Wikipedia – Vốn là một bách khoa toàn thư nổi tiếng trên thế giới. Với thứ hạng top 10 Alexa toàn, cầu thì Wikipedia được biết đến như một nguồn thông tin uy tín và đáng tin cậy. Vậy sẽ thật tuyệt vời nếu như có một trang tin giới thiệu về thương hiệu trên Wikipedia.
01 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Với bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin một cách hàn lâm về một chủ đề, hay thương hiệu thì Wikipedia là nguồn tài liệu được nghĩ đến đầu tiên. Kể cả nhà báo, nhà phân tích, những influencers- người có tầm ảnh hưởng cộng đồng cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, với chức năng là một bách khoa toàn thư mở thì Wikipedia ưu tiên tất cả các thiết lập và chỉnh sửa từ bất kể cá nhân nào trong cộng đồng. Việc này thật nguy hại cho doanh nghiệp, nếu như người khởi tạo trang cho thương hiệu không có kiến thức chính xác, và hoặc vô tình tạo ra những thông tin không có lợi cho thương hiệu. Vậy nên, có lẽ mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu ngay việc xây dựng một trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện, doanh nghiệp nên lưu những điểm chính sau nếu như không muốn công sức của mình trở nên “công cốc” như bị gắn thẻ Spam quảng cáo, bị nhận lệnh xóa…, hay thậm chí bị cấm dải IP tạo tài khoản.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu là việc làm cần thiết, và trước nhất nhằm nắm được các thông tin chính xác về thương hiệu cũng như tránh mất thời gian, hoặc trang thiết lập không được xét duyệt.
Nếu trang đã tồn tại thì công việc tiếp theo của doanh nghiệp là kiểm tra độ chính xác của thông tin, để đưa ra những chỉnh sửa và trích dẫn, cập nhật hợp lý. Còn nếu như trang chưa được thiết lập thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng một trang của riêng mình.
1 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệuTrang Wikipedia của Cocacola
Viết nội dung chính xác
Nội dung cần được viết chính xác với một thái độ trung lập. Đây là một điểm lưu ý khá quan trọng, nếu như doanh nghiệp không muốn trang tin của mình bị gắn thẻ quảng cáo, hoặc không được nhận lệnh duyệt và hỗ trợ từ Wikipedia.
Giới thiệu về doanh nghiệp nên chỉ bao gồm các thông tin cơ bản và công khai như – “ Công ty ABC được thành lập vào năm 19XX bởi ông XYZ, trụ sở chính tại…” Với những thông tin như vậy thì rõ ràng, không có gì là phi đạo đức, hay có chứa “lời lẽ quảng cáo”. Và tất nhiên, các quản trị viên tại Việt Nam, không có lý do nào mà xóa bỏ trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng nếu như doanh nghiệp tạo một trang tin chia sẻ như “Công ty ABC là nhà cung cấp hàng đầu hay là một trong top 10 công ty…” thì chắc chắn trang Wikipedia này sẽ không được phê duyệt, ngay cả khi có trích dẫn từ bên thứ ba,… vì thiếu đi tính khách quan.
Cộng đồng Wikipedia khá khắt khe, và đề cao thái độ trung lập- NPOV ( Viết tắt của Neutral Point Of View, một thuật ngữ trong Wikipedia). Tuy nhiên những thông tin rõ ràng như số liệu doanh thu được công khai, … thể hiện sức mạnh doanh nghiệp, thì vẫn được chấp nhận.
Nguồn Trích dẫn
Nguồn trích dẫn, đường link đến thông tin tham khảo cũng là một lưu ý quan trọng. Việc dẫn nguồn tài liệu hợp lý sẽ khiến cho thông tin doanh nghiệp đưa ra càng đáng tin cậy. Nếu không tìm được muột nguồn đáng tin cậy thì các thông tin đưa ra dễ dàng bị xóa, hoặc chỉnh sửa, bởi một bên nào khác.
Nguồn trích dẫn cần phải uy tín. Theo định nghĩa của Wikipedia thì những nguồn thông tin đáng tin cậy, độc lập và đã xuất bản được coi là uy tín, ví dụ các nguồn hàn lâm, nguồn từ các cơ quan báo chí chất lượng cao,….
Chỉnh sửa các trang Wikipedia đã có sẵn.
Việc mở rộng hay thay đổi đột ngột trang Wikipedia sẽ khiến các quản trị viên nghi ngờ. Chính vì vậy khi chỉnh sửa cần cẩn thận, đưa ra những thông tin khách quan, chính xác, có nguồn trích dẫn và chú ý không nên chỉnh sửa quá nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể mở rộng trang và thêm những thông tin cập nhật cần thiết.
Nếu nội dung của doanh nghiệp bị gắn “thẻ đánh dấu” là quảng cáo?
11 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Nếu như nhận được email thông báo về việc trang tin hoặc nội dung chỉnh sửa bị “ gắn thẻ quảng cáo”, thì doanh nghiệp chỉa cần xóa thẻ đánh dấu này. Sau đó thì cần khéo léo để chứng minh những tuyên bố đó của bên thứ ba là vô căn cứ.
Hãy bắt đầu với từng văn bản, từng câu để làm nổi bật những điều vô lý của tuyên bố. Đồng thời với những đoạn thông tin còn lỏng lẻo thì nên hỗ trợ trích nguồn tham khảo từ một bên uy tín.
Công việc cuối cùng sau khi đã chứng minh một cách rõ ràng các căn cứ thì doanh nghiệp chỉ cần xóa bỏ đoạn mã trên hộp chỉnh sửa, và lưu trang.
Quản lý Wikipedia thường xuyên
Nếu chỉ tạo ra trang tin Wikipedia thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi trang Wikipedia, chia sẻ cho cộng đồng, và thường xuyên cập nhật các thông tin chính xác, liên quan đến công ty như các thông báo thêm về sản phẩm, lịch sử hoạt động, truyền thông và tiếp thị,…
Cuối cùng một lưu ý nhỏ, khi tạo tài khoản nên chú ý tạo tài khoản không trùng tên thương hiệu hay website, một tài khoản cá nhân sẽ được ưu tiên hơn, và tránh được tình trạng vi phạm nguyên tắc không được viết về bản thân mình trong Wikipedia.
Tạo một trang tin Wikipedia thực sự khá phức tạp, việc sửa chữa trang, và việc xóa bỏ tuyên bố ”nội dung bị gắn thẻ quảng cáo” còn khó hơn. Tuy nhiên, khi thực sự bắt đầu và trải nghiệm với trang Wikipedia cho riêng mình, doanh nghiệp sẽ rút ra được khá nhiều kinh nghiệm hay ho và cần thiết, cũng như hài lòng về kết quả mà mình đã đạt được. Và điều quan trọng là hãy bắt đầu trước khi có một bên khác tạo ra những thông tin không chính xác, hoặc bất lợi cho doanh nghiệp.
Theo Genk.vn

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.