Latest Post

Google AdWords vừa đón nhận đợt nâng cấp thêm 5 tính năng mới. Các tính năng này hứa hẹn sẽ giúp các nhà quản lý PPC (pay-per-click) và nhà quảng cáo thêm phần hào hứng với kế hoạch và chiến lược của mình trong năm 2013 này.

>>> Tổng quan Onpage SEO
>>> HummingBird – Thay đổi tất yếu của thuật toán tìm kiếm Google
>>> Tối ưu hóa Internal Link
>>> 5 câu hỏi định hướng Chiến lược phân tích từ khóa

1. Sitelinks được nâng cấp
Cùng với sự ra mắt của enhanced campaigns trong Adwords chúng ta còn có sitelink cũng được nâng cấp. Trước đây, các sitelink chỉ được tạo ở mức chiến dịch. Giờ đây từng sitelink riêng biệt có thể được tạo và gán vào cho các nhóm quảng cáo, việc “override” ở mức nhóm quảng cáo mang đến khả năng phối hợp và có được sự chính xác mới với tính năng mở rộng quảng cáo này.

 Sitelinks được nâng cấp
Sitelinks được nâng cấp
Các sitelinks cụ thể nhắm vào mobile cũng mở ra cơ hội cho các thông tin phụ trợ nhấn mạnh vào local như hướng dẫn đường hay đặc sản địa phương. Sitelinks cũng có thể được lập lịch, rất thích hợp cho quảng cáo và các sự kiện diễn ra theo mùa.
2. Tính năng mới Keyword Planner

 Tính năng mới Keyword Planner
Tính năng mới Keyword Planner
Tính năng xuất hiện trong thông báo hồi tháng Tư của Adwords đến nay đã chính thức đi vào hoạt động. Thực chất đây là công cụ từ khóa (keyword tool) cũ kết hợp với công cụ traffic estimator (dự đoán lưu lượng) để cho ra Keyword Planner nhằm sử dụng hiệu quả lợi ích của từng công cụ trong một công cụ duy nhất.
Tính năng tương tự nhưng đã được cải tiến đôi chút. Bạn có thể thay đổi tuần tự match type trước khi thêm chúng vào plan, và công cụ hỗ trợ bạn những dự đoán traffic ngay cạnh từ khóa giúp bạn dễ dàng chọn được những từ khóa thích hợp cho chiến dịch.
Ngoài ra công cụ có thể gom nhóm danh sách từ khóa để cho ra dự đoán. Bạn chỉ việc chọn 2 hoặc nhiều hơn các danh sách từ khóa cần gộp để tạo thành những từ khóa mới và lấy dự đoán cho chúng . Cách này tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian so với khi làm thủ công.
3.Tính năng Google Display Planner mới

 AdWords Display Planner
AdWords Display Planner
Tính năng Display Planner mới của Google có giao diện tương tự của Adwords cộng với dữ liệu và thông tin dự đoán của Google Ad Planner. Các nhà quảng cáo có thể ở đây những chủ đề (Topics), sở thích (Interest), hay vị trí (Placement) để target dựa trên thông tin dự đoán đối tượng.
AdWords cho bạn biết có bao nhiêu “cookies” có sẵn để target, với mỗi cookie là đại diện cho một thiết bị nào đó thay vì một người cụ thể. Dự đoán Impression mỗi tuần (Impr./wk) cũng là một thông tin khá hữu ích.
4. Điều chỉnh bid trên Mobile theo nhóm quảng cáo
Điều chỉnh bid trên moble cho enhanced campaign trong Adwords được thực hiện ở mức campaign. Trước đây bạn lo lắng về việc không điều chỉnh được cùng giá bid cho mọi nhóm quảng cáo thì giờ đây Google cho ra tính năng điều chỉnh bid trên mobile theo nhóm quảng cáo mang đến khả năng tùy biến ở một mức sâu hơn.
Nếu một nhóm quảng cáo có CPCs chênh lệch khá nhiều so với các nhóm còn lại của chiến dịch, bạn có thể dùng tính năng này để cân bằng bid và giảm thiểu tiêu tốn cho chúng dựa vào dữ liệu hoạt động trước đó.
5. AdWords Upgrade Center
Với sự ra mắt của upgrade center cho enhanced campaign mang đế sự thuận tiện hơn cho các nhà quảng cáo khi cần nâng cấp các chiến dịch của mình. Chỉ bằng một vài cú click bạn đã có thể cập nhật cho nhiều chiến dịch cùng lúc.

