10. Nuốt và thở
Sự thật: Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc.
Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển. Ở người, thanh quản nằm ở quá thấp trong cổ họng nếu so với các loài động vật khác, điều làm cho con người có thể duy trì âm thanh phát ra trong thời gian lâu hơn và tạo ra nhiều âm thân thanh hơn, góp phần cấu tạo nên tiếng nói.
9. Bộ não thứ hai
Sự thật: chúng ta có não bộ thứ hai ở ruột.
Cơ thể người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kéo dài từ thực quản đến hậu môn hay còn gọi là hệ thần kinh ruột. “Bộ não thứ hai” này không có khả năng ý thức mà chịu trách nhiệm tiêu hóa và thậm chí là hơn thế. Nếu bạn đã từng cảm thấy lo lắng bồn chồn hoặc cảm thấy ấm ách ở ruột gan khi nghe tin xấu, nguyên nhân nằm ở hệ thống thần kinh ruột. Hệ thống thần kinh ruột cũng đóng vai trò trong hình thành tâm trạng nói chung và giải thích tại sao một số loại thực phẩm có thể giúp biến đổi tâm trạng và tại sao những tin xấu hay trạng thái cảm xúc tiêu cực khiến bạn mất đi cảm giác thèm ăn.
8. Cảm giác đơn độc
Sự thật: cảm giác đơn độc giống như vết thương thể xác.
Có thể bạn đã biết điều này. Nhưng vì sao lại thế? Nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học California đã yêu cầu các tình nguyện viên chơi một game máy tính mô phỏng trò chơi đuổi bắt đơn giản giữa hai người. Nhưng họ không hề biết rằng người chơi kia thực ra chỉ là máy tính và nó đã được lập trình sẵn để tự thoát ra sau vài phút, gây cho người tình nguyện viên cảm giác đơn độc và bị hắt hủi. Các nhà khoa học nhận thấy rằng cảm giác đơn độc này xuất hiện và được xử lý ở phần trước của vành đai vỏ não – cũng chính là vùng xử lý các cảm giác đau đớn về vết thương thể xác. Điều này lý giải tại sao con người khao khát được xã hội chấp nhận và tìm kiếm bạn bè cũng như giúp ta hiểu thêm về sức mạnh của “ảnh hưởng theo đám đông”. Các nhà khoa học cũng hi vọng sử dụng thông tin này còn giúp chúng ta giải thích và tìm ra cách điều trị phù hợp cho chứng bệnh tâm lý – suy sụp và tuyệt vọng.
7. Nước bọt
Sự thật: nước bọt sinh ra nhiều hơn trước khi nôn ọe.
Đây là cách cơ thể phản ứng để bảo vệ các bộ phận của cơ thể như họng, răng và miệng. Chúng ta đều biết axit trong dạ dày có mức độ axit cực cao. Việc cơ thể tiết ra nước bọt trước khi nôn ọe giúp pha loãng, trung hòa axit và súc rửa miệng để acid tràn lên từ dạ dày không làm hại cơ thể bạn. Cũng chính vì thế mà chúng ta nên súc miệng và đánh răng sau khi nôn.
6. Cơ thể ưa ngọt
Sự thật: đường có thể giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
Các thầy thuốc ở châu Phi vẫn chữa thương bằng cách đặt mía giã nhuyễn lên vết thương. Moses Murandu là một y tá đã từng xem cha mình sử dụng các biện pháp chữa thương này ở châu Phi và rất ngạc nhiên khi thấy rằng các bác sĩ ở Anh đã không sử dụng nó. Ông bắt đầu nghiên cứu lại cách chữa trị này và thử nghiệm nó trên những bệnh nhân với vết loét do tì đè, vết loét ở chân trước khi băng bó vết thương. Bệnh nhân thấy rằng đường có thể làm giảm đau và tiêu diệt các vi khuẩn làm cản trở quá trình làm lành vết thương. Lý do là đường có tính hút ẩm nên đã hút bớt nước mà vi khuẩn cần để tồn tại. Đường cũng rẻ hơn nhiều nếu so với thuốc kháng sinh hiện đại. Vì vậy, lần sau khi bạn bị đứt tay, hãy rắc vào đó một ít đường trước khi băng bó vết thương.
5. Trí nhớ
Sự thật: chúng ta có thể không nhớ nổi tại sao lại đi vào một căn phòng.
Bạn đã bao giờ đi vào một căn phòng và không thể nhớ ra tại sao bạn lại ở đây. Và sau đó có bao giờ bạn để ý rằng đôi lúc bạn có thể nhớ nguyên nhân ra sau khi bạn quay trở ra… Sau đây là câu trả lời. Các nhà nghiên cứu ở Notre Dame đã tiến hành một số thí nghiệm về ảnh hưởng của những căn phòng lên trí nhớ của chúng ta. Những người tham gia thí nghiệm được chia thành hai nhóm và được giao nhiệm vụ đơn giản trong khi họ đi lại cùng một khoảng cách. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ có một nhóm đi qua một cánh cửa trong khi nhóm còn lại thì không. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng những người đã đi qua cánh cửa quên mất nhiệm vụ kia của họ cao gấp 3 lần những người không đi qua. Rõ ràng não bộ đã coi cánh cửa như một “đường biên sự kiện” và quyết định mà bạn tạo ra khi ở bên trong căn phòng được cất giữ ở đường biên này khi bạn rời đi. Đó chính là lý do tại sao bạn có thể nhớ ra nếu bạn đi ra khỏi căn phòng.
