Latest Post

Việc tạo nên nội dung thu hút và tạo tương tác cao sẽ mang tính chất sống còn để quyết định xem dự án của bạn trên social media có thành công hay không. 7 lưu ý ở dưới sẽ giúp bạn đạt được điều này:

>>> Chưa tới một nửa số người dùng Facebook đọc tin tức từ mạng xã hội
>>> 15 điều tâm niệm về chiến lược social media cho các marketer Việt
>>> Quảng bá thương hiệu trên YouTube - miễn phí và tốn phí
>>> Facebook: Chỉ số nào quan trọng


Theo Mix Digitalk

Tâm lý học có thể được khai thác trong mọi lĩnh vực, dĩ nhiên, marketing không nằm ngoài số đó.
 Tâm lý học cho marketing: Hé lộ 9 nguyên tắc trong hành vi con người
Tâm lý học sẽ là yếu tố dẫn đến sự thành công trong marketing nếu bạn hiểu đúng về nó.

1. “Có đi có lại” – Reciprocity

Được giới thiệu trong cuốn sách tâm lý học “Influence: The Psychology of Persuation” của Giáo sư Robert Cialdini, nội dung của tâm lý “có đi có lại” rất đơn giản – nếu ai đó làm điều gì cho bạn, tự nhiên bạn cũng sẽ muốn làm một điều gì đó cho họ. Nếu bạn có thể cho đi một cách chân thành, người khác sẽ tự động muốn giúp lại bạn.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Hãy tặng một thứ gì đó – miễn phí – để bước đầu xây dựng cộng đồng hoặc tính trung thành của người dùng. Thứ này có thể chính là sản phẩm bạn đang cung cấp. Bằng cách làm độc giả hứng khởi với những món quà nhỏ như vậy, bạn đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng một mối quan hệ khách hàng bền chặt.

2. Sự cam kết – Commitments

Một nguyên lý tâm lý học khác phát triển bởi Cialdini, “sự cam kết” có thể hiểu đơn giản là việc một người không muốn thất hứa. Nếu ai đó cam kết làm một điều gì đó – đi ăn trưa hoặc đăng kí sản phẩm của bạn – nghiễm nhiên họ có nghĩa vụ thực hiện chúng. Một khi họ đã cam kết, mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Mặc dù bạn không bao giờ nên dừng việc làm khách hàng hứng khởi (nguyên tắc 1), luôn nhớ rằng sự cam kết càng được thực hiện trong thời gian dài, độ trung thành khách hàng sẽ ngày càng tăng. Hãy nghĩ đến cơ chế định giá sản phẩm của mình. Bạn có thể giảm giá cho những khách hàng đăng kí sản phẩm trong 12 tháng thay vì chỉ một tháng không? Một khi bạn đạt được sự cam kết của khách hàng – tiếp sức cho chúng bằng sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời.
 Tâm lý học cho marketing: Hé lộ 9 nguyên tắc trong hành vi con người
Theo nguyên tắc tâm lý học, khi ai đó thấy rằng bạn có thẩm quyền, họ sẽ tin bạn nhiều hơn.

3. Thẩm quyền – Authority

Theo nguyên tắc tâm lý học, khi ai đó thấy rằng bạn có thẩm quyền, họ sẽ tin bạn nhiều hơn.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Hãy tăng độ thẩm quyền trong nội dung bạn mang đến với độc giả bằng cách dẫn nguồn cụ thể. Bằng cách này, độc giả sẽ đánh giá cao nội dung của bạn và bạn đang bước đầu đi đúng hướng trong việc hình thành Thought Leadership (lãnh đạo bằng suy nghĩ) cho thương hiệu.

