Quá trình phát triển của công nghệ smartphone thời gian trong vài thập niên trở lại đây là một điều không thể phủ nhận, dẫu vậy, không ít người cho rằng cho tới nay sự phát triển và cải thiện đã chững lại và bão hòa. Người dùng dường như đang trông đợi vào những thay đổi lớn lao hơn ở tương lai gần.
1. Tận dụng các nguồn năng lượng thay thế
Samsung E1107 là thiết bị đầu tiên hoạt động trên mạng GSM có tính năng sạc pin nhờ năng lượng mặt trời.
Thay vì mong đợi các thiết bị smartphone trong tương lai sẽ sở hữu những viên pin với dung lượng lớn hơn, nhiều người đang nghĩ đến viễn cảnh thú vị khi chúng sẽ sử dụng những nguồn năng lượng thay thế mới mạnh mẽ và tiện dụng. Trong thực tế, nỗ lực này đã đến từ rất lâu trước đó. Trở lại thời điểm năm 2009, Samsung đã giới thiệu chiếc E1107, thiết bị feature phone GSM đầu tiên tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời khi 1 giờ sạc năng lượng mặt trời mang lại 10 phút đàm thoại. Cùng năm đó, LG cũng hé lộ chiếc GD510 Pop mang khả năng tương tự.
Blue Earth là một thiết bị sạc pin mặt trời khác của Samsung, tuy nhiên máy có nhược điểm là không thể tổng hợp được năng lượng mặt trời nếu cạn pin hoàn toàn trước đó.
Mặc dù mang nhiều tiềm năng, những thiết bị nêu trên không thể đạt được sự phổ biến lớn với nhiều thiếu sót và giới hạn tồn tại về công nghệ. Dẫu vậy, hiện nay nhiều nhà sản xuất vẫn chưa từ bỏ tham vọng mang được những thiết bị tận dụng nguồn năng lượng mặt trời hoàn hảo hơn đến với thị trường đại trà trong tương lai không xa.
Thêm vào đó, vào tháng 2, dẫn nguồn trang The New York Times cho hay Apple đang phát triển hệ thống sạc iWatch nhờ chính chuyển động của người dùng. Trong tương lai, có thể tính năng này cũng sẽ xuất hiện trên smartphone.
2. Màn hình kiểu mới
Mặc dù chưa có nhiều tính ứng dụng nhưng Samsung Galaxy Round và LG G Flex đã đánh dấu sự chuyển mình của công nghệ màn hình trên smartphone.
Năm ngoái, thị trường di động đã đón nhận hai thiết bị tiên phong trong việc thay đổi màn hình di động là Samsung Galaxy Round và LG G Flex với công nghệ màn hình cong. Trong tương lai, từ những thiết bị màn hình cong như vậy, công nghệ màn hình dẻo và cuối cùng là những thiết bị có thể gấp, mở sẽ ra đời.
Một concept máy tính bảng được Kyocera giới thiệu tại sự kiện MWC 2014 với khả năng gập đôi.
3. Khả năng tùy chỉnh về phần cứng
Sự quyến rũ của thời đại những chiếc máy tính để bàn nằm ở chỗ bạn có thể tự do tùy biến phần cứng sao cho phù hợp nhất với điều kiện và nhu cầu sử dụng của bản thân. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là ước mơ chưa thành hiện thực của người dùng smartphone, dẫu vậy, thực tế này sẽ sớm thay đổi.
Google không phải hãng duy nhất đang theo đuổi ý tưởng điện thoại “xếp hình”, dự án Eco-Mobius với ý tưởng tương tự cũng đang được triển khai.
Theo đó, Google mới đây đã chính thức ấn định thời gian lên kệ của smartphone “lắp ghép” đầu tiên nằm trong dự án Project Ara sẽ rơi vào tháng 1 năm 2015 với mức giá khởi điểm bắt đầu từ 50 USD. Được biết, những thiết bị thuộc dòng máy này sẽ bao gồm một khung máy thiết kế độc quyền bởi Google và linh kiện sẽ được sản xuất dựa trên công nghệ in 3D.
Theo thông tin mới nhất dẫn nguồn PhoneArena, thiết bị thuộc dòng Project Ara sẽ sử dụng chip xử lý độc quyền của Toshiba.
4. Tự động thích nghi với nhu cầu của người dùng
Bàn phím QWERTY có khả năng tự ẩn khi không sử dụng.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chủ đề Mobile
4 mẫu smartphone "lạ" nhất trên thị trường
Galaxy Note 4 sẽ được ra mắt vào ngày 3 tháng 9
LG lặng lẽ giới thiệu LG G3 trong sự kiện "bí mật"
Đăng nhận xét