu.

Sau khi biết chắc “nơi chốn” mà bạn có thể “tóm” được nhóm đối tượng mục tiêu của mình, bạn cần phải có một ý tưởng sáng tạo để quyết định xem bạn sẽ làm gì để gây được sự chú ý của nhóm đối tượng này trên không gian mà họ đang tụ tập nhảy múa. Phần lớn các chiến dịch marketing đều cần một ý tưởng sáng tạo, đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt theo từng giờ như hiện nay, và đây cũng chính là chỗ thể hiện tư duy chiến lược của bạn. Còn nếu bạn chỉ muốn copy một ý tưởng của đối thủ, có thể bạn cũng gây được ít nhiều chú ý, nhưng đó không phải là cách hay và hiệu quả nếu bạn thực sự tâm huyết với việc làm marketing của mình. Ý tưởng bạn đưa ra sẽ là cái quyết định bạn chọn công cụ nào và làm gì trên đó, chứ không phải là con đường ngược lại là chọn công cụ rồi mới đưa ra ý tưởng làm gì.

Ba tháng có nên làm Facebook Page?

Cứ cho là đối tượng mục tiêu của bạn ở trong độ tuổi 16 – 34 (độ tuổi chiếm phần lớn Facebook user tại Việt Nam), sử dụng Facebook là một trong những kênh chính để giao tiếp, vậy thì có phải là không còn chần chờ gì nữa mà không chạy một campaign trên FB và đầu tư vào một Fan Page? Câu trả lời không phải luôn luôn là “Có!” Bạn cần phải cân nhắc đến yếu tố gì ở đây?

Thứ nhất, ý tưởng mà bạn vừa đưa ra có phù hợp để triển khai trên Facebook Page không. Ví dụ đó là một game tương tác thì liệu sử dụng Landing Tab và tài khoản user trên FB có hỗ trợ tốt cho Game này hay không? Các hiệu ứng của Game có quá phức tạp cho một Landing Tab hay không? Bạn cần 1 microsite để giải quyết tính phức tạp, đang dạng, đẹp mắt của game rồi sau đó seeding trên FB?

Thứ hai, quay lại mục tiêu của bạn, chiến dịch của bạn là làm cộng đồng, tạo hiệu ứng cộng đồng hay là một chiến dịch hỗ trợ bán hàng. Bạn xác định thông điệp, hình ảnh của bạn được nhận diện trong cộng đồng là đích đến cuối cùng hay doanh số tăng sau chiến dịch mới là điều bạn quan tâm? Nếu bạn định bán hàng mà trước đó bạn chưa hề có FB Page, chưa từng có lịch sử giao dịch, thì kết quả dễ dự đoán là trong 3 tháng bạn chưa làm được gì nhiều.

Thứ ba, trước đó bạn đã có Facebook Page chưa hay bây giờ mới bắt đầu? Nếu bạn đã có Facebook Page rồi thì Insight của Page như thế nào? Bạn đã hoạt động hiệu quả chưa? User phản ứng như thế nào đối với các nội dung, hoạt động của bạn trước đó. Bạn tự quản lý Page của mình hay đang thuê một bên thứ ba thực hiện? Trong một hội thảo về Social Media Marketing tổ chức tại TP HCM năm 2010, tôi có tham gia thuyết trình và đưa ra quan điểm là một doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chạy đà ít nhất là 6 tháng để xây dựng cộng đồng (Social Media Profile) của mình trước khi bắt tay vào tự thực hiện bất kỳ một chiến dịch Social Media nào. Ý kiến này của tôi nhận được nhiều phản ứng khác nhau và một số cái cười khẩy. Nguyên nhân là ở chỗ nhiều Agency hoặc các nhóm Freelancer sẵn sàng chạy cho bạn một campaign hoặc tạo cho bạn một FB Page chỉ trong vòng 1 tháng (4 tuần) với con số tương tác cam kết kinh khủng, vài chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn fans. Khỏi phải nói năm 2010 là thời điểm bắt đầu và sắp đỉnh cao của kiểu mua bán fan ảo, cho nên việc tôi nói cần có 6 tháng để xây dựng cộng đồng chắc chắn khiến nhiều người bĩu môi: Sao phải nhọc công như vậy? Sao phải mất nhiều thời gian như vậy? So với con số hơn 13 triệu người dùng hiện nay thì vào thời điểm 2010, người dùng FB ở VN mới đạt con số hơn 2 triệu, các hình thức marketing trên FB cũng thay đổi đáng kể từ thời điểm đó so với hiện nay, cho nên con số 6 tháng hay 3 tháng hiện không còn phù hợp, tuy nhiên, để thực hiện một chiến dịch cộng đồng, điều đầu tiên cần làm chắc chắn là xây dựng cộng đồng, và chẳng có cộng đồng nào được xây dựng chỉ qua 1 đêm, trừ khi bạn sở hữu một nội dung có thể làm nên cú shock hoặc scandal lớn hoặc bạn nắm một Celebrity cỡ bự hoặc bạn là một thương hiệu được yêu thích/mơ ước và nhóm Advocacy (ủng hộ) của bạn tiềm tàng sẵn có và đông đảo trong cộng đồng. Đặc biệt nếu bạn không sử dụng dịch vụ FB marketing của bên thứ ba mà tự làm, thì chắc chắn bạn cần thời gian này hơn ai hết.

