Latest Post

Chúng đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý – những người có trách nhiệm tạo ra, xây dựng và duy trì thương hiệu. Cân nhắc lại chiến lược marketing – một số lý do chính

>>> 23 giờ cho một kế hoạch marketing
>>> 10 ý tưởng PR sáng tạo
>>> Tiếp thị trực tuyến cho khách hàng nữ giới
>>> 12 slogan 'chân thực' hài hước nhất về các thương hiệu lớn

xay-duong-thuong-hieu

1. Để xác nhận lại toàn bộ các vấn đề về thương hiệu và chiến lược trong quản lý.

Các thị trường được đáp ứng bởi hầu hết tất cả các tổ chức đang thay đổi với tốc độ bất thường. Trong khi đó tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và toàn bộ định vị thương hiệu của bạn có thể là được thiết kế cho những điều kiện dài hạn. Điều này là mấu chốt khiến bạn cần xem lại và xác nhận lại thương hiệu, chiến lược của mình. Những thay đổi về công nghệ, hoạt động cạnh tranh, kinh tế thế giới và một vài vấn đề khác có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi định vị thương hiệu. Tối thiểu thì chiến lược hoạt động trong ngắn hạn cần phải được xem lại và phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi thực tế. Và, vẫn có nhiều công ty lớn không có tuyên ngôn định vị chính thức được xác định cho tương lại – xem xét lại là một ý tưởng không tệ.

2. Để thống nhất trong quản lý

ngay cả những đội ngũ quản lý tốt nhất cũng có thể đánh sự tập chung vào mục tiêu chính bởi mỗi cá nhân trong đội làm việc ở những mảng khác nhau. Việc đánh giá lại có thể là một cách tốt để thống nhất trong toàn đội và đảm bảo rằng tất cả mọi người trong đội đều hướng đến mục tiêu và chiến lược chung. Đánh giá lại cũng là một cách tốt để giúp những nhân tố mới hòa nhập với đội. Trong cả buổi họp chính thức lẫn thời gian giải lao, ăn trưa, nghỉ ngơi có thể giúp mọi người hiểu về nhau tốt hơn và điều đó là rất cần thiết khi công việc đang ngày càng trở lên phức tạp.

3. Để giải quyết những bất đồng và làm dịu những căng thẳng

Những bất đồng về quan điểm, căng thẳng giữa những thành viên xuất hiện trong mọi tổ chức. Chúng dần trở thành những u nhọt phá hoại tổ chức, những cuộc thảo luận mở có thể là một cách tốt để mọi người cùng chia sẻ quan điểm của mình và cùng giải quyết vấn đề.

4. Để xác định những vấn đề phát sinh.
Những vấn đề phát sinh thường không được giải quyết ngay. Bởi vì không có được sự thống nhất trong cách giải quyết giữa các bộ phận. Trong điều kiện hoạt động đánh giá lại được thực hiện tốt, những vấn đề phát sinh có thể được nhận diện, việc phân tích bắt đầu được tiến hành hoặc kế hoạch hành động sẽ được vạch ra.

5. Để động não và sáng tạo

Khác hẳn những xung đột của công việc hàng ngày, không phải trả lời điện thoại và email. Nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo ở mức độ cao hơn. Nhóm sáng tạo cần được hỗ trợ rất nhiều như một người có thể làm rõ được ý tưởng của người còn lại.

6. Để phát triển sản phẩm và chương trình mới

Thêm vào việc động não cho sản phẩm và chương trình mới, cuộc thảo luận lành mạnh có thể vạch ra những định hướng và kế hoạch mới. Bởi vì sản phẩm và chương trình mới liên quan đến hành động của tất cả các phòng ban, xem xét lại toàn bộ vấn đề có thể là cách tốt để vạch ra kế hoạch, phân công công việc, lên thời gian biểu, lập ngân sách và nhiều hành động khác từ viễn cảnh của một bức tranh lớn.

7. Để đối mặt và giải quyết khủng hoảng

Cho dù là những thương hiệu tốt nhất cũng có lúc gặp khủng hoảng, dạng này hoặc dạng khác. Khi khủng hoảng xảy ra thường xuất hiện những cuộc họp khẩn cấp để xem xét và đánh giá vấn đề và đưa ra hướng giải quyết. Việc đánh giá lại toàn bộ vấn đề không chỉ giúp tổ chức đối đầu với khủng hoảng trước mắt mà còn giúp cho tổ chức phát triển bền vững trong tương lai.

8. Để cung cấp việc đào tạo quản lý

Một lợi ích chính của việc đánh giá lại một vấn đề đó là sự cung cấp các kiến thức quản lý một cách liên tục từ những nguồn thuộc nội bộ hay bên ngoài về những chủ đề khác nhau. Trong khi thảo luận những người diễn thuyết có thể cung cấp các thông tin về môi trường hiện tại của ngành mà tổ chức tham gia, những xu hướng mới hoặc những thông tin khác giúp nhà quản lý và đội ngũ của họ làm việc hiệu quả hơn. Đánh giá lại cũng là một cách hoàn hảo giúp những lãnh đạo mới nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức.

9. Để thưởng và nhận biết những cá nhân có thực lực

Một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lại đó là nhận diện những cá nhân suất sắc trong đội ngũ của tổ chức, những người luôn có đóng góp nổi bật đối với tổ chức. Thảo luận về những thành công và thành quả của họ. Nếu điều này được làm tốt có thể thúc đẩy tinh thần của cả tổ chức. Rõ ràng những thành quả đều được tán dương nhưng cũng cần nhận biết ai đã giúp đỡ cả đội, động viên mọi người đạt được kết quả tốt như thế.

