Latest Post

Với hơn 45 triệu người chơi hàng tháng cùng 600 triệu lượt chơi mỗi ngày, Candy Crush đang trở thành hiện tượng trên cả mạng xã hội cũng như các thiết bị di động.

Hiện tại, có lẽ cái tên Candy Crush Saga không còn lạ lẫm gì với người dùng Facebook nữa. Mang một cái tên rất ngọt ngào, trò chơi này đang lôi kéo tới 45 triệu người chơi hàng tháng cùng với 600 triệu lượt chơi mỗi ngày. Cách thức chơi của trò chơi này không có nhiều điểm khác biệt với các trò chơi ghép hình khác, tuy nhiên điều gì đã tạo nên thành công cho trò chơi trực tuyến này? Dưới đây là một vài lý do khiến Candy Crush Saga trở thành một trong những ứng dụng Facebook thành công nhất từ trước tới giờ.


1. Miễn phí

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Miễn phí ở cả phiên bản iOS, Android cũng như trên Facebook làm cho Candy Crush dễ tiếp cận người dùng.

Một ứng dụng miễn phí để chơi, chẳng có ai không muốn thử nó cả vì suy cho cùng người dùng cũng chẳng mất gì ngoài thời gian bỏ ra để chơi cùng với kết nối mạng (cho những người chơi trên máy tính). Đây là lý do cơ bản nhất khiến Candy Crush tiếp cận được với một lượng lớn người dùng.

2. Cách chơi đơn giản nhưng biến tấu đa dạng

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Candy Crush được đánh giá là trò chơi không phân biệt giới tính hay độ tuổi, bất kì ai cũng có thể chơi trò chơi này.

Giống như bao trò chơi ghép hình khác, người chơi chỉ cần ghép 3 vật thể cùng màu để tiếp bước trong trò chơi. Tuy nhiên, Candy Crush có nhiều chế độ, màn chơi khác nhau với độ khó ngày một tăng cao khiến người dùng không nhanh chán, các vật thể đặc biệt trong trò chơi cùng chế độ ghép đa dạng khiến cách chơi trở nên phong phú hơn những trò chơi ghép hình thông thường.

3. Sức mạnh đến từ mạng xã hội

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

 Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

 Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Không những tích hợp cách thức chơi, "xin xỏ" trên mạng xã hội mà những trào lưu cũng khiến Candy Crush thu hút thêm người dùng mới.

Việc tích hợp mạng xã hội giúp cho Candy Crush trở nên rất hấp dẫn. Ngoài khả năng cạnh tranh cùng bạn bè, trò chơi tích hợp khả năng "xin xỏ", buộc những người dùng chơi không nạp tiền phải gửi yêu cầu tới bạn bè để có thêm lượt chơi, mở màn chơi mới cũng như có thêm "mạng" cho những màn chơi tiếp theo. Những thông báo Candy Crush nhiều tới mức nó đã trở thành một trào lưu chế ảnh trên các diễn đàn chia sẻ cũng như mạng xã hội.

4. Máy nào cũng chơi được

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Từ máy tính, điện thoại cho tới máy tính bảng, từ iOS cho tới Android... Có rất nhiều cách thức khác nhau để người dùng chơi trò chơi này mọi lúc mọi nơi. Việc sử dụng các thiết bị động để "hack" cũng khiến cho lượng người chơi Candy Crush trên di động cao hơn nhiều so với phiên bản máy tính. Minh chứng điển hình chính là việc Candy Crush trở thành ứng dụng đứng đầu chợ ứng dụng iOS cũng như Android trong khoảng thời gian dài.

5. Thu hút vì não chúng ta... thích thế?

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Não người dễ bị thu hút bởi những vật thể nhiều màu sắc và có đường nét gọn gàng.
Những vật thể đầy màu sắc cùng cách thức phối màu khiến người dùng dễ dàng bắt mắt hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Wiscousin thì não bộ của con người dễ bị thu hút bởi những vật thể xếp theo thứ tự, con người luôn cảm thấy khó chịu khi mọi thứ không... thành hàng. Đây là triệu chứng điển hình của con người cùng với lý do chúng ta hay dọn dẹp, không phải chỉ vì muốn mọi thứ sạch sẽ mà sự gọn gàng sẽ làm cho con người thư thái hơn. Candy Crush không phải là ngoại lệ, mỗi khi xếp được một số vật thể thành hàng, một cảm giác khoan khoái sẽ được não bộ tạo nên. Chính vì thế chơi Candy Crush cũng như những trò chơi "ghép hình" khác khiến cho con người... sướng hơn.