Nếu bạn có 3 tháng (12 tuần) thì thời gian xây dựng cộng đồng, nếu bạn bắt đầu từ con số không, cũng phải mất quá nửa và cần phải có một chiến lược nội dung thực sự sắc sảo. Bạn cần phải xây dựng một cơ chế viral ví dụ như việc tạo benefit (lợi ích) cho người dùng thông qua việc tự nguyện phát tán nội dung của bạn. Đây là một chiến thuật không dễ, đặc biệt với nhóm người dùng càng lớn tuổi. Nếu bạn xác định sau thời gian 3 tháng, bạn vẫn tiếp tục duy trì cộng đồng này và nó là cộng đồng xây dựng 1 lần dùng mãi mãi, thì bạn thật sự nên đầu tư vào Fan Page. Còn nếu bạn biết trước bạn không có ngân sách để tiếp tục duy trì Fan Page sau 3 tháng và bạn cũng chưa biết sẽ làm gì tiếp tục sau đó thì bạn nên xem lại. Vì việc xây dựng cộng đồng khó bao nhiêu thì việc duy trì nó còn khó gấp bội. Facebook là một nền tảng miễn phí nhưng việc xây dựng và duy trì cộng đồng thì không hề miễn phí. Bạn mất nhân sự inhouse hoặc phải trả tiền cho bên thứ 3 để làm việc đó.

Đối với các doanh nghiệp lớn, phổ biến tồn tại 3 loại FB Page, một loại dành cho Corporate, là Page chung cho toàn bộ doanh nghiệp/tập đoàn, một loại dành cho các sản phẩm riêng lẻ và một loại dành cho các chiến dịch ngắn hạn hoặc các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, việc phân chia nhỏ ra như thế này gặp khá nhiều bất lợi, cộng đồng bị phân tán, công sức bỏ ra để duy trì cùng lúc nhiều Page với nhiều nội dung khác nhau rất nhiều, không tận dụng được nguồn lực của nhau, chưa kể các campaign ngắn hạn sau khi xây dựng được cộng đồng rồi sẽ rơi vào tình trạng bị bỏ rơi, rất lãng phí. Trong trường hợp này nên sử dụng chiến thuật Facebook Seeding trên nhiều Page cộng đồng có tương tác tốt và đúng đối tượng sẽ tốt hơn nhiều so với việc sở hữu riêng một Page rồi bỏ rơi cộng đồng nhanh chóng sau đó.

Một điểm quan trọng nhưng phần lớn các FB Page của doanh nghiệp ở VN chưa làm đúng, đó là chiến lược nội dung. Con đường mà các Page ở VN hay đi là dùng những nội dung câu khách, thậm chí rẻ tiền để lôi kéo fan sau đó mới bắt đầu đưa dần nội dung thương hiệu, nội dung marketing vào. Nếu chỉ nhìn vào kết quả thống kê tương tác thì rất dễ hài lòng đối với những Post có hàng ngàn người Like, hàng trăm Share và Comment. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào Insight về User của Page và insight đối với từng loại nội dung, sẽ thấy cách làm này thật sự không mang lại hiệu quả. Các Post vui chơi giải trí đơn thuần sẽ luôn có tương tác cao trong khi các Post gắn với thương hiệu số tương tác lại rất khiêm tốn. Điều này cũng phản ánh nội dung sử dụng làm mồi đã “tuyển” sai đối tượng mục tiêu vào Page, và một khi đã “nhử” họ bằng một thứ mồi họ thích ăn thì khi đưa ra một thứ mồi lệch pha sẽ gây phản ứng, nhẹ nhàng là nội dung đó bị bỏ qua, nặng nề là unlike Page.

