Có một quán phở nép mình trong con đường nhỏ ở quận Gò Vấp, ngày qua ngày, người ta luôn thấy một chàng nhân viên cần mẫn đến sớm, lau dọn bàn ghế rồi ngồi... chờ khách. Đó là anh Hải, một người mắc hội chứng Down bẩm sinh, nhưng luôn tươi cười vì có một công việc để làm, một "văn phòng" để đi về mỗi ngày.
Câu chuyện chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây không chỉ đơn thuần là chuyện nghề... bán phở, cũng không phải câu chuyện mưu sinh cơ cực của một người vốn sinh ra không được lành lặn như anh Hải. Bởi anh không phải là người lang thang, cơ nhỡ, càng không phải là người chật vật lao động mới có miếng ăn. Anh vốn xuất thân từ một gia đình khá giả. Ba mẹ của anh đã lớn tuổi nhưng không thiếu tiền bạc của cải để cho anh cuộc sống ấm no suốt quãng đời còn lại.
Do mắc hội chứng Down bẩm sinh, nên anh không được đến trường, không phải đi làm, cuộc đời của anh chỉ có những ngày theo cha đi chữa bệnh, những ngày quanh quẩn ở nhà đến chán chường.
Rồi anh tìm được công việc đầu đời cho mình, nơi anh có thể lao động để được trả lương, nơi anh được đối xử bình đẳng, công bằng như mọi nhân viên khác. Đó là quán phở chỉ nằm cách nhà anh vài trăm bước chân.
Một ngày mùng 1 âm lịch cách đây 2 năm, quán phở trên con đường nhỏ bỗng ồn ào, nhộn nhịp hơn mọi khi. Những người nghèo nói với nhau rằng ông bà chủ tốt bụng của quán phở treo bảng tặng 100 suất ăn miễn phí cho những người lang thang, cơ nhỡ. Anh Hải khi đó không biết chuyện gì, thấy mọi người tụ tập, xếp hàng trước tiệm phở, anh cũng lon ton chạy ra hòa vào dòng người trước quán. Và ngay lúc đó, anh được nhìn thấy mọi hoạt động trong quán nhỏ tấp nập này: người nấu ăn, người chế biến, người rửa bát, kẻ bưng bê... Ai ai cũng thật chú tâm vào công việc của mỗi người nhưng họ vẫn luôn giữ nụ cười trên môi và trò chuyện cùng nhau để vơi đi mệt mỏi. Anh ước gì, mình là một phần trong tập thể hòa đồng đó.
"Lúc đó dù rất bận nhưng tôi cũng ấn tượng với cậu Hải, trước đây tôi thấy cậu thường đi lại trong xóm, cũng có cái ăn, cái mặc nhưng không hiểu sao hôm đó cậu vẫn xếp hàng để lấy phần ăn miễn phí. Khi tôi phát suất ăn cho Hải, cậu khoanh tay lễ phép như một đứa trẻ, nói: "Hải cảm ơn!" rồi ngồi vừa ăn, vừa quan sát mọi người...", bà chủ quán phở kể lại ngày đầu tiên anh Hải đến quán.
Ngày hôm đó, hàng trăm người nghèo đến quán, ăn uống và trò chuyện vui vẻ cùng nhau, họ cảm ơn lòng tốt của ông bà chủ, rồi ra về, tiếp tục gánh nặng mưu sinh trên đường phố Sài Gòn. Anh Hải cũng muốn có một công việc, cũng muốn được trả công, được có tiền như bao người khác, dù ít dù nhiều, chỉ cần có đồng lương do chính sức mình làm ra, là được. Và anh quyết định sẽ "làm việc" ở quán phở này.
Do mắc hội chứng Down bẩm sinh, nên anh không được đến trường, không phải đi làm, cuộc đời của anh chỉ có những ngày theo cha đi chữa bệnh, những ngày quanh quẩn ở nhà đến chán chường.