Hiện tại, cơn lốc Candy Crush vẫn còn đang tiếp tục hoành hành với hơn 400 màn chơi ở phiên bản máy tính, 365 màn chơi ở phiên bản di động. Rất nhiều người dùng đã "phá đảo" phiên bản di động, điều này một lần nữa cho thấy sức hút mạnh mẽ của trò chơi này. Bạn có đang "ngộ" Candy Crush không?

Theo Kênh14

King đang âm thầm chuẩn bị kế hoạch khiến trò chơi Candy Crush bùng nổ hơn trong thời gian tới với chiến lược mới, mở màn bằng việc tặng quà cho người dùng.


Theo thống kê mới nhất, Candy Crush đã được tải trên điện thoại di động hơn 500 triệu lượt trong năm vừa qua và những người sáng lập đang nghĩ cách để nhân rộng thành công đó. King – công ty đứng đằng sau thành công của trò chơi, đang âm thầm chuẩn bị tung ra một chiến lược mới để sẵn sàng khiến Candy Crush tiếp tục tỏa sáng.

Tommy Palm – nhà phát triển trò chơi của King nói: “Tôi nghĩ rằng tất cả các trò chơi đều có vòng đời tự nhiên của nó. Là một công ty game, chúng tôi cần phải thường xuyên đổi mới và thử nghiệm những khái niệm mới. Trong lúc phát triển Candy Crush, chúng tôi cũng đang thiết kế các trò chơi mới tuyệt vời”.

Ban đầu, Candy Crush chỉ là trò chơi một cấp độ đơn giản có sẵn trên King.com nhưng giờ nó đã được phát triển thành trò chơi có hơn 400 cấp độ vàS thu về hàng triệu đô la mỗi tuần từ những người chơi.

Thành công của King cho đến nay là dựa vào "chiến thuật" rất đúng đắn của mình: cho phép người chơi miễn phí và sau đó thuyết phục họ trả tiền để có thêm đặc quyền khi đang chơi.

Theo các nhà phân tích, Candy Crush đã đạt được thành công vang dội khi tạo ra những cửa game khó vượt qua để thôi thúc người dùng bỏ tiền ra mua các đặc quyền trong game để qua cửa.

Theo ước tính, tại Mỹ, Candy Crush kiếm được hơn 875.000 USD mỗi ngày từ những người dùng Apple. Trung bình mỗi người dùng trả khoảng 5 USD cho các đặc quyền trong Candy Crush.

Để đánh dấu 1 năm kể từ ngày Candy Crush được tích hợp trên nền tảng điện thoại di động và máy tính bảng, King đã tung ra một số món quá đặc biệt cho người chơi trong những tuần tới.

Theo Tiền Phong

Tỉ lệ Bounce Rate là điều mà bất kỳ webmaster nào cũng chú ý và quan tâm và đây cũng là tiêu chíSEO on-page , để giảm tỉ lệ này các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau :



1, Làm mới nội dung

Có những bài viết từ rất lâu nhưng vẫn được người đọc tìm kiếm và truy vấn tương tác, có nhiều bài bạn viết với nội dung mới và thông tin mới mà bạn vừa đưa ra thì lượng truy cập rất ít. Dĩ nhiên bạn phải quản lý được lưu lượng truy cập trên từng bài viết cũng như page trên site, từ đó làm bạn làm nội dung cho bài viết đó thật đầy đủ, bố trí cũng như phân chia bài viết sao cho thật hợp lý, đẹp , cung cấp đầy đủ thông tin liên quan trên những bài viết  đang thu hút được lượng truy cập nhiều, ngoài ra có thể viết thêm những kiến thức mới áp dụng cho trường hợp trong bài viết đó. Như vậy tỉ lệ time on site sẽ tăng lên đáng kể

Một vài đóng góp :
Cập nhật số liệu mới
Cập nhật dẫn chứng mới
Đưa ra các trường hợp nghiên cứu về nội dung
Cập nhật những hiểu biết và kiến thức mới áp dụng cho nội dung cũ


2. Cải thiện tốc độ load trang.

Website của bạn sẽ tạo được sự ấn tượng và hài lòng với khách hàng hơn nếu như  website có tốc độ tải trang nhanh chóng, khách hàng rất ít kiên nhẫn cho một website ì ạch vì bên cạnh website của các bạn sẽ có rất nhiều những website khác có những nội dung và thông tin như website của bạn. Hoặc giả như khi khách hàng vào website của bạn rồi, nhưng khi chuyển qua những thông tin liên quan nhưng mãi không thể chuyển qua được nội dung mà học cần, điều này sẽ khiến cho tỉ lệ Bounce Rate trên trang của bạn sẽ cực cao. Các bạn nên lưu ý nhé


3. Đơn giản mọi thông tin trên website của bạn.