4. Phạm vi màu sắc
Sự thật: phụ nữ có thể nhìn thấy nhiều màu hơn so với nam giới.
Theo một nghiên cứu từ trường đại học California, có khoảng 50% phụ nữ có 4 loại tế bào cảm thụ màu sắc thay vì 3 như bình thường. Người có khả năng nhìn bình thường khi nhìn vào cầu vồng chỉ nhìn thấy 7 màu khác biệt trong khi với những người có 4 tế bào cảm thụ màu sắc, họ có thể nhận ra được 10 màu. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở phụ nữ tế bào cảm thụ sắc đỏ và xanh lá nằm ở nhiễm sắc thể X trong khi tế bào cảm thụ màu xanh lam nằm ở nhiễm sắc thể Y. Trong khi đó các tế bào cảm thụ màu đỏ và xanh lá cho phép chúng ta nhận biết được phạm vi màu sắc rộng lớn hơn. Thậm chí có những người phụ nữ có tới 5 tế bào cảm thụ màu sắc. Điều này cũng giải thích tạo sao nam giới mù màu nhiều hơn hẳn so với phụ nữ.
3. Rỉ (cứt) mũi
Sự thật: Ăn rỉ mũi có lợi cho sức khỏe.
Dịch nhầy ở mũi có tác dụng lọc bỏ những chất độc hại trong không khí khi chúng ta hít thở và sản phẩm của quá trinh này là những cục rỉ mũi bẩn thỉu. Vì vậy ai cũng nghĩ rằng việc cậy và ăn rỉ mũi là không hề vệ sinh chút nào nhưng nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng rỉ mũi có thể giúp chúng ta cải thiện hệ miễn dịch bằng cách đưa những chất độc hại này vào bên trong cơ thể từng lượng nhỏ, giúp cơ thể nhận diện và chiến đấu chống lại chúng. Tuy nhiên đọc xong thông tin này thì bạn đừng nên ngồi cậy rỉ mũi và ăn chúng bởi vì hàng ngày đều có một lượng dich nhầy ở mũi chảy ngược xuống cổ họng bởi chuyển động của lông mũi.
2. Lỗ mũi dư thừa
Sự thật: bạn có thể chỉ thở ra bằng một lỗ mũi ở một thời điểm.
Khoảng 85% loài ngườichỉ hô hấp bằng một mũi. Điều thú vị ở đây là ở những người này, cơ thể sẽ tự động chuyển đổi giữa hai lỗ mũi khoảng 4 tiếng một lần tùy thuộc vào vị trí cơ thể, tình trạng sức khỏe. Điều này xảy ra nhờ các mô cương ở mũi tương tự như trong dương vật hoặc âm vật. Mô cương từ từ sưng lên trong một lỗ mũi, và che đi phần lớn lỗ thở trong khi các mô ở lỗ mũi còn lại sẽ thu nhỏ, cho phép luồng không khí đi ra nhiều hơn. Đặc biệt hơn bên mũi bạn thở còn gây ra tác động lên cơ thể. Nếu bạn đang thở qua mũi bên phải, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và ép cơ thể sử dụng oxy nhiều hơn. Ngoài ra, thở qua mũi phải sẽ kích thích gia tăng hoạt động ở não trái và ngược lại. Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn cần kích thích hoạt động ở vùng não bộ bên phải hoặc bên trái khi cần thiết.
1. Mạch máu
Sự thật: mỗi pound mỡ tích lũy làm mạch máu tăng thêm 7 dặm.
Chính vì điều này nên thật dễ hiểu khi béo phì và bệnh tim mạch luôn đi cùng với nhau. Hầu hết các mạch máu mới là những mao mạch nhỏ li ti, nhưng bên cạnh đó chúng còn là các tĩnh mạch và động mạch nhỏ. Điều này có nghĩa là nếu bạn là "thừa cân khoảng 10 pound thì trái tim của bạn phải làm việc để bơm máu tới 70 dặm mạch máu tăng thêm này. Thật may là điều ngược lại cũng xảy ra. Nếu bạn bị mất một pound chất béo, cơ thể bạn hấp thu lại các mạch máu không còn cần thiết. Điều này sẽ tạo động lực cho người ăn kiêng rất nhiều vì một pound cân nặng có vẻ như không đáng kể gì nhưng nếu giảm được một ít như vậy thôi cũng giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn nhiều rồi.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao giấy vệ sinh luôn có màu trắng?
10 sự thật ít ai biết về thuốc lá điện tử
50 điều thú vị có thể bạn chưa biết về Dragon Ball (P.2)
50 điều thú vị có thể bạn chưa biết về Dragon Ball (P.1)
Check các yếu tố tình yêu giúp bạn "thoát kiếp F.A"
Đăng nhận xét