Hãy xem các thương hiệu đang thành công với FB Page làm gì đối với nội dung của mình. Các Brand Page hàng đầu thế giới như RedBull, CocaCola, Converse, Starbucks… đều tập trung vào việc xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu (Brand Stories) thông qua các hình ảnh, câu chuyện liên quan đến sản phẩm, các Campaign tương tác và gắn kết cộng đồng. Bạn sẽ không thấy họ nói về những chuyện trời mây, sông nước, chuyện đánh ghen, chuyện tống tiền, các tin hot trên báo chí, các nội dung tình yêu giới tính… như các Page ở VN đang làm, nếu có thì rất ít mà thường nhằm mục đích góp lên một tiếng nói của doanh nghiệp ủng hộ một chương trình xã hội, toàn cầu nào đó đang diễn ra cần nhận thức tốt hơn của cộng đồng. Ở VN các Page trong ngành công nghệ, cụ thể là các sản phẩm di động như Samsung, Nokia, Sony… đang làm tốt hơn cả trong việc kể câu chuyện thương hiệu và xây dựng nội dung tương tác gắn kết được cộng đồng.

Rất nhiều Freelancer hay Agency sẽ offer doanh nghiệp của bạn xây dựng một Fan Page trong vòng 4 tuần với con số từ 10,000 đến 100,000 fans, và cũng cam kết tăng fan bằng nội dung, không dùng các Apps hoặc tricks tăng ảo, tuy vậy nếu như những nội dung được làm theo cách nói ở trên thì đoạn cuối sẽ khó đạt được hiệu quả như bạn mong muốn. Hay xem một Brand “khó nuốt” như Chevron, một tập đoàn về năng lượng hàng đầu thế giới, đã thành công trong việc làm nội dung Fan Page như thế nào. Tất nhiên họ không dùng những scandal của Miley Cyrus hay share các bài hát hit của Pit Bull hay việc phẫu thuật vú của Angelina Jolie…, họ kể những câu chuyện của mình một cách thuyết phục, lay động và giản dị. Hãy xem Post dưới đây, đăng ngày 5/9/2013:


Tóm lại, nếu cộng đồng của bạn đã sẵn sàng (đã có sẵn FB Page, tương tác tốt), hoặc nếu bạn bắt đầu từ con số không nhưng bạn sở hữu nội dung, nhân vật, thương hiệu có thể trở thành top hit ngay trong 1 tuần (trend) cộng với việc bạn có một mục tiêu rõ ràng, ý tưởng rõ ràng cho việc sử dụng FB Page phục vụ cho chiến dịch Marketing ngắn hạn thì bạn hoàn toàn có thể vui vẻ tạo một chiến dịch từ 6 tuần, 8 tuần đến 12 tuần trên FB Page. Còn nếu đây là lần đầu tiên thương hiệu của bạn đặt chân đến khu vực này, thì bạn phải thật sự cân nhắc mục tiêu dài hạn. Liệu sau 3 tháng bạn có tiếp tục gắn bó với Page này không? Nếu câu trả lời là có thì hãy xem 12 tuần khởi động này là một cú tạo đà tích cực, bạn mất một nửa thời gian để xây dựng cộng đồng ở mức độ vừa phải, và phần còn lại của chiến dịch bạn sẽ tung ra những cú hích để thúc đẩy cộng đồng, tận dụng những lợi thế và hiệu ứng của Facebook để đạt được mục tiêu cuối cùng của chiến dịch, từ đó tạo đà cho các hoạt động trong tương lai. Điều nên tránh nhất là xây dựng rồi bỏ rơi cộng đồng, vừa lãng phí nguồn lực của bạn vừa khó lấy lại thiện cảm nếu bạn muốn một lúc nào khác lại quay lại cộng đồng này. Thông thường trong vòng 1 – 2 tháng không tương tác thì cho dù cộng đồng của bạn trước đó tích cực như thế nào, nó cũng sẽ gần như đã chết khi bạn quay trở lại, công sức để warm up nó cũng tốn kém không khác gì so với việc xây dựng lại một cộng đồng mới từ ban đầu. Bạn không buộc phải sở hữu 1 FB Page mới có thể chạy được một campaign trên FB. Việc sử dụng các Page cộng đồng, tổ chức các campaign trên các Page cộng đồng, nơi người dùng của bạn đang tập trung chủ yếu, hoặc đơn giản là seeding trên các cộng đồng này hoặc sử dụng các Influencer để lôi kéo người dùng về Website, Microsite hay bất kỳ địa chỉ nào bạn cần hướng tới sẽ vẫn luôn có hiệu quả.

Sử dụng mạng xã hội cần phải có nghệ thuật vì đó cũng là cách xây dựng được hình ảnh cá nhân ấn tượng



>>> Những sai lầm thường gặp với social media và cách khắc phục
>>> Facebook thay đổi thuật toán EdgeRank và giới thiệu NFO

Mạng ảo thôi mà (!?)

