Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng: chuyển hóa giải độc rượu của gan.
Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa giải độc rượu này chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của một loại men xúc tác tên là NICOtinTAMID – ADENIN – DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Loại men NAD này do gan sản xuất với số lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. (Trung bình khoảng 7g cồn ethylic trong một giờ, tương đương khoảng một ly bia hay một chung nhỏ rượu đế). Do vậy, nếu người uống rượu uống với số lượng quá nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.
Bạn nên tham khảo mẹo uống bia rượu ít hại cho sức khoẻ (ảnh minh hoạ)
TS Nguyễn Thị Dụ, Giám đốc Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai cảnh báo: Ngày càng nhiều người ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm. Trong đó, gan là một trong số các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bia rượu.
Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ say li bì, không biết gì. Có người nằm cả ngày, gia đình tưởng ngủ không gọi dậy, đến khi lay mãi không tỉnh mới hoảng hồn mang vào bệnh viện thì đã muộn.
Loại rượu gây ngộ độc nhiều nhất là sản phẩm do dân tự nấu, tự pha chế, vì có nồng độ methanol và ethyl glycol cao. Các vụ ngộ độc rượu có nồng độ methanol cao thường rơi vào người sống ở nông thôn do giá rẻ. Nhiều cơ sở mua rượu này về pha chế và đóng vào các chai dán mác ngoại.
Mỗi người hãy biết lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả cũng kiểm soát được bản thân với rượu bia và không quên uống thuốc giải độc, bảo vệ gan.
- Nên biết độ cồn các chai rượu để mình biết nên dùng bao nhiêu là đủ.
- Nên chọn rượu có độ cồn thấp như rượu vang có độ cồn dưới 30 độ.
- Không nên uống rượu vào lúc đói vì khi đó rượu sẽ hấp thu nhanh. Nên vừa ăn vừa uống để giảm khả năng hấp thu rượu.
- Không nên dùng trà xanh sau khi uống rượu, thay vào đó nên uống nước ép trái cây, nước cam, nước chanh có tác dụng trung hòa cồn trong rượu từ đó giải rượu nhanh.
- Hạn chế dùng các loại rượu ngâm từ động vật vì có thể chứa nhiều độc tố.
- Không nên sử dụng thuốc giải rượu thường xuyên vì thuốc cùng 1 lúc chuyển hóa qua gan gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
- Kiểm tra sức khỏe lá gan thường xuyên và sử dụng các loại thảo dược tăng cường chức năng gan.
Theo Dân Trí
Đăng nhận xét