1. Cơ thể có hai tuyến mồ hôi khác nhau
Đó là tuyến nội tiết (eccrine) và tuyến tiết dầu (apocrine). Tuyến nội tiết tồn tại ở khắp nơi trên cơ thể, có vai trò tiết ra mồ hôi giữ cơ thể luôn mát mẻ. Tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở các nang lông, như vùng da đầu, dưới cánh tay, và vùng kín. Mồ hôi do tuyến này tiết ra thường không mùi, có đặc tính giống như sáp và giàu axit béo.
2. Tóc cũng có thể tạo mùi khó chịu
Một số người dù mới gội đầu, vẫn không tránh được mùi hôi khó chịu tỏa ra từ tóc. Đó là do hội chứng "tóc mùi". Nguyên nhân của hội chứng này là do vi khuẩn, nấm vi khuẩn gây nên. Các vi khuẩn này làm tăng lượng mồ hôi trên da đầu. Sau đó, chúng phá vỡ các chất béo trong tuyến mồ hôi đầu tiết và tạo mùi cơ thể.
Những thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, cà-ri, các món ăn nhiều dầu mỡ, hay chất kích thích như caffeine, rượu chính là nguyên nhân khiến mùi cơ thể của bạn tồi tệ hơn.
4. Xà phòng diệt khuẩn có thể khiến mùi cơ thể thêm tồi tệ
Xà phòng diệt khuẩn thường làm khô da, buộc cơ thể phải tăng sản xuất mồ hôi, khiến mùi cơ thể gia tăng theo!
5. Stress khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn
Khi tâm trạng bạn lo lắng hay stress, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone kích thích tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động. Chính vì thế, chúng ta thường bắt gặp nhiều người với vùng áo dưới cánh tay ướt đẫm khi đang chờ phỏng vấn, hay hẹn hò với nửa kia.
Theo VNExpress
Đăng nhận xét