Mới đây, một thành viên Facebook người Nhật đã cho rằng: “Những cô gái Việt Nam khi lên mạng xã hội toàn chia sẻ về đồ ăn, quần áo và những cuộc mua sắm chứ không hề có những quan điểm về xã hội”.

Câu chuyện này gây “bão” cộng đồng mạng với nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng không ít người đã thừa nhận, phản ánh này hoàn toàn đúng với thực tế của đa số thành viên cộng đồng thế giới ảo. Nếu như biết cách xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội thì đã không phải nhận lời nhận xét trên.


Ấn like có chọn lọc. Bình luận có duyên, có văn hóa. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ

Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt và thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, thầy giáo có trên 561.000 người yêu thích trên Facebook, cũng thẳng thắn: không phải bạn trẻ nào cũng biết đến kỹ năng này.

Một khảo sát thú vị dành cho học sinh, sinh viên - những người chiếm số đông trong thành viên của các trang mạng xã hội hiện nay như: Google Plus, Tamtay.vn, Twitter, YuMe, Zing Me và đặc biệt là Facebook. Hầu hết họ đều không biết kỹ năng xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội là gì.

Thậm chí có bạn trẻ nói tỉnh bơ: “Mạng ảo thôi mà, xài sao thì tùy thích mỗi người” như chia sẻ của Quốc Hưng, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM.

Hay Quỳnh Thanh, học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM cũng bảo: “Sử dụng mạng xã hội sao đòi hỏi kỹ năng phức tạp”… 

Là kỹ năng quan trọng

Nhưng thực tế, theo ông Hiếu, kỹ năng này rất quan trọng. “Khi tuyển dụng các công ty thường dựa vào phẩm chất đạo đức của người xin việc trên mạng xã hội; là kênh tham khảo khi xét chọn học bổng. Mọi người thường đánh giá người khác qua trang cá nhân. Nghĩa là mạng xã hội tác động đến hình ảnh mỗi người, nếu biết cách xây dựng hình ảnh có thể tự tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân”, ông Hiếu nói.

Để xây dựng và thể hiện hình ảnh bản thân ấn tượng, nổi bật đối với hàng triệu người trên mạng xã hội không khó.

Một vài “bí kíp” có thể khiến hình ảnh bạn đẹp và ấn tượng hơn trong mắt mọi người như không nên để trang cá nhân ảm đạm bằng những trạng thái u sầu mà biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc chứ đừng quá vô tư thể hiện cảm xúc tiêu cực nhất thời.

Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An hiến kế với giới trẻ đã và đang tham gia các mạng xã hội, hãy loại bỏ những “điểm trừ” thường mắc phải như: Tham gia những hội hoặc nhóm có nội dung không lành mạnh; Viết tắt quá nhiều, viết sai chính tả, viết không dấu chứng tỏ là người không cẩn thận, hời hợt và không nghiêm túc; Nói xấu người khác hoặc văng tục một cách vô tư trên mạng xã hội thể hiện một nền tảng văn hóa yếu kém của cá nhân…
Đồng thời phát huy thêm những “điểm cộng”, đặc biệt là hình ảnh, thông tin về việc tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.

Không ít thành viên có thói quen đặt tên trang cá nhân cũng như để ảnh đại diện không liên quan đến bản thân. Ông An cho rằng đây là sai lầm. “Bởi để tên thật, ảnh “chính chủ” sẽ không chỉ khiến bạn bè dễ tìm kiếm hơn mà mọi người nhìn vào dễ thiện cảm hơn. Đây cũng chính là tiêu chí yêu cầu của đa số mạng xã hội khi đăng ký”, ông An nói.

Nếu như một phát ngôn, một hành động ở đời thật chỉ vài người nghe thấy, nhưng trên mạng xã hội có thể khiến hàng triệu người biết đến. Vậy nên thể hiện cảm xúc, bình luận hay yêu thích một điều gì đó cũng cần có nghệ thuật để hoàn thiện kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân.

Ấn like có chọn lọc. Bình luận có duyên, có văn hóa. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ…


Theo Thanh Niên

Luôn có rất nhiều thương hiệu lớn, nổi tiếng và giàu sức ảnh hưởng trên toàn cầu, song đây là 10 cái tên đã làm thay đổi cuộc chơi mãi mãi.