 Adwords Upgrade Center cho enhanced campaign
Adwords Upgrade Center cho enhanced campaign
Tuy nhiên nếu muốn công việc được dễ dàng hơn, bạn nên thực hiện một vài nghiên cứu trước đó. Trong công cụ này, mặc định AdWords chọn thiết lập “Use the Google-suggested default, calculated for each campaign” nghĩa là chọn theo gợi ý, tính toán của Google cho mỗi chiến dịch, và nó có thể không phù hợp cho chiến dịch bạn cần tinh chỉnh. Nghiên cứu sẽ cho bạn biết những thông tin như CPC trên mobile chiếm bao nhiêu phần trăm trong chi phí và dùng đó đề đề ra chiến lược, tránh dùng mặc định càng nhiều càng tốt.
Các tính năng trên đây đã sẵn sàng cho bạn thử nghiệm. Đây thực sự là đợt nâng cấp đáng giá trong AdWords, các nhà quản lí PPC cùng các nhà quảng cáo sẽ có thêm những cơ hội và trải nghiệm mới để vươn xa đến với khách hàng tiềm năng và nâng cao hiệu quả cho chiến dịch, góp phần vào thành công chung cho chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.
Theo Search Engine Watch
blog.eqvn.net

Điều gì đã làm nên thành công vang dội của chiến dịch truyền thông tích hợp Dumb Ways to Die (những cách chết ngu) do hãng tàu điện ngầm Metro (Úc) thực hiện.


Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp

Tại Liên hoan Quảng cáo Cannes Lion 2013 vừa diễn ra, chiến dịch truyền thông “Dumb Ways to Die” (Những cách chết ngu) của hãng tàu điện ngầm Metro đã giành đến 5 giải thưởng ở các hạng mục Grand Prix PR, Direct, Radio, Integrated và Film. Điều quan trọng nhất là sau khi chiến dịch kết thúc, tỉ lệ tai nạn và tử vong tại các khu vực tàu điện ngầm đã giảm đến 21% so với cùng thời điểm vào năm trước. Điều kỳ diệu nào đã làm nên thành công của chiến dịch truyền thông tích hợp này?
Lý do lớn nhất chính là ý tưởng và cách thực hiện vô cùng sáng tạo. Thay vì sử dụng những mô-típ rùng rợn truyền thống để nói về các mối nguy hiểm khi không đảm bảo an toàn đường sắt, hãng PR của Metro đã chọn cách tiếp cận thanh niên Úc bằng những thông điệp vui nhộn, có tính giải trí cao để thuyết phục và kích thích giới trẻ tự nguyện chú ý về sự an toàn khi đứng ở trạm tàu điện ngầm. Đồng thời, việc tích hợp nhiều hoạt động online và offline song song tạo ra tác động tổng thể đến giới trẻ.
Các hoạt động chính trong chiến dịch
- Xây dựng video hoạt hình “Dumb ways to die”, tạo hiệu ứng viral trên cộng động người dùng mạng xã hội Tumblr với các lượt reblog và ưa thích cao.





- Phát hành bài hát “Dumb ways to die” trên Itunes
- Các đài phát thanh tại Úc đã phát sóng miễn phí bài hát “Dumb Ways to die” trong thời gian chiến dịch được thực hiện.
- Các hình thức quảng bá online của chiến dịch đều được dẫn link về website và tại đây công chúng sẽ được khuyến khích thực hiện các lời hứa chú ý an toàn và giữ gìn tính mạng của mình tại các khu vực tàu điện ngầm.
- Tại các khu vực tàu điện ngầm, TV liên tục phát video clip karaoke của bài “Dumb ways to die” và dựng các poster và banners liên quan đến chiến dịch.
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp


- Xuất bản một cuốn sách hình ảnh cho trẻ em và lồng ghép thông điệp giữ gìn an toàn tính mạng trong đó.
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp


- Xuất bản ứng dụng game trên Appstore và Google Play
- Dựng các bảng quảng cáo lớn ngoài trời, cho phép công chúng chụp ảnh với các nhân vật được tạo nên trong video clip và khuyến khích họ chia sẻ hình ảnh đó lên Instagram.

Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp

Kết quả
Chỉ sau 4 tháng phát động, chiến dịch đã nhận được phản ứng tích cực và hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến kinh ngạc:
- Đạt được 1 triệu cam kết chú ý an toàn trên website
- Các sản phẩm được chia sẻ nhiều nhất cho tới hiện tại
+ Hơn 3.000.000 share trên FB
+ Hơn 100. 000 share trên Twitter
+ Hơn 2.000 blog post
- Xếp thứ 3 trong những clip quảng cáo được lan truyền nhiều nhất mọi thời đại
- Phát hành trên Itunes tại 28 quốc gia
- Được nhắc đến bởi hơn 750 kênh báo và website toàn cầu
- Được phát song miễn phí trên tất cả các trạm tàu điện ngầm trên thế giới
- Được sử dụng để giảng dạy tại trường học
- Có hơn 200 phiên bản cover của bài hát này trên Youtube
- Tính thời điểm này, “Dumb Ways to Die” là một trong 5 video clip quảng bá được chia sẻ nhiều nhất từ trước đến nay với earn media lên đến hơn 60.000.000 USD và là chiến dịch quảng bá cho dịch vụ công thành công nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, niềm vui lớn nhất là sau khi chiến dịch được thực hiện, tỉ lệ tai nạn và tử vong tại các khu vực tàu điện ngầm đã giảm đi đến 21% so với cùng thời điểm vào năm trước.
Qua chiến dịch này, có thể thấy không có thông điệp nào khô khan, điều quan trọng là cần có cách truyền tải thú vị, nhất quán và toàn diện. Đây là chiến dịch mà các tổ chức công cộng hoặc phi lợi nhuận tại Việt Nam có thể tham khảo để truyền đạt thông điệp của các chương trình giáo dục giới tính, an toàn giao thông hoặc chống bạo lực gia đình.
Theo GenK

