1) Chọn sai thước đánh giá.
Khi gặp phải một tình huống lạ cần phải giải quyết, con người thường có xu hướng cố gắng áp dụng bằng được những gì họ biết trước đây, và rồi theo đó mà giải quyết. Lối tư duy đơn giản và phổ biến này chính là gốc rễ của rất nhiều sai lầm.
Nhiều nhà marketer truyền thống hay mắc phải lỗi này khi chọn thước để đo độ thành công của social media. Họ đánh giá dựa trên "xương sống” quan trọng nhất là lượng fans và followers. Họ tự cho rằng nếu như lượng người xem là trọng yếu với các doanh nghiệp vô tuyến truyền hình, lượng phát hành là không thể thiếu với các tạp chí, thì lượng fans và followers quyết định thành công của social media.
Thực tế cho thấy, việc có bao nhiêu fans và followers không thực sự quan trọng. Bạn có thể kiếm được hàng nghìn fans trên Facebook mà công việc kinh doanh vẫn dậm chân tại chỗ. Với social media, điều cần chú ý chính là cộng đồng có cảm thấy muốn nói về doanh nghiệp của bạn bằng cách tweet hay share không. Những doanh nghiệp thực sự hiểu rõ social media sẽ đo hiệu quả của nó bằng những thước đo có giá trị như: cảm tình thương hiệu (brand sentiment), và số lần khách hàng chủ động chia sẻ thông tin về doanh nghiệp.
2) Lập quá nhiều tải khoản mạng xã hội
IBM đã có lần phát hiện ra rằng hàng trăm giám đốc của công ty có tài khoản Twitter dưới tên của IBM, mỗi người tự quản lý một cái. Vậy nên những người muốn follow IBM không biết cái nào là thật. Cuối cùng, những nhà quản lý cấp cao của đại gia máy tính bàn này đã phải ra tay đóng cửa hàng trăm tài khoản này, chỉ chừa lại một vài.
Quản lý dù chỉ một tài khoản mạng xã hội cũng có thể là một trách nhiệm khổng lồ. Ngay cả các công ty lớn thường xuyên gặp trục trặc về việc tìm người chỉ để quản lý tài khoản Facebook. Vậy mà các công ty nhỏ hơn thường mắc lỗi khi cố gia tăng sự xuất hiện của mình bằng cách lao đầu vào tất cả các mạng, từ Google_, Pinterest, Vine, Ning, Tumblr, Foursquare, ect. Khi ôm đồm quá nhiều, thì đến một thời điểm nào đó để cộng ty sẽ phải chọn bỏ một trong số đó vì không đủ lực để quản lý. Đó là chưa kể sự hiện diện trên mỗi kênh không được tối ưu hóa.
Bài học chính ở đây là hiểu rằng không doanh nghiệp nhỏ nào có đủ nguồn lực để chạy cùng lúc trên hai account mạng xã hội.
3) Chỉ nói về mình
Tương tự như việc không ai thích ở gần một người lúc nào cũng chăm chăm nói về bản thân mình, không ai thích dạo qua những Fanpage mà mọi content đều là về thương hiệu.
Những thương hiệu không hiểu điều này dễ nghĩ rằng truyền thông xã hội đơn thuần là một dạng khác của phương thức quảng cáo truyền thống. Họ làm cho fan bội thực với những post nặng mùi quảng cáo và các khuyến mãi kém hấp dẫn. Thực tế quảng cáo một ít không hề sai, chỉ là không nên làm cho nội dung trang facebook của bạn chỉ xoay quanh quảng cáo. Ngay cả quảng cáo TV dù là kiểu cũ cũng phải cần đến những yếu tố phi quảng cáo như tính hài hước, âm thanh hay, minh họa sinh động và kịch bản hấp dẫn. Nếu bạn thực sự quan tâm đến việc tạo một ấn tượng thực sự trên mạng xã hội, hãy tập trung vào việc tìm ra những loại content khách hàng của bạn quan tâm nhất, rồi đầu tư vào việc sáng tạo content chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đó.
Trò chơi quay số may mắn của hãng Greggs là một cách sáng tạo để vừa quảng cáo, vừa làm cho fans vui thích
Nếu cần, hãy thử khiến người xem của fanpage của bạn cảm thấy được quan tâm bằng cách trả lời tất cả comment.
4) Không giao tiếp trong nội bộ
Doanh nghiệp được vận hành hiệu quả nhờ sự phân hóa nhân lực. Nhân viên với khả năng và kiến thức chuyên môn được phân vào các ban riêng biệt như HR, dịch vụ khách hàng, marketing, etc. Tuy vậy, với social media, việc lập một ban riêng không hiệu quả. Vì tất cả doanh nghiệp cần sự phối hợp từ nhiều phòng ban khác nhau để làm tốt social media marketing.
Phòng marketing, PR và dịch vụ khách hàng là ba phòng ban cần cho công việc này nhất.
5) Không có kế hoạch cụ thể
Quyết định về social media của nhiều công ty dựa trên cảm tính mà không theo kết quả của suy luận và lên kế hoạch. Hậu quả là những mẩu content rời rạc kiểu ứng biến và mơ hồ. Một hướng đi không được vạch ra theo kế hoạch có thể làm mất nhiều cơ hội. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn không có lịch hoạt động cụ thể trên social media, bạn sẽ rất dễ bỏ qua việc "ăn theo” những sự kiện hot như Super Bowls, hay mùa tựu trường…
Cuối cùng
Đôi lúc các doanh nghiệp thất bại ngay cả khi không mắc phải bất cứ lỗi nào trong số trên. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp không sẵn lòng thử nghiệm cái mới.
Điều quan trọng nhất của việc đưa doanh nghiệp lên mạng xã hội chính là tham gia, tìm ra con đường để tiếp cận và liên kết với cuộc sống của khách hàng.