4. Social Proof

Để hiểu về Social Proof bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong một bữa tiệc. Nhạc nổi lên và lúc này mọi người đều ngại ngần không muốn ra nhảy. Thế nhưng, một khi đã có ai đó dẫn đầu, những người còn lại sẽ nhanh chóng theo đuôi tham gia vào cuộc vui.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Hãy tận dụng Social Proof trên các kênh nội dung của bằng cách thêm vào các nút như Share / Follow vào một vị trí bắt mắt. Điều này thực sự sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến độ lan truyền thông tin.

5. Thích – Liking

Cũng theo nhà tâm lý học Cialdini, “liking” có nghĩa là bạn nếu cảm thấy một quan điểm, tình cảm tích cực với một người hoặc một công ty, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của họ dù các thương hiệu khác có các chiến lược marketing thông minh đến thế nào đi nữa.
Khi nào bạn có thể tận dụng điều này trong marketing?
Liking cực kì quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Nhớ rằng, để được “likeable” (yêu thích) không đồng nghĩa với việc bạn cần phải “nice” (chơi đẹp). Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là độc giả quan tâm và cảm thấy thích nó.
 Tâm lý học cho marketing: Hé lộ 9 nguyên tắc trong hành vi con người

6. Sự khan hiếm – Scarcity

Bạn đã bao giờ mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này” chưa? Yup! Đó chính là khan hiếm (Scarcity). Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng.
Chú ý: Nếu bạn tận dụng nguyên lý này, từ ngữ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Đây là một chiến lược hoàn hảo trong marketing cho các sự kiện. Chúng có thể thúc đẩy doanh số vé bán ra nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn … vé”.

7. Ám ảnh gần đây – Recency Illusion

Bạn biết đến một sản phẩm lần đầu tiên và sau đó bạn bắt đầu để ý và nhìn thấy nó thường xuyên hơn. Mặc dù đây có thể là kết quả của một chiến lược marketing đặc biệt, rất có thể nó cũng đến từ một hiệu ứng tâm lý có tên “Ám ảnh gần đây – Recency Illusion”.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Đây là thứ bạn cần để ý khi thiết kế các chiến dịch marketing – bạn cần phát triển những nội dung có tính tương thích cao chứ không phải những nội dung làm một lần cho xong. Để tránh việc thực hiện chiến lược marketing một cách cục bộ, bạn không những cần mang nội dung đến độc giả mới mà quan trọng hơn, cần củng cố thông điệp với những người đã từng tiếp cận với các chiến lược của bạn trước đó rồi.

8. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản – Verbatim Effect

Theo nguyên tắc này, người ta thường có xu hướng nhớ đến ý tưởng chung của một nội dung hơn là những chi tiết chúng mang lại. Để dễ hiểu hơn, một người bình thường thường nhớ đến một bài thuyết trình của bạn theo kiểu chung chung rằng nó về việc marketing cho startup chẳng hạn hơn là các chi tiết cụ thể nó mang lại.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Trong thế giới hiện nay, người ta luôn ở trong tình trạng khát tiêu đề (headline-hungry). Bạn cần gói ghém nội dung của mình một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong các tiêu đề của mình. Hãy sử dụng nó thông minh vì đó là những gì độc giả nhớ nhất.

9. Phân nhóm – Clustering

Con người chỉ có những khoảng trống có hạn trong bộ nhớ ngắn hạn của mình. Trong thực tế, hầu hết chỉ có thể nhớ được bảy mẩu thông tin cùng một lúc. Để đối mặt với nó, người ta thường có xu hướng phân nhóm các mẫu thông tin tương tự vào với nhau để dễ nhớ hơn.
Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?
Hãy làm công đoạn phân nhóm cho độc giả: nhóm các chủ đề tương tự với nhau. Bên cạnh việc dễ dàng để xem hơn, nội dung của bạn sẽ dễ dàng đi vào tâm trí người đọc.
Theo Digitalk

Tạp chí danh tiếng Forbes sử dụng rất nhiều số liệu, như lợi nhuận, vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, hệ số P/E, và cả tầm quan trọng của doanh nghiệp để xây dựng bản danh sách thương hiệu danh giá công bố cuối tuần trước. 