Bài viết phải được phân chia bố cục thật rõ ràng, hình ảnh sống động, dẫn chứng đầy đủ, đặt bản thân mình vào vị trí của người đọc, một bài viết hoàn toàn chỉ có chữ và chữ, chỗ nào cũng giống chỗ nào thì nó sẽ khiến người đọc không có cảm hứng đọc vì nó làm cho người đọc cảm thấy quá nhiều chữ, rối mắt, dù cho thông tin bạn đưa ra rất hay nhưng sẽ không có người đọc bài viết đó.

Ngoài ra trên website cần những hình ảnh sống động tạo cảm giác thích thú cho người đọc, các chuyên mục thân thiện, hướng người một cách thông minh, người dùng tìm kiếm thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khiến cho thời gian thao tác của người dùng sẽ ít đi, giúp cho người dùng tìm kiếm thông tin cần tìm nhanh hơn và khách hàng không mất thời gian chờ đợi. Sơ đồ trang web đơn giản, đưa ra được những bài viết hay chuyên mục được nhiều người đọc nhất hoặc những bài viết được đánh giá cao để hướng thu hút người đọc, khách hàng sẽ ở lại trên trang của bạn lâu hơn và đây cũng là một tiêu chí để tăng tỉ lệ time on site .

4. Quản lý thường xuyên tỉ lệ truy vấn trên website

Điều này mỗi người quản trị website phải nắm bắt được rõ ràng, lượng truy cập vào website, từng page, từ khóa nào hay được tìm kiếm trên trang… từ đó mới sẽ phân tích được điều mà khách hàng đang cần nhiều nhất.

Qua những thống kê lượt truy cập này các bạn sẽ tạo ra được những liên kết trong trang thật tốt, điều hướng khách hàng một cách tốt nhất. Nắm bắt được điều khách hàng đang cần để tối ưu lại những bài viết chưa có được lượng truy cập tốt, tạo ra những liên kết nội dung hữu ích khi bạn đọc truy vấn vào đọc bài viết trong trang web của bạn, họ sẽ bị những liên kết hữu ích đó lôi cuốn và điều chúng ta cần đó là tỉ lệ time on site rất cao.


5. Điều chỉnh các quảng cáo trên trang của bạn

Mỗi trang web đều có một tiêu chí và văn hóa riêng của trang web đó, do đó khi tạo những quảng cáo trên website của bạn điều đầu tiên là nó phải có nội dung xoay quanh đến nội dung trang web mà bạn đang xây dựng.

Quảng cáo mà bạn đang sử dụng phải có màu sắc phong phú, sống động và gây ấn tượng đối với người dùng, kích thích được click vào quảng cáo rất cao nếu nội hữu ích đối với người dùng và vị trí của quảng cáo ở những nơi hợp lý nhất, qua quảng cáo sẽ điều hướng được khách hàng tốt nhất cùng với điều này tỉ lệ Bounce Rate sẽ giảm xuống rất nhiều.
quảng cáo phù hợp

6. Thêm những từ khóa theo xu hướng đang lên.

Đây cũng là điều giúp website của bạn luôn được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của google với tần xuất cao hơn. Để giải quyết việc này bạn có thể sử dụng công cụ  miễn phí mà Google cung cấp đó là công cụ Google Trends.

 Luôn luôn cập nhật và thay đổi những từ khóa theo xu hướng này sẽ giúp website tăng được lượngtraffic qua kết quả tìm kiếm, kết hợp với tối ưu nội dung trong trang các bạn sẽ biến bạn đọc tìm kiếm qua mạng trở thành bạn đọc quen thuộc cho chính website của bạn.

7. Hãy nói không với Pop Up trên trang của bạn

Đối với tôi điều đầu tiên tôi cảm thấy chán ngấy đó là khi truy cập vào bất kỳ một trang web mà website đó tự động nhẩy ra nhiều những địa chỉ khác, điều này cũng khiến cho bạn đọc cảm thấy bực bội khi phải tắt những pop up này, hơn nữa những cửa sổ mới này nhiều khi còn hiện thị những nội dung không được hay, điều này sẽ khiến cho trang web của bạn mất đi bạn đọc quen thuộc và sẽ không níu giữ được bạn đọc vãng lai. Tỉ lệ Bounce Rate sẽ tăng cao nếu trang web của bạn tích hợp những pop up như thế này.