Chúng đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý – những người có trách nhiệm tạo ra, xây dựng và duy trì thương hiệu. Cân nhắc lại chiến lược marketing – một số lý do chính

>>> 23 giờ cho một kế hoạch marketing
>>> 10 ý tưởng PR sáng tạo
>>> Tiếp thị trực tuyến cho khách hàng nữ giới
>>> 12 slogan 'chân thực' hài hước nhất về các thương hiệu lớn

xay-duong-thuong-hieu

1. Để xác nhận lại toàn bộ các vấn đề về thương hiệu và chiến lược trong quản lý.

Các thị trường được đáp ứng bởi hầu hết tất cả các tổ chức đang thay đổi với tốc độ bất thường. Trong khi đó tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và toàn bộ định vị thương hiệu của bạn có thể là được thiết kế cho những điều kiện dài hạn. Điều này là mấu chốt khiến bạn cần xem lại và xác nhận lại thương hiệu, chiến lược của mình. Những thay đổi về công nghệ, hoạt động cạnh tranh, kinh tế thế giới và một vài vấn đề khác có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi định vị thương hiệu. Tối thiểu thì chiến lược hoạt động trong ngắn hạn cần phải được xem lại và phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi thực tế. Và, vẫn có nhiều công ty lớn không có tuyên ngôn định vị chính thức được xác định cho tương lại – xem xét lại là một ý tưởng không tệ.

2. Để thống nhất trong quản lý

ngay cả những đội ngũ quản lý tốt nhất cũng có thể đánh sự tập chung vào mục tiêu chính bởi mỗi cá nhân trong đội làm việc ở những mảng khác nhau. Việc đánh giá lại có thể là một cách tốt để thống nhất trong toàn đội và đảm bảo rằng tất cả mọi người trong đội đều hướng đến mục tiêu và chiến lược chung. Đánh giá lại cũng là một cách tốt để giúp những nhân tố mới hòa nhập với đội. Trong cả buổi họp chính thức lẫn thời gian giải lao, ăn trưa, nghỉ ngơi có thể giúp mọi người hiểu về nhau tốt hơn và điều đó là rất cần thiết khi công việc đang ngày càng trở lên phức tạp.

3. Để giải quyết những bất đồng và làm dịu những căng thẳng

Những bất đồng về quan điểm, căng thẳng giữa những thành viên xuất hiện trong mọi tổ chức. Chúng dần trở thành những u nhọt phá hoại tổ chức, những cuộc thảo luận mở có thể là một cách tốt để mọi người cùng chia sẻ quan điểm của mình và cùng giải quyết vấn đề.

4. Để xác định những vấn đề phát sinh.
Những vấn đề phát sinh thường không được giải quyết ngay. Bởi vì không có được sự thống nhất trong cách giải quyết giữa các bộ phận. Trong điều kiện hoạt động đánh giá lại được thực hiện tốt, những vấn đề phát sinh có thể được nhận diện, việc phân tích bắt đầu được tiến hành hoặc kế hoạch hành động sẽ được vạch ra.

5. Để động não và sáng tạo

Khác hẳn những xung đột của công việc hàng ngày, không phải trả lời điện thoại và email. Nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo ở mức độ cao hơn. Nhóm sáng tạo cần được hỗ trợ rất nhiều như một người có thể làm rõ được ý tưởng của người còn lại.

6. Để phát triển sản phẩm và chương trình mới

Thêm vào việc động não cho sản phẩm và chương trình mới, cuộc thảo luận lành mạnh có thể vạch ra những định hướng và kế hoạch mới. Bởi vì sản phẩm và chương trình mới liên quan đến hành động của tất cả các phòng ban, xem xét lại toàn bộ vấn đề có thể là cách tốt để vạch ra kế hoạch, phân công công việc, lên thời gian biểu, lập ngân sách và nhiều hành động khác từ viễn cảnh của một bức tranh lớn.

7. Để đối mặt và giải quyết khủng hoảng

Cho dù là những thương hiệu tốt nhất cũng có lúc gặp khủng hoảng, dạng này hoặc dạng khác. Khi khủng hoảng xảy ra thường xuất hiện những cuộc họp khẩn cấp để xem xét và đánh giá vấn đề và đưa ra hướng giải quyết. Việc đánh giá lại toàn bộ vấn đề không chỉ giúp tổ chức đối đầu với khủng hoảng trước mắt mà còn giúp cho tổ chức phát triển bền vững trong tương lai.