1. Amazon

Khi bỏ việc ở Wall Street năm 1994 và thành lập hãng bán lẻ trực tuyến mới, Jeff Bezos đã chọn cái tên Cadabra song lại khiến người ta nhầm lẫn nó với từ "Cadaver" (tử thi).
Sau đó, người đàn ông này đổi tên hãng thành Amazon, có chữ "A" đứng đầu - giúp hiển thị ưu tiên trên các kết quả tìm kiếm và chữ "z" để ngụ ý rằng hãng phục vụ mọi mặt hàng người ta cần. Ngày nay, tham vọng đó đã trở thành sự thật - dù là bạn cần một cuốn sách, chiếc máy cắt cỏ hay áo len cho chó cưng... tất cả đều có thể tìm thấy trên Amazon.
Theo đó, trang thương mại điện tử này nhận tới 35 đơn hàng mỗi giây, ở 14 quốc gia khác nhau và doanh thu tới 70 tỷ USD. Và chỉ một sự cố kéo dài 49 phút vào năm ngoái, nó cũng mất tới 6 triệu USD.

2. Facebook

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Mark Zuckerberg là một sinh viên học ngành tâm lý ở Havard chứ không phải chuyên về khoa học máy tính. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản đế chế trị giá 113 tỷ USD của anh chàng gây ra những thay đổi mạnh mẽ tới cuộc sống của 650 triệu người dùng thường xuyên, bao gồm cả việc sinh hoạt, mua sắm, hẹn hò và nhiều mặt xã hội khác.

Bên cạnh đó, Facebook cũng khai sinh ra loại hình tiếp thị mới cho các doanh nghiệp, khi mà có tới 48% người trưởng thành ở độ tuổi 18-34 check Facebook mỗi sáng và khoảng 1 triệu đường link được chia sẻ cứ mỗi 20 phút.

3. Gap

Không thể tìm thấy một chiếc quần jeans phù hợp, Don Fisher đã nảy ra ý tưởng kinh doanh cửa hàng quần áo của riêng mình và đặt tên là Gap vào cuối thập niên 60. Tuy nhiên, ông không thể ngờ những chiếc quần giá cả phải chăng và đậm chất quần chúng ấy đã biến số cửa hàng hiện nay của hãng lên tới 3.400. Theo ước tính, nếu nối liền số cửa sổ của chúng, khoảng cách sẽ lên tới 10 dặm. Gap được xem là điểm đến lý tưởng cho người dân ở 90 quốc gia khác nhau nếu họ muốn tìm thấy thứ gì đó tử tế để mặc dù túi tiền không nhiều.

4. HBO
Vào một ngày mùa đông ảm đạm năm 1972, một kênh truyền hình có tên Home Box Office (HBO) chính thức ra mắt. Tuy nhiên, thời gian đầu, nó không thu hút được nhiều sự chú ý. Mọi thứ chỉ trở nên khả quan hơn vào năm 1975, khi trận đấu nảy lửa giữa võ sĩ Ali và Frazier được lên sóng, khiến rất nhiều khán giả bỗng muốn có HBO trên danh sách các kênh truyền hình của mình.

Kể từ đó, với những tên tuổi đầy sức hút như series Sex and the City, The Sopranos hay như hiện tại là Boardwalk Empire và Game of Thrones... HBO trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả truyền hình. Thậm chí, câu khẳng định "Đó không phải là truyền hình, đó là HBO" cũng không hề quá đáng, nhất là với 114 triệu thuê bao của HBO trên toàn cầu.

5. McDonald's

Với khoảng 34.000 cửa hàng trên toàn thế giới, không có gì phải nghi ngờ về mức độ ảnh hưởng mà McDonald's tạo nên. Ngay cả khi bạn chưa từng ăn ở cửa hàng của hãng, bạn vẫn bị tác động một cách gián tiếp: Đó là khi các thực đơn được tiêu chuẩn hóa, phong cách tự phục vụ, nhượng quyền thương mại, văn hóa doanh nghiệp... đều trở nên phổ biến cùng với sự mở rộng quy mô của McDonald's.

Ngày nay, với khoảng 1,8 triệu lao động ở 119 quốc gia khác nhau, McDonad's đã trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu đúng nghĩa mà tạp chí The Economist thậm chí dùng cả chiếc Big Mac để định giá của các đồng ngoại tệ so với USD.

6. Starbucks

Khởi đầu với một cửa hàng nhỏ ở Seattle (Mỹ) năm 1971, ngày nay Starbucks đã có doanh thu tới 13,3 tỷ USD thông qua 11.000 cơ sở tại xứ cờ hoa và 17.500 cửa hàng khác tại 61 quốc gia khác nhau. Có thể nói, Starbucks đã định nghĩa lại cà phê khi rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra tới vài USD cho mỗi tách họ uống.