Trên đây là những ý kiến khách quan của mình, các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm để tối ưu website của chính bạn có được tỉ lệ Bounce Rate cực thấp và tỉ lệ Time On Site sẽ tăng cao. Chúc các bạn thành công !

Theo Seokool

Trong cuốn sách Nguồn gốc nhãn hiệu (The Origin of Brands) phát hành tại Việt Nam bởi Alphabooks, các chuyên gia về marketing Al Ries và Laura Ries đã áp dụng thuyết tiến hóa của Darwin cho quá trình xây dựng nhãn hiệu.

>>> Kéo dài Tuổi thọ Thương hiệu
>>> Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp
>>> Brand Marketing - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
>>> Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?

Kết quả là một chiến lược có tính sáng tạo và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo nên các sản phẩm mới, xây dựng nhãn hiệu thành công và đạt được tăng trưởng trong kinh doanh đã ra đời.
Một trong những vấn đề được Ries nhấn mạnh là việc tạo ra và đón đầu các chủng loại sản phẩm mới.
Về mặt tự nhiên, thời gian và các cuộc đấu tranh sinh tồn tạo ra các loài mới. Nhưng trong marketing, thời gian chỉ tạo ra các cơ hội mà không tạo ra các chủng loại mới. Chính các công ty tạo ra chủng loại mới thông qua những nỗ lực marketing của mình.
Theo Ries, đó là lý do mà các công ty nỗ lực để “làm thỏa mãn khách hàng của mình” là những công ty tự đưa mình đến rắc rối. Khách hàng không thể biết mình muốn gì cho đến khi họ được lựa chọn.
Điều quan trọng là phải trở thành người tiên phong trong lĩnh vực của mình. Nhiều công ty lớn tung ra các nhãn hiệu mới với chương trình quảng cáo tốn kém mà hoàn toàn quên đi vấn đề tạo ra chủng loại mới.
Red Bull khai phá và thống trị thị trường nước tăng lực. Tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát đã rất thành công trong việc khai phá phân khúc đồ uống mới ở Việt Nam là trà xanh uống liền.
Chuối bé nhưng mà chất (1)
Hàng chục loại kẹo cao su (sing gum) cùng tồn tại với định vị về một thuộc tính khác nhau
Nghĩ về chủng loại trước khi nghĩ đến nhãn hiệu

Nếu bạn không tạo ra một loại nhãn hiệu mới về một loại hàng hóa mới thì nhãn hiệu đó sẽ rất khó thành công. Loại hoa quả phổ biến nhất ở Mỹ là chuối, nhưng với nhiều người thì chỉ có duy nhất một loại chuối.
Tuy nhiên, ở các nước trồng chuối thì có rất nhiều loại. Loại phổ biến nhất là loại chuối quả nhỏ, vàng hay còn gọi là chuối orios theo tiếng Tây Ban Nha. Loại này được bán tại các siêu thị của Mỹ dưới rất nhiều nhãn hiệu như Chiquita và Bonita, nhưng rất nhiều người Mỹ cho rằng đây là loại chuối non.
Vậy tại sao người ta lại mua loại chuối non này với giá cao thay vì loại chuối to với giá thấp hơn? Đương nhiên người ta sẽ không mua nếu họ không nghĩ rằng đây là loại chuối đặc biệt.

Người Trung Mỹ thích chuối orios vì nó có mùi thơm hơn những loại chuối to. Và đương nhiên bạn có thể biến loại chuối này thành một loại khác với một khẩu hiệu chẳng hạn như “mùi vị gấp đôi, hàm lượng calo chỉ bằng một nửa”. Tất nhiên là cần một nhãn hiệu mới. Suy ngẫm: Các hoa quả Việt Nam bán ở siêu thị có nhãn hiệu riêng?

Muối ngày xưa chỉ là muối thông thường. Ngày nay chúng ta có muối biển, muối dùng trong ăn kiêng, muối ngô và muối không chứa muối (muối chưa Kali clorua thay vì Natri clorua).

Kẹo cao su cũng từng chỉ là kẹo cao su thông thường. Ngày nay chúng ta có kẹo cao su bong bóng (Bubble Yum), kẹo cao su hương bạc hà (Doublemint), không đường (Extra Xylitol), làm trắng răng (Trident White), chứa nicotin (Nicortte), bảo vệ răng (Freedent), hương trái cây (Juicy Fruit)… Mỗi một nhãn hiệu đều tạo nét riêng cho mình bằng cách gắn với một thuộc tính của sản phẩm…

Ngày nay, hãng Wrigley’s (trực thuộc tập đoàn Mars) dẫn đầu trên thị trường kẹo cao su với hơn một nửa thị phần tại Mỹ vì họ rất nhanh nhạy trong việc tung ra các nhãn hiệu mới để khai thác chủng loại mới.

