Theo ông Vũ Tuấn Anh, Viện Quản lý Việt Nam: Nhìn từ sự kiện truyền thông Running Man, vụ đổ bia tại Biên Hòa vừa qua có thể là cơ hội vàng cho tạo dựng thương hiệu.

Khi đội tuyển bóng đá Arsenal sang Việt Nam đá giao hữu, một fan cuồng nhiệt đã không quản khó khăn, tìm mọi cách để gặp được những ngôi sao thần tượng của mình. Fan bóng đá này đã chạy bộ theo chiếc xe chở đội bóng khi chiếc xe di chuyển đến khách sạn. Người thanh niên đó là Vũ Xuân Tiến. Sau này, mọi người đặt cho anh biệt danh Running Man vì thành tích chạy bộ "vô đối" này.

Sau khi mời Running Man lên xe, chỉ trong vài tiếng đồng hồ, một chương trình truyền thông được xây dựng và tích hợp hoàn chỉnh vào kế hoạch truyền thông đã có. Kết quả mà nó đem lại thật đáng kinh ngạc.

Hàng trăm người dân Biên Hòa hùa vào hôi bia, ăn cắp trắng trợn mặc cho người tài xế khóc lóc, van xin

Các hoạt động từ việc giao lưu Running Man với cầu thủ và huấn luyện viên Arsenal, chỉnh sửa kịch bản cho Running Man xuất hiện trong lễ khai mạc, chương trình giao lưu trong suốt thời gian thi đấu và đỉnh điểm là mời Running Man sang Anh tham dự cùng Arsenal tại sân nhà đã nhanh chóng được xác lập. Đi kèm với nó là các hoạt động truyền thông được chuẩn bị kĩ lưỡng như đã được lên kế hoạch từ trước.

Từ bên ngoài nhìn vào, toàn bộ đội ngũ truyền thông và marketing chuyên nghiệp ở Việt Nam phải ngả mũ thán phục vì mọi thứ như được lập trình trước khi biết Running Man. Chi phí cho các hoạt động của Running Man rất nhỏ so với tổng ngân quỹ marketing nhưng biết tận dụng thời cơ vàng, toàn bộ chương trình truyền thông đã vượt quá sự mong đợi và mang kết quả tới cho tất cả các bên câu lạc bộ, nhà tài trợ, cộng đồng đam mê đá bóng Việt Nam, ban tổ chức và bản thân thương hiệu quốc gia Việt Nam trên truyền thông báo chí. Arsenal đã tạo ra sự khác biệt tại Việt Nam mà khó có đội bóng thứ hai nào có thể làm được.

Vì vậy, theo ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam: Các công ty Việt Nam có thể thấy bài học từ Running man khi Arsernal tận dụng cơ hội “có 1 không 2” để truyền thông. Hiệu quả truyền thông thật to lớn khi cả ba yếu tối “nhanh - chính xác và chi phí hiệu quả” nhờ sự kiện Vũ Xuân Tiến.

Tương tự như vậy, khi hiện tượng bia đổ tại Biên Hòa xảy ra, giới truyền thông và các tầng lớp nhân dân đang tập trung về hiện tượng tha hóa trong xã hội.

 “Trong lúc này, chỉ cần một cử chỉ đẹp của Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) xóa toàn bộ số nợ cho anh lái xe thì thương hiệu của Tiger sẽ đi vào lòng người biết bao nhiêu” – ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.


Trước đó, như báo chí đã đưa tin, sau sự cố đổ bia xảy ra, có thông tin cho rằng: tài xế xe tải sẽ phải đền 400 triệu cho Tiger beer – tiền tổn thất hàng hóa trong khi vận chuyển 1.500 thùng bia lon Tiger bị rớt. Nếu phía Nhà máy bia Tiger yêu cầu mà tài xế này không thể đền bù, theo pháp luật, người tài xế hoàn toàn có thể bị khởi kiện, đi tù.

Do vậy, đây có thể là “cơ hội truyền thông vàng cho bia Heineken và Tiger” – ông Tuấn Anh nhận xét.

Bởi theo ông Tuấn Anh, nhân vụ hôi của và tài xế xe đang bị đòi bồi thường 400 triệu cho 1.500 thùng bia Tiger, VBL Việt Nam có thể tận dụng ngay cơ hội này để quảng bá cho thương hiệu bia và cho cộng đồng thông qua chương trình “làm điều tốt - đón lộc đầu năm” thông qua các chương trình như: “Xóa tiền bồi thường cho anh lái xe vụ đổ xe bia tại Biên Hòa”. Hoặc “lập ngay quỹ làm điều tốt đón lộc đầu năm cho các gương tốt chiến đấu vì lẽ phải trong xã hội”, hay “Chuyển ngay vào quỹ 2 tỷ chẳng hạn và chương trình ai uống 1 lon Tiger thì chuyển 10 đồng Việt Nam vào trong quỹ “Làm điều tốt và đón lộc đầu năm”.

“Thị trường rất nhanh - cơ hội chỉ thoáng qua. VBL có đẳng cấp làm marketing như Arsenal hay không, chúng ta phải chờ những động thái tiếp theo của đơn vị này” – Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam nói.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một chuyên gia marketing, có người lại cho rằng: Trong sự cố không mong đợi đổ bia của Tiger vừa qua, hãng bia nổi tiếng Tiger sẽ hành xử bằng cách “dập tắt ngay các thông tin tiêu cực” hoặc im lặng.


“Khi xảy ra một sự cố như vậy, tôi nghĩ, hãng bia Tiger không được lợi mà cũng không bị thiệt hại. Bởi điều đầu tiên, ai cũng biết đó là nguyên nhân khách quan. Về mặt hình ảnh, Tiger không được lợi vì nó gắn với một yếu tố không tốt. Ở đây, chỉ có truyền thông là được lợi” – một chuyên gia marketing từng làm việc tại các hãng đồ uống nổi tiếng như Coca Cola nhận định.

Tuy vậy, theo Philip Kotler đã đề cập trong marketing 3.0 về khái nhiệm Human Spirit trong tạo dựng thương hiệu và marketing, các nhãn hiệu ngày nay muốn trở nên bền vững và đi sâu vào lòng người tiêu dùng cần tạo ra các mối kết nối nhân bản.

Và để có thể chiến thắng tâm trí người tiêu dùng, con đường từ tấm lòng tới tấm lòng là con đường ngắn và hiệu quả nhất vì lòng tốt, ý thức cộng đồng là mẫu số chung cho mọi văn hóa và dân tộc trên thế giới.

Theo Dùng Hàng Việt
Nhãn:

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.