4 ý tưởng công nghệ làm nên điều kỳ diệu cho chiến dịch marketing
Dưới đây là 4 đột phá về công nghệ được dự báo sẽ cách mạng hóa marketing và giúp bạn có một cuộc sống dễ dàng hơn.
>>> Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam?
>>> Vai chính – vai phụ trong “cuộc chơi” thương hiệu
>>> Apple là phải đắt
>>> Chiến lược Tiếp thị nội dung của Coca-Cola
>>> Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam?
>>> Vai chính – vai phụ trong “cuộc chơi” thương hiệu
>>> Apple là phải đắt
>>> Chiến lược Tiếp thị nội dung của Coca-Cola
1. Fast Web Media dùng thời tiết để điều chỉnh Bravissimo & Pepperberry’s PPC
Thời tiết thay đổi có thể tác động đến xu hướng tìm kiếm của người dùng, đặc biệt là ở nước Anh – vốn nổi tiếng với thời tiết bất thường. Dưới đây là biểu đồ thể hiện xu hướng tìm kiếm cho từ “umbrella” và “swimsuit”.
Như vậy, nếu có một cách giúp công ty đưa ra những lời mời phù hợp với từng thời điểm (trong trường hợp này là thời tiết bên ngoài) thì chắc chắn điều đó sẽ mang lại lợi nhuận.
WeatherFIT là một công cụ của Google AdWords, vận hành dựa trên thông tin thời tiết. Nó giúp nhà bán lẻ quần áo lót và đồ bơi Bravissimo dùng dữ liệu real time (dữ liệu thời gian thực) thực hiện các quảng cáo và khuyến mãi phục vụ riêng cho điều kiện thời tiết của từng vùng, qua đó tăng đáng kể doanh thu PPC.
Theo Ingenious Britain’s coverage, doanh thu từ PPC cho dòng sản phẩm đồ bơi của Bravissimo tăng gần 600% trong campaign với weatherFIT.
2. ITV tận dụng quảng cáo 2 màn hình với Ad Sync
Khi màn hình thứ hai (thứ ba hoặc cả thứ tư) trở nên ngày càng quan trọng, các thương hiệu cần tìm ra cách để tạo ra sức hút với khách hàng, đó là lúc họ cần đến Ad Sync.
Đúng như tên gọi của mình, Ad Sync cho phép các nhà quảng cáo “sync” – “đồng bộ hóa” các quảng cáo trên nhiều thiết bị, bao gồm cả TV shows.
Một ví dụ điển hình là ở đêm chung kết TV shows đình đám the X Factor thay vì chỉ chạy quảng cáo trên tivi, ITV đã thiết kế thêm một game chính thức của chương trình để người xem chơi cùng (trên smartphone, tablet bằng công nghệ đồng bộ hóa 2 màn hình – dual screen).
Mức độ tương tác của campaign vượt mức 38% (Dựa trên tỉ lê page views với user action), cùng với tỉ lê click qua (số lần nhấp chuột chia số lần hiển thị quảng cáo) đạt 8,75%. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và sự liên quan của những quảng cáo dùng Ad Sync đã khiến người dùng sẵn sàng đọc và tham gia hơn.
3. McCann New York kết nối người dùng IKEA Catalog
Quyển Catalog của IKEA có lẽ là một trong những phương thức marketing cổ nhất và kinh điển nhất của thế giới. Tuy vậy, thế kỷ 21 đã mang đến cho xấp giấy màu quá quen thuộc này một trải nghiệm tương tác sành điệu.
McCane đã dùng công nghệ nhận diện hình ảnh và Augmented Reality để cho phép người đọc có thể scan từng trang và unlock những thông tin ẩn, khiến trải nghiệm trên catalogue trọn vẹn và đặc sắc hơn. Dù công nghệ màn hình thứ hai đang phát triển không ngừng, nhưng các ứng dụng nên được thiết kế sao cho thân thiện nhất với những người dùng ít quan tâm đến công nghệ. Catalog của IKEA đã áp dụng điều này vì với giao diện được thiết kế tối giản đi kèm với những hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu để bất cứ ai cũng có thể đọc được và sử dụng dễ dàng.
Ứng dụng đã trở thành app marketing cho một brand được download nhiều nhất trong năm 2012, và trải nghiệm người dùng được nâng cấp đã khiến khách hàng engage nhiều hơn, cụ thể thời gian sử dụng app trung bình là 8 phút, gần gấp 3 so với thời lượng tương tác của catalog truyền thống.
4. myThings và những chiến dịch cá nhân hóa quảng cáo video cho Shop Direct Group, Love Label, Very.co.uk
Nãy giờ ta đã bàn đến những cách để liên kết nội dung từ nhiều nền tảng khác nhau, nhưng sự liên kết ấy sẽ không có ý nghĩa nếu nội dung không hướng đến khách hàng, làm cho họ cảm thấy có liên quan. Love Label và Very.co.uk đã tranh thủ công nghệ thu thập dữ liệu khách hàng real time để đưa đến các video banner cực kỳ hấp dẫn, lôi cuốn, và liên quan do được “cân đo đong đếm” cho từng khách hàng.
Mỗi khách hàng khác nhau nhận được các lời mời mua trang phục phù hợp với họ, khiến họ cảm thấy gắn kết và yêu thích công ty hơn. Các công ty cũng nhờ đó mà tăng doanh số bán hàng.
Để xác định nên gợi ý sản phẩm nào cho khách hàng, phần mềm dùng các thuật toán cao cấp dựa trên khả năng “tự học” của hệ thống để phân tích các dữ liệu có sẵn như lịch sử thao tác trên máy tính, dữ liệu đám đông và tìm ra xu hướng mua hàng.
Bằng cách cá nhân hóa nội dung, các thương hiệu giờ đã có trong tay 1 cơ hội tuyệt vời để biến những người xem thụ động thành những người tham gia năng nổ cho quảng cáo video của mình.