8. Để cung cấp việc đào tạo quản lý

Một lợi ích chính của việc đánh giá lại một vấn đề đó là sự cung cấp các kiến thức quản lý một cách liên tục từ những nguồn thuộc nội bộ hay bên ngoài về những chủ đề khác nhau. Trong khi thảo luận những người diễn thuyết có thể cung cấp các thông tin về môi trường hiện tại của ngành mà tổ chức tham gia, những xu hướng mới hoặc những thông tin khác giúp nhà quản lý và đội ngũ của họ làm việc hiệu quả hơn. Đánh giá lại cũng là một cách hoàn hảo giúp những lãnh đạo mới nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức.

9. Để thưởng và nhận biết những cá nhân có thực lực

Một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lại đó là nhận diện những cá nhân suất sắc trong đội ngũ của tổ chức, những người luôn có đóng góp nổi bật đối với tổ chức. Thảo luận về những thành công và thành quả của họ. Nếu điều này được làm tốt có thể thúc đẩy tinh thần của cả tổ chức. Rõ ràng những thành quả đều được tán dương nhưng cũng cần nhận biết ai đã giúp đỡ cả đội, động viên mọi người đạt được kết quả tốt như thế.

10. Để xây dựng sự đồng tâm nhất trí

Nếu thực hiện tốt chín điều trên sẽ rất có ích trong việc xây dựng sự đồng tâm, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu của thương hiệu. Điểm cuối cùng này được thể hiện như một bản tóm tắt bởi người lãnh đạo có thể vấp phải những rào cản trong việc phát triển công ty. Việc đánh giá lại một vấn đề có thể cho phép bạn nhận dạng những rủi ro của vấn đề đó và giúp cho đội ngũ của bạn đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Khi một nhóm cùng tham gia thực hiện một công việc sẽ thành công hơn nhiều so với việc thực hiện theo chỉ thị và mệnh lệnh.

Thương hiệu luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Việc giám sát và đánh giá lại là rất cần thiết để có thể xác định đúng lợi ích lâu dài của thương hiệu.


Theo Marketing Box

Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giải thích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành.

>>> Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?
>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
>>> Cốt lõi của Google
>>> Chiến lược marketing của Unilever
mo-hinh-5-ap-luc-michael-porter-five-forces

Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Michael-Porter

Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không.

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,
- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,
- Sự khác biệt của các nhà cung cấp,
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,
- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,
- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
- Các lợi thế chi phí tuyệt đối,
- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,
- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,
- Chính sách của chính phủ,
- Tính kinh tế theo quy mô,
- Các yêu cầu về vốn,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,
- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
- Khả năng bị trả đũa,
- Các sản phẩm độc quyền.

4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
- Vị thế mặc cả,
- Số lượng người mua,
- Thông tin mà người mua có được,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính nhạy cảm đối với giá,
- Sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,
- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,
- Động cơ của khách hàng.

5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,
- Mức độ tập trung của ngành,
- Chi phí cố định/giá trị gia tăng,
- Tình trạng tăng trưởng của ngành,
- Tình trạng dư thừa công suất,
- Khác biệt giữa các sản phẩm,
- Các chi phí chuyển đổi,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,
- Tình trạng sàng lọc trong ngành.

Phân tích năm lực lượng cạnh tranh

1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry)
Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp không ngây thơ đến mức chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực tế, các hãng đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến lược rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó.

Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration – CR) là một trong những chỉ số phải kể đến đầu tiên. Chỉ số này cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong ngành nắm giữ. Ngoài ra còn có chỉ số CR về tỷ lệ thị trường do 8, 25 và 50 hãng đầu ngành kiểm soát. Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán). Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều “mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung không phải là chỉ số duy nhất, bởi vì xu hướng định nghĩa ngành mang nhiều thông tin hơn so với sự phân bố thị phần.

Nếu mức độ cạnh tranh giữa các hãng trong một ngành thấp, thì ngành đó được coi là “có kỷ luật”. Kỷ luật này có thể là kết quả của lịch sử cạnh tranh trong ngành, vai trò của hãng đứng đầu, hoặc sự tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức chung. Sự câu kết giữa các công ty nhìn chung là không hợp pháp. Trong những ngành có mức độ cạnh tranh thấp, các động thái cạnh tranh chắc chắn bị hạn chế một cách không chính thức. Tuy nhiên, một công ty không chấp nhận tuân thủ luật lệ mà tìm kiếm lợi thế cạnh tranh có thể làm mất đi cái thị trường “có kỷ luật” đó.
Khi một đối thủ hành động theo cách khiến các hãng khác buộc phải trả đũa, thì tính cạnh tranh ở thị trường đó sẽ tăng lên. Cường độ cạnh tranh thường được miêu tả là tàn khốc, mạnh mẽ, vừa phải, hoặc yếu, tùy theo việc các hãng nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đến mức nào.

Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn một số động thái cạnh tranh như sau:
- Thay đổi giá
– tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn.
- Tăng sự khác biệt của sản phẩm
– cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình sản xuất và đổi mới sản phẩm.
- Sử dụng các kênh phân phối một cách sáng tạo
– dùng hội nhập theo chiều dọc hoặc sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành. Chẳng hạn như trong ngành buôn bán kim hoàn, các cửa hàng kim hoàn cao cấp ngần ngại không bán đồng hồ, hãng Timex đã chuyển tới các cửa hàng thuốc và các đại lý không truyền thống khác. Nhờ đó, hãng đã hoàn toàn làm chủ thị trường đồng hồ có giá từ thấp đến trung bình.
- Khai thác mối quan hệ với các nhà cung cấp – ví dụ, từ những năm 1950 – 1970, hãng Sears, Roebuck và Co. chi phối thị trường hàng gia dụng bán lẻ. Sears đã đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao và yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ số kỹ thuật và giá sản phẩm của họ.

Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:

Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.

Thị trường tăng trưởng chậm. Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng.

Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.

Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.

Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp. Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng.

Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.

Khả năng thay đổi chiến lược cao. Khả năng thay đổi chiến lược cao xảy ra khi một hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Các rào cản “thoát ra” cao. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng của tài sản cố định. Khi nhà máy và thiết bị có tính chuyên môn hóa cao thì khó có thể bán các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc.
Theo Markeing Box

Bạn nghĩ mình có thể làm được việc gì trong vòng 23 giờ? Chắc chắn là khá nhiều. Tuy nhiên, bạn không bao giờ tưởng tượng ra rằng, trong số những việc mình có thể hoàn thành trong khoảng thời gian đó lại bao gồm cả một kế hoạch tiếp thị hiệu quả, khoa học, hợp lý.


 23 giờ cho một kế hoạch marketing – phần 1


Vậy bạn hãy tham khảo “thời gian biểu” chi tiết được đưa ra dưới đây và thử áp dụng vào thực tế của công ty mình khi chuẩn bị soạn thảo chiến lược tiếp thị sắp tới.

Giờ thứ 1: Đánh giá tổng quan tình hình
Trước khi thiết kế “chiếc khung” cho kế hoạch tiếp thị của bạn, bạn cần xác định chỗ đứng của mình trên thị trường (thị phần mà bạn kiểm soát, vị trí của bạn trong cuộc cạnh tranh…) Bạn hãy hỏi một số người có uy tín đối với bạn và hãy lắng nghe ý kiến của họ. Hãy cố gắng khách quan và viết ra 4 – 5 đoạn văn để tổng kết về hoạt động kinh doanh của bạn (kể cả các quan niệm, triết lý kinh doanh mà bạn tâm đắc, điểm mạnh và điểm yếu mà bạn đang có…). Việc văn bản hóa mọi chi tiết như vậy sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.

Giờ thứ 2-3: Đặt ra các mục tiêu cần hướng tới
Sau khi biết được mình đang đứng ở đâu, bạn có thể quyết định mình muốn đi đến đâu. Hãy tự hỏi bạn thân xem bạn đang cố gắng đạt được điều gì thông qua kế hoạch tiếp thị này: gia tăng doanh số bán hàng hay xây dựng một nhận thức nào đó về công ty bạn, hoặc nhiệm vụ bạn đặt ra là quảng bá danh tiếng công ty? Trên cơ sở đó, bạn sẽ soạn thảo một kế hoạch tiếp thị phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu cụ thể.

Hãy hình dung về từng mục tiêu kinh doanh của bạn. Mặc dù lạc quan là nét tính cách cần thiết đối với một doanh nhân, nhưng bạn vẫn phải giữ cái nhìn khách quan trước mọi việc. Bạn nên nhớ rằng ngay cả một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo nhất cũng không đặt ra mục tiêu gia tăng 80% doanh số bán hàng trong vòng một năm tiếp theo, chỉ trừ một số hoàn cảnh đặc biệt (như giới thiệu một sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi bật, hay sự biến mất đột ngột của đối thủ cạnh tranh nào đó…). Việc bạn có nhiều mục tiêu là điều tốt, nhưng bạn cần chú ý sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng và mức độ cấp thiết, như vậy bạn mới có thể xây dựng được kế hoạch thực hiện khả thi nhất.

Giờ thứ 3-4: Tiến tới mục tiêu
Đâu là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? Nếu bạn nói là “tất cả mọi người”, thì bạn cần suy nghĩ lại về câu trả lời đó. Ngay cả những công ty lớn nhất cũng không mù quáng hướng tới tất cả mọi đối tượng tiêu dùng trên thị trường. Thay vào đó, họ chỉ nhắm tới một khu vực khách hàng nhất định với các đặc tính riêng, từ đó xây dựng chiến thuật (gồm các thông điệp và phương tiện) để tiếp cận nhóm khách hàng này.

Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đang tiếp cận nhóm khách hàng là công ty, bạn hãy miêu tả rõ loại hình kinh doanh, mức doanh thu, địa điểm và các đặc tính quan trọng khác liên quan đến các công ty đó. Nếu người tiêu dùng là các khách hàng mục tiêu của bạn, hãy thu thập các dữ liệu về tuổi tác, giới tính, mức thu nhập trung bình, tình trạng hôn nhân … của họ. Tất cả những thông tin này càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể sẽ có vài phân lớp khách hàng mục tiêu, nhưng hãy sẽ xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

Giờ thứ 4-9.5: Nghiên cứu kế hoạch của bạn
Bạn đã biết mình đang ở đâu và mong muốn đi đến đâu, giờ đã đến lúc bắt đầu cuộc chơi có tên “thám tử tư” để tìm ra lộ trình hợp lý nhất có thể đưa bạn đến đích. Lời khuyên ở đây là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các mục tiêu đã đề ra.

Thông tin về khách hàng tiềm năng luôn có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau và đa phần là các thông tin bạn có thể truy cập miễn phí. Hãy dành đôi chút thời gian để tìm hiểu về yếu tố nhân khẩu học (các đặc điểm tự nhiên của khách hàng tiềm năng) và tâm lý học (các yếu tố tâm lý của khách hàng tiềm năng). Những đặc điểm nhân khẩu học có thể là tuổi tác, khu vực địa lý, mức thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân…, còn các đặc điểm tâm lý học sẽ là xu hướng, thói quen mua sắm, các phân đoạn thị trường, sở thích cá nhân….

Các hiệp hội thương mại và báo chí kinh doanh luôn là những địa chỉ tuyệt vời để bắt đầu công việc nghiên cứu của bạn, đặc biệt nếu bạn mong muốn tiếp cận khách hàng là công ty. Hãy tham khảo tài liệu của các tổ chức, hiệp hội thương mại khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh của bạn để có thêm thông tin về khách hàng. Còn nếu khách hàng tiềm năng của bạn là người tiêu dùng trong khu vực, bạn hãy ghé thăm Uỷ ban phát triển kinh tế địa phương. Các cơ quan này thường cung cấp những trợ giúp nhất định cho hoạt động nghiên cứu thị trường của bạn và thông thường mỗi cơ quan đều có một website riêng.

Khi đã có trong tay các thông tin về khách hàng tiềm năng, bạn hãy lập một bộ hồ sơ chi tiết về các phân đoạn thị trường của bạn. Bạn nên đưa vào đó tất cả các thông tin nhân khẩu học và tâm lý học mà bạn có thể. Ví dụ, nếu bạn đang bán một sản phẩm nào đó tới các dân cư tại khu đô thị mới, bạn hãy xác định xem có bao nhiêu phần trăm người dân tại địa phương đang sở hữu nhà tại đây. Mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình là bao nhiêu? Phần lớn các gia đình có con nhỏ không? Với những thông tin cụ thể, bản kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn Brandhoo