Rồi anh tìm được công việc đầu đời cho mình, nơi anh có thể lao động để được trả lương, nơi anh được đối xử bình đẳng, công bằng như mọi nhân viên khác. Đó là quán phở chỉ nằm cách nhà anh vài trăm bước chân.
Anh Hải là nhân viên đặc biệt hơn tất cả những nhân viên khác của quán phở.
Một ngày mùng 1 âm lịch cách đây 2 năm, quán phở trên con đường nhỏ bỗng ồn ào, nhộn nhịp hơn mọi khi. Những người nghèo nói với nhau rằng ông bà chủ tốt bụng của quán phở treo bảng tặng 100 suất ăn miễn phí cho những người lang thang, cơ nhỡ. Anh Hải khi đó không biết chuyện gì, thấy mọi người tụ tập, xếp hàng trước tiệm phở, anh cũng lon ton chạy ra hòa vào dòng người trước quán. Và ngay lúc đó, anh được nhìn thấy mọi hoạt động trong quán nhỏ tấp nập này: người nấu ăn, người chế biến, người rửa bát, kẻ bưng bê... Ai ai cũng thật chú tâm vào công việc của mỗi người nhưng họ vẫn luôn giữ nụ cười trên môi và trò chuyện cùng nhau để vơi đi mệt mỏi. Anh ước gì, mình là một phần trong tập thể hòa đồng đó.
"Lúc đó dù rất bận nhưng tôi cũng ấn tượng với cậu Hải, trước đây tôi thấy cậu thường đi lại trong xóm, cũng có cái ăn, cái mặc nhưng không hiểu sao hôm đó cậu vẫn xếp hàng để lấy phần ăn miễn phí. Khi tôi phát suất ăn cho Hải, cậu khoanh tay lễ phép như một đứa trẻ, nói: "Hải cảm ơn!" rồi ngồi vừa ăn, vừa quan sát mọi người...", bà chủ quán phở kể lại ngày đầu tiên anh Hải đến quán.
Ngày hôm đó, hàng trăm người nghèo đến quán, ăn uống và trò chuyện vui vẻ cùng nhau, họ cảm ơn lòng tốt của ông bà chủ, rồi ra về, tiếp tục gánh nặng mưu sinh trên đường phố Sài Gòn. Anh Hải cũng muốn có một công việc, cũng muốn được trả công, được có tiền như bao người khác, dù ít dù nhiều, chỉ cần có đồng lương do chính sức mình làm ra, là được. Và anh quyết định sẽ "làm việc" ở quán phở này.
Quán phở mở cửa từ 6h sáng thì anh đã có mặt lúc 5h. Khi quán đóng cửa nghỉ trưa, anh cũng về nhà ngủ rồi 2h lại đến gọi cửa dù 4h chiều quán mới mở cửa bán tiếp.
Những lúc ít khách, anh tình nguyện là người trông xe, dù chỉ có một chiếc.
Anh Hải xin việc không cần hồ sơ, không qua phỏng vấn, nhưng anh gây ấn tượng với ông bà chủ chỉ bằng sự nhiệt tình và khát khao được lao động của mình. Sau ngày đầu tiên đến quán, anh đã trở lại vào 3h sáng ngày hôm sau, và chỉ đứng trước cửa chờ ông bà chủ dọn hàng. Anh đứng yên đó với ánh mắt tự tin vào bản thân và nói: "Cho Hải làm việc!", rồi lại: "Hải muốn làm việc!". Ông bà chủ nào có hiểu chuyện gì, chỉ thấy người đàn ông thấp lè tè, tay chân ngắn củn cỡn, rồi ông bà nhận ra đó là anh Hải, người mà cả xóm thường gọi là "thằng khùng". Nhưng hôm đó, "thằng khùng" ăn mặc lịch sự với áo sơ mi trắng và quần kaki kéo ngang cả bụng cùng đôi dép tổ ong đã cũ, dõng dạc đến xin một công việc lương thiện, không ai nỡ chối từ.