10. Để xây dựng sự đồng tâm nhất trí

Nếu thực hiện tốt chín điều trên sẽ rất có ích trong việc xây dựng sự đồng tâm, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu của thương hiệu. Điểm cuối cùng này được thể hiện như một bản tóm tắt bởi người lãnh đạo có thể vấp phải những rào cản trong việc phát triển công ty. Việc đánh giá lại một vấn đề có thể cho phép bạn nhận dạng những rủi ro của vấn đề đó và giúp cho đội ngũ của bạn đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Khi một nhóm cùng tham gia thực hiện một công việc sẽ thành công hơn nhiều so với việc thực hiện theo chỉ thị và mệnh lệnh.

Thương hiệu luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Việc giám sát và đánh giá lại là rất cần thiết để có thể xác định đúng lợi ích lâu dài của thương hiệu.


Theo Marketing Box

Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giải thích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành.

>>> Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?
>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
>>> Cốt lõi của Google
>>> Chiến lược marketing của Unilever
mo-hinh-5-ap-luc-michael-porter-five-forces

Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Michael-Porter

Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không.

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,
- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,
- Sự khác biệt của các nhà cung cấp,
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,
- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,
- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
- Các lợi thế chi phí tuyệt đối,
- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,
- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,
- Chính sách của chính phủ,
- Tính kinh tế theo quy mô,
- Các yêu cầu về vốn,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,
- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
- Khả năng bị trả đũa,
- Các sản phẩm độc quyền.

4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
- Vị thế mặc cả,
- Số lượng người mua,
- Thông tin mà người mua có được,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính nhạy cảm đối với giá,
- Sự khác biệt hóa sản phẩm,
- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,
- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,
- Động cơ của khách hàng.

5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,
- Mức độ tập trung của ngành,
- Chi phí cố định/giá trị gia tăng,
- Tình trạng tăng trưởng của ngành,
- Tình trạng dư thừa công suất,
- Khác biệt giữa các sản phẩm,
- Các chi phí chuyển đổi,
- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,
- Tình trạng sàng lọc trong ngành.

Phân tích năm lực lượng cạnh tranh

1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry)
Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp không ngây thơ đến mức chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực tế, các hãng đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến lược rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó.

Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration – CR) là một trong những chỉ số phải kể đến đầu tiên. Chỉ số này cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong ngành nắm giữ. Ngoài ra còn có chỉ số CR về tỷ lệ thị trường do 8, 25 và 50 hãng đầu ngành kiểm soát. Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán). Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều “mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung không phải là chỉ số duy nhất, bởi vì xu hướng định nghĩa ngành mang nhiều thông tin hơn so với sự phân bố thị phần.

Nếu mức độ cạnh tranh giữa các hãng trong một ngành thấp, thì ngành đó được coi là “có kỷ luật”. Kỷ luật này có thể là kết quả của lịch sử cạnh tranh trong ngành, vai trò của hãng đứng đầu, hoặc sự tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức chung. Sự câu kết giữa các công ty nhìn chung là không hợp pháp. Trong những ngành có mức độ cạnh tranh thấp, các động thái cạnh tranh chắc chắn bị hạn chế một cách không chính thức. Tuy nhiên, một công ty không chấp nhận tuân thủ luật lệ mà tìm kiếm lợi thế cạnh tranh có thể làm mất đi cái thị trường “có kỷ luật” đó.
Khi một đối thủ hành động theo cách khiến các hãng khác buộc phải trả đũa, thì tính cạnh tranh ở thị trường đó sẽ tăng lên. Cường độ cạnh tranh thường được miêu tả là tàn khốc, mạnh mẽ, vừa phải, hoặc yếu, tùy theo việc các hãng nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đến mức nào.

Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn một số động thái cạnh tranh như sau:
- Thay đổi giá
– tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn.
- Tăng sự khác biệt của sản phẩm
– cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình sản xuất và đổi mới sản phẩm.
- Sử dụng các kênh phân phối một cách sáng tạo
– dùng hội nhập theo chiều dọc hoặc sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành. Chẳng hạn như trong ngành buôn bán kim hoàn, các cửa hàng kim hoàn cao cấp ngần ngại không bán đồng hồ, hãng Timex đã chuyển tới các cửa hàng thuốc và các đại lý không truyền thống khác. Nhờ đó, hãng đã hoàn toàn làm chủ thị trường đồng hồ có giá từ thấp đến trung bình.
- Khai thác mối quan hệ với các nhà cung cấp – ví dụ, từ những năm 1950 – 1970, hãng Sears, Roebuck và Co. chi phối thị trường hàng gia dụng bán lẻ. Sears đã đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao và yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ số kỹ thuật và giá sản phẩm của họ.

Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:

Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.

Thị trường tăng trưởng chậm. Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng.

Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.

Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.

Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp. Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng.

Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.

Khả năng thay đổi chiến lược cao. Khả năng thay đổi chiến lược cao xảy ra khi một hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Các rào cản “thoát ra” cao. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng của tài sản cố định. Khi nhà máy và thiết bị có tính chuyên môn hóa cao thì khó có thể bán các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc.
Theo Markeing Box

Bạn nghĩ mình có thể làm được việc gì trong vòng 23 giờ? Chắc chắn là khá nhiều. Tuy nhiên, bạn không bao giờ tưởng tượng ra rằng, trong số những việc mình có thể hoàn thành trong khoảng thời gian đó lại bao gồm cả một kế hoạch tiếp thị hiệu quả, khoa học, hợp lý.


