Latest Post

Trong điện ảnh, luôn hiện hữu những nhân vật theo hình mẫu “người hùng”. Họ thường là nhân vật chính diện được ngợi ca và mê hoặc khán giả.  Jame Bond trong “Điệp viên 007”, Ethan Hunt trong “Nhiệm vụ bất khả thi” hay Gia Cát Lượng trong “Tam Quốc” là những thỏi nam châm tạo nên các “bom tấn” của môn nghệ thuật thứ bảy.

>>> Sự thật câu chuyện Việt Nam sắp có người thứ hai bay vào vũ trụ
Trong điện ảnh, cũng không thể thiếu những nhân vật phản diện. Những “vai phụ” làm nền cho các vai người hùng. Chu Du từng ngửa mặt than “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng”. Khán giả theo dõi siêu phẩm đồ sộ Tam Quốc có chung nhận xét: không có Chu Du mưu lược hơn người để đấu trí làm sao Gia Cát Lượng có đất để thăng hoa trí tuệ siêu phàm?
Hình ảnh Chu Du

Người xem thường có cảm xúc trái chiều với nhân vật phản diện. Họ ghét, sợ, thậm chí đôi lúc ngưỡng mộ các nhân vật này. Điểm chung về mặt truyền thông giữa nhân vật chính diện người hùng và nhân vật phản diện của các tác phẩm điện ảnh thành công: họ luôn được khán giả nhớ đến. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân vật phản diện còn gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Vâng, luôn được nhớ đến!
Câu chuyện của điện ảnh có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện về quản trị thương hiệu.
Trong bất cứ ngành nghề nào, những thương hiệu dẫn đầu với vai trò dẫn dắt định hướng thị trường  thường được yêu thích. Đó là Iphone trong lĩnh vực smartphone, Manchester United trong môn túc cầu giáo hay Viettel trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông.
Có vẻ như đây là những “nhân vật chính”, những “người hùng”? và khi nhắc đến những tên tuổi này, chúng ta nghĩ ngay đến những runner-up: Samsung, Manchester City và VNPT.
Nhân vật chính diện và phản diện. Vai chính và vai phụ. Họ cần có nhau để tung hứng và làm nổi bật lẫn nhau. Thương hiệu dẫn đầu và kẻ thách thức. Họ cũng rất cần có nhau để tạo động lực phát triển cho chính mình.
Tại thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam, tuy sinh sau đẻ muộn so với hai đại gia Vinaphone & MobileFone của tập đoàn VNPT, hiện nay Viettel đã bứt phá và trở thành người dẫn đầu (chiếm gần50% thị phần). Tuy vậy lãnh đạo của Viettel chia sẻ rằng họ rất sợ VNPT suy yếu và tụt lại phía sau. Viettel cần một VNPT khoẻ mạnh để làm đối trọng, qua đó làm động lực phát triển cho chính Viettel.
Trong nhiều trường hợp, kẻ thách thức cần “hơi” của thương hiệu dẫn đầu nhiều hơn. Nhất là trong lĩnh vực truyền thông thương hiệu.
Truyền thông rất thích nói về Manchester United. Sự thống trị tại Premier League (về tổng thể, không tính từng mùa, nhất là khởi đầu thất vọng của họ mùa này) của Quỷ đỏ dẫn đến sự “nổi tiếng” của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ. Trong hai mùa bóng gần đây, kẻ được ‘’ăn theo” Man United nhiều nhất là đội bóng cùng thành phố Manchester City. Sau khi được tỷ phú từ Ả Rập đầu tư hàng trăm triệu đô la, Man Xanh bỗng dưng đổi đời và trở thành đối trọng chính của United. Truyền thông sẽ nói về Man City (hoặc Chelsea, Arsenal hay Liverpool) nhiều mỗi khi họ được đặt vào “hệ quy chiếu” của kẻ dẫn đầu Man United. Bản thân Man City đã làm rất tốt công việc của “diễn viên phản diện”: gây được thanh thế cho bản thân nhờ tiếng tăm của Man United. Bất cứ cơ hội nào có thể, nửa còn lại của thành Manchester luôn biết cách “ồn ào” lôi kéo cái tên họ rất ghét vào câu chuyện của mình.
Trong điện ảnh, chiến thắng cuối cùng luôn thuộc về người hùng. Jame Bond đó. Bầm dập tả tơi trong “Skyfall”, bị cướp người yêu trong “Quantum of Solace”; và bị lột truồng, mất sạch tiềntrong “Casino Royale”. Nhưng kết thúc phim là happy ending (kết thúc có hậu) cho anh ta.
Trên thương trường, thương hiệu “vai chính” không có được đặc ân xa xỉ như vậy. Người chiến thắng phải là kẻ xuất sắc hơn thực sự. Không như trong điện ảnh, thắng thua của các nhân vật được quyết định bởi … đạo diễn. Trong cạnh tranh, thành bại do khách hàng quyết định. Khó khăn hơn, nhưng cũng công bằng hơn.
Cuộc chiến về truyền thông thương hiệu giữa Apple với (Iphone5) và Samsung (với Galaxy S4) minh hoạ rất rõ thực tế này.
Trong năm 2012, Samsung đã bán hơn 212 triệu điện thoại so với Apple chỉ có 136 triệu. Thị phần của Apple cũng tụt còn 23% trong khi Samsung leo lên 36%. Sự hụt hơi này của diễn viên hạng VIP Apple được lý giải bởi sự xuất sắc bất ngờ của vai phụ Samsung. Nhất là trong lĩnh vực marketing.
Ngay sau khi Samsung trình làng Galaxy S4, Apple đã cho ra mắt chiến dịch “Why iPhone” (Vì sao chọn iPhone) trên trang chủ Apple. Thông điệp hướng vào người tiêu dùng thay vì chỉ hướng vào sản phẩm như trước đây. Trước đây thông điệp quảng cáo của Apple là phô trương sức mạnh của iPhone: màn hình Retina siêu nét, thiết kế thanh lịch độc đáo v.v.
Sự thay đổi mang tính chiến lược này của “diễn viên chính” Apple bắt nguồn từ sự xuất sắc về diễn xuất của “diễn viên phụ” Samsung. Như thừa nhận của Ken Segall, người đứng sau chiến dịch “Think Different” (Nghĩ khác biệt) đình đám: Apple đã thua Samsung trên lĩnh vực quảng cáo. “Trong khi quảng cáo của Samsung gần gũi, trẻ trung với mọi tầng lớp khách hàng, Apple lại quá chú trọng vào sự sang trọng độc đáo của sản phẩm”– Ken Segal thừa nhận.
Trong điện ảnh, kịch bản đã sắp đặt số phận của các nhân vật. Người hùng mãi mãi là người hùng. “Vai ác” dù được diễn xuất ấn tượng đến đâu thì vẫn mãi đóng khung với thân phận “làm nền” cho người hùng. Sẽ chẳng có cơ hội “đổi ngôi” nào xảy ra. Cứ theo mãi mô tuýp này, nhiều lúc khán giả cũng thấy “buồn”.
Cuộc chiến giữa các thương hiệu khó đoán hơn và sôi động hơn. “Nhân vật chính” ngày hôm qua có thể cam chịu cảnh “vai phụ” ngày hôm nay. Rất chóng vánh và tàn nhẫn đối với các thương hiệu tham gia cuộc chơi. Chẳng có chút thi vị nào.  Nhưng khách hàng – chủ thể quyết định cuộc chơi lại rất hào hứng theo dõi và hào hứng hưởng lợi từ  cuộc chiến khó đoán trước này.
Diễn viên Kodak từ kẻ thống trị phim máy ảnh, nay đã  biến mất trên phim trường. Nokia từ vị thế diễn viên hạng siêu VIP trong nhiều thập kỷ trên thị trường điện thoại di động, nay đã bị “hạ cấp” thành vai phụ, nhường sân khấu chính cho Samsung và Apple.
Có một điểm chung duy nhất giữa vai chính và vai phụ đối trọng, dù trong điện ảnh hay trong marketing, đó là họ luôn được mọi người nhớ đến và nhắc đến. Cạnh tranh nhau khốc liệt. Nhưng họ luôn cần nhau. Để làm động lực phát triển. Và để cùng “nổi tiếng”.
Nguồn: BrandDance