Sau ngày hôm ấy, anh Hải trở thành nhân viên đặc biệt của quán phở. Bà chủ quán là một người phụ nữ xinh đẹp, nhã nhặn, đã ngoài tứ tuần, rất ngại khi nghe ai đó bảo rằng mình "thuê" một người đàn ông không bình thường đến làm việc. Nhưng bà không giấu được sự quý mến của mình dành cho chàng nhân viên này.
Bà kể: "Hải bị hạn chế về nhận thức, nên tôi và các nhân viên đều không bắt cậu làm việc nhiều. Hải đến quán, hứng thì làm, không thì cứ ngồi nghỉ, chẳng ai nói gì cả. Nhưng Hải sạch sẽ và ngăn nắp lắm. Hũ tăm, hũ ớt trên bàn, ai lấy ra phải đặt đúng vào vị trí ban đầu, để sai là cậu khóc. Bàn dơ là cậu lau đi lau lại cho thật sạch mới thôi. Khách đến rồi về, cậu chạy ra chào khách nhưng nhiều lúc không nói gì, lại cầm... remote điều hòa huơ tay như hướng dẫn khách lùi xe. Ai cũng biết Hải không bình thường, nhưng ai cũng quý vì sự nhiệt tình đến ngô nghê của cậu".
Sau ngày hôm ấy, anh Hải trở thành nhân viên đặc biệt của quán phở. Bà chủ quán là một người phụ nữ xinh đẹp, nhã nhặn, đã ngoài tứ tuần, rất ngại khi nghe ai đó bảo rằng mình "thuê" một người đàn ông không bình thường đến làm việc. Nhưng bà không giấu được sự quý mến của mình dành cho chàng nhân viên này.
Bà kể: "Hải bị hạn chế về nhận thức, nên tôi và các nhân viên đều không bắt cậu làm việc nhiều. Hải đến quán, hứng thì làm, không thì cứ ngồi nghỉ, chẳng ai nói gì cả. Nhưng Hải sạch sẽ và ngăn nắp lắm. Hũ tăm, hũ ớt trên bàn, ai lấy ra phải đặt đúng vào vị trí ban đầu, để sai là cậu khóc. Bàn dơ là cậu lau đi lau lại cho thật sạch mới thôi. Khách đến rồi về, cậu chạy ra chào khách nhưng nhiều lúc không nói gì, lại cầm... remote điều hòa huơ tay như hướng dẫn khách lùi xe. Ai cũng biết Hải không bình thường, nhưng ai cũng quý vì sự nhiệt tình đến ngô nghê của cậu".
Anh Hải đến quán rất sớm, nhưng nếu chưa sẵn sàng cho công việc, anh sẽ ngồi nghỉ, tay ôm túi nilon đựng "đồng phục" của mình. Khi anh bắt tay vào làm việc, anh sẽ mở túi, đeo cà vạt và chỉnh trang đồng phục trước khi làm.
Anh Hải sinh năm 1968, nhưng trong mắt ông bà chủ, anh vẫn là cậu bé 5 tuổi, đáng yêu, hăng say và trong sáng. Vì thương chàng nhân viên cần cù, ông bà chủ mua tặng cậu bộ đồng phục của nhân viên bảo vệ để anh Hải tự tin hơn khi làm việc. Ban đầu, bộ đồng phục của anh có màu xanh dương như những nhân viên an ninh, bảo vệ. Nhưng vì anh hay lăng xăng chạy qua quán cafe đối diện tiệm phở để chơi cùng các nhân viên bảo vệ bên ấy, nên chủ quán cafe kiến nghị rằng nên đổi đồng phục cho anh sang màu khác, vì sợ khách đến uống cafe e ngại khi tưởng anh Hải là nhân viên trông xe.
Sau đó, bà chủ đổi cho anh bộ đồng phục khác, với áo sơ mi trắng, cà vạt và nón. Ngoài ra anh sẽ đeo một bảng tên trước ngực. Nói là bảng tên, nhưng thực chất chỉ là một bảng đeo có lồng tấm hình chụp anh Hải trong bộ đồng phục xanh dương trước đó.
