Doodle là một câu chuyện xuất phát từ Mỹ nhưng đã trở thành một giấc mơ thành công của hàng triệu người trên thế giới, nhất là phụ nữ.
Facebook ngày nay đã rất khác so với ngày đầu tiên. Điều mà ngay cả Mark Zuckerberg cũng không thể nào tưởng tượng ra cách đây hơn 11 năm là Facebook sẽ trở thành một cái “chợ”, một “siêu thị” hay “một trung tâm mua sắm”. Vì sao lại như thế? Vì nhiều người dùng nó đã và đang “mượn gió” Facebook để “đi buôn” một cách tuyệt vời.
Từ các ngóc ngách, mọi người đổ xô lên Facebook, “like” một cách cuồng nhiệt, đăng “status” mỗi phút. Chỉ cần một người C mới mua cái áo mới ở chỗA rẻ lắm, đăng hình lên, vậy là ùn ùn hàng chục “comment” ùa vào khen chê và hỏi… Thành ra Facebook đang quảng cáo cho cái chỗ bán áo kia… không công.
Bắt đầu từ đó xuất hiện suy nghĩ: Phải chăng Facebook có “ma lực”, hay chỉ đơn giản là Facebook đang xây dựng sẵn một cái chợ không giới hạn mà chỉ với vài cú nhấp chuột vài dòng bình luận đơn giản đã dễ dàng thu nhận được hàng trăm sự quan tâm từ đủ các thành phần?
Sự liên kết theo kiểu “bạn của bạn bè” và “chia sẻ” càng giúp cho các thông tin, hình ảnh được lan truyền rộng rãi theo cấp số nhân chỉ trong vòng vài phút, tạo ra một mạng lưới có độ rộng và chiều sâu không giới hạn, điều mà trước đến nay chưa có một công cụ tiếp thị nào mang lại được. Quan trọng hơn nữa là bạn không cần một chuyên gia kinh tế hoặc một trường học nào dạy bạn điều đó, bởi nó hiển nhiên trước mắt, rất dễ nhận thấy.
Vậy là một kênh bán hàng mới ra đời: bán hàng trên Facebook. Vậy là từ các người bán buôn nhỏ lẻ đến cửa hàng và cả thương hiệu lớn đều lần lượt trình làng trên Facebook.
Cứ mỗi sáng cập nhật vào Facebook sẽ có ngay một dãy các chủ đề về quần áo, giày dép, nước hoa, bút bi, sách báo cũ, ẩm thực…. dài thườn thượt của các chị nội trợ, các nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập. Chất lượng và giá cả thì muôn trùng. Những bản tin đó có thể từ người quen hoặc chưa từng quen. Nó gây ra hai phản ứng nơi người dùng: Một là tôi đã có thông tin hữu ích về cái tôi sẽ cần mua. Hai là tôi đang gặp rắc rối vì những mẫu tin buôn bán lá cải gây bực bội.
Nói ra tới đây mới nhận thấy kênh bán hàng này cũng cần có chiến lược và tư duy của một nhà buôn thứ thiệt. Chứ còn nếu dùng Facebook cùng những công cụ hỗ trợ như fanpage, facebook messenger, make friend thì thật sự ai cũng làm được. Hơn thế nữa, giữa một rừng các nhà buôn trong cái chợ Facebook, người thắng chưa chắc là người có kỹ năng sử dụng Facebook tuyệt vời mà là người có thể “ngửi”, “chắt lọc thông tin”, “mượn” được sự phổ biến của Facebook mà đưa thông điệp hàng hóa của mình đến với người cần một cách hiệu quả nhất.
Ồn ào vụ Hương Giang với hàng loạt bằng chứng được đưa ra có liên quan đến facebook là một bài học chưa bao giờ cũ.
Việc “mượn” luồng gió Facebook này hay chạy theo xu hướng của nó hiện nay đã quá phổ biến, nhưng không phải ai cũng thành công.
Nếu bạn muốn bán hàng mà chỉ chạy theo Facebook kiểu thời thượng hay chạy đua theo đối thủ thì khuyên bạn nên dừng lại. Bởi “gió Facebook” đã đến, càng lúc càng mạnh, đồng thời thúc đẩy hàng loạt các nhà kinh doanh lớn vào nó. Khi đó cuộc chơi không chỉ là quầy hàng nhỏ của bạn mà ở đó là một thị trường với độ lớn chưa thể thống kê được. Lúc đó bạn chỉ có thể đứng ngoài cuộc chơi vì chính bạn đã đánh mất cơ hội xây dựng một đế chế cho bạn ngay lúc này, khi thị trường đang phát triển và chưa định hình được.
Hãy đầu tư nghiêm túc hơn, sự thành công của bạn trong con đường kinh doanh này chỉ ở điểm xuất phát, đừng lơ là. Những vụ việc đáng tiếc như chiếc túi của hoa hậu Hương Giang sẽ là một bài học không bao giờ cũ. Bởi dẫu người trong cuộc nói gì, thanh minh như thế nào, thì mỗi người chúng đã có những nhìn nhận riêng cho vụ việc.
Lolly Wolly Doodleđã “mượn gió Facebook” và bà đã thành công. Nhưng hãy nhớ Doodle không phải là một sự may mắn. Gió Facebook đã đưa bà đi nhưng hiện nay Doodle chỉ mới bắt đầu và đang rất nỗ lực cố gắng để bảo đảm hai điều: Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đang bùng nổ mất kiểm soát và không được để bị lạc hậu, cuốn lại sau lưng cơn gió này. Chỉ cần một sự bất cẩn, thiếu lý chí trong một câu phản hồi đến người dùng sẽ mang bà đến vực thẳm dễ dàng, dễ như cái cách Facebook đã mang thành công đến cho bà.
Theo Quách Cường
Motthegioi.vn
Đăng nhận xét