Mới đây, hai học giả danh tiếng đã nhấn mạnh rằng thương hiệu cần phải khám phá những con đường bí mật, đa chiều của tư duy và cảm xúc con người. Khi đang đọc cuốn “Incognito” (Người giấu mặt), một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, của nhà thần kinh học David Engleman, Giám đốc Phòng thí nghiệm Cảm nhận và Hành động, Trường Y dược Bayor, tôi lại tình cờ nghe được một seri bài giảng của Giáo sư Robert C. Solomon, Giám đốc tổ chức International Society về Nghiên cứu Cảm xúc. Công trình này là những phỏng đoán về tư duy được tiết lộ cho những người làm marketing.

>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
brain gearssm 289x300 Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức
Bổ sung những thí nghiệm của bản thân vào cơ sở thông tin hiện có, David Engleman xây dựng ví dụ dựa trên những ví dụ về cách thức con người hoạt động thông qua thử nghiệm tự động, chức năng tư duy tiềm thức trong việc kiểm soát thành thạo khi thực hiện các nghĩa vụ hàng ngày. Giống như tôi, bạn có lẽ đã từng trải nghiệm chuyện lái xe đến công ty và khi tới nơi bạn mới nhận ra mình hầu như chẳng để ý gì đến những thứ diễn ra trên đường. Hoặc phản ứng rất nhanh trong khoảnh khắc gặp hiểm nguy đến nỗi sau này bạn mới thấy thán phục khả năng tránh khỏi tổn thương của mình.
Điều này có ý nghĩa gì với marketing? Theo một số liệu gần đây, các nhà nghiên cứu cho hay người tiêu dùng trên thị trường tự do tại các quốc gia phát triển nhận được trung bình 3.000 thông điệp thương mại trong một ngày. Việc này chẳng khác nào một cách rừng rậm rạp mà tổ tiên ta xưa kia phải băng qua. Trải qua hàng thế kỷ, con người chúng ta đều học được cách “phớt lờ” những thứ không gây nguy hiểm hoặc không đáng quan tâm nhưng lại tập trung cao độ khi cần thiết. Những kỹ năng đó đã ăn sâu vào tâm trí con người đến mức ta không thể tồn tại mà không có nó.
Những quy trình tư duy này có hiệu quả rất cao. Trong một nghiên cứu chụp lại não bộ của những người mới học cách chơi trò chơi điện tử, người ta đo được một khối lượng năng lượng đáng kể. Nhưng một khi những người này đã thành thạo thì lượng năng lượng đo lường được trong não bộ xuống thấp hơn nhiều. Nếu não của bạn được đo lường tương tự vào lần đầu tiên lái xe so với lần lái xe ngày hôm qua, chắc chắn bạn cũng sẽ ghi nhận được sự khác biệt tương tự. Tư duy tiềm thức của con người cho phép chúng ta hoạt động với hiệu quả cao trong cuộc sống hàng ngày, làm điều khiến chúng ta khác biệt so với loài vật – suy nghĩ, và thậm chí suy nghĩ về chính việc suy nghĩ.
Với những phương tiện truyền thông như biển quảng cáo lớn và cửa sổ bày hàng, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được cách thức tư duy tiềm thức bỏ qua những thứ không cần thiết còn tư duy ý thức tập trung vào những thứ quan trọng hơn như Tối nay ăn gì hay Thuyết tương đối của Anh-xtanh. Đây là loại hình truyền thông cố gắng tiếp cận chúng ta. Thế còn loại hình truyền thông mà chúng ta tìm cách tiếp cận như tạp chí và truyền hình thì sao? Nếu như bạn đã từng lật qua những trang báo mà không cần đọc trên đó có gì hoặc đắm mình trong suy tư về một điều gì đó mà nhân vật yêu thích trên truyền hình của bạn vừa nhắc đến, tôi tin rằng bạn sẽ biết câu trả lời. Có vẻ như câu châm ngôn cũ khuyên ta phải phát sóng ít nhất 3 lần thì quảng cáo mới có thể tạo ấn tượng không chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian.
Vấn đề về tư duy ý thức chính là bài toán nan giải mà mọi thương hiệu đều phải đối mặt. Đó là lý do tại sao từ lâu tôi đã xây dựng ba tiêu chí đánh giá ý tưởng quảng cáo mà tôi cho rằng vẫn hiệu quả ngay cả bây giờ – Quảng cáo phải tạo được ấn tượng. Quảng cáo phải tạo được ấn tượng đúng. Quảng cáo phải tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu.
Chính ấn tượng đầu tiên này sẽ “đánh thức” tư duy ra khỏi trạng thái tiềm thức. Với tư duy tiềm thức ăn sâu và tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, việc tạo ấn tượng không hề dễ dàng. Nhưng một khi thu hút đuợc sự chú ý của người xem, những người làm marketing phải truyền tải một thứ gì đó chứ không chỉ là một nụ cười. Lúc này tiêu chí thứ hai sẽ xuất hiện – truyền tải một thông điệp đích thực khi tư duy ý thức đang hé mở.
Và câu chuyện lại xoay quanh “Thuyết Ấn tượng” của tôi. Hãy nhớ: để thoả mãn tiêu chí thứ ba, mỗi thông điệp phải chuyển hướng và tác động trên tư duy tiềm thức – vốn vẫn hoạt động – để khách hàng trở nên quen thuộc với những tính cách ẩn giấu của thương hiệu đằng sau thông điệp.
Bây giờ lại nói đến Giáo sư Solomon và chủ đề chính trong các bài giảng của ông. Cảm xúc không phải là một thứ gì đó đơn thuần xảy đến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng cơ bản là những “kênh” mà chúng ta sử dụng để gắn kết với thế giới.
Có rất nhiều kênh như thế. Nhiều nhà tâm lý học đã nêu ra 8 cặp cảm xúc cơ bản – vui/buồn, tin tưởng/căm ghét, sợ hãi/tức giận, ngạc nhiên/dự đoán – tóm lược hơn 100 cảm xúc thứ cấp phát sinh từ chúng. Nếu bạn dành một chút thời gian phân tích chủ đề của các quảng cáo, lựa chọn một số quảng cáo truyền tải hiệu quả hơn những quảng cáo khác, bạn sẽ nhận thấy những cảm xúc sơ cấp và thứ cấp thường được sử dụng.
Các nhà tâm lý học cho rằng nhu cầu cảm xúc là yếu tố hàng đầu đứng sau hầu hết quyết định mua sắm, ngay cả những quyết định mua sắm B2C và B2B được cân nhắc. Vì vậy, cảm xúc chính là “trái tim” của hoạt động truyền thông marketing hiệu quả cũng như hình ảnh thương hiệu đứng sau.
Thật tuyệt nếu như tôi có thể ngồi thảo luận với hai vị học giả này nhưng trong điều kiện hiện tại khi các ý tưởng mà họ xây dựng hoà quyện vào tư duy của tôi, khái niệm về tiềm thức động làm nhiệm vụ cản trở những thông điệp marketing xâm nhập vào tư duy và tìm kiếm những cảm xúc trao đổi có vẻ khá thú vị.
Nguồn: BrandDance