Nền tảng trên các thiết bị di động đã sẵn sàng cho một cơ hội truyền thông, quảng cáo bùng nổ tại Việt Nam.
Một sự kiện khá bất ngờ là ông Anuj Khanna Sohum, Chủ tịch Affle Group, mới đây đã cam kết sẽ chia sẻ 10% trong Quỹ M2X trị giá 3,3 triệu USD để thúc đẩy lĩnh vực quảng cáo di động tại Việt Nam. Cam kết của Affle Group được đưa ra trong bối cảnh quảng cáo di động đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại, người dùng điện thoại di động ở Việt Nam đạt trên 130 triệu thuê bao, trong đó, số lượng thuê bao 3G đạt khoảng hơn 20 triệu, tỷ lệ sử dụng smartphone ít nhất đã đạt con số trên 20 triệu.
hoiducohoi1 Mobile marketing: Hội đủ cơ hội
Trước các con số này, nhiều chuyên gia makerting nhìn nhận, đây chính là thời cơ và xu thế tất yếu để thị trường quảng cáo trên các thiết bị di động bùng nổ, vì “không có phương thức nào thuận tiện và phổ biến rộng rãi hơn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ như qua các thiết bị di động”.
Theo Hãng Nghiên cứu Nielsen, người Việt Nam có thói quen sử dụng thiết bị di động rất thường xuyên, trong đó 54% kiểm tra thiết bị di động (thường là điện thoại di động) trước khi ngủ, và 91% luôn có thiết bị di động bên mình trong suốt cả tuần.
Đây chính là yếu tố để HTC Việt Nam đẩy mạnh chiến lược quảng cáo trên di động với khái niệm “information snacker” – “tiêu thụ thông tin” mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, hàng loạt các thương hiệu lớn như Heineken, Ford Vietnam, Tiger, Vespa, Vietinbank, HDBank, Sanyo, Sony và VietjetAir… cũng đều triển khai các hình thức quảng cáo trên điện thoại di động.
Ông Rohit Dadwai, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Mobile Marketing Châu Á – Thái Bình Dương, nhận định: “Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng cao về số lượng người sử dụng internet bằng thiết bị di động nên mobile marketing sẽ trở thành một trong những phương tiện định hướng đáng kể của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ chú trọng đến kênh tiếp thị này nhiều hơn”.
Thống kê của Admicro cho thấy, số lượng truy cập trên thiết bị di động đạt 30-35% so với web PC đạt gần 50%. Đây là kết quả do việc mạng 3G và Wi-Fi phát triển mạnh đã tác động đến xu hướng đọc báo và thao tác công việc cũng như giải trí trên thiết bị di động nhiều hơn.
Theo xu hướng này, Admicro dự báo ngân sách quảng cáo trên thiết bị di động sẽ tăng từ 1% lên 7% trên tổng ngân sách dành cho một chiến dịch quảng cáo trong vài năm tới.
Tuy nhiên, ông Rohit Dadwal, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Diễn đàn Mobile Marketing Toàn cầu 2013 (MMA), nhận định: “Rất ít các doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam có giao diện cho thiết bị di động. Khi doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư cho di động thì người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng với việc kết nối với doanh nghiệp từ di động”.
infographic Mobile marketing: Hội đủ cơ hội
Cũng theo diễn đàn MMA, truyền thông, mobile marketing phải có khả năng kích thích người tiêu dùng hành động, có lợi cho người tiêu dùng và phải rất vui nhộn. Đây là truyền thông hai chiều, tương tác dựa trên đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà quảng cáo tại Việt Nam vẫn còn rất lúng túng khi quyết định nội dung cho các chiến dịch mobile marketing.
Ông Ashutosh đưa ra ba yếu tố liên quan đến việc phát triển nội dung quảng cáo: Vị trí, bối cảnh, thời gian (thời điểm phù hợp, thời gian cụ thể, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng).
Theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam trong vòng 3 năm tới sẽ còn trong giai đoạn khó khăn. Việc xem xét lại ngân sách và coi di động như là phương tiện truyền thông có hiệu quả quảng cáo rõ ràng nhất cũng sẽ là lợi thế trong tương lai cho kênh truyền thông này.
Vì vậy, khẩu hiệu của của các doanh nghiệp trong năm 2014 không còn là “Tại sao nên làm mobile” mà là “Làm mobile như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất”. Trong đó, câu trả lời quan trọng là: Kiểm soát được khoảng cách từ “ấn tượng” đến “hành động”.
Theo đại diện của Goldsun Focus Media, các nền tảng công nghệ tương tác với người tiêu dùng đã có sẵn tại Việt Nam như: QR code, AR, NFC, LBS… Vấn đề chỉ còn là ý tưởng để xây dựng kịch bản: Tương tác với người tiêu dùng như thế nào?
Ở đây sẽ có những câu hỏi cần có câu trả lời đúng: Xác định đúng vấn đề cần giải quyết, đề ra ngưỡng phải đạt được, hành trình nào mà người tiêu dùng sẽ trải qua…
Vì vậy, sự kết nối giữa các công ty tư vấn marketing, sáng tạo và công nghệ là hết sức quan trọng để đảm báo cho một chiến dịch quảng cáo trên di động thành công.
Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường. Trên con đường hướng tới thành công, mọi công ty đều cần những chiếc xe “giao tiếp cộng đồng” (Public relations – PR) hiệu quả nhất và có tốc độ nhanh nhất. Nhiều công ty rất muốn chạm đến những thành công đó, nhưng họ không biết cỗ xe PR nào hiệu quả đối với mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 ý tưởng sáng tạo dưới đây để có được một kết quả PR như mong muốn, giúp bạn quảng bá danh tiếng của công ty mình, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.  



1. Tạo ra các sự kiện, ngày kỷ niệm
Vào năm 1991, khi đang giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Jacqueline Whitmore, thành viên sáng lập kiêm giám đốc Trường lễ tân và ngoại giao Palm Beach tại Florida, thường xuyên được các học viên hỏi về phép xã giao liên quan đến điện thoại di động. “Tôi đã nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề này”, Whimore kể lại, “nên tôi quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt nào đó giúp họ tìm hiểu kỹ hơn”. Bà đã đăng ký một ngày lễ mới vào Lịch trình tổ chức các sự kiện Chase (một lịch trình được giới doanh nghiệp và truyền thông Mỹ sử dụng, bao gồm cả những ngày lễ truyền thống và những ngày lễ mới được đặt ra). Vào tháng 7 năm 2002, Tháng xã giao điện thoại di động quốc gia (National Cell Phone Courtesy Month) đã chính thức được tổ chức, và Jacqueline có được danh tiếng trong công chúng quốc gia cũng như địa phương, đồng thời bà còn có được nhiều khách hàng mới. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm như Jacqueline: đăng ký một ngày lễ mới tại địa chỉ www.chases.com.