 23 giờ cho một kế hoạch marketing – phần 1


Vậy bạn hãy tham khảo “thời gian biểu” chi tiết được đưa ra dưới đây và thử áp dụng vào thực tế của công ty mình khi chuẩn bị soạn thảo chiến lược tiếp thị sắp tới.

Giờ thứ 1: Đánh giá tổng quan tình hình
Trước khi thiết kế “chiếc khung” cho kế hoạch tiếp thị của bạn, bạn cần xác định chỗ đứng của mình trên thị trường (thị phần mà bạn kiểm soát, vị trí của bạn trong cuộc cạnh tranh…) Bạn hãy hỏi một số người có uy tín đối với bạn và hãy lắng nghe ý kiến của họ. Hãy cố gắng khách quan và viết ra 4 – 5 đoạn văn để tổng kết về hoạt động kinh doanh của bạn (kể cả các quan niệm, triết lý kinh doanh mà bạn tâm đắc, điểm mạnh và điểm yếu mà bạn đang có…). Việc văn bản hóa mọi chi tiết như vậy sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.

Giờ thứ 2-3: Đặt ra các mục tiêu cần hướng tới
Sau khi biết được mình đang đứng ở đâu, bạn có thể quyết định mình muốn đi đến đâu. Hãy tự hỏi bạn thân xem bạn đang cố gắng đạt được điều gì thông qua kế hoạch tiếp thị này: gia tăng doanh số bán hàng hay xây dựng một nhận thức nào đó về công ty bạn, hoặc nhiệm vụ bạn đặt ra là quảng bá danh tiếng công ty? Trên cơ sở đó, bạn sẽ soạn thảo một kế hoạch tiếp thị phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu cụ thể.

Hãy hình dung về từng mục tiêu kinh doanh của bạn. Mặc dù lạc quan là nét tính cách cần thiết đối với một doanh nhân, nhưng bạn vẫn phải giữ cái nhìn khách quan trước mọi việc. Bạn nên nhớ rằng ngay cả một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo nhất cũng không đặt ra mục tiêu gia tăng 80% doanh số bán hàng trong vòng một năm tiếp theo, chỉ trừ một số hoàn cảnh đặc biệt (như giới thiệu một sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi bật, hay sự biến mất đột ngột của đối thủ cạnh tranh nào đó…). Việc bạn có nhiều mục tiêu là điều tốt, nhưng bạn cần chú ý sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng và mức độ cấp thiết, như vậy bạn mới có thể xây dựng được kế hoạch thực hiện khả thi nhất.

Giờ thứ 3-4: Tiến tới mục tiêu
Đâu là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? Nếu bạn nói là “tất cả mọi người”, thì bạn cần suy nghĩ lại về câu trả lời đó. Ngay cả những công ty lớn nhất cũng không mù quáng hướng tới tất cả mọi đối tượng tiêu dùng trên thị trường. Thay vào đó, họ chỉ nhắm tới một khu vực khách hàng nhất định với các đặc tính riêng, từ đó xây dựng chiến thuật (gồm các thông điệp và phương tiện) để tiếp cận nhóm khách hàng này.

Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đang tiếp cận nhóm khách hàng là công ty, bạn hãy miêu tả rõ loại hình kinh doanh, mức doanh thu, địa điểm và các đặc tính quan trọng khác liên quan đến các công ty đó. Nếu người tiêu dùng là các khách hàng mục tiêu của bạn, hãy thu thập các dữ liệu về tuổi tác, giới tính, mức thu nhập trung bình, tình trạng hôn nhân … của họ. Tất cả những thông tin này càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể sẽ có vài phân lớp khách hàng mục tiêu, nhưng hãy sẽ xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

Giờ thứ 4-9.5: Nghiên cứu kế hoạch của bạn
Bạn đã biết mình đang ở đâu và mong muốn đi đến đâu, giờ đã đến lúc bắt đầu cuộc chơi có tên “thám tử tư” để tìm ra lộ trình hợp lý nhất có thể đưa bạn đến đích. Lời khuyên ở đây là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các mục tiêu đã đề ra.

Thông tin về khách hàng tiềm năng luôn có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau và đa phần là các thông tin bạn có thể truy cập miễn phí. Hãy dành đôi chút thời gian để tìm hiểu về yếu tố nhân khẩu học (các đặc điểm tự nhiên của khách hàng tiềm năng) và tâm lý học (các yếu tố tâm lý của khách hàng tiềm năng). Những đặc điểm nhân khẩu học có thể là tuổi tác, khu vực địa lý, mức thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân…, còn các đặc điểm tâm lý học sẽ là xu hướng, thói quen mua sắm, các phân đoạn thị trường, sở thích cá nhân….

Các hiệp hội thương mại và báo chí kinh doanh luôn là những địa chỉ tuyệt vời để bắt đầu công việc nghiên cứu của bạn, đặc biệt nếu bạn mong muốn tiếp cận khách hàng là công ty. Hãy tham khảo tài liệu của các tổ chức, hiệp hội thương mại khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh của bạn để có thêm thông tin về khách hàng. Còn nếu khách hàng tiềm năng của bạn là người tiêu dùng trong khu vực, bạn hãy ghé thăm Uỷ ban phát triển kinh tế địa phương. Các cơ quan này thường cung cấp những trợ giúp nhất định cho hoạt động nghiên cứu thị trường của bạn và thông thường mỗi cơ quan đều có một website riêng.

