1. Product: Toàn bộ chiến lược về sản phẩm: bao bì, mẫu mã, tính năng, nhãn hiệu, tên gọi...
Một sản phẩm đưa ra cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tính năng, sự khác biệt, tối ưu so với các sản phẩm thay thế.
Các thương hiệu nổi tiếng đều thay đổi bao bì, tính năng sản phẩm liên tục để tránh sự nhàm chán cho khách hàng.
Ví dụ như sản phẩm kem đánh răng Colgate: tuy không sản phẩm mới không có gì khác biệt nhiều nhưng luôn đưa ra hình ảnh, tính năng sản phẩm mới liên tục.
2. Price: Chính sách về giá. Tùy vào việc lựa chọn phân khúc bán sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn giá bán sản phẩm phù hợp nhất để đảm bảo tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
3. Place: Không chỉ là địa điểm chữ P thứ 3 (Place) trong học marketing còn có nghĩa là chọn kênh marketing, kênh bán hàng cụ thể. Kênh phân phối hàng phù hợp sẽ mang lại doanh số cao cho doanh nghiệp.
4. Promotion: chính sách truyền thông, tùy theo việc lựa chọn kênh phân phối mà lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Chính sách truyền thông bao gồm quảng bá sản phẩm ra bên ngoài nhờ các kênh offline marketing như: tờ rơi, băng rôn, quảng cáo; các kênh học marketing online miễn phí như internet
5. People: Chính sách nhân sự. Tại bất cứ lĩnh vực nào thì con người luôn là yếu tố tiên quyết. Với một ngành đặc thù như Marketing, nhất là internet marketing thì nhân sự không chỉ cần yếu tố kinh nghiệm mà yếu tố sáng tạo cũng kỳ quan trọng. Vì hành vi khách hàng thay đổi hàng ngày, Internet Marketing cần bắt kịp, sáng tạo để thỏa mãn tâm lý khách hàng
6. Process: Tiến trình thực hiện, tùy theo chiến lược kinh doanh mà thực hiện đúng tiến trình để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao nhất
7. Physical evidence: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, các yếu tố hỗ trợ cho chiến lược Marketing.
Sưu tầm
Đăng nhận xét