Các thương hiệu giá trị nhất năm nay là những cái tên có lợi nhuận khổng lồ trong các ngành công nghiệp mà danh tiếng đóng vai trò lớn. 100 thương hiệu giá trị nhất trải rộng trên 15 quốc gia và 20 ngành công nghiệp. Đại diện từ Mỹ chiếm tới hơn nửa danh sách, theo sau là Đức, Pháp và Nhật Bản. Công nghệ là lĩnh vực đóng góp nhiều và còn chiếm tới 4 trong 5 vị trí dẫn đầu.

Để có danh sách những cái tên tốt nhất, Forbes chọn ra khoảng 200 thương hiệu toàn cầu. Tuy nhiên, với tiêu chí phải hoạt động tại Mỹ, tạp chí này đã bỏ qua một số thương hiệu lớn như hãng viễn thông Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc).


Apple được Forbes đánh giá là thương hiệu giá trị nhất năm nay. Ảnh: CNN

Đầu tiên, họ xác định lợi nhuận trước thuế và lãi suất của từng thương hiệu. Sau đó, Forbes tính trung bình lợi nhuận trong ba năm gần nhất và trừ một lượng bằng 8% vốn. Mục đích là đảm bảo các thương hiệu này có khả năng kiếm được ít nhất 8% vốn bỏ ra.

Sau đó, Forbes áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa tại nước sở tại của công ty mẹ để tìm ra lợi nhuận ròng. Rồi họ cộng thêm 1% lợi nhuận ròng cho các nhãn hàng tại lĩnh vực mà thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, trong ngành đồ uống và hàng xa xỉ, thương hiệu là điều tối quan trọng. Còn với hàng không, giá cả và sự tiện lợi được quan tâm hơn.

Sau khi lấy được lợi nhuận, họ nhân với hệ số P/E trung bình ba năm để ra giá trị thương hiệu. Với các công ty không niêm yết, họ sử dụng hệ số P/E của các doanh nghiệp đại chúng cùng ngành.

Theo đó, năm 2013, Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới trong ba năm liên tiếp, với 104,3 tỷ USD. Theo sau là Microsoft (56,7 tỷ USD) và Coca-Cola (54,9 tỷ USD).