Khi đã có trong tay các thông tin về khách hàng tiềm năng, bạn hãy lập một bộ hồ sơ chi tiết về các phân đoạn thị trường của bạn. Bạn nên đưa vào đó tất cả các thông tin nhân khẩu học và tâm lý học mà bạn có thể. Ví dụ, nếu bạn đang bán một sản phẩm nào đó tới các dân cư tại khu đô thị mới, bạn hãy xác định xem có bao nhiêu phần trăm người dân tại địa phương đang sở hữu nhà tại đây. Mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình là bao nhiêu? Phần lớn các gia đình có con nhỏ không? Với những thông tin cụ thể, bản kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn Brandhoo

Nền tảng trên các thiết bị di động đã sẵn sàng cho một cơ hội truyền thông, quảng cáo bùng nổ tại Việt Nam.
Một sự kiện khá bất ngờ là ông Anuj Khanna Sohum, Chủ tịch Affle Group, mới đây đã cam kết sẽ chia sẻ 10% trong Quỹ M2X trị giá 3,3 triệu USD để thúc đẩy lĩnh vực quảng cáo di động tại Việt Nam. Cam kết của Affle Group được đưa ra trong bối cảnh quảng cáo di động đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại, người dùng điện thoại di động ở Việt Nam đạt trên 130 triệu thuê bao, trong đó, số lượng thuê bao 3G đạt khoảng hơn 20 triệu, tỷ lệ sử dụng smartphone ít nhất đã đạt con số trên 20 triệu.
hoiducohoi1 Mobile marketing: Hội đủ cơ hội
Trước các con số này, nhiều chuyên gia makerting nhìn nhận, đây chính là thời cơ và xu thế tất yếu để thị trường quảng cáo trên các thiết bị di động bùng nổ, vì “không có phương thức nào thuận tiện và phổ biến rộng rãi hơn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ như qua các thiết bị di động”.
Theo Hãng Nghiên cứu Nielsen, người Việt Nam có thói quen sử dụng thiết bị di động rất thường xuyên, trong đó 54% kiểm tra thiết bị di động (thường là điện thoại di động) trước khi ngủ, và 91% luôn có thiết bị di động bên mình trong suốt cả tuần.
Đây chính là yếu tố để HTC Việt Nam đẩy mạnh chiến lược quảng cáo trên di động với khái niệm “information snacker” – “tiêu thụ thông tin” mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, hàng loạt các thương hiệu lớn như Heineken, Ford Vietnam, Tiger, Vespa, Vietinbank, HDBank, Sanyo, Sony và VietjetAir… cũng đều triển khai các hình thức quảng cáo trên điện thoại di động.
Ông Rohit Dadwai, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Mobile Marketing Châu Á – Thái Bình Dương, nhận định: “Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng cao về số lượng người sử dụng internet bằng thiết bị di động nên mobile marketing sẽ trở thành một trong những phương tiện định hướng đáng kể của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ chú trọng đến kênh tiếp thị này nhiều hơn”.
Thống kê của Admicro cho thấy, số lượng truy cập trên thiết bị di động đạt 30-35% so với web PC đạt gần 50%. Đây là kết quả do việc mạng 3G và Wi-Fi phát triển mạnh đã tác động đến xu hướng đọc báo và thao tác công việc cũng như giải trí trên thiết bị di động nhiều hơn.
Theo xu hướng này, Admicro dự báo ngân sách quảng cáo trên thiết bị di động sẽ tăng từ 1% lên 7% trên tổng ngân sách dành cho một chiến dịch quảng cáo trong vài năm tới.
Tuy nhiên, ông Rohit Dadwal, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Diễn đàn Mobile Marketing Toàn cầu 2013 (MMA), nhận định: “Rất ít các doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam có giao diện cho thiết bị di động. Khi doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư cho di động thì người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng với việc kết nối với doanh nghiệp từ di động”.
infographic Mobile marketing: Hội đủ cơ hội
Cũng theo diễn đàn MMA, truyền thông, mobile marketing phải có khả năng kích thích người tiêu dùng hành động, có lợi cho người tiêu dùng và phải rất vui nhộn. Đây là truyền thông hai chiều, tương tác dựa trên đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà quảng cáo tại Việt Nam vẫn còn rất lúng túng khi quyết định nội dung cho các chiến dịch mobile marketing.
Ông Ashutosh đưa ra ba yếu tố liên quan đến việc phát triển nội dung quảng cáo: Vị trí, bối cảnh, thời gian (thời điểm phù hợp, thời gian cụ thể, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng).
Theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam trong vòng 3 năm tới sẽ còn trong giai đoạn khó khăn. Việc xem xét lại ngân sách và coi di động như là phương tiện truyền thông có hiệu quả quảng cáo rõ ràng nhất cũng sẽ là lợi thế trong tương lai cho kênh truyền thông này.
Vì vậy, khẩu hiệu của của các doanh nghiệp trong năm 2014 không còn là “Tại sao nên làm mobile” mà là “Làm mobile như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất”. Trong đó, câu trả lời quan trọng là: Kiểm soát được khoảng cách từ “ấn tượng” đến “hành động”.
Theo đại diện của Goldsun Focus Media, các nền tảng công nghệ tương tác với người tiêu dùng đã có sẵn tại Việt Nam như: QR code, AR, NFC, LBS… Vấn đề chỉ còn là ý tưởng để xây dựng kịch bản: Tương tác với người tiêu dùng như thế nào?
Ở đây sẽ có những câu hỏi cần có câu trả lời đúng: Xác định đúng vấn đề cần giải quyết, đề ra ngưỡng phải đạt được, hành trình nào mà người tiêu dùng sẽ trải qua…
Vì vậy, sự kết nối giữa các công ty tư vấn marketing, sáng tạo và công nghệ là hết sức quan trọng để đảm báo cho một chiến dịch quảng cáo trên di động thành công.
Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường. Trên con đường hướng tới thành công, mọi công ty đều cần những chiếc xe “giao tiếp cộng đồng” (Public relations – PR) hiệu quả nhất và có tốc độ nhanh nhất. Nhiều công ty rất muốn chạm đến những thành công đó, nhưng họ không biết cỗ xe PR nào hiệu quả đối với mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 ý tưởng sáng tạo dưới đây để có được một kết quả PR như mong muốn, giúp bạn quảng bá danh tiếng của công ty mình, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.  