Một trong những vấn đề thường được thảo luận khi làm Facebook Marketing là “Thời điểm thích hợp nhất để đăng bài viết lên Facebook là khi nào?”. Điều này sẽ giúp bạn được chú ý nhiều hơn, bạn sẽ gắn kết hơn với cộng đồngvà mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.



Bên cạnh việc chú ý đến thời điểm tốt nhất để đăng bài thì bạn còn phải lưu ý thêm một số điều khác nữa. Tôi đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi “Đăng bài dưới hình thức nào sẽ có hiệu quả tốt nhất trên Facebook?” và đã tìm thấy câu trả lời với 7 số liệu thống kê thú vị, hữu ích. Những thống kê này sẽ giúp profile hoặc fanpage của bạn trở nên hấp dẫn, tích cực hơn và tránh những sai lầm.

1. Hình ảnh giúp tăng tương tác thêm 39%

Không những bài viết có kèm hình ảnh được chú ý hơn các loại khác như liên kết, video hoặc văn bản thông thường, mà thực sự nó chiếm đến 93% tổng số bài viết nổi bật. Theo Kissmetrics, so với những bài đăng chỉ có chữ, thì hình ảnh nhận được nhiều hơn 53% like, 104% comments và hơn 84% nhấp chuột vào đường dẫn (rất ấn tượng). Và như tôi đã đề cập trước đây, sử dụng hình ảnh dường như là cách trình bày tốt nhất.

7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

Dữ liệu của Wishpond cho biết: Về tổng quát, bài viết kèm hình ảnh có được sự quan tâm cao hơn 120% so với bài viết bình thường, và album ảnh giúp tăng sự quan tâm lên đến 180%. Đây là một sự ngạc nhiên đối với tôi, có vẻ như là nếu bạn có nhiều hình ảnh để chia sẻ, bạn nên đưa nó vào 1 album ảnh sẽ tốt hơn là để từng hình ảnh riêng biệt.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả\

2. Bài viết ngắn được quan tâm nhiều hơn 23%

Trước hết, các bài viết ngắn sẽ tiện cho việc đăng lên Twitter. Viết bài dưới 250 từ có thể giúp bạn có được sự quan tâm cao hơn 60% so với các dạng bài khác. Nếu bạn giảm xuống ít nhất 80 ký tự, con số này có thể lên đến 66%.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

Thực tế, những bài viết trọng tâm, nhanh gọn và chính xác là những viết bài đem đến hiệu quả nhiều nhất. Có lẽ đó là lý do tại sao các fan của Facebook lại thích bài viết có hình ảnh đến như vậy.

3. Sử dụng emoticons (biểu tượng cảm xúc) tăng comments lên đến 33%

Nếu bạn nghĩ rằng emoticons chỉ dành cho thanh thiếu niên thì bạn nên suy nghĩ lại. Theo diễn đàn về đồ họa hình ảnh AMEX, emoticons có thể dẫn đến sự khác biệt lớn về tỷ lệ quan tâm của bạn. Việc đưa emoticons vào bài viết không chỉ thu hút hơn 33% sự quan tâm mà nó còn được chia sẻ tốt hơn 33%. Thậm chí nó còn nhận được nhiều 57% số lượng like so với các bài viết không kèm emoticons.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả
Xu hướng sử dụng moticons đã tạo ra cảm giác thân thiết hơn trong việc giao tiếp, và hầu như tất cả người sử dụng đều thích nó


4. Tỷ lệ gắn kết vào thứ năm và thứ sáu cao hơn 18%

Nghiên cứu của Buddymedia thấy rằng, so với những ngày khác trong tuần, tỷ lệ dành thời gian cho Facebook cao hơn 18% vào thứ Năm và thứ Sáu. Họ cho biết: “Họ càng làm việc ít thì họ càng dùng Facebook nhiều.”


Xác định ngày tốt nhất để viết bài:

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, trong các bài viết từ thứ 2 đến thứ 6, 86% sự gắn kết nằm ở những bài đăng vào thứ 5 và thứ 6. Nói một cách tổng quát, thời gian tốt nhất cho việc đăng bài viết mới là vào cuối tuần. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy Facebook cho thấy “chỉ số hạnh phúc” của người dùng tăng 10% vào thứ 6.