Những nhãn hiệu nước khoáng thành công cũng đều đi theo con đường riêng. Loại nước thông thường có Aquafina, nước khoáng giá cao có Evian, nước khoáng có ga là Perrier, nước giúp rèn luyện cơ thể có Propel, nước chứa can xi có AquaCal…

Đi con đường riêng

Nhiều nhà quản lý quá chú trọng các khuynh hướng đang nổi trong khi thực tế là các khuynh hướng thường tách ra theo 2 hướng khác nhau: Nhiều chất béo và ít chất béo; Hạng sang và bình dân; Cỡ to và cỡ nhỏ. Ví dụ trong ngành ô tô tồn tại cùng lúc hai xu hướng, những chiếc xe SUV hầm hố như Cadillac Esclade đồng thời lại chuộng những xe cơ nhỏ như Beetle hay Mini Cooper.
Chiến lược khôn ngoan là đi con đường riêng trong lĩnh vực của mình. Điều này thường có nghĩa là đi ngược lại những khái niệm truyền thống.

Theo Kinh Kha
Cafebiz.vn

Hầu hết các đặc điểm cơ bản của  thương hiệu là cảm tính và tạo dựng quan hệ nên thương hiệu cũng khá tương đồng với người chủ nhân của nó. Nhưng một khi thành công, thương hiệu có thể vượt xa những gì mà chúng ta có thể làm được. Thương hiệu có thể sống mãi, phát triển không ngừng và thích nghi với điều kiện thị trường mới. Mặc dù, thương hiệu đăng ký bản quyền lâu đời nhất ở Anh từ năm 1904, khi Tate & Lyle đăng ký hình anrh và slogan cho sản phẩm đường Golden Syrup của họ, ngày nay vẫn có rất nhiều thương hiệu tồn tại từ trước khi quy trình đăng ký sở hữu xuất hiện.

>>> Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp
>>> Brand Marketing - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
>>> Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?
>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức


Từ những nghiên cứu định lượng từ xa xưa, con người chúng ta đã tích lũy một lượng dữ liệu thông tin lớn hữu ích cho việc tăng cường sức khoẻ và gia tăng tuổi thọ. Tuổi thọ trung bình 89 của những công dân Monaco và 80 với nhiều quốc gia châu Âu và châu Á dường như là kết quả của sự kết hợp chăm sóc sức khoẻ hoàn hảo từ lúc sinh ra đời, lối sống năng động, môi trường sống thoải mái và một thực đơn tốt cho sức khoẻ.

Trong khi đó, những gì chúng ta biết về các nghiên cứu thương hiệu hiện tại còn khá rải rác. Doanh nghiệp tiến hành rất nhiều nghiên cứu về người tiêu dùng nhưng thường không công bố rộng rãi và chỉ phục vụ cho những tác động ngắn hạn ở phạm vi hẹp như một thay đổi về đặc tính có thể ảnh hướng khả năng mua hàng như thế nào. Và chúng ta cũng tiến hành nhiều “nghiên cứu” công bố rộng rãi về tính sáng tạo dưới hình thức các cuộc thi thường niên về chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế. Tôi đã có cô hội làm giám khảo của rất nhiều cuộc thi như thế và theo quan điểm của tôi chúng khá mang tính chủ quan.

Tuy nhiên, có một cuộc thi có thể cho chúng ta biết nhiều về lý do tại sao một thương hiệu có thể thành công: Giải thưởng Hiệu quả IPA tổ chức hai năm một lần tại Anh. Đây được coi là cuộc thi khắc nghiệt nhất về truyền thông tiếp thị trên thế giới bởi ngay từ vòng đầu các ứng viên đã phải chứng tỏ được ý tưởng truyền thông của họ đã được chuyển hoá thành lợi tức đầu tư. Hơn thế, sau mỗi phần câu hỏi chi tiết dành cho người dự thi được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia trong ngành, cuộc thi đem lại 216 nguồn dữ liệu thuộc hơn 30 chủ đề. Vào thời điểm Hamish Pringle và Peter Field nghiên cứu nguồn dữ liệu phong phú này cho cuốn sách viết năm 2008 của họ Brand Immortality (tạm dịch: Sự bất tử của thương hiệu), họ có tới  880 trường hợp thực tế mà trên cơ sở đó tập trung vào các chiến dịch truyền thông tiếp thị hiệu qủa nhất.