2. Viết sách
Các khách hàng tiềm năng luôn ngưỡng mộ tác giả của những cuốn sách, thậm chí cả khi cuốn sách của họ có lượng bản in không lớn lắm. Trên thực tế, khi viết một cuốn sách, bạn đã thể hiện cho khách hàng thấy bạn là người có kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy. Thêm vào đó, bạn có thể bán cuốn sách của mình hay sử dụng nó như sản phẩm đính kèm - điều có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của bạn. Chưa kể tác giả cuốn sách thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.

3. Giành một giải thưởng kinh doanh
Nếu bạn nghĩ rằng việc giành được một giải thưởng kinh doanh là vô cùng khó khăn, thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ khả năng để tham gia cuộc chạy đua. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi người chiến thắng và viết nên những câu chuyện về họ. Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường.

4. Tham gia vào các chương trình truyền hình phổ biến
Gần đây, Wes Moss, nhà tư vấn tài chính và cũng là người từng tham gia Chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh có tên The Apprentice (Người học việc), đã viết cuốn sách Starting from Scratch (Bắt đầu từ vạch xuất phát) khá ăn khách. Quả thật, nếu Wes không là “người thật việc thật” có mặt trong chương trình truyền hình The Apprentice, thì có lẽ cuốn sách của ông không được nhiều người biết đến như vậy. Giờ đây, với một cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông trở nên nổi như cồn.

5. Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn miễn phí
Jacqueline Bonfiglio-Naja, nhà thẩm mỹ học và là chủ tịch công ty Jacqueline chuyên về các giải pháp chăm sóc da tại North Dartmouth, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí với chuyên đề chăm sóc da tại nhiều địa phương khác nhau từ nhiều năm nay. “Qua các buổi hội thảo, mọi người biết đến tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi có thêm các khách hàng mới và cộng đồng cũng đánh giá tôi cao hơn”, Jacqueline cho biết.

6. Thiết lập hệ thống thư tin tức điện tử (electronic newsletter)
Jeffrey Gitomer North Carolina, một chuyên gia bán hàng, luôn có trên 100 ngàn người trong danh sách khách hàng nhận bản tin gửi qua thư điện tử hàng tuần của ông. Đây là một công cụ PR vô cùng hiệu quả, đảm bảo tên tuổi của ông luôn hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, ông còn có thể quảng bá dịch vụ của mình trong các thư này và kết quả là chúng đã trực tiếp đem về cho ông hơn nửa triệu USD doanh thu mỗi năm.

7. Tận dụng khách hàng của các công ty khác
Hợp tác trong hoạt động kinh doanh và liên kết các khu vực bán hàng với các công ty khác luôn là một giải pháp khôn khéo. Mỗi công ty đều có thể có được nhiều ích lợi từ khách hàng của những công ty khác, vì khách hàng của công ty mà bạn liên kết có thể biết về công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt We Take the Cake tại Ft. Lauderdale, Florida, đã mở một quầy hàng nhỏ trong khu vực trưng bày của công ty bán hoa Field of Flowers địa phương, nơi khách hàng mua hoa sẽ được tiếp thị bánh ngọt và ngược lại. Việc sản phẩm của bạn hiện diện hữu hình sẽ gia tăng đáng kể cơ hội có được ngày một nhiều khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.

8. Tham gia vào các tổ chức thương mại địa phương 
Vài năm trước đây, Barb Friedman, một nhà tổ chức chuyên nghiệp, chủ tịch hãng Organize IT, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia. Vào thời điểm đó, trên chương trình The Dr. Phil Show đang bàn về câu chuyện “nhà nội trợ tồi nhất nước Mỹ” với nhân vật chính là một phụ nữ có lối sống rất thiếu tổ chức. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia, Barb có đủ lý lẽ và điều kiện để liên hệ tham gia vào chương trình này. Từ đó kết quả kinh doanh cùng danh tiếng của bà đã gia tăng đáng kể.

9. Tạo ra một tranh luận rắc rối
Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi Land of Odds, một công ty chế tác ngọc trai tại Nashville, Tennessee, tổ chức Cuộc tranh luận hàng năm về chuỗi hạt ngọc xấu nhất. Cuộc bàn cãi vô tiền khoáng hậu này đã đem lại cho công ty sự nổi tiếng trong công chúng từ năm này qua năm khác. Như vậy, việc tạo ra một cuộc tranh luận với những rắc rối khó giải đáp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường, đồng thời thu hút nhiều sự chú ý của công chúng đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

10. Làm công tác xã hội
Hãy nghĩ về công việc xã hội như một sự đầu tư, qua đó biểu lộ tài năng và tên tuổi của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota . Ai nói công việc này là không hiệu quả?

10 ý tưởng PR sáng tạo mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể rất hữu ích và phù hợp đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Việc áp dụng một hoặc một vài ý tưởng trên sẽ giúp bạn gia tăng danh tiếng của bản thân và cùng với đó là mức độ thành công trong kinh doanh mà bạn xứng đáng có được.


Nguồn: BMG

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.