Sau đó, bà chủ đổi cho anh bộ đồng phục khác, với áo sơ mi trắng, cà vạt và nón. Ngoài ra anh sẽ đeo một bảng tên trước ngực. Nói là bảng tên, nhưng thực chất chỉ là một bảng đeo có lồng tấm hình chụp anh Hải trong bộ đồng phục xanh dương trước đó.
Anh Hải lấy trong ví ra một bảng đeo có lồng ảnh chân dung của mình để mang trước ngực.
Sau khi chỉnh trang đồng phục, anh bắt đầu công việc của mình.
Với một người hạn chế vì nhận thức, đôi lúc Hải làm những việc rất... khó hiểu. Anh bày biện mọi thứ ra bàn, rồi lại sắp vào ngăn nắp. Hoặc khi quán đông khách và ồn ào, anh trở nên lúng túng và lo lắng, cứ chạy tới chạy lui trong quán, chụp cái này, nắm cái kia một cách vô thức. Những nhân viên trong quán đa phần là sinh viên làm thêm, dù sự có mặt của anh Hải trong những lúc cao điểm ở quán có thể gây vướng víu, nhưng không ai tỏ thái độ khó chịu với anh. Họ đi ngang qua anh và vỗ vai bảo anh làm tốt lắm, họ đùa giỡn với anh như những đồng nghiệp đang pha trò cùng nhau để giờ làm bớt đi những căng thẳng mệt mỏi. Chúng tôi nhìn thấy anh Hải không chỉ được làm việc, mà còn được yêu thương. Thật ra, ai lại không thích có một môi trường làm việc quá đỗi tuyệt vời như thế chứ?
Đôi khi trong vô thức, anh đứng lặng người như mất hồn, chỉ đến khi ai bảo gì, anh mới vội vã làm theo.
Đôi khi trong vô thức, anh đứng lặng người như mất hồn, chỉ đến khi ai bảo gì, anh mới vội vã làm theo.
"Đến ngày trả lương cho nhân viên, mấy đứa nhỏ cũng hồ hởi rủ cậu Hải đến... nhận lương. Hải cũng đến gặp cô kế toán của quán, cũng đầy nôn nóng nhận đồng lương như chúng ta vẫn chờ đến ngày cuối tháng vậy. Tiền lương của Hải phải có mảnh giấy kẹp bên ngoài, ghi tên và ngày công làm việc như bao nhân viên khác, thì Hải mới nhận. Hải thích lắm, dù không biết số tiền mình nhận được là bao nhiêu, cũng không biết cách sử dụng nó, có chăng là khoe với mọi người rồi đi mua chai nước uống để tự thưởng cho bản thân.", bà chủ quán chia sẻ.
Khoảnh khắc vui vẻ của anh Hải khi các "đồng nghiệp" pha trò, đùa giỡn với anh.
Ở nơi Sài Gòn phồn hoa, vội vã mà có thể đến "văn phòng" đậm mùi ngò gai, húng quế của anh Hải cùng những đồng nghiệp của anh, chúng tôi đã thêm phần nào tin yêu vào cuộc sống, vào con người. Có thể như bà chủ cảm nhận, anh Hải chỉ là cậu bé 5 tuổi làm việc trong vô thức, nhưng chúng tôi học được ở anh rằng, ai cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình, ai cũng cần lao động để có ăn.
Được làm công việc mình yêu thích, được ông bà chủ quý mến, yêu thương, đồng nghiệp hỗ trợ, anh Hải có lẽ là người may mắn trong thành phố đầy những con người mệt mỏi lúc 7h sáng và ngái ngủ lúc 5h chiều.
Được làm công việc mình yêu thích, được ông bà chủ quý mến, yêu thương, đồng nghiệp hỗ trợ, anh Hải có lẽ là người may mắn trong thành phố đầy những con người mệt mỏi lúc 7h sáng và ngái ngủ lúc 5h chiều.
Theo Kênh 14
Đăng nhận xét