1. Tạo ra các sự kiện, ngày kỷ niệm
Vào năm 1991, khi đang giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Jacqueline Whitmore, thành viên sáng lập kiêm giám đốc Trường lễ tân và ngoại giao Palm Beach tại Florida, thường xuyên được các học viên hỏi về phép xã giao liên quan đến điện thoại di động. “Tôi đã nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề này”, Whimore kể lại, “nên tôi quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt nào đó giúp họ tìm hiểu kỹ hơn”. Bà đã đăng ký một ngày lễ mới vào Lịch trình tổ chức các sự kiện Chase (một lịch trình được giới doanh nghiệp và truyền thông Mỹ sử dụng, bao gồm cả những ngày lễ truyền thống và những ngày lễ mới được đặt ra). Vào tháng 7 năm 2002, Tháng xã giao điện thoại di động quốc gia (National Cell Phone Courtesy Month) đã chính thức được tổ chức, và Jacqueline có được danh tiếng trong công chúng quốc gia cũng như địa phương, đồng thời bà còn có được nhiều khách hàng mới. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm như Jacqueline: đăng ký một ngày lễ mới tại địa chỉ www.chases.com.



2. Viết sách
Các khách hàng tiềm năng luôn ngưỡng mộ tác giả của những cuốn sách, thậm chí cả khi cuốn sách của họ có lượng bản in không lớn lắm. Trên thực tế, khi viết một cuốn sách, bạn đã thể hiện cho khách hàng thấy bạn là người có kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy. Thêm vào đó, bạn có thể bán cuốn sách của mình hay sử dụng nó như sản phẩm đính kèm - điều có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của bạn. Chưa kể tác giả cuốn sách thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.

3. Giành một giải thưởng kinh doanh
Nếu bạn nghĩ rằng việc giành được một giải thưởng kinh doanh là vô cùng khó khăn, thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ khả năng để tham gia cuộc chạy đua. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi người chiến thắng và viết nên những câu chuyện về họ. Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường.

4. Tham gia vào các chương trình truyền hình phổ biến
Gần đây, Wes Moss, nhà tư vấn tài chính và cũng là người từng tham gia Chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh có tên The Apprentice (Người học việc), đã viết cuốn sách Starting from Scratch (Bắt đầu từ vạch xuất phát) khá ăn khách. Quả thật, nếu Wes không là “người thật việc thật” có mặt trong chương trình truyền hình The Apprentice, thì có lẽ cuốn sách của ông không được nhiều người biết đến như vậy. Giờ đây, với một cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông trở nên nổi như cồn.

5. Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn miễn phí
Jacqueline Bonfiglio-Naja, nhà thẩm mỹ học và là chủ tịch công ty Jacqueline chuyên về các giải pháp chăm sóc da tại North Dartmouth, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí với chuyên đề chăm sóc da tại nhiều địa phương khác nhau từ nhiều năm nay. “Qua các buổi hội thảo, mọi người biết đến tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi có thêm các khách hàng mới và cộng đồng cũng đánh giá tôi cao hơn”, Jacqueline cho biết.

6. Thiết lập hệ thống thư tin tức điện tử (electronic newsletter)
Jeffrey Gitomer North Carolina, một chuyên gia bán hàng, luôn có trên 100 ngàn người trong danh sách khách hàng nhận bản tin gửi qua thư điện tử hàng tuần của ông. Đây là một công cụ PR vô cùng hiệu quả, đảm bảo tên tuổi của ông luôn hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, ông còn có thể quảng bá dịch vụ của mình trong các thư này và kết quả là chúng đã trực tiếp đem về cho ông hơn nửa triệu USD doanh thu mỗi năm.

7. Tận dụng khách hàng của các công ty khác
Hợp tác trong hoạt động kinh doanh và liên kết các khu vực bán hàng với các công ty khác luôn là một giải pháp khôn khéo. Mỗi công ty đều có thể có được nhiều ích lợi từ khách hàng của những công ty khác, vì khách hàng của công ty mà bạn liên kết có thể biết về công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt We Take the Cake tại Ft. Lauderdale, Florida, đã mở một quầy hàng nhỏ trong khu vực trưng bày của công ty bán hoa Field of Flowers địa phương, nơi khách hàng mua hoa sẽ được tiếp thị bánh ngọt và ngược lại. Việc sản phẩm của bạn hiện diện hữu hình sẽ gia tăng đáng kể cơ hội có được ngày một nhiều khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.

8. Tham gia vào các tổ chức thương mại địa phương 
Vài năm trước đây, Barb Friedman, một nhà tổ chức chuyên nghiệp, chủ tịch hãng Organize IT, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia. Vào thời điểm đó, trên chương trình The Dr. Phil Show đang bàn về câu chuyện “nhà nội trợ tồi nhất nước Mỹ” với nhân vật chính là một phụ nữ có lối sống rất thiếu tổ chức. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia, Barb có đủ lý lẽ và điều kiện để liên hệ tham gia vào chương trình này. Từ đó kết quả kinh doanh cùng danh tiếng của bà đã gia tăng đáng kể.