Những thương hiệu tạo ra các chiến dịch này thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau; nằm ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ mới xuất hiện, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào; và với nhiều kiến trúc thương hiệu khác nhau từ chùm thương hiệu tới họ thương hiệu.

Khi nói tới thành công thương hiệu, một trong những cách thức quan trọng nhất để “chẩn đoán” tình hình sức khoẻ thương hiệu tốt mà tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Pringle và Field là xem xét các chỉ số hiệu quả hoạt động chính của thương hiệu (KPI).

Các chỉ số KPI hàng đầu được coi như chỉ số để đà phát triển và tuổi thọ của thương hiệu chuyển thành mục tiêu kinh doanh (như thị phần, độ nhạy cảm về giá và lợi nhuận), mục tiêu hành vi (như thu hút khách hàng mới và tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại) vàmục tiêu trung gian (như nhận biết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, sức hấp dẫn trực tiếp, khác biệt hoá, danh tiếng, chất lượng, cam kết và niềm tin).

Ban đầu, dường như những mục tiêu lợi nhuận càng trực diện chính là thứ để theo đuổi: độ nhạy cảm về giá (có nghĩa khả năng định mức giá cao hơn), thị phần gia trị (trái ngược với thị phần, có thể đạt được mà không cần lợi nhuận bằng cách giảm giá) và thu hút khách hàng mới (thay vì mức độ trung thành, vì sự xuất hiện của khách hàng mới có khả năng tạo ra doanh số cao hơn so với việc khuyến khích những khách hàng hiện tại trung thành khi mua hàng hơn).

Vấn đề trong việc tập trung vào các khía cạnh mong muốn này nằm ở chỗ chúng đều là những chỉ số chậm trễ chính sách lẽ chậm trễ ra phải được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ trước khi thương hiệu biết được chúng hiệu quả đến mức nào. Và những chỉ số dẫn đầu trong nhóm mục tiêu trung gian rất khó để đo lường kết quả chính xác.

Có một số điều quan trọng khác cần lưu ý về các chỉ số của nhóm mục tiêu trung gian. Những chỉ số này được sử dụng để chi phối hầu hết các tài liệu truyền thông tiếp thị, nhưng chúng ít hiệu quả nhất khi sử dụng độc lập với nhau và độc lập với các chỉ số ở nhóm khác. Dữ liệu IPA chỉ ra rõ ràng rằng khi bất cứ mục tiêu nào tỏng số các mục tiêu trung gian này được chú trọng bởi một mục tiêu hành vi, và khi mục tiêu hành vi lại được chú trọng bởi một mục tiêu kinh doanh, việc truyền thông sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Chẳng hạn, chúng ta thấy một mục tiêu kinh doanh thị phần có thể dẫn đến mục tiêu  hành vi thu hút khách hàng mới, mà mục tiêu thành vi này lại dẫn tới mục tiêu trung gian là danh tiếng (có nghĩa khách hàng sẵn sàng thuyết phục những người khác thử dùng thương hiệu). Nếu bạn có thể mường tượng các cấp độ mục tiêu kinh doanh, hành vi và trung gian và các chỉ số KPI trong đó dưới dạng “cây quyết định” (một đồ thị của các quyết định và các hậu quả có thể của nó bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên) với nhiều lựa chọn khác nhau, thì bạn sẽ có thể chọn lựa con đường phù hợp nhất với mục tiêu của bạn.

Đến đây, một lần nữa chúng ta lại có thể xem xét tính tương đồng giữa thương hiệu và con người. Khi được khảo sát riêng rẽ, ngay cả những chỉ số KPI mạnh nhất vẫn không được thể hiện được tính dự báo tin cậy cho thành công tương lai trong nghiên cứu dữ liệu IPA. Nhưng cũng như khi kết hợp các thành tố làm nên tuổi thọ cao ở một số quốc gia, sự kết hợp của các chỉ số KPI sẽ tạo nên thương hiệu thành công. Thay vì tập trung vào một chỉ số KPI cụ thể nào đó, thương hiệu mà kết hợp cân bằng các chỉ số này là thương hiệu đạt được thành công đáng kể.

Tất nhiên, đừng quên phát triển thương hiệu trên nền tảng chiến lược và trọng tâm rõ ràng trong môi trường không ngừng biến động. Bằng cách chú trọng tới sự cân bằng của các chỉ số hiệu quả hoạt động quan trọng nhất, thương hiệu của bạn chắc chắc sẽ còn sống lâu hơn chính chúng ta.