7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

Trung bình, số người chú ý các bài viết từ thứ 2 đến thứ 4 chỉ xấp xỉ 3.5% và tăng lên 18% vào thứ 7. Nghiên cứu cũng xem xét nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thể thao, bán lẻ, mua bán ô tô và chăm sóc sức khỏe, để xem ngày nào là tốt nhất trong mỗi lĩnh vực. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng hầu hết họ dùng Facebook vào khoảng cuối tuần, từ thứ Tư đến thứ Sáu. Dường như không có lĩnh vực nào sử dụng Facebook vào thứ Hai hoặc thứ Ba.

5. Đặt câu hỏi giúp tăng 100% bình luận

Nếu bạn muốn được comments trả lời lại, bạn nên đặt câu hỏi. Theo Kissmetrics, bạn sẽ nhận được số phần hồi nhiều gấp đôi so với những bài chỉ gồm văn bản. HubSpot cũng chia sẻ một phát hiện tương tự, mặc dù các nghiên cứu này chỉ ra rằng bài viết câu hỏi thường được ít người bấm like và share hơn các loại bài viết khác.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

Tôi thấy thật thú vị khi nghiên cứu của HubSpot đã chỉ ra các kết quả tương tự. Những từ khóa thu hút sự chú ý nhiều nhất là “Có nên”, “Có thể” “Cái nào” và “Ai”. Điều này làm tôi nghĩ những câu hỏi đóng sẽ hạn chế việc lựa chọn câu trả lời, nhưng lại thu hút số comments cao hơn. Câu hỏi mở như "tại sao" và "như thế nào" sẽ làm cho người ta phải suy nghĩ nhiều hơn để đưa ra câu trả lời chính xác.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

6. 35% người bấm like một trang Facebook để tham gia các cuộc thi

Nếu bạn đang muốn thu hút fan mới, có vẻ như mở một cuộc thi là cách được khuyến khích sử dụng nhất. Một báo cáo hồi đầu năm nay cho thấy 35% người dùng đã bấm like các trang Facebook mục đích chỉ để tham gia các cuộc thi. Hình thức thi "đặt tên cho bức ảnh" thật sự mang lại lượt comments cao gấp 5,5 lần so với các bài viết bình thường.
Trong báo cáo của Buddymedia, các từ khóa liên quan đến cuộc thi như người chiến thắng, điều kiện tham gia, cuộc thi, sự thúc tiến đều thu hút sự tham gia nhiều hơn.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

7. 42% người dùng bấm like để được nhận phiếu giảm giá

Theo Social Stacked, 42% số người bấm like một trang Facebook để có được phiếu giảm giá hoặc được giảm giá. Một nghiên cứu của Wildfire Interactive cho thấy rằng các chiến dịch quảng cáo dựa trên việc phát phiếu giảm giá mua hàng nhận được tỷ lệ quan tâm cao nhất. Quà tặng và rút thăm trúng thưởng cũng nhận được sự quan tâm rất cao, chỉ xếp sau phiếu giảm giá.


7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả

Theo LamMarketing

Chưa đầy một ngày sau khi Google công bố kết quả tài chính quý iii/2013, giá trị cổ phiếu của tập đoàn này đã tăng gần 13% và lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD/cổ phiếu. Tuy chỉ mới thành lập được 15 năm, nhưng hiện giá trị vốn hóa thị trường của Google đã là hơn 330 tỉ USD, đứng sau Apple (414,26 tỉ USD).

>>> Chiến lược marketing của Unilever
>>> Sự thật câu chuyện Việt Nam sắp có người thứ hai bay vào vũ trụ
>>> 12 slogan 'chân thực' hài hước nhất về các thương hiệu lớn
>>> Marketing kể chuyện: Dễ mà khó

Ông Sergio Salvador, Giám đốc Đối tác Chiến lược của Google tại Đông Nam Á. Ảnh: Trường Nikon

