1. Bạn quên đi 90% giấc mơ của mình
Trong 5 phút đầu tiên khi tỉnh giấc, bạn quên đi phân nửa giấc mơ của mình. Trong vòng 5 phút tiếp theo, 90% của bạn sẽ bị quên lãng.
2. Người mù cũng mơ
Những người mù ngay từ khi mới sinh cũng có thể thấy được hình ảnh trong giấc mơ mặc dù họ bị mù bẩm sinh và không thể thấy, hay có khái niệm gì về hình ảnh. Nhưng họ có thể có được giấc mơ bình thường với đầy đủ hình ảnh như người thường nhờ vào các giác quan còn lại như khứu, vị, cảm, thính giác.
3. Mọi người đều có giấc mơ hằng đêm
Ngoại trừ những người gặp vấn đề về rối loạn tâm lý thì hầu hết con người đều mơ. Đại đa số những người được hỏi đều cho rằng mình không hề mơ, nhưng sự thực khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Thực tế chỉ là bạn quên đi giấc mơ của mình.
4. Chúng ta chỉ mơ về những người quen biết
Não bộ con người không tự “sáng tạo” ra khuôn mặt trong giấc mơ. Khi mơ, chúng ta thường thấy nhiều gương mặt quen thuộc trong cuộc sống. Nhưng đôi khi do không nhớ hoặc quên béng đi, mọi người thường cho rằng những khuôn mặt xuất hiện trong giấc mơ đều lạ lẫm. Hằng ngày chúng ta quen biết và gặp gỡ hàng trăm khuôn mặt, hàng ngàn con người trong suốt cuộc đời. Đó chính là “chất liệu” cho những giấc mơ mà ở đó bạn nhìn thấy những gương mặt người. Tất cả đều là những gương mặt bạn từng nhìn thấy trong đời.
5. Giấc mơ không màu
Những cuộc nghiên cứu được tiến hành kéo dài từ năm 1915 đến năm 1950 cho rằng hầu như giấc mơ đều tồn tại đơn sắc, nghĩa là chỉ độc hai màu trắng đen. Nhưng kết quả lại xoay chiều vào những năm 1960 khi có nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ 4.4% những giấc mơ của người dưới 25 tuổi là giắc mơ không màu.
6. Ý nghĩa biểu trưng của giấc mơ
Nếu bạn mơ thấy một sự vật, sự việc, hiện tượng gì đó hì không hẳn giấc mơ là về điều đó. Mơ thường mang tính biểu trưng. Bất kì sự vật gì bạn mơ thấy đều có ý nghĩa của riêng nó.
7. Cảm xúc
Cảm xúc thông thường nhất khi mơ đó là cảm giác lo lắng và cảm xúc tiêu cực thì thường xuất hiện hơn tích cực.
8. Bạn mơ khoảng bốn đến năm giấc mơ mỗi đêm
Trung bình bạn sẽ mơ bất cứ điều gì trong khoảng một đến hai tiếng đồng hồ mỗi đêm.
9. Động vật cũng mơ
Nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên động vật và kết quả cho thấy, động vật có sóng não bộ tương tự con người và chúng hoàn toàn có khả năng mơ.
Hãy quan sát một chú cún lúc ngủ. Vuốt của chúng sẽ động đậy như thể chúng đang chạy hoặc tạo ra những tiếng động giống như đang chạy đuổi thứ gì đó.
10. Tính tương đồng giữa thực tại và giấc mơ
Bạn có thể nghe thấy một âm thanh từ thực tại và kết hợp chúng trong cơn mơ theo cách nào đó. Chẳng hạn như, bạn nằm mơ thấy mình đang ngồi trong một buổi hòa nhạc trong khi đứa em trai của bạn đang chơi nhạc khi bạn đang ngủ.
11. Phụ nữ và đàn ông mơ khác nhau
Đàn ông có những xúc cảm dữ dội hơn phụ nữ khi họ mơ. Một điều lạ nữa là đàn ông thường mơ về những người đàn ông khác, trong khi giấc mơ của phụ nữ thường về cả hai giới bình quân.
12. Giấc mơ tiên tri
Khi ngoài đời thực xảy ra những điều giống trong một giấc mơ thì đó gọi là giấc mơ tiên tri. Giấc mơ tiên tri thật ra là những thông tin ngẫu nhiên của não bộ nhưng lại trùng hợp với những điều xảy ra ở ngoài đời sống thực. Bình thường chúng ta nhận được vô vàn thông tin ngẫu nhiên từ những giấc mơ nhưng vì chúng không liên quan gì đến cuộc sống thực nên chúng bị quên lãng ngay. Còn với những giấc mơ tiên tri thì chúng ta nhớ mãi vì chúng quá ấn tượng.
13. Bạn không nằm mơ khi ngáy
Nhiều người vẫn lầm tưởng, khi ai đó ngủ ngáy, thì hẳn là họ đang ngủ rất sâu và có giấc mơ đẹp. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại.
14. Tái cấu trúc những quá khứ đau buồn
Chuyên gia nghiên cứu rối loạn giấc ngủ Ernest Hartmann khi nói về lý thuyết đương đại của những giấc mơ cho rằng: "bất kỳ một trải nghiệm nào trong giấc mơ cũng gắn liền với cảm xúc".
Nếu gặp phải điều gì đó quá đau buồn và ta không muốn nhớ đến, bộ não sẽ “tái cấu trúc” lại bằng cách áp đặt một trải nghiệm mới thay thế cho trải nghiệm cũ ta trải qua. Ví dụ, một người đang gặp bế tắc trong công việc thì trong giấc mơ, anh ta sẽ mơ thấy mình đang đi trong một mê cung không có đường ra. Tuy đều mang đến cảm xúc bế tắc nhưng điều này sẽ giúp người đó giảm bớt áp lực với vấn đề của mình. Càng nhiều vấn đề và cảm xúc, giấc mơ càng nhiều, phức tạp hơn. Như vậy, giấc mơ chỉ đơn thuần là một kết nối được tạo nên để liên kết và tái cấu trúc những cảm xúc của mình.
15. Trẻ nhỏ cần nằm mơ nhiều hơn nữa
Trẻ sơ sinh còn cần ngủ mơ hơn nữa. Trong lúc mơ, các bé có thể phát triển các dây thần kinh liên hoàn trong não và kiện toàn khả năng phát triển trí tuệ. Vì ở trẻ sơ sinh hay ở người lớn, trong lúc ngủ mơ, người ta thường có xu hướng dọn dẹp, sắp xếp lại những gì đã ghi nhận trong ngày theo một trật tự, dễ nhớ.
Theo Yan
Đăng nhận xét