9. Tạo ra một tranh luận rắc rối
Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi Land of Odds, một công ty chế tác ngọc trai tại Nashville, Tennessee, tổ chức Cuộc tranh luận hàng năm về chuỗi hạt ngọc xấu nhất. Cuộc bàn cãi vô tiền khoáng hậu này đã đem lại cho công ty sự nổi tiếng trong công chúng từ năm này qua năm khác. Như vậy, việc tạo ra một cuộc tranh luận với những rắc rối khó giải đáp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường, đồng thời thu hút nhiều sự chú ý của công chúng đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

10. Làm công tác xã hội
Hãy nghĩ về công việc xã hội như một sự đầu tư, qua đó biểu lộ tài năng và tên tuổi của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota . Ai nói công việc này là không hiệu quả?

10 ý tưởng PR sáng tạo mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể rất hữu ích và phù hợp đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Việc áp dụng một hoặc một vài ý tưởng trên sẽ giúp bạn gia tăng danh tiếng của bản thân và cùng với đó là mức độ thành công trong kinh doanh mà bạn xứng đáng có được.


Nguồn: BMG

Trong điện ảnh, luôn hiện hữu những nhân vật theo hình mẫu “người hùng”. Họ thường là nhân vật chính diện được ngợi ca và mê hoặc khán giả.  Jame Bond trong “Điệp viên 007”, Ethan Hunt trong “Nhiệm vụ bất khả thi” hay Gia Cát Lượng trong “Tam Quốc” là những thỏi nam châm tạo nên các “bom tấn” của môn nghệ thuật thứ bảy.

>>> Sự thật câu chuyện Việt Nam sắp có người thứ hai bay vào vũ trụ
Trong điện ảnh, cũng không thể thiếu những nhân vật phản diện. Những “vai phụ” làm nền cho các vai người hùng. Chu Du từng ngửa mặt than “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng”. Khán giả theo dõi siêu phẩm đồ sộ Tam Quốc có chung nhận xét: không có Chu Du mưu lược hơn người để đấu trí làm sao Gia Cát Lượng có đất để thăng hoa trí tuệ siêu phàm?
Hình ảnh Chu Du