Là tập đoàn công nghệ sở hữu cỗ máy tìm kiếm internet hàng đầu thế giới nhưng Google vẫn tiếp tục đổ tiền vào những dự án tưởng như chẳng mấy liên quan đến thế mạnh của họ. Điển hình là dự án nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người được công bố gần đây.
Tại Hội nghị Đầu tư do NCĐT tổ chức vào ngày 22.10, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Sergio Salvador, Giám đốc Đối tác Chiến lược của Google tại Đông Nam Á, để hiểu hơn triết lý đầu tư khác thường của tập đoàn này.
Từ một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon trở thành biểu tượng công nghệ của thế giới, điều gì sẽ giúp Google tiếp tục giữ vững được phong độ này?
Nói ra có thể bạn không tin, nhưng Google tăng trưởng bằng… niềm tin. Đó là niềm tin vào những điều đúng đắn mà Google đang đem lại cho xã hội. Larry Page và Sergei Brin đã thành lập công ty này và đặt ra những chuẩn mực mà tất cả chúng tôi đều phải tuân thủ. Mọi hoạt động ở Google đều phải hướng về người dùng, đặt họ ở vị trí trung tâm và cố gắng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải cả online lẫn offline. Khi đó, doanh thu và lợi nhuận sẽ tự khắc tăng lên.
Ở Google, chúng tôi không sợ thử nghiệm. Nếu nhìn từ con mắt của một nhà kinh doanh thì đây là chiến lược cạnh tranh thông minh nhất. Vì khi làm những chuyện không giống ai, hầu như bạn không có đối thủ. Xe tự lái hay kính Google là hai ví dụ.
Doanh thu Google đều tăng mạnh qua mỗi năm. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng sẽ tiềm ẩn nguy cơ. Làm sao để cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định?
Tôi không biết các bạn đã nghe đến lý thuyết này chưa. Con người là loài động vật khá thú vị. Chúng ta đi bộ và không bị ngã. Mỗi bước đi, bàn chân lại giúp cho cơ thể tiếp tục giữ thăng bằng để tiến lên phía trước. Cho nên về mặt nào đó, tăng trưởng của Google cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống.
Đối với chúng tôi, tăng trưởng không chỉ là tăng trưởng doanh thu hay lợi nhuận, mà còn là sự tìm tòi và giải quyết các khó khăn. Google khuyến khích kỹ sư tự thúc đẩy những giới hạn để tìm ra cơ hội mới. Có nhiều rủi ro khi làm như vậy, nhưng đó là rủi ro có kiểm soát.
Các doanh nghiệp có thể rút ra điều gì từ bài học thành công của Google?
Có lẽ sẽ không có một công thức chính xác. Nhưng tôi cho rằng, bên cạnh tư tưởng đặt người dùng làm trung tâm, các kỹ sư ở Google cũng cảm thấy vinh dự khi được làm việc cho một tổ chức đem lại lợi ích xã hội. Và điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Lợi ích đó không chỉ nằm ở những con số tăng trưởng, mà còn là sự sáng tạo trong công việc hằng ngày của mỗi người. Nhiều sản phẩm thành công của Google đã khởi nguồn khi người kỹ sư gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc và tự tìm ra cách giải quyết. Trên lý thuyết, nếu giải quyết được vấn đề cho một người thì cũng có thể giúp ích được cho nhiều người khác.
Hãy lấy kết nối internet không dây ở New Zealand làm ví dụ. Đây là giải pháp cung cấp kết nối internet đến những khu vực xa xôi hẻo lánh, mà cáp quang khó tiếp cận và đó là kết quả làm việc của các kỹ sư ở Google.
Làm sao để mọi doanh nghiệp có thể sáng tạo?
Trong công việc, tôi phải tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp đủ mọi thành phần ở châu Á. Hầu hết đều có bề dày hoạt động, được những người khá lớn tuổi điều hành, phần lớn lại là công ty gia đình hoặc công ty gốc nhà nước nên các lãnh đạo thường khá thận trọng. Họ ngại dấn thân thử nghiệm những điều mới mẻ, vì nếu thất bại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ nghiệp. Tâm lý này là dễ hiểu.
Cách đây hơn 2 năm, tôi có làm việc với một tập đoàn viễn thông ở Đông Nam Á để giúp họ phát triển các dịch vụ SMS mới. Khi đó, sau khi thảo luận với ông phó chủ tịch, một người khá lớn tuổi, chúng tôi nhận ra những điều này và gợi ý cho họ một giải pháp hết sức đơn giản.Đó là thành lập một nhóm khoảng 15 người thực sự giỏi, đưa họ làm việc cùng nhau ở văn phòng bên ngoài công ty và cung cấp một số vốn vừa đủ để thực hiện dự án. Tập đoàn bảo trợ cho họ một số vốn, không quá nhiều, để buộc họ phải sáng tạo, thúc đẩy khả năng đổi mới, tìm kiếm các giải pháp. Bởi lẽ, con người khi bị đặt vào tình cảnh thiếu thốn, chắc chắn sẽ phải sáng tạo. Tôi được biết họ đã bắt đầu có những sản phẩm thành công cho Công ty rồi.
Tập trung vào một ngành nghề duy nhất trong suốt thời gian dài, doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua giai đoạn tăng trưởng và suy giảm. Điều này đã xảy đến với Google?
Thành lập từ năm 1998, Google giờ chỉ mới 15 tuổi, tức vẫn còn là thanh thiếu niên nên tư tưởng khởi nghiệp còn khá tràn trề. Kế đến, kỹ sư ở Google thực sự tin rằng họ có thể góp phần làm thay đổi thế giới, để thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đó là điều quan trọng nhất.
Hãy tưởng tượng, thế giới hiện có khoảng 7 tỉ người. Trong đó, mới có hơn 2 tỉ người kết nối internet. Điều gì sẽ xảy ra nếu 5 tỉ người còn lại chạm tay vào điện thoại thông minh và bắt đầu kết nối internet? Họ sẽ tiếp cận với một nguồn thông tin vô tận, thay đổi được cuộc sống và có thể sẽ trở nên sáng tạo hơn.
Đó chỉ mới là những điều có thể xảy ra ở góc độ người dùng. Đối với Google, viễn cảnh này sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh hơn để chúng tôi có thể giải quyết. Tôi không nhận định về tăng trưởng hay sụt giảm, nhưng thực tế là Google vẫn còn vô số cơ hội ở phía trước.
Gần đây Google lại tuyên bố tham gia lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ con người, cũng như đầu tư hàng trăm triệu USD cho hoạt động nghiên cứu. Vậy đâu là cốt lõi thực sự của Google?
Tôi có thể khẳng định với bạn cốt lõi mọi hoạt động của Google chính là giải quyết vấn đề mà con người đang gặp phải trong cuộc sống. Không phải tự nhiên mà chúng tôi nghiên cứu sản xuất xe hơi tự lái, kính Google, khí cầu cung cấp wifi. Đó đều là giải pháp cho những vấn đề xung quanh chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cũng vậy, vì kéo dài tuổi thọ là mục tiêu được con người nhắm đến từ lâu.
Mọi người ở Google đều tin rằng, để đảm bảo tăng tưởng nhưng vẫn ổn định, chúng tôi chỉ cần chú tâm làm công việc của mình: giải quyết vấn đề mà người dùng gặp phải. Doanh thu sẽ tự khắc tăng cao.
Hà Nguyễn (NCĐT)

Sau đây là các yếu tố mình thấy nổi bật ở quá trình on-page cho 1 site, vì đọc qua các bài viết thảo luận trên diễn đàn, nhiều bạn có cách nhìn nhận rằng: Onpage = Title, Description, URL là ổn - đó là một nhận thức rất sai lầm. Do đó, hy vọng rằng bài viết này của mình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về quá trình On-page cho site. 

>>> HummingBird – Thay đổi tất yếu của thuật toán tìm kiếm Google
>>> Tối ưu hóa Internal Link
>>> 5 câu hỏi định hướng Chiến lược phân tích từ khóa
>>> Matt Cutts: Quá nhiều link nofollow sẽ không gây hại tới thứ hạng tìm kiếm trên Google





Phân tích chi tiết các yếu tố On-page của 1 website

Các yếu tố rất quan trọng

Từ khoá thích hợp sử dụng trong văn bản seo: Nội dung văn bản là rất quan trọng đối với quá trình làm SEO. Để tối ưu hóa từ khóa của bạn xếp hạng cao hơn cho các từ khoá mục tiêu, bạn nên sử dụng các từ khoá mục tiêu ít nhất 4 lần. Hiện nay, có các hình thức lừa bot, người dùng đọc 1 văn bản, bot đọc 1 văn bản, tuy nhiên, bạn ko nên theo hình thức này.

Tránh nhồi từ khoá: sử dụng quá nhiều từ khóa trong văn bản seo có thể tác động tiêu cực từ khoá bảng xếp hạng . Ngay với việc sử dụng các từ khoá mục tiêu nhiều hơn hai lần trong các thẻ tiêu đề có thể được coi là nhồi nhét từ khoá. Việc nhồi nhét từ khóa (nếu có) phải khéo léo một chút để tránh rơi vào tình trạng spam.

