>>> Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng
>>> 7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả
>>> Họ đã mượn “gió Facebook” để đi buôn như thế nào?
>>> Cách thức thực hiện Social marketing hiệu quả
Tất nhiên, sẽ có những người bạn, fan page thường xuyên hiện, một số khác thì thỉnh thoảng, một số khác nữa thì hiếm khi và phần lớn thì mất hút.
Chỉ có 10-20% số bạn bè và fan page được chọn để hiện trên news feed, còn số còn lại hầu như không bao giờ thấy
Cũng giống như các công cụ khác trong Social Media, không có một quy tắc vàng hay chuẩn mực nào cả.Kiểu bài post hiệu quả là là kiểu Friend/Fan muốn tương tác với nó nhất – có thể là Photo, là Status, là Link hay Video.
Khoảng hơn 1 năm trước, chúng ta đều cho rằng post hình ảnh sẽ mang lại tương tác hiệu quả nhất, và mọi người đều post hình ảnh. Thời gian tiếp theo, chúng ta lại cho rằng post text hiệu quả, và mọi người chuyển sang post status. Hiện tại thì là cái gì mình cũng không rõ nữa, vì thỉnh thoảng mình mới tìm hiểu, chứ không nghiên cứu như trước nữa.
Tuy nhiên, các bạn không nên bắt buộc phải có post bài theo một kiểu post nào đó, hãy tập trung vào chất lượng bài viết, kiểu post không cần quá quan trọng. Vì vậy, tùy vào mỗi người, mỗi fan page, sẽ có cách thức khác nhau.
Hãy tập trung vào chất lượng bài viết
Không nên thấy mọi người nói post status hiệu quả, rồi về fan page post status, post rồi hỏi “Vì sao mình cũng post status, sao lượng Reach của mình lại thấp vậy”. Hãy loại bỏ tư duy này trong đầu, bạn nên theo dõi Friend/Fan của mình, rồi tự rút ra kết luận về cách thức post bài hiệu quả.
Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Edgerank là gì ?
Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định ”Nơi nào ?” và ”Những bài viết nào ?” sẽ xuất hiện trên trang news feed của người dùng cá nhân. Có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Mình xin được giải thích rõ hơn về 3 khái niệm bên trên :
+ Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.
+ Weight: Trọng số tương tác
Như mình đã nói bên trên, với mỗi fan page hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà fan page này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.
+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của mình, thuật toán hiển thị trên news feed được chia làm bốn yếu tố chính, để rõ ràng hơn, mình xin chia những yếu tố trên vào 2 nhóm khác nhau : (các yếu tố được đánh theo số thứ tự 1,2,3,4)
+ Tương tác cá nhân :
Tương tác của một người với những post Facebook khác nhau. (photo, status, link, video)
1. Tương tác của bạn với tác giả bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một người bạn hoặc một fan page nào đó, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy bài viết của họ.
2. Tương tác của bạn với một dạng bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một loại bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy loại bài viết đó.
+ Tương tác hệ thống:
Tương tác của một nhóm người với một bài viết cụ thể nào đó.
Nếu càng có nhiều người tương tác với một bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thấy bài viết đó.
4. Số lượng khiếu nại, báo cáo tiêu cực
Nếu bài viết của bạn bị Facebook nhận được phản hồi hay khiếu nại, thì khả năng bạn sẽ ít khả năng nhìn thấy bài viết đó.
Mình xin đưa ra một câu chuyện, về một Facebooker hết sức nổi tiếng, là Goku :
Hãy xem 4 yếu tố bên trên ảnh hưởng đến lượng Fan của Goku nhìn thấy thông tin mà anh ấy post.
Trường hợp 1 :
Giả sử khi Goku post 1 bức ảnh đăng lên :
Là fan thường xuyên tương tác với Photos mà Goku đăng
Có xu hướng thường xuyên tham gia tương tác với Photos, thỉnh thoảng tương tác với Links
Bài đăng của bên trên của Goku có lượng tương tác cao hơn bình thường
Không có bất kì khiếu nại hay phàn nàn đối với bài đăng trên
–> Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : RẤT CAO
Trường hợp 2 :
Giả sử khi Goku đăng 1 status lên :
Fan 2 : Vegeta
Đôi khi tương tác với bài đăng của Goku
Thường xuyên tương tác với Status và Links
Bài đăng bên trên của Goku có lượng tương tác thấp hơn bình thường
Bài đăng trên có một số khiếu nại nhưng không nhiều.
–> Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : TRUNG BÌNH
Trường hợp 3 :
Khi Goku đăng một link lên (mình ví dụ vậy, không tìm được hình)
Fan 3 : Mabu
Hiếm khi tương tác với bài đăng của Goku
Thỉnh thoảng tương tác với status, hiếm khi tương tác với link
Bài đăng của Goku có tương tác trung bình
Có rất nhiều báo cáo tiêu cực từ bài viết.
–> Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Mabu : THẤP
Ngoài lề :
Trước năm 2009, mọi người phần lớn dành thời gian lên Facebook để chơi Game nên số thời gian mọi người trên News feed chỉ dưới 10%.
Đến năm 2011, theo thống kê thời gian mọi người trên news feed là 27%
Đến năm 2012, con số này trên 40%
Và càng ngày càng cao, mọi người chuyển dần qua tương tác trên News Feed của mình
Facebook update tính năng liên tục, chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể làm thuật toán thay đổi, do vậy nghiên cứu Facebook là công việc liên tục nếu bạn không muốn “lỗi thời”.
Nguồn: Digitalk
Đăng nhận xét