Những con số thống kê còn ấn tượng hơn thế khi trung bình, mỗi khách hàng ghé vào cửa hàng của Starbucks 6 lần mỗi tháng, với 20% những khách hàng thường xuyên nhất con số lên tới 16 lần - nghĩa là đó gần như trở thành thức uống mỗi ngày của họ. Bên cạnh đó, Starbucks cũng rất được lòng nhân viên khi bỏ ra tới 300 triệu USD mỗi năm để áp dụng các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

7. iPhone

Khoảnh khắc CEO huyền thoại Steve Jobs gọi điện đặt hàng 4.000 tách cà phê của Starbucks trên sân khấu ở San Francisco năm 2007 sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí những người yêu công nghệ. Bởi đó là ngày phiên bản iPhone đầu tiên ra mắt - sản phẩm được tạp chí Time khẳng định như: "Chiếc điện thoại đã thay đổi những chiếc điện thoại mãi mãi". Kể từ đó đến nay,

iPhone vẫn luôn là chú dế được nhắc đến nhiều nhất và cũng ghi nhận doanh số bán hàng không thể ấn tượng hơn với 380 triệu sản phẩm. Những kỷ lục bán hàng cứ liên tục bị phá vỡ qua mỗi năm, và người ta hình thành thói quen trông ngóng những tính năng mới sẽ xuất hiện trên các phiên bản được Apple ra mắt. Còn các đối thủ như Samsung hay Microsoft, sẽ còn rất nhiều việc họ phải làm để vượt qua được model táo khuyết này.

8. Visa

Năm 1958, Bank of America tung ra chiếc thẻ tín dụng đầu tiên BankAmericard với hạn mức 300 USD và làm từ giấy. Khách hàng ngay lập tức yêu thích nó và đến năm 1974, chiếc thẻ mở rộng phạm vi thanh toán ra toàn cầu. Lúc này, nó cần một cái tên mới "đại chúng" và "quốc tế" hơn, và thế là Visa ra đời.

Theo ước tính, ngày nay có khoảng 278 triệu thẻ Visa tại Mỹ, 522 triệu thẻ ở các nước khác và hệ thống của nó xử lý khoảng 30.000 thanh toán mỗi giây với số tiền 6,7 ngàn tỷ USD mỗi năm. Chắc chắn, ngày mới bắt đầu, ngay cả Bank of America cũng không thể nghĩ đến việc họ đã khiến cả thế giới mua sắm thông qua những chiếc thẻ nhựa.

9. Viagra

Khi còn trẻ, bạn có thể cười khi nghĩ đến điều này song có tới 18 triệu đàn ông mắc phải chứng rối loạn cương dương khi quá 20 tuổi - tức là khoảng 1 trong mỗi 10 người. Trước năm 1998, không có nhiều biện pháp khắc phục triệu chứng này, song mọi thứ đã thay đổi khi Viagra được tìm thấy. Đó là một trong những thử nghiệm thất bại của ông trùm dược phẩm Pfizer trong việc điều trị tăng huyết áp song lại là tiếng nhạc từ thiên đường với những quý ông bị bất lực.

Kết quả là Viagra trở thành một trong những loại thuốc thành công nhất lịch sử Pfizer với hơn 40 triệu đơn thuốc và khoảng 2 tỷ USD đem về mỗi năm. Nó cũng trở thành loại thuốc bị làm giả nhiều nhất và được săn đón ở bất cứ đâu, từ các nước thuộc thế giới thứ ba đến những quốc gia phát triển nhất.

10. Walmart


Câu chuyện lịch sử của Walmart được rất nhiều người biết đến, đó là khi Sam Walton mở ra một của hàng giảm giá với khẩu hiệu đơn giản mà đầy thu hút: "Giá thấp nhất -bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu!" Kể từ năm 1962, quy mô của Walmart ngày càng được mở rộng với sức tăng trưởng khiến bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ, tính đến nay hãng đã có 4.135 cửa hàng ở Mỹ và 6.288 cơ sở khác tại nước ngoài.

Theo ước tính, có tới 245 triệu người ghé vào các cửa hàng của Walmart mỗi tuần, với doanh thu được công bố năm 2013 là 466 tỷ USD. Không có chuỗi bán lẻ nào trên thế giới lớn bằng Walmart và nhà văn Jarod Kintz từng hài hước phát biểu: "Giống như Alexander đại đế hay Caesar, ta sinh ra để chinh phục thế giới, nhưng trước tiên ta phải ghé qua Walmart để trang bị cái đã".

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Đó là Nokia Lumia 719C với kiểu dáng bo tròn lạ lẫm từng xuất hiện vào năm 2012.
Kể từ tháng 12.2011, hãng Nokia đã tung ra không ít hơn 20 smartphone Lumia chạy Windows Phone, gồm 505, 510, 520, 521, 610, 620, 625, 710, 720, 800, 810, 820, 822, 900, 920, 925, 928, 1020, 1320 và 1520. Ngoài ra, Nokia còn cung cấp vài Nokia Lumia bản địa hoá dành cho thị trường Trung Quốc với ít hoặc hầu như không thay đổi thiết kế bên ngoài.