Tránh trường hợp 1 trang có nhiều tiêu đề: nghĩa là 1 trang web chỉ có một tiêu đề duy nhất, cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Trường hợp hay mắc phải nếu bạn code cả cái meta description và short meta description đều nằm trong thuộc tính thẻ meta, phải khéo léo bỏ trong code ^^

Sử dụng chính xác từ khoá trong tiêu đề: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề hoặc thiết lập các điều khoản. Kết quả xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các thẻ tiêu đề.

Vị trí từ khóa trong trang: các trang có sử dụng các từ khoá mục tiêu ở phía trước của thẻ tiêu đề có ý nghĩa rất lớn trong bảng xếp hạng. Mức độ ưu tiên từ khóa quan trọng sẽ đi từ trái qua phải.

Các yếu tố quan trọng 

Trang web phải được các công cụ tìm kiếm index: Nghĩa là các trang web không thể thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục sẽ không có cơ hội để xếp hạng trong các kết quả. Trước khi tinh chỉnh từ khoá nhắm mục tiêu hoặc tận dụng các kỹ thuật tối ưu hóa khác, trang web cần phải đảm bảo có thể truy cập. Sau 1 thời gian, nếu website vẫn ko được index, hãy email cho Google để được index vì khả năng website của bạn bị penalty là rất cao. Trong TGS đã có 1 loạt bài như thế để giải quyết tình trạng này.

Các từ khoá được sử dụng nhiều tại trang làm seo: Các công cụ tìm kiếm và người dùng đạt được cả hai mục tiêu tìm kiếm các từ khóa trong văn bản của trang. Sử dụng các từ khóa trong các yếu tố tài liệu (text) sẽ dễ đc người dung chú ý, và đó là một phần thiết yếu của SEO.

Từ khoá sử dụng trong tiêu đề trang: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề, bảng xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các tag tiêu đề.
Sử dụng “Rel Canonical” một cách thích hợp: Nếu các tag chuẩn là chỉ tới một URL khác nhau, nó sẽ không tính trang này như các nguồn tài liệu tham khảo vì vậy sẽ không đc xếp hạng. 

Yếu tố quan trọng ở mức Trung bình:

Dùng chính xác từ khoá cần seo tại văn bản: vd như bạn seo từ “thiết kế website” thì không nhất thiết chỗ nào cũng phải ghi “thiết kế website” cả, chúng ta có thể ghi “dịch vụ thiết kế website”, “thiết kế website du lịch” v.v… và Google vẫn hiểu và index được các từ khóa của bạn. Ngoài ra, các từ khóa mở rộng này cũng là một phần ưu tiên trong xếp hạng.

Từ khoá sử dụng trong tag Alt: Từ khoá sử dụng trong thuộc tính alt của hình ảnh được sử dụng có tác dụng tích cực với thứ hạng. Nó cũng cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm hình ảnh, 1 dạng phổ biến và thường được sử dụng trong hệ thống tìm kiếm.

Số lượng từ khóa trong nội dung: Các công cụ tìm kiếm tìm các trang có chứa nội dung mà người dùng của họ muốn tìm. Nội dung của bạn là site về “thiết kế website” thì không thể index với nội dung chứa “phim người lớn” đc. Văn bản seo tốt nhất nên giới hạn ở khoảng 300 ký tự.

Tránh nhồi từ khoá trong URL: Nhồi nhét từ khóa trong URL có thể được cho là spam và sẽ cũng có khả năng làm mất đi các khách hàng tiềm năng khi nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm.

Cách sử dụng từ khoá trong URL: Từ khoá trong chuỗi URL giúp để biết thêm thông tin liên quan đến trang để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ người dùng tìm kiếm trong việc xác định nội dung của trang khi xem các URL và cung cấp giá trị khi được sử dụng như là văn bản giới thiệu liên kết.

Các yếu tố ít quan trọng

Từ khoá sử dụng trong thẻ H1: Mặc dù các từ khoá được nhắm mục tiêu trong thẻ H1 không tương quan tốt với thứ hạng cao, nhưng sự có mặt của nó cũng vẫn cung cấp một số giá trị nhỏ trong xếp hạng. Nó được coi là một điểm nhấn về khả năng tiếp cận và mô tả nội dung của trang. 

Chiều dài thích hợp tựa đề trang: Phần mà chúng ta đọc được của các tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm kéo dài 66 ký tự, sau đó nó sẽ cắt ngắn với một dấu ba chấm. Do đó, để tối ưu hóa tựa đề tốt nhất chúng ta nên để tiêu đề dưới 66 ký tự, số lượng ký tự dài gần đến 66 kí tự thì càng tốt ( Đó là cách SEO mà BBC đang tiến hành <= “tựa đề dài sẽ được chú ý hơn” )

Từ khoá sử dụng trong b, I, strong: Các công cụ tìm kiếm có ưu tiên cho các trang sử từ khóa mục tiêu với một trong những yếu tố này hơn. Nó cũng có giá trị với bản thân người dùng khi các từ khóa được ưu tiên nổi bật lên. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng sử dụng thêm các thẻ , , , hoặc tag để từ khoá mục tiêu nổi bật hẳn trên trang làm seo.

Từ khóa sử dụng trong thẻ Meta Description: Sử dụng các từ khoá truy vấn trong thẻ meta des giúp cho nó cơ hội tốt hơn để được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm và đc coi như là đoạn mã của trang. Nó tạo ra sự nổi bật và khả năng hiển thị với công cụ tìm kiếm, chúng ta có thể nhận thấy các từ khóa trong văn bản mô tả sẽ được in đậm khi search trên Google. 

Tránh tình trạng có quá nhiều liên kết nội, liên kết ngoại: Liên kết bên ngoài nói chung là một điều tốt, nhưng như với các chiến thuật tối ưu hóa nhiều trong SEO, điều độ là con đường tốt nhất. Sử dụng nhiều liên kết bên ngoài có thể làm giảm các giá trị trang web bất kỳ liên kết được (đặc biệt nếu các liên kết này không đến từ các link chất lượng cao của các trang web tin cậy). Còn với một số lượng quá nhiều các liên kết nội bộ, có thể không trực tiếp làm tổn hại đến giá trị của một trang, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của liên kết được và làm giảm khả năng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.

Chiều dài URL thích hợp: Công cụ tìm kiếm thường xuyên sẽ cắt ngắn URL hiển thị tại 76 ký tự. Do đó, hãy để chiều dài URL của bạn trong khoảng thích hợp.