Nguồn: BrandDance

Đầu tiên, Facebook News Feed được sắp xếp bởi một thuật toán mà mọi người hay gọi là Edge Rank. Nó không chỉ cân đo đong đếm thời hạn xuất hiện của bài viết, mà còn lựa chọn thông tin gì sẽ hiển thị để phù hợp với người dùng. Facebook muốn chắc chắn rằng những bài viết mà người dùng nhìn thấy trên trang chủ là những gì họ muốn tương tác. Do vậy, nếu bạn có LIKE hàng trăm fan page hay có hàng nghìn bạn, đừng ngạc nghiên vì sao có những fan page hay người bạn thường xuyên cập nhật thông tin mà không bao giờ hiện thông tin đó trên News Feed của bạn. Theo quan sát của mình, chỉ có 10-20% số bạn bè và fan  page được chọn để hiện trên news feed, còn số còn lại hầu như không bao giờ thấy.

>>> Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng
>>> 7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả
>>> Họ đã mượn “gió Facebook” để đi buôn như thế nào?
>>> Cách thức thực hiện Social marketing hiệu quả

Tất nhiên, sẽ có những người bạn, fan page thường xuyên hiện, một số khác thì thỉnh thoảng, một số khác nữa thì hiếm khi và phần lớn thì mất hút.
Chỉ có 10-20% số bạn bè và fan page được chọn để hiện trên news feed, còn số còn lại hầu như không bao giờ thấy

facebookpost zps1df32ea8 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Mỗi fan page khi mọi người vào Insights, các bạn có thể thấy một cách kiểu post bài nào đó (Photo, Status, Link, Video) có lượng Reach hay tương tác cao hơn những cách post khác. Nhiều người nghĩ post Photo là cách mang lại hiểu quả nhất, trong khi đó một số khác lại thấy việc sử dụng status mới là cách hiệu quả.

Cũng giống như các công cụ khác trong Social Media, không có một quy tắc vàng hay chuẩn mực nào cả.Kiểu bài post hiệu quả là là kiểu Friend/Fan muốn tương tác với nó nhất – có thể là Photo, là Status, là Link hay Video.

Khoảng hơn 1 năm trước, chúng ta đều cho rằng post hình ảnh sẽ mang lại tương tác hiệu quả nhất, và mọi người đều post hình ảnh. Thời gian tiếp theo, chúng ta lại cho rằng post text hiệu quả, và mọi người chuyển sang post status. Hiện tại thì là cái gì mình cũng không rõ nữa, vì thỉnh thoảng mình mới tìm hiểu, chứ không nghiên cứu như trước nữa.
Tuy nhiên, các bạn không nên bắt buộc phải có post bài theo một kiểu post nào đó, hãy tập trung vào chất lượng bài viết, kiểu post không cần quá quan trọng. Vì vậy, tùy vào mỗi người, mỗi fan page, sẽ có cách thức khác nhau.

Hãy tập trung vào chất lượng bài viết
Không nên thấy mọi người nói post status hiệu quả, rồi về fan page post status, post rồi hỏi “Vì sao mình cũng post status, sao lượng Reach của mình lại thấp vậy”. Hãy loại bỏ tư duy này trong đầu, bạn nên theo dõi Friend/Fan của mình, rồi tự rút ra kết luận về cách thức post bài hiệu quả.

Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

EdgeRank zps5783527d Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

Edgerank là gì ?

Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định ”Nơi nào ?” và ”Những bài viết nào ?” sẽ xuất hiện trên trang news feed của người dùng cá nhân. Có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Mình xin được giải thích rõ hơn về 3 khái niệm bên trên :

+ Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.

 + Weight: Trọng số tương tác
Như mình đã nói bên trên, với mỗi fan page hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà fan page này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.

+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của mình, thuật toán hiển thị trên news feed được chia làm bốn yếu tố chính, để rõ ràng hơn, mình xin chia những yếu tố trên vào 2 nhóm khác nhau : (các yếu tố được đánh theo số thứ tự 1,2,3,4)

+ Tương tác cá nhân :
 Tương tác của một người với những post Facebook khác nhau. (photo, status, link, video)

t1B001A10ngtaacuteccaacutenhacircn zps748a2023 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

1. Tương tác của bạn với tác giả bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một người bạn hoặc một fan page nào đó, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy bài viết của họ.


t1B001A10ngtaacutecv1EDBitaacutecgi1EA3bagraveivi1EBFt zps68364212 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
2. Tương tác của bạn với một dạng bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một loại bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy loại bài viết đó.
T1B001A10ngtaacutecc1EE7ab1EA1nv1EDBim1ED9td1EA1ngbagraveivi1EBFt zps8a83ce9d Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
+  Tương tác hệ thống:
 Tương tác của một nhóm người với một bài viết cụ thể nào đó.