Người xem thường có cảm xúc trái chiều với nhân vật phản diện. Họ ghét, sợ, thậm chí đôi lúc ngưỡng mộ các nhân vật này. Điểm chung về mặt truyền thông giữa nhân vật chính diện người hùng và nhân vật phản diện của các tác phẩm điện ảnh thành công: họ luôn được khán giả nhớ đến. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân vật phản diện còn gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Vâng, luôn được nhớ đến!
Câu chuyện của điện ảnh có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện về quản trị thương hiệu.
Trong bất cứ ngành nghề nào, những thương hiệu dẫn đầu với vai trò dẫn dắt định hướng thị trường  thường được yêu thích. Đó là Iphone trong lĩnh vực smartphone, Manchester United trong môn túc cầu giáo hay Viettel trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông.
Có vẻ như đây là những “nhân vật chính”, những “người hùng”? và khi nhắc đến những tên tuổi này, chúng ta nghĩ ngay đến những runner-up: Samsung, Manchester City và VNPT.
Nhân vật chính diện và phản diện. Vai chính và vai phụ. Họ cần có nhau để tung hứng và làm nổi bật lẫn nhau. Thương hiệu dẫn đầu và kẻ thách thức. Họ cũng rất cần có nhau để tạo động lực phát triển cho chính mình.
Tại thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam, tuy sinh sau đẻ muộn so với hai đại gia Vinaphone & MobileFone của tập đoàn VNPT, hiện nay Viettel đã bứt phá và trở thành người dẫn đầu (chiếm gần50% thị phần). Tuy vậy lãnh đạo của Viettel chia sẻ rằng họ rất sợ VNPT suy yếu và tụt lại phía sau. Viettel cần một VNPT khoẻ mạnh để làm đối trọng, qua đó làm động lực phát triển cho chính Viettel.
Trong nhiều trường hợp, kẻ thách thức cần “hơi” của thương hiệu dẫn đầu nhiều hơn. Nhất là trong lĩnh vực truyền thông thương hiệu.
Truyền thông rất thích nói về Manchester United. Sự thống trị tại Premier League (về tổng thể, không tính từng mùa, nhất là khởi đầu thất vọng của họ mùa này) của Quỷ đỏ dẫn đến sự “nổi tiếng” của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ. Trong hai mùa bóng gần đây, kẻ được ‘’ăn theo” Man United nhiều nhất là đội bóng cùng thành phố Manchester City. Sau khi được tỷ phú từ Ả Rập đầu tư hàng trăm triệu đô la, Man Xanh bỗng dưng đổi đời và trở thành đối trọng chính của United. Truyền thông sẽ nói về Man City (hoặc Chelsea, Arsenal hay Liverpool) nhiều mỗi khi họ được đặt vào “hệ quy chiếu” của kẻ dẫn đầu Man United. Bản thân Man City đã làm rất tốt công việc của “diễn viên phản diện”: gây được thanh thế cho bản thân nhờ tiếng tăm của Man United. Bất cứ cơ hội nào có thể, nửa còn lại của thành Manchester luôn biết cách “ồn ào” lôi kéo cái tên họ rất ghét vào câu chuyện của mình.
Trong điện ảnh, chiến thắng cuối cùng luôn thuộc về người hùng. Jame Bond đó. Bầm dập tả tơi trong “Skyfall”, bị cướp người yêu trong “Quantum of Solace”; và bị lột truồng, mất sạch tiềntrong “Casino Royale”. Nhưng kết thúc phim là happy ending (kết thúc có hậu) cho anh ta.
Trên thương trường, thương hiệu “vai chính” không có được đặc ân xa xỉ như vậy. Người chiến thắng phải là kẻ xuất sắc hơn thực sự. Không như trong điện ảnh, thắng thua của các nhân vật được quyết định bởi … đạo diễn. Trong cạnh tranh, thành bại do khách hàng quyết định. Khó khăn hơn, nhưng cũng công bằng hơn.
Cuộc chiến về truyền thông thương hiệu giữa Apple với (Iphone5) và Samsung (với Galaxy S4) minh hoạ rất rõ thực tế này.
Trong năm 2012, Samsung đã bán hơn 212 triệu điện thoại so với Apple chỉ có 136 triệu. Thị phần của Apple cũng tụt còn 23% trong khi Samsung leo lên 36%. Sự hụt hơi này của diễn viên hạng VIP Apple được lý giải bởi sự xuất sắc bất ngờ của vai phụ Samsung. Nhất là trong lĩnh vực marketing.
Ngay sau khi Samsung trình làng Galaxy S4, Apple đã cho ra mắt chiến dịch “Why iPhone” (Vì sao chọn iPhone) trên trang chủ Apple. Thông điệp hướng vào người tiêu dùng thay vì chỉ hướng vào sản phẩm như trước đây. Trước đây thông điệp quảng cáo của Apple là phô trương sức mạnh của iPhone: màn hình Retina siêu nét, thiết kế thanh lịch độc đáo v.v.
Sự thay đổi mang tính chiến lược này của “diễn viên chính” Apple bắt nguồn từ sự xuất sắc về diễn xuất của “diễn viên phụ” Samsung. Như thừa nhận của Ken Segall, người đứng sau chiến dịch “Think Different” (Nghĩ khác biệt) đình đám: Apple đã thua Samsung trên lĩnh vực quảng cáo. “Trong khi quảng cáo của Samsung gần gũi, trẻ trung với mọi tầng lớp khách hàng, Apple lại quá chú trọng vào sự sang trọng độc đáo của sản phẩm”– Ken Segal thừa nhận.
Trong điện ảnh, kịch bản đã sắp đặt số phận của các nhân vật. Người hùng mãi mãi là người hùng. “Vai ác” dù được diễn xuất ấn tượng đến đâu thì vẫn mãi đóng khung với thân phận “làm nền” cho người hùng. Sẽ chẳng có cơ hội “đổi ngôi” nào xảy ra. Cứ theo mãi mô tuýp này, nhiều lúc khán giả cũng thấy “buồn”.
Cuộc chiến giữa các thương hiệu khó đoán hơn và sôi động hơn. “Nhân vật chính” ngày hôm qua có thể cam chịu cảnh “vai phụ” ngày hôm nay. Rất chóng vánh và tàn nhẫn đối với các thương hiệu tham gia cuộc chơi. Chẳng có chút thi vị nào.  Nhưng khách hàng – chủ thể quyết định cuộc chơi lại rất hào hứng theo dõi và hào hứng hưởng lợi từ  cuộc chiến khó đoán trước này.
Diễn viên Kodak từ kẻ thống trị phim máy ảnh, nay đã  biến mất trên phim trường. Nokia từ vị thế diễn viên hạng siêu VIP trong nhiều thập kỷ trên thị trường điện thoại di động, nay đã bị “hạ cấp” thành vai phụ, nhường sân khấu chính cho Samsung và Apple.
Có một điểm chung duy nhất giữa vai chính và vai phụ đối trọng, dù trong điện ảnh hay trong marketing, đó là họ luôn được mọi người nhớ đến và nhắc đến. Cạnh tranh nhau khốc liệt. Nhưng họ luôn cần nhau. Để làm động lực phát triển. Và để cùng “nổi tiếng”.
Nguồn: BrandDance

Mới đây, hai học giả danh tiếng đã nhấn mạnh rằng thương hiệu cần phải khám phá những con đường bí mật, đa chiều của tư duy và cảm xúc con người. Khi đang đọc cuốn “Incognito” (Người giấu mặt), một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, của nhà thần kinh học David Engleman, Giám đốc Phòng thí nghiệm Cảm nhận và Hành động, Trường Y dược Bayor, tôi lại tình cờ nghe được một seri bài giảng của Giáo sư Robert C. Solomon, Giám đốc tổ chức International Society về Nghiên cứu Cảm xúc. Công trình này là những phỏng đoán về tư duy được tiết lộ cho những người làm marketing.