Dù vậy, tài khoản @evleaks trên Twitter tiết lộ Nokia vẫn còn “ém” mẫu smartphone Lumia 719C.
nokia-lumia-719c-3
Nokia Lumia 719C xuất hiện vào đầu năm 2012.
Sự tồn tại của Lumia 719C lần đầu tiên biết đến đầu năm 2012, và hình ảnh rò rỉ về smartphone này xuất hiện vào tháng 3 năm đó. Chữ C chỉ ra rằng Lumia 719C có thể dành cho thị trường Trung Quốc, cụ thể là nhà mạng China Telecom. Còn con số 71x cho thấy nó dường như là biến thể của Lumia 710.
nokia-lumia-719c-2
Nokia Lumia 719c có thiết kế khác Lumia 710 đôi chút.
Tuy vậy không giống như các biến thể Lumia khác cho Trung Quốc như Lumia 610C và 920T,  Lumia 719C có kiểu dáng đặc trưng với các góc bo tròn hơn Lumia 710, vỏ bóng và sáng hơn. Sự khác biệt thẩm mỹ về cuối cùng là dãy phím vật lý dưới màn hình của 719C dài hơn Lumia 710.
Đến giờ chúng ta vẫn chưa biết lý do tại sao Lumia 719C không được Nokia giơi thiệu trên thị trường.
Theo Một thế giới