T1B001A10ngtaacutech1EC7th1ED1ng zps13403415 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
 3. Phản ứng của người dùng khi nhìn thấy bài post.
Nếu càng có nhiều người tương tác với một bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thấy bài viết đó.
ph1EA3n1EE9ngkhaacutechhagraveng zpsacc5cb6f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
4. Số lượng khiếu nại, báo cáo tiêu cực
Nếu bài viết  của bạn bị Facebook nhận được phản hồi hay khiếu nại, thì khả năng bạn sẽ ít khả năng nhìn thấy bài viết đó.
s1ED1l1B001EE3ngkhi1EBFun1EA1ibaacuteocaacuteotiecircuc1EF1c zpsc490df4f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

Bên trên là giải thích, còn sau đây mình xin đưa ra ví dụ để mọi người dễ hiểu hơn :
Mình xin đưa ra một câu chuyện, về một Facebooker hết sức nổi tiếng, là Goku :
Goku zps798d472f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Hãy xem 4 yếu tố bên trên ảnh hưởng đến lượng Fan của Goku nhìn thấy thông tin mà anh ấy post.

Trường hợp 1 :
Giả sử khi Goku post 1 bức ảnh đăng lên :

Gokuposthigravenh zps6310b31c Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Fan 1 : Gohan
Là fan thường xuyên tương tác với Photos mà Goku đăng
Có xu hướng thường xuyên tham gia tương tác với Photos, thỉnh thoảng tương tác với Links
Bài đăng của bên trên của Goku có lượng tương tác cao hơn bình thường
Không có bất kì khiếu nại hay phàn nàn đối với bài đăng trên
–> Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : RẤT CAO

Trường hợp 2 :
Giả sử khi Goku đăng 1 status lên :
Gokuposthigravenh zps6310b31c Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Fan 2 :  Vegeta
Đôi khi tương tác với bài đăng của Goku
Thường xuyên tương tác với Status và Links
Bài đăng bên trên của Goku có lượng tương tác thấp hơn bình thường
Bài đăng trên có một số khiếu nại nhưng không nhiều.
–>  Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : TRUNG BÌNH

Trường hợp 3 :
Khi Goku đăng một link lên (mình ví dụ vậy, không tìm được hình)
Fan 3 : Mabu
Hiếm khi tương tác với bài đăng của Goku
Thỉnh thoảng tương tác với status, hiếm khi tương tác với link
Bài đăng của Goku có tương tác trung bình
Có rất nhiều báo cáo tiêu cực từ bài viết.
–>  Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Mabu : THẤP

Ngoài lề :
Trước năm 2009, mọi người phần lớn dành thời gian lên Facebook để chơi Game nên số thời gian mọi người trên News feed chỉ dưới 10%.

Đến năm 2011, theo thống kê thời gian mọi người trên news feed là 27%
Đến năm 2012, con số này trên 40%

Và càng ngày càng cao, mọi người chuyển dần qua tương tác trên News Feed của mình
Facebook update tính năng liên tục, chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể làm thuật toán thay đổi, do vậy nghiên cứu Facebook là công việc liên tục nếu bạn không muốn “lỗi thời”.


Nguồn: Digitalk

Những hình ảnh hoạt hình hài hước ngập tràn trên mạng xã hội những ngày gần đây.

Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội và diễn đàn liên tục xuất hiện những hình ảnh được chụp với hiệu ứng hoạt hình. Điểm đặc biệt của những bức hình này là có thể tùy biến khuôn mặt người chụp, thêm các hiệu ứng và phần nền (background) khác nhau.




Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Được biết ứng dụng chụp hình trên do một công ty Trung Quốc có tên "Hightalk Software" phát triển. Tuy mới chỉ xuất hiện trên kho ứng dụng AppStore dành cho người dùng iOS (iPhone/iPad) từ ngày 25/10 nhưng tới nay đã nhanh chóng lên top đầu ứng dụng tải về miễn phí.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Với ứng dụng trên, người dùng có thể sử dụng hình chụp sẵn hoặc chụp hình mới. Sau đó ứng dụng sẽ tự động ghép khuôn mặt đã được "biến hóa" vào những phần nền khác nhau. Điều khiến ứng dụng này "ghi điểm" là do phần nền hài hước, gây bất ngờ cho người xem.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Không nhất thiết phải là một người vẽ đẹp, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một bức hình theo phong cách hoạt hình hài hước đơn giản trên smartphone.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng


Bạn đọc có thể tải về ứng dụng tại đây.


Theo GenK

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.