Dưới đây là những vũ khí được coi là "Át chủ bài" của pháo binh Triều Tiên:
Pháo tự hành M1989 Koksan
Loại pháo tự hành cỡ nòng 170 mm này được coi niềm tự hào của Triều Tiên, do chính các chuyên gia Triều Tiên nghiên cứu thiết kế và sản xuất..
M1989 Koksan có tầm bắn 40 km với đạn thường và lên tới 60 km khi bắn đạn tăng tầm. M1989 có thể bắn qua cả Seoul và hoàn toàn vượt trội pháo tự hành K9 Thunder mới nhất của Hàn Quốc (chỉ có tầm bắn tối đa 30 km với đạn thường và 40 km với đạn tăng tầm).
M1989 dùng khung gầm xe tăng Type 59 cải tiến có sức chứa 12 viên đạn bên trong, giúp pháo có khả năng cơ động cao và không phải sử dụng xe tiếp đạn độc lập.
Pháo tự hành M1989 trong một cuộc duyệt binh
Mặc dù tốc độ bắn của M1989 chậm hơn nhiều so với K9 của Hàn Quốc, chỉ được 2 phát/5 phút, nhưng nếu hàng trăm khẩu M1989 khai hỏa trước ở khoảng cách xa hơn so với tầm bắn của K9 thì pháo tự hành tốt nhất Hàn Quốc hầu như không có cơ hội trả lời.
Hơn nữa, Hàn Quốc hay Mỹ nếu muốn phản kích lại hệ thống này cũng rất khó khăn vì đa phần pháo của Triều Tiên đều được cất giấu kỹ trong lòng núi, rất khó để tìm ra chứ chưa nói đến việc phản kích tiêu diệt.
M1989 tại chiến trường Trung Đông
Thực tế chiến đấu cũng cho thấy pháo tự hành M1989 đã thể hiện được sức mạnh vượt trội của mình. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Triều Tiên đã viện trợ cho Iraq 36 khẩu pháo phản lực M1989.
Những khẩu pháo này thể hiện rõ sức mạnh khi chúng được đặt ở bán đảo Al Faw và pháo kích mãnh liệt vào các giếng dầu tận Kuwait cách đó 35 km.
Pháo phản lực M1985
Pháo phản lực 240 mm M1985 (loại 12 nòng) hay biến thể nâng cấp của nó là M1991 (loại 22 nòng) được Triều Tiên tự nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là một trong những niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Bình Nhưỡng.
Pháo phản lực uy lực nhất của Triều Tiên: M1985 cỡ 240 mm
M1985 được đặt trên khung xe tải Isuzu 6x6 của Nhật Bản, còn M1991 lại sử dụng khung xe 6x6 do Triều Tiên tự sản xuất, chúng có thể di chuyển linh hoạt với tốc độ lên tới 60 km/h.
Pháo được đặt trên khung gầm do Triều Tiên tự sản xuất
Loại đạn rocket cỡ 240 mm có trọng lượng 407 kg, trong đó đầu đạn nặng 90 kg chứa thuốc nổ mạnh, chất cháy hoặc chất độc hóa học.
Cả hai loại pháo phản lực trên đều có khả năng bắn hết cơ số đạn của mình trong vòng 48 giây tới các mục tiêu cách xa 43 km, bao gồm cả thủ đô Seoul của Hàn Quốc nếu chúng được đặt sát biên giới.
Tuy Triều Tiên có lợi thế về hỏa lực nhưng Hàn Quốc lại nhận được sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại, sẽ gây khó khăn ít nhiều cho pháo binh Triều Tiên.
Trong cuộc xung đột tại biên giới ngày 20/8 vừa qua, những loạt đạn pháo của Triều Tiên đã bị chặn lại bởi hệ thống phòng thủ tên lửa, do đó không gây ra bất cứ thương vong nào.
Đó rất có thể là hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) do Israel nghiên cứu phát triển vì hiện nay trên thế giới không tổ hợp phòng thủ nào có được tính năng ưu việt như vậy.
Minh họa cơ chế làm việc của "Vòm sắt"
Mặc dù vậy, theo tính toán trong một báo cáo an ninh của Hàn Quốc, lực lượng pháo binh Triều Tiên có thể bắn khoảng 10.000 viên đạn pháo đến Seoul chỉ trong vòng một phút và đủ khả năng hủy diệt thành phố này.
Trên hết, hầu như toàn bộ số pháo của Triều Tiên được giấu trong lòng núi, rất khó đánh trả chính xác.
Chúng ta có thể thấy, dù hệ thống tác chiến điện tử của Hàn Quốc có mạnh đến đâu nhưng với số lượng đạn pháo quá lớn dội xuống Seoul thì quân đội Hàn Quốc sẽ không thể kháng cự.
Cùng với hai át chủ bài trên, Triều Tiên còn hàng chục ngàn khẩu pháo cỡ nòng nhỏ hơn hay tên lửa đạn đạo, sẵn sàng dội bão lửa, hủy diệt các mục tiêu trên lãnh thổ nước láng giềng.
Do đó khi phải đối diện với nguy cơ chiến tranh lớn, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng đồng minh Mỹ luôn phải cân nhắc thật kỹ thiệt hơn trước khi đưa ra những quyết định quan trọng.
Đăng nhận xét