Theo Dùng Hàng Việt

 Theo kết quả lần nghiên cứu thứ 9 về thương hiệu của Campain Asia-Pacific dựa trên cơ sở điều tra 4.800 cá nhân đang trực tiếp sinh sống tại nhiều khu vực ở châu Á, những cái tên “sừng sỏ” như Samsung, Apple, Sony… đã ‘chễm chệ” ngôi đầu bảng.
1. Samsung (Hàn Quốc)
Samsung- nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã thành công trong việc gia tăng sức hút thương hiệu đối với người tiêu dùng châu Á trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Hãng công nghệ Hàn Quốc lại nổi tiếng nhờ lượng sản phẩm đa dạng và đầy đủ các phân khúc người tiêu dùng.
1 5 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á 2013
Cũng giống như các đối thủ khác, Samsung đang chịu ảnh hưởng bất lợi từ những lo ngại liên quan tới triển vọng tăng trưởng trong bối cảnh doanh số thị trường điện thoại thông minh tăng chậm lại và tỷ suất lợi nhuận co hẹp, mặc dù vậy, Samsung vẫn không ngừng nỗ lực để chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
2. Apple (Mỹ)
“Quả táo” đã vượt qua nhiều đối thủ để nhảy vọt từ vị trí thứ 6 lên đứng thứ 2, sau Samsung trong xếp hạng các thương hiệu mạnh nhất châu Á.
2 5 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á 2013
Trong thống kê thường niên về độ nổi tiếng của các thương hiệu năm 2012 từ Campain Asia-Pacific cho thấy sự phát triển nhanh chóng của hình ảnh Apple ở thị trường châu Á trong năm qua.
Theo các nhà nghiên cứu, Apple có được vị thứ này nhờ sự ảnh hưởng tăng dần ở các nước châu Á – nơi doanh số của các thiết bị iOS tăng lên rất nhanh. Điển hình như số lượng iPhone bán được lớn hơn gấp đôi sau mỗi năm.
3. Sony (Nhật)
Mặc dù đã bị Sam sung nẫng ngôi đầu bảng nhưng vẫn không thể phủ nhận được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của tập đoàn điện tử thứ 5 thế giới này. Đề cao phương châm kinh doanh phải luôn đi liền với lợi ích cộng đồng, Sony không chỉ đem đến những sản phẩm sáng tạo mà còn gây dựng niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, dòng điện thoại thông minh Sony Xperia đang dần trở thành thế lực trên thị trường di động với nhiều model cao cấp như Sony Xperia Z1, Sony Xperia M…
3 5 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á 2013
Một điều không thể phủ nhận rằng, mặc dù bị “tiếm ngôi đầu” nhưng sức mạnh đáng ngạc nhiên của Sony chắc chắn luôn luôn gia tăng áp lực lên các đối thủ đồng cấp của họ.
4. Nestle (Thụy Sĩ)
4 5 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á 2013
Nestle là cái tên duy nhất trong top 5 không phải là của một hãng điện tử. Nestle là công ty dinh dưỡng và sức khỏe duy nhất có mặt trong Top 10 các thương hiệu Châu Á Thái Bình Dương. Là công ty hàng đầu thế giới về thực phẩm và đồ uống với mạng lưới kinh doanh rộng khắp toàn cầu, Nestle điều hành gần 500 nhà máy tại 6 nước trên toàn thế giới, mang đến những sản phẩm được ưa chuộng tới cộng đồng người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới.
5. Panasonic (Nhật)
5 5 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á 2013Xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng là “ông lớn” trong ngành sản xuất điện tử Nhật Bản Panasonic và cũng là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong việc chế tạo và phát triển các thiết bị điện tử đáp ứng cho tiêu dùng, doanh nghiệp và công nghiệp.
Theo Tin Mới

Sản phẩm này được trang bị chip 8 nhân thực của MediaTek.

Mới đây, hãng điện thoại Trung Quốc Zopo đã chính thức trình làng smartphone ZP998 chạy bộ xử lý 8 nhân thực vừa ra mắt của MediaTek với giá bán chỉ 299 USD (khoảng 6,3 triệu đồng). Về mặt cấu hình phần cứng, smartphone này được trang bị vi xử lý MediaTek MT6592 8 nhân tốc độ 1,7 GHz có thể ép xung lên 2 GHz cùng nhân đồ họa Mali 450 và 2 GB RAM. Bên cạnh đó, ZP998 còn sở hữu màn hình IPS 5,5 inch độ phân giải 1080p cho mật độ điểm ảnh 401 ppi, đi kèm bộ nhớ trong 32 GB (có hỗ trợ thẻ nhớ microSD), camera trước 5 megapixel và camera sau 14 megapixel với khẩu độ f/2.0. Được biết, ZP998 trang bị nguồn pin dung lượng 2.400 mAh.

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Về mặt kết nối, smartphone 8 nhân mới của Zopo sẽ hỗ trợ USB OTG, NFC và Bluetooth 4.0 LE. Ngoài cấu hình phần cứng khá tốt, ZP998 cũng sở hữu nhiều tính năng thú vị. Chẳng hạn như màn hình máy được bảo vệ bởi lớp kính Gorilla Glass có thể tương tác ngay cả khi tay người dùng dính nước. Bên cạnh đó, thiết bị cũng vay mượn tính năng Air Gestures từ Samsung và đặc biệt nó sở hữu công nghệ tự điều chỉnh âm lượng khi đàm thoại phù hợp với môi trường xung quanh.

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng

Điện thoại 8 nhân thực đầu tiên chính thức ra mắt, giá 6,3 triệu đồng
Một số hình ảnh khác về smartphone Zopo ZP998.