Hạn chế thư mục con trong URL: Số lượng thư mục con trong một URL càng ít thì sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Ngoài ra, việc có nhiều các thư mục con trong một chuỗi URL có thể là một tín hiệu rằng trang này có cấu trúc liên kết rất sâu, nó có ảnh hưởng tiêu cực với quá trình thu thập dữ liệu, đánh chỉ số và xếp hạng.


Theo Thế Giới Seo

Google xem xét tốc độ tải trang là một trong 200 yếu tố để đánh giá website của bạn. Nếu website của bạn có một tốc độ chạy lề mề thì đó cũng chính là nguyên nhân bạn đã đánh mất một số lượng lớn khách truy cập.

>>> Cách đảm bảo trang web vẫn phát triển bình thường qua các thuật toán google
>>> Cách đặt Link từ trang có Trust Ranks Cao




Dưới dây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 15 cách để cải thiện tốc độ website của bạn : 

1. Tối ưu hóa kích thước ảnh 

Nguyên nhân đầu tiền mà tôi đề cập chính là kích cỡ dung lượng ảnh của từng tin tức, sản phẩm, sẽ làm ảnh hưởng tới việc tải trang khi mà những bức ảnh đó nặng tới nửa MB hoặc hơn thế nữa. Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ nén ảnh trước khi đăng tải lên website của bạn. Sau đây tôi có thể gợi ý cho các bạn 1 số công cụ hữu ích đó :
- JPEG & PNG Stripper : Phần mềm nén ảnh hàng loạt
- Online Image Optimizer- GIF, JPG, and PNG : Nén ảnh trực tuyến
- Đối với các bạn code trên ngôn ngữ PHP có thể sử dụng Timthumb nó thực sự hữu ích cho các coder khi mà muốn nén ảnh ngay trên website
...

2. Định dạng ảnh : Định dạng chuẩn các tệp tin ảnh : JPG, GIF và PNG.

3. Tránh sử dụng các Plugin không cần thiết : Ở một số mã nguồn như Wordpress, Joomla và mã nguồn mở khác, các webmaster thường sử dụng những Plugin, Module không cần thiết làm sẽ giảm tốc độ của webiste. 'Một lời khuyên của tôi trước khi cài đặt một ứng dụng ngoài bạn nên cân nhắc kỹ khi sử dụng nó vì có thể làm giảm tốc độ hay làm hỏng cấu trúc website của bạn.'

4. Tránh sử dụng các CSS, javascript thừa : Một website chạy tốt họ luôn luôn tối ưu hóa các file css, js của mình. Tránh trường hợp sử dụng các tệp tin ngoài máy chủ như vậy chúng ta sẽ làm giảm nguy cơ đường dẫn có thể bị chết.

5. Tối ưu hóa Caching

6. Cài đặt Redirects khi một trang web nào đó đang gặp sự cố

7. Tránh đặt các thẻ iframe: Đậy là một điều nên tránh khi bạn đang để một thẻ iframe để quảng cáo cho một website nào đó, nếu website bạn đặt ifame để quảng cáo thì tất nhiên nó phải mất một thời gian để tải toàn bộ nội dung dữ liệu đó.

8. Tối ưu hóa DNS 

9. Thiết lập G-Zip Encoding : Tương tự như các tệp tin trên máy tính của bạn được nén và sẽ giảm bớt dung lượng so với kích thước đầu. Cách này sẽ làm giảm tài nguyên máy chủ của bạn và sẽ tăng hiệu xuất tải trang.

10. Sử dụng GET thay vì POST

11. Giảm dung lượng Cookie: Các dữ liệu được lưu trữ trong một tập tin Cookie được trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt người sử dụng.Do đó, bằng cách giảm kích thước tệp tin được chuyển và làm tăng thời gian tải trang. Loại bỏ các Cookie không cần thiết và thiết lập thời gian hết hạn trên người dùng vừa đủ.

12. Luôn cập nhật hệ thống của mình thường xuyên : Nếu bạn sử dụng các sản phẩm CMS như Wordpress thì kiểm tra thường xuyên về bản cập nhật. Hãy kiểm tra tốc độ của CMS trước khi đưa chúng lên website của bạn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các tool Webmaster Tools của Google hoặc kiểm tra bằng công cụ WooRank và nhiều ứng dụng kiểm tra tốc độ website khác.

13. Cài đặt mod_pagespeed của Google : Như đã nói TCN đã giới thiệu độc giả cách cài đặt mod_pagespeed trên Apache cải thiện tốc độ tải trang và nâng cao SEO cho website của bạn và đây cũng là module con cưng của google phát triển miễn phí cho các webmaster.

14. Viết javascript trên một trang và dùng cho nhiều trang: Điều này tương tự như kỹ thuật dùng file CSS cho mọi trang web. Ví dụ đoạn mã javascript hiển thị quảng cáo dùng cho nhiều trang, nếu bạn viết toàn bộ mã javascript trong một file rồi khai báo dùng nó ở các trang. Ngoài ra các bạn cũng nên để các tệp tin CSS để trình duyệt chỉ tải 1 lần.

15. Sử dụng ít Flash :  Có thể rất nhiều mẫu về Flash phổ biến trên web hiện nay nhưng bạn nên giảm thiểu việc sử dụng Flash trên một trang web. Flash có thể nhìn rất bắt mắt, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để tải xuống khi duyệt web. Nếu bạn muốn sử dụng Flash, hãy chỉ nên sử dụng nó trong một vài trang web và chắc chắn rằng nó có thể được tải xuống nhanh. 


Theo Trang Công Nghệ

Một trong những chủ đề hot nổi lên gần đây trong lĩnh vực marketing và quảng cáo là mobile marketing. Theo đà phát triển của mobile, chắc chắn tương lai của ngành quảng cáo sẽ là di động khi mà nhu cầu tựkỷ trên di động không ngừng giảm, nhu cầu xem Tivi hay dùng PC sẽ suy giảm.
Tuy nhiên mobile marketing không phải là vấn đề mới mẻ mà thực tế đã diễn ra tại Việt Nam từ lâu dưới nhiều hình thức khác nhau, bài viết này sẽ điểm qua các loại hình và kênh mobile marketing được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

1. SMS MARKETING

Có lẽ đây là loại hình mobile marketing đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đặc biệt tỏ ra hiệu quả khi người làm quảng cáo nắm rõ hồ sơ của người nhận quảng cáo. Tuy nhiên điều đáng buồn là các nhà cung cấp nội dung số và game mobile lạm dụng hình thức này spam tin nhắn SMS vào máy người nhận quảng cáo kèm theo các nội dung lừa đảo túi tiền, khiến cho loại hình quảng cáo này trở nên giảm hiệu quả do sự cảnh giác của người dùng.