Để tạo nên một luồng dư luận theo ý muốn của mình, các seeder phải nhập vai nhiều người khác nhau vừa hỏi vừa trả lời, tranh luận. Nhiều seeder vẫn thường hài hước tự gọi mình là: người đa nhân cách.
Đôi nét về nghề seeding và các seeder
Seeding dịch đúng nghĩa từ tiếng Anh sang là ươm mầm, gieo mầm. Những người làm forum seeding, online seeding cũng được coi là người gieo mầm. Trên mảnh đất màu mỡ Internet, các seeder gieo mầm thông điệp lên các diễn đàn, các website, blog các mạng xã hội, tạo nên dư luận, lôi kéo nhiều người, từ đó truyền tải được thông điệp có lợi cho thương hiệu của họ.
Seeding đã trở thành một hình thức Marketing Online phổ biến và hiệu quả. Nếu như các nhân viên PR quảng cáo và đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của họ một cách trực tiếp thì các seeder đưa mọi người tiếp cận với nguồn thông tin một cách vô cùng tự nhiên và khéo léo. Nhiều khi chúng ta đang đón nhận thông tin từ các seeder mà không hề biết, cứ đinh ninh rằng mình đang chủ động tìm hiểu, tiếp cận và sàng lọc nguồn tin theo ý mình.
Seeding - Nghề "đa nhân cách" 1
Khá nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn seeding làm công việc part-time - (Ảnh minh họa)
Trên các diễn đàn việc làm, các thông tin tuyển dụng seeder được đăng tải kèm với mức lương từ 5 đến 8 triệu đồng. Ngoài ra, các công ty còn tuyển seeder làm bán thời gian với mức lương khoảng 700 – 1,5 triệu đồng một tháng, hoặc là trả theo khối lượng công việc.
Có rất nhiều seeder là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng làm thêm để kiếm một khoản thu nhập. Tranh thủ lúc rảnh rang ở văn phòng hoặc vào buổi tối, họ lên các forum, mạng xã hội, bình luận, trò chuyện cùng các cư dân mạng rồi qua đó truyền tải thông điệp.
Nghe có vẻ rất dễ dàng nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Các seeder phải có vốn kiến thức sâu sắc về vấn đề mình muốn truyền tải, có duyên ăn nói, dẫn dắt mọi người một cách tài tình, phải nắm bắt và xử lý vấn đề một cách nhanh nhạy,…
Kẻ giấu mặt, điệp viên, người đa nhân cách…
Đó là những biệt danh mà các seeder vẫn hay hài hước tự gọi mình.
Đa số mọi người ít khi tin vào quảng cáo và cảm thấy mình đang bị lừa khi nghe một nhân viên quảng cáo nói về sản phẩm, dịch vụ của anh/cô ấy. Nhưng chúng ta lại tin sái cổ vào những thông tin được mọi người truyền tai nhau.
Trong thời đại của Internet, mỗi khi muốn tìm hiểu một vấn đề, điều đầu tiên bạn làm là lên mạng tìm kiếm. Khi thấy một thông tin được nhiều người bàn luận, xác nhận rằng sản phẩm dịch vụ này họ đã dùng qua và đánh giá tốt, bạn yên tâm là nó tốt và tin tưởng sử dụng.
Có khi nào bạn nghĩ rằng tất cả những lời khen ngợi ấy đều xuất phát từ một người? Rất nhiều seeder sử dụng phương pháp lập nhiều nick ảo khác nhau trên mạng, tạo nên một cuộc trò chuyện ảo để lôi kéo nhiều thành viên khác tham gia và hướng họ theo ý muốn của mình.
H.T, 21 tuổi đang làm seeder bán thời gian ngoài giờ học. Anh chàng tâm sự: “Từ ngày làm nghề này, em biến thành người đa nhân cách.” T. mở một trang topic lên và liệt kê: “Nick này, nick này, cả nick này nữa… đều là của em hết!”.
Seeding - Nghề "đa nhân cách" 2
Nhiều seeder hài hước tự nhận nghề của mình là nghề đa nhân cách - (Ảnh minh họa)
Cậu chàng tự lập một topic ra điều nghi ngờ, hỏi han về sản phẩm mình đang quảng cáo, sau đó lại lập một vài nick khác vào khen ngợi. Rất cao tay, T. lập 1, 2 nick vào chê bai, tỏ ý nghi ngờ, sau đó lại vào nick khác phản bác lại, giải thích cặn kẽ, lật đổ những nghi ngờ kia. Qua đó, uy tín của sản phẩm tăng cao trong cộng đồng mạng, topic ngày càng có đông người theo dõi.
L.N, chủ của một cửa hàng mỹ phẩm handmade X. cũng tự làm seeding cho mình. Cô nàng lập khá nhiều facebook ảo, vào trang fanpage của cửa hàng viết những lời khen ngợi cho sản phẩm của cửa hàng mình. N. cũng lập hàng loạt topic hướng dẫn làm mỹ phầm handmade, bàn tán về mỹ phẩm handmade trên các forum. Khi mọi người vào chat riêng với N. để hỏi bí quyết, cô luôn trả lời rằng mình học từ chủ của shop X., mỹ phẩm ở đó đảm bảo lắm. Chẳng mấy chốc, danh tiếng của của hàng N. tăng vùn vụt.
B.K, 23 tuổi, một seeder kỳ cựu cho các sản phẩm công nghệ chia sẻ về cách thu hút các cư dân mạng: khi sản phẩm chuẩn bị tung ra thì có bài “Hình ảnh về sản phẩm XYZ bị rò rỉ”, khi sản phẩm ra mắt thì có ngay “So sánh sản phẩm K. với sản phẩm T.”, “Bàn về những chức năng mới của sản phẩm H.”,… Mọi người trong diễn đàn đều nghĩ K. là một chuyên gia về các sản phẩm công nghệ đang đưa ra nhận xét chứ không phải là nhân viên quảng cáo giấu mặt. Họ hào hứng bàn luận và bị K. lái theo hướng anh chàng mong muốn.
Chính tác giả bài viết cũng từng giật mình khi biết mình là “con gà” bị các seeder chăn được. Trong một lần khoe khoang cùng đám bạn là mình mới lùng ra một spa uy tín, được nhiều người trên hai diễn đàn nổi tiếng W. và L. khen ngợi, tác giả được một người bạn khẽ khàng rỉ tai: “Em đừng vội mừng, chị quen một đứa làm truyền thông cho bên ấy. Cả ngày nó chỉ có việc lên mạng, lập cả đống nick vào khen ngợi spa, chăn dắt những “con gà” như em.”
Mặt tối của nghề seeding
Tất nhiên, nếu như các sản phẩm, dịch vụ của các seeder tốt như họ nói thì chẳng vấn đề gì. Nhưng một sự thật đáng buồn là có rất nhiều seeder đang quảng cáo quá mức và dối trá về sản phẩm.
Dạo một vòng qua các diễn đàn, có khá nhiều topic hỏi về sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc con cái,… Đó là mảnh đất màu mỡ cho các seeder hành nghề. Nhiều cư dân mạng tin sái cổ vào những lời phản hồi tốt đẹp về các sản phẩm, dịch vụ rồi lại tiền mất tật mang.
Seeding - Nghề "đa nhân cách" 3
Công việc seeding có những mảng tối mà không phải ai cũng thấy được - (Ảnh minh họa)
M.Y, một seeder từng làm việc cho spa Z. thú tội: “Cho đến bây giờ em vẫn còn cắn rứt, ân hận về những gì mình từng làm. Thuốc tắm trắng ở spa hoàn toàn là tự trộn từ những nguyên liệu rởm, thế nhưng em phao tin là hàng xịn nhập ngoại, quảng cáo ngất trời. Em biết, không ít người đã bị dị ứng và thậm chí hỏng cả da mặt vì spa đó…”

Theo PLXH

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.