Theo Genk

Trải qua nhiều năm, SEO đang ngày một phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường công nghệ thế giới. Năm 2013 đã đi qua hơn nửa chặng, SEO đã không còn chỗ cho các kỹ thuật mũ đen hay các mánh khóe lừa đảo bộ máy tìm kiếm nữa, thay vào đó, người ta cần một cách tiếp cận mới mẻ, tinh tế và phức tạp hơn dựa trên xây dựng nội dung thực tiến, tươi mới, cung cấp nhiều giá trị tới người truy cập, đồng thời hấp dẫn SE và tăng thứ hạng tìm kiếm trên SERP.


noi dung trong seo

Chất lượng là chìa khóa:

Xây dựng nội dung SEO ngày nay không còn chỉ là một kỹ thuật SEO đơn thuần, nó đang vượt xa cả giới hạn SEO truyền thống, kỹ thuật tối ưu hóa onpage hay xây dựng liên kết.

Với hơn 500 thuật toán cập nhập mỗi năm cùng vô kể phát minh mới, Google chủ trương hướng tới “chất lượng” hơn cái gọi là “số lượng”. Theo đó, các trang web có chứa các nội dung tốt, cung cấp nhiều giá trị tới cho khách truy cập sẽ được công cụ tìm kiếm của Google ưu tiên hơn trên SERP của mình.
Google xác định “chất lượng” của một trang web dựa trên nhiều yếu tố, kể như nội dung, hình ảnh, video, ngữ pháp câu, chính tả, các site con và cả inbound link (và các chia sẻ xã hội) từ các nguồn ưu tín.

Nội dung trên trang cần đảm bảo tính liên quan đối với lĩnh vực hoạt động của trang web, không mơ hồ, lan man tạo ra sự khó khăn cho người đọc. Đối với Google, tính liên quan được xác định là tiêu chuẩn khá quan trọng khi xác định cung cấp câu trả lời cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Đối với tổng thể nội dung trên một trang web, tính nhất quán được SE đánh giá cao khi trong quá trình thu thập.

Thể loại nội dung

Phải thừa nhận rằng, nội dung là một thứ thuật ngữ mơ hồ, đó có thể là nội dung thể loại văn bản, video, hay hình ảnh hiển thị tới người dùng theo cách này hay cách khác. Xây dựng nội dung phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng cao của Google là cách giúp các trang web dễ dàng thúc đẩy thứ hạng trong tìm kiếm của mình. BlogPost được biết đến là một thể loại nội dung rõ ràng và được ưa sử dụng nhất.

Blog không còn quá xa lạ đối với giới doanh nghiệp, hầu như công ty nào cũng xây dựng một blog riêng và liên tục publish các nội dung liên quan tới lĩnh vực hoạt động của mình. Với blog, việc làm vừa lòng cả Google lẫn đối tượng mục tiêu không còn quá khó khăn nữa. Các bài viết với nội dung thực tiễn, tính thông tin cao, và nhiều giá trị đủ sức giữ chân khách truy cập và lấy điểm trong mắt SE.

Blog Post gần đây đang là thế mạnh trong SEO, giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của một trang web và thu hút nhiều backlink từ các site hoặc các blog chất lượng khác. Các nội dung trên blog có thể được chia sẻ trên các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Linkedln, và Google+, tạo cho người dùng một lý do để ghé thăm trang web của bạn. Hơn nữa, mạng xã hội cung cấp các tín hiệu xã hội hoạt động như link inbound. Một khi bài viết của bạn được like, share hay retweet, đồng nghĩa bạn đã có thêm một liên kết inbound, và một điểm cộng uy tín cho trang web của mình cũng như nhiều lợi ích SEO khác.