Tuy nhiên được sự hỗ trợ từ phía nhà mạng, SMS marketing chuyển dịch thành Brand SMS cho phép gắn thương hiệu vào số điện thoại gửi tin nhắn nhờ đó tạo niềm tin với người nhận quảng cáo căn cứ trên thương hiệu phát thông điệp quảng cáo. Nhờ đó, những doanh nghiệp làm marketing uy tín, chính trực nhanh chóng có được chứng nhận tốt của nhà mạng giúp họ chiếm được chỗ đứng tốt trong thị trường nhiễu loạn.

Ngoài ra, SMS marketing còn là công cụ gắn kết khách tốt cho các doanh nghiệp khi có thể phát đi các thông điệp, các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng hoặc thông báo sự kiện ra mắt các sản phẩm mới.

Hiện tại Việt Nam, VHT là một trong những đơn vị làm tốt kênh này: http://vht.com.vn

 2. FACEBOOK MARKETING

Mới xuất hiện từ đầu năm 2013, Facebook mobile marketing nhanh chóng thu hút dân làm marketingbằng những sponsor xuất hiện trên wall hệt như những status thông thường do bạn bè post.

Khác với các sponsor trên PC nằm trong góc khuất hẻo lánh, sponsor mobile xuất hiện tự nhiên và chình ình trước mặt người đọc khiến họ buộc phải nhìn thấy quảng cáo dù chỉ là lướt qua. Hơn nữa, Facebook biết lựa chọn nội dung quảng cáo phù hợp với nội dung mà người đọc thường xuyên quan tâm.

Một lần nữa, các đơn vị cung cấp nội dung số và game nhanh chóng tiếp cận hình thức này trước tiên khi sớm tung ra các quảng cáo về game. Đặc biệt Facebook cho phép người làm game mobile xác định và thanh toán theo số lượt cài đặt sản phẩm của mình được cho là hiệu quả hơn hình thức quảng cáo trả tiền theo click.

 3. GOOGLE ADSWORD

Khi người dùng search google trên mobile nhiều hơn thì Google AdsWord lấn sân mobile marketing là dễ hiểu, loại hình marketing này lại phù hợp vì quảng cáo như một gợi ý xuất hiện đáp ứng theo những gì người dùng mong muốn tìm kiếm.

Nếu người làm marketing đã quen với Google AdsWord từ trước thì việc tiếp cận loại hình này trên mobile sẽ rất thuận tiện. Để khai thác được dịch vụ này thì người làm marketing phải biết lựa chọn từ khóa trên phân  khúc phù hợp với chi phí chấp nhận được, một số từ khóa có giá rất cao như iPhone có thể lên đến 10.000 đ / click.

Ưu điểm của loại hình quảng cáo này là gắn với nhu cầu thực của người dung, nghĩa là khi họ chủ đích tìm kiếm thì nghĩa là họ đang có nhu cầu liên quan đến từ khóa đó, việc quảng cáo sản phẩm liên quan lúc này là phù hợp và hiệu quả.

4. MOBILE WEB BANNER

Các trang tin tức, giải trí đã khai thác banner quảng cáo trên website của mình từ rất lâu, khi bước sang thời đại mobile, họ chỉ cần chuyển đổi công nghệ cho site của mình tương thích với màn hình mobile nhỏ bé và tiếp tục gắn banner quảng cáo.

Tuy nhiên họ gặp phải vấn đề lớn là màn hình mobile bé nhỏ sẽ khiến cho lượng banner họ đặt không thể nhiều như trên website, trong khi đó hiệu quả của 1 banner trên mobile web không khác nhiều so với banner trên PC web, vì vậy không có lý do gì để người làm marketing trả giá cao hơn trên nền tảng mobile, vì vậy tất yếu doanh thu trên mobile web sẽ tụt giảm sâu so với PC web.

Đối với người làm marketing, khi đặt một banner lên mobile Web, họ không chắc chắn người dùng có thực sự nhìn thấy banner quảng cáo cho thương hiệu của họ không vì banner có thể đặt ở những vị trí khuất hoặc trôi đi khi người dùng cuộn site để đọc.

Để khắc phục vấn đề này, một số mobile web site đã gắn cố định các banner ở một vị trí và luôn luôn xuất hiện trước mắt người đọc dù họ cuộn xuống để đọc tin, một số site khác thì áp dụng hình thức pop-up để quảng cáo trực tiếp thương hiệu đến người dùng.

Thực tế cho thấy tỷ lệ CTR (số click trên số lần banner hiển thị) trên mobile web khá thấp, thường chỉ ít hơn 0.8%.


Tại Việt Nam có 24h và VCCorp triển khai tốt loại hình này với lượng website cũng như nội dung phong phú tiếp cận nhiều phân lớp độc giả khác nhau.

5. IN-APP, IN-GAME BANNER

Với loại hình này, banner quảng cáo gắn với game/app được cài đặt trên điện thoại của người sử dụng. Loại hình này có lợi thế hơn so với quảng cáo trên mobile web là banner khi xuất hiện thì khả năng người dung thấy quảng cáo là 100%, vì vậy thương hiệu được quảng cáo sẽ được người dùng thấy và ghi nhớ rõ hơn.

Ngoài ra do lợi thế bám theo các game/app được cài đặt cục bộ trên máy nên có thể dễ dàng thu thập thông tin của user và thông tin máy như hành vi, thói quen, vị trí, mạng đang sử dụng, loại máy điện thoại đang dùng. Tất cả các thông tin này đều quý báu đối với mỗi người làm marketing.

 
 
Điều này giải thích lý do giá phải trả cho mỗi lượt hiển thị banner và click theo loại hình này thường cao hơn so với mobile web.
 
Hiện tại Việt Nam, ngoài Admob của Google với chi phí cao, người làm marketing có thể sử dụng dịch vụ bản địa của Amobi.vn – http://amobi.vn với lượng game và app phong phú, tiếp cận nhiều phân khúc người dung khác nhau.

6. OTT – ỨNG DỤNG NHẮN TIN MIỄN PHÍ

Về cơ bản, OTT mang hình thái của một mạng xã hội, đồng thời lại hoạt động như SMS nên quảng cáo trên dịch vụ này sẽ tương đồng với Facebook Ads và SMS Marketing.Bản thân tác giả chưa dùng thử dịch vụ này để quảng cáo cho thương hiệu này nên không có nhiều điều viết về nó.

Sưu tầm

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.