>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
brain gearssm 289x300 Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
Bổ sung những thí nghiệm của bản thân vào cơ sở thông tin hiện có, David Engleman xây dựng ví dụ dựa trên những ví dụ về cách thức con người hoạt động thông qua thử nghiệm tự động, chức năng tư duy tiềm thức trong việc kiểm soát thành thạo khi thực hiện các nghĩa vụ hàng ngày. Giống như tôi, bạn có lẽ đã từng trải nghiệm chuyện lái xe đến công ty và khi tới nơi bạn mới nhận ra mình hầu như chẳng để ý gì đến những thứ diễn ra trên đường. Hoặc phản ứng rất nhanh trong khoảnh khắc gặp hiểm nguy đến nỗi sau này bạn mới thấy thán phục khả năng tránh khỏi tổn thương của mình.
Điều này có ý nghĩa gì với marketing? Theo một số liệu gần đây, các nhà nghiên cứu cho hay người tiêu dùng trên thị trường tự do tại các quốc gia phát triển nhận được trung bình 3.000 thông điệp thương mại trong một ngày. Việc này chẳng khác nào một cách rừng rậm rạp mà tổ tiên ta xưa kia phải băng qua. Trải qua hàng thế kỷ, con người chúng ta đều học được cách “phớt lờ” những thứ không gây nguy hiểm hoặc không đáng quan tâm nhưng lại tập trung cao độ khi cần thiết. Những kỹ năng đó đã ăn sâu vào tâm trí con người đến mức ta không thể tồn tại mà không có nó.
Những quy trình tư duy này có hiệu quả rất cao. Trong một nghiên cứu chụp lại não bộ của những người mới học cách chơi trò chơi điện tử, người ta đo được một khối lượng năng lượng đáng kể. Nhưng một khi những người này đã thành thạo thì lượng năng lượng đo lường được trong não bộ xuống thấp hơn nhiều. Nếu não của bạn được đo lường tương tự vào lần đầu tiên lái xe so với lần lái xe ngày hôm qua, chắc chắn bạn cũng sẽ ghi nhận được sự khác biệt tương tự. Tư duy tiềm thức của con người cho phép chúng ta hoạt động với hiệu quả cao trong cuộc sống hàng ngày, làm điều khiến chúng ta khác biệt so với loài vật – suy nghĩ, và thậm chí suy nghĩ về chính việc suy nghĩ.
Với những phương tiện truyền thông như biển quảng cáo lớn và cửa sổ bày hàng, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được cách thức tư duy tiềm thức bỏ qua những thứ không cần thiết còn tư duy ý thức tập trung vào những thứ quan trọng hơn như Tối nay ăn gì hay Thuyết tương đối của Anh-xtanh. Đây là loại hình truyền thông cố gắng tiếp cận chúng ta. Thế còn loại hình truyền thông mà chúng ta tìm cách tiếp cận như tạp chí và truyền hình thì sao? Nếu như bạn đã từng lật qua những trang báo mà không cần đọc trên đó có gì hoặc đắm mình trong suy tư về một điều gì đó mà nhân vật yêu thích trên truyền hình của bạn vừa nhắc đến, tôi tin rằng bạn sẽ biết câu trả lời. Có vẻ như câu châm ngôn cũ khuyên ta phải phát sóng ít nhất 3 lần thì quảng cáo mới có thể tạo ấn tượng không chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian.
Vấn đề về tư duy ý thức chính là bài toán nan giải mà mọi thương hiệu đều phải đối mặt. Đó là lý do tại sao từ lâu tôi đã xây dựng ba tiêu chí đánh giá ý tưởng quảng cáo mà tôi cho rằng vẫn hiệu quả ngay cả bây giờ – Quảng cáo phải tạo được ấn tượng. Quảng cáo phải tạo được ấn tượng đúng. Quảng cáo phải tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu.
Chính ấn tượng đầu tiên này sẽ “đánh thức” tư duy ra khỏi trạng thái tiềm thức. Với tư duy tiềm thức ăn sâu và tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, việc tạo ấn tượng không hề dễ dàng. Nhưng một khi thu hút đuợc sự chú ý của người xem, những người làm marketing phải truyền tải một thứ gì đó chứ không chỉ là một nụ cười. Lúc này tiêu chí thứ hai sẽ xuất hiện – truyền tải một thông điệp đích thực khi tư duy ý thức đang hé mở.
Và câu chuyện lại xoay quanh “Thuyết Ấn tượng” của tôi. Hãy nhớ: để thoả mãn tiêu chí thứ ba, mỗi thông điệp phải chuyển hướng và tác động trên tư duy tiềm thức – vốn vẫn hoạt động – để khách hàng trở nên quen thuộc với những tính cách ẩn giấu của thương hiệu đằng sau thông điệp.
Bây giờ lại nói đến Giáo sư Solomon và chủ đề chính trong các bài giảng của ông. Cảm xúc không phải là một thứ gì đó đơn thuần xảy đến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng cơ bản là những “kênh” mà chúng ta sử dụng để gắn kết với thế giới.
Có rất nhiều kênh như thế. Nhiều nhà tâm lý học đã nêu ra 8 cặp cảm xúc cơ bản – vui/buồn, tin tưởng/căm ghét, sợ hãi/tức giận, ngạc nhiên/dự đoán – tóm lược hơn 100 cảm xúc thứ cấp phát sinh từ chúng. Nếu bạn dành một chút thời gian phân tích chủ đề của các quảng cáo, lựa chọn một số quảng cáo truyền tải hiệu quả hơn những quảng cáo khác, bạn sẽ nhận thấy những cảm xúc sơ cấp và thứ cấp thường được sử dụng.
Các nhà tâm lý học cho rằng nhu cầu cảm xúc là yếu tố hàng đầu đứng sau hầu hết quyết định mua sắm, ngay cả những quyết định mua sắm B2C và B2B được cân nhắc. Vì vậy, cảm xúc chính là “trái tim” của hoạt động truyền thông marketing hiệu quả cũng như hình ảnh thương hiệu đứng sau.
Thật tuyệt nếu như tôi có thể ngồi thảo luận với hai vị học giả này nhưng trong điều kiện hiện tại khi các ý tưởng mà họ xây dựng hoà quyện vào tư duy của tôi, khái niệm về tiềm thức động làm nhiệm vụ cản trở những thông điệp marketing xâm nhập vào tư duy và tìm kiếm những cảm xúc trao đổi có vẻ khá thú vị.
Nguồn: BrandDance

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.