Một thể loại nội dung khác đang được để ý đến đó là Infographic (đồ họa hình ảnh trực quan), mà tại đó bạn có thể trình bày nội dung của mình bằng những hình ảnh minh họa và lối giải thích ngắn gọn dễ hiểu. Khá nhiều người ưa thích thể loại này, bởi họ có thể nhanh chóng đọc hiểu và nhớ nhiều loại thông tin hơn. Các doanh nghiệp cũng không phải ngoại lệ, họ chuyển hướng sử dụng Infographic bởi đây là cách hiệu quả để tăng lưu lượng và thứ hạng trên SERP. Chính nhờ tính đồ họa trực quan và tự nhiên, loại nội dung kiểu này có khả năng nhận được nhiều repost và share trên các mạng xã hội và nhiều trang web khác hơn là các thể loại blogpost thông thường. Infographic giúp trang web nhận được nhiều liên kết, lưu lượng, hấp dẫn đa dạng khách hàng hơn, và hơn hết được SE ưu tiên hơn.

Tối ưu hóa nội dung- cách SEO hiện đại

Trở lại thời kỳ khi mà công nghệ Internet và các thuật toán tìm kiếm vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước, tại đó các chuyên gia web đang nỗ lực tìm kiếm mọi cách để tạo ra các tín hiệu uy tín giá nhằm đánh lừa Google và các công cụ tìm kiếm khác bao gồm các kỹ thuật phổ biến như nhồi nhét từ khóa, mua bán liên kết, tạo liên kết kém chất lượng. Ngày nay, SE tinh vi hơn trong cách phân biệt và xác định chất lượng cũng như uy tín của một trang web.
Tối ưu hóa nội dung trở thành một phần quan trọng trong một chiến lược SEO. Nội dung được tạo ra có thể theo hình thức blog post, infographics, hay thể loại nội dung lan truyền, như video, slideshow...SE muốn cung cấp tới người dùng những thông tin giá trị đúng như cách các doanh nghiệp muốn đem lại cho các khách hàng của mình.

Trong hướng dẫn đánh giá xếp hạng tìm kiếm của Google mới được xuất bản gần đây, dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng, có rất nhiều những cuộc thảo luận và suy đoán xoay quanh vấ đề mà Google gọi là: Tiền hay Cuộc sống (Your Money or Your Life, viết tắt là YMYL)”. 
Quản trị web cần biết gì về tiêu chuẩn chất lượng trang YMYL

Tiêu chuẩn chất lượng tìm kiếm Google với các trang YMYL

Các trang YMYL là những những trang mà Google áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng trang cao hơn so với các trang thông thường khác. Chúng được gọi là trang YMYL là vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền, đến cuộc sống của bạn. Dựa theo hướng dẫn: 

- Có những trang mà chất lượng là cực kỳ quan trọng. Chúng ta gọi những trang này là trang YMYL. Những trang này ảnh hưởng trực tiếp đến ví tiền, đến tương lai của chủ trang web (thể chất, tài chính, sự an toàn, vv) Trang YMYL phải bắt nguồn từ những trang có uy tín lớn, và nội dung phải do người có chuyên môn, tiếng tăm xây dựng.
- Trái với suy đoán của nhiều người, Google không đưa những trang YMYL vào cuốn sổ tay các tiêu chí đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google, phiên bản 4.2. Nó chỉ được xuất hiện trong cuốn sổ tay phiên bản trước, 4.1, ngày 29 tháng 3 năm 2013, đã được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng SEO trước đó vài tháng. Không có thay đổi nào đặc biệt giữa YMYL ở 2 phiên bản 4.1 và 4.2. 

Vậy tại sao quản trị web lại phải lo lắng, quan tâm đến các yếu tố xếp hạng chất lượng trang YMYL? Google cho biết, các yếu tố đánh giá chất lượng áp dụng cho các web không trực tiếp ảnh hưởng tới thứ hạng trang. 



Để tìm hiểu chính xác vai trò của các yếu tố xếp hạng, Google phát hành video trên hồi năm rồi thảo luận cụ thể về những gì các yếu tố xếp hạng ảnh hưởng, không ảnh hưởng trong khả năng của chúng. Bởi vì video này được làm cách đây 18 tháng, nên Google có thể đã thay đổi ít nhiều so với nội dung trong đó.

Có nên lo lắng về YMYL?

Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm nhận rằng trang YMYL mới này sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới trang của mình đâu, bởi trong miêu tả của Google, nó là những trang ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, tương lai tốt đẹp của chủ trang web (thể chất, tài chính, sự an toàn, v.v…). Vì thế, không có gì bất thường nếu mọi nguoif cho rằng các trang đó phải là trang của các ngân hàng, trang bán thuốc như WebMD.com chẳng hạn, những trang gắn liền với việc phải có tính bảo mật cao hoặc phải có nội dung chuẩn. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến khá nhiều các quản trị web đang quản lý các trang thương mại nhỏ.

Google đưa dẫn ra một vài ví dụ được coi là các trang YMYL:

- Các trang thông tin cá nhân, như số CMND, số tài khoản ngân hàng, số hiệu giấy phép lái xe, v.v…được dùng để nhận dạng hành vi trộm cắp.
- Trang được sử dụng cho các giao dịch tiền tệ , trên đó người sử dụng có thể cung cấp thông tin tài khoản tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng, ví dụ như những trang bán hàng trực tuyến.
- Trang cung cấp thông tin bệnh án có thể tác động đến sức khỏe của bạn.
- Trang tư vấn về quyết định quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như các trang về tư vấn nuôi dạy con, tư vấn mua nhà, mua xe, vv
- Trang cung cấp tư vấn các vấn đề quan trọng trong cuộc sống mà có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và tài chính của bạn, như các trang tư vấn pháp lý hoặc tư vấn tài chính.

Chủ yếu vẫn là các trang bán hàng qua mạng. Đột nhiên, một ngày nào đó, trang YMYL ảnh hưởng tới rất nhiều những trang web khác nhau, và rằng điều đó vượt ra ngoài những gì chúng ta ấn tượng về một trang YMYL. Và các yếu tố xếp hạng dùng để quyết định một trang có xứng đáng được coi là một trang YMYL hay không. 

Google cũng đề cập đến tầm quan trọng của các yếu tố nhất định của một trang web, đặc biệt là khi trang đích là trang chủ. Cụ thể, Googel yêu cầu các yếu tố xếp hạng chất lượng: 

- Để tìm trang chủ của trang web khi họ đánh giá một trang đích nội bộ.
- Kiểm tra mục đích của trang đích nội bộ có phù hợp với mục đích của trang chủ.
- Ai chịu trách nhiệm về nội dung của cả trang web?
- Ai chịu trách nhiệm về nội dung của riêng trang này.
- Có thông tin liên lạc phù hợp không?
- Uy tín của trang web như thế nào?
- Trang chủ có được cập nhật và /hoặc duy trì thường xuyên không?

Làm thế nào để trang YMYL được đánh giá cao

Quản trị web cần phải làm gì để đảm bảo rằng nếu họ có một trang web với các trang có thể được coi là một trang YMYL, họ có được đánh giá cao?

Thêm nữa, trong khi Google đã công khai nói rằng các yếu tố đánh giá chất lượng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thứu hạng, nhưng cũng có thể nó đã được tích hợp vào trong thuật toán, nếu như trong thuật toán chưa từng đề cập đến.

Cho ứng dụng trong SEO, đây là những nội dung mà quản trị web nên xem xét, và nếu có thể, hãy thực hiện bất kỳ các cập nhật hoặc thay đổi cần thiết nào để đáp ứng chúng.

Tìm Trang chủ
Nếu một người nào đó đang ở trên trang của bạn, liệu có dễ dàng để họ tìm thấy trang chủ chỉ với 1 cái nhấp chuột? Thông thường, nó là ảnh logo trên đầu trang, hoặc cũng có thể là một link được đặt tên “home”, như cài đặt breadcrumb.

Để làm gì?
Nếu một người vào một trang bất kỳ trên website, họ có thể giả định nội dung của trang đó tương đồng với trang chủ không? 

Ví dụ, nếu bạn vào một trang giới thiệu về các thủ môn của đội Hockey Liên minh quốc gia (NHL, National Hockey League), bạn có thể đoán trang chủ sẽ có các thông tin về môn khúc côn cầu, hay rộng hơn là những thông tin về thể thao. 
Phải đảm bảo các thông điệp và mục đích của trang luôn đi đôi với nhau.

Ai chịu trách nhiệm?
Ở chân trang luôn phải có thông tin bản quyền, để người ta có thể dễ dàng biết công ty bạn là công ty nào. Trong phần nội dung, hãy để tên, thông tin tác giả cho mỗi bài viết. 

Thông tin liên hệ phù hợp
Trên trang cần có phần thông tin liên hệ, vì dụ như trang “contact”, trang “about us”, để khách hàng dễ dàng liên hệ với quản trị web khi cần thiết.

Danh tiếng

Bạn đã tạo được một danh tiếng nhất định cho trang của mình chưa? Tốt, xấu, hay cực kỳ xấu? Nếu là tốt, hãy tìm cách làm cho nó càng nổi bật càng tốt. 

Nếu trang web của bạn được đánh giá tốt, kiếm được nhiều sao (stars) trên các trang đánh giá, hay bạn tham gia phát biểu tại một sự kiện hoành tráng tầm cỡ chuyên gia, thì nên làm sao để khách hàng ghé thăm trang có thể dễ dàng nhìn thấy các thông tin, hình ảnh đó. Một số thông tin khác cũng nên được đề cập đến như các phản hồi tích cực, giới thiệu hay ủng hộ của các chuyên gia.

Nếu trang của bạn mới, chưa tạo được danh tiếng, và Google cảnh báo rằng các trang mới, trang nhỏ có thể không có những yếu tố để xếp hạng danh tiếng, nhưng bạn phải luôn đẩy danh tiếng của bạn lên càng cao càng tốt. 

Duy trì, cập nhật trang chủ?

Đây là điều mà đa số các trang web đều mắc phải, bởi mặc dù trang web luôn được cập nhật, duy trì, nhưng họ lại làm việc này chỉ cho các trang con mà quên bẵng đi trang chủ.

Và cũng phải đảm bảo thông tin bản quyền được cập nhật theo ngày tháng hiện hành, vì có rất nhiều trang quên hoặc không có template cập nhật tự động cho các trang cùng lúc. 

Cập nhật nội dung trang chủ với những thông tin nóng hổi, tươi mới. Ví dụ như đăng thông tin về lễ hội Halloween trước và trong tháng 10, những bài viết hấp dẫn về ngày Lễ tình nhân trước, trong tháng Hai.

Bạn không nhất thiết phải cập nhật nội dung mỗi ngày, nhưng phải đảm bảo nso phù hợp với từng thời gian trong năm và luôn cập nhật thời gian cho phù hợp. 

Tóm lại

Nếu bạn có một trang web thương mại điện tử, ưu tiên các yếu tố xếp hạng, đánh giá được đặt ở vị trí dễ thấy nhất trên mỗi trang của website. Nếu không có một trang thương mại điện tử riêng, hay một trang YMYL, thì cũng nên làm theo những hướng dẫn trên để giúp cho khách hàng của bạn có một trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Bạn phải luôn nghĩ rằng, những gì mà các tiêu chí đánh giá của Google đang nhắm đến, thì nó có thể sẽ có tác động đến các thuật toán, bất kể là bây giờ hay sau này. Cố gắng làm theo những quy định của Google và đáp ứng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một trang web mà có thể sẽ được đánh giá là có chất lượng cao hơn so vớ các trang khác. 

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.