Trong nhiều năm qua, thế giới SEO xuất hiện nhiều quan niệm sai lầm về cách thức hoạt động của cáccông cụ tìm kiếm. Điều này gây ra khá nhiều khó khăn, cũng như nhầm lẫn cho giới SEO, đặc biệt là đối với những SEOer mới chập chững vào nghề. Trong chương này, tôi sẽ phân tích làm sáng tỏ những lầm tưởng xoay quanh SEO. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các SEOer định hướng rõ ràng phương thức hoạt động SEO một cách hiệu quả nhất.

dang ki website

Search Engine Submission (Trình đăng ký website vào các cỗ máy tìm kiếm)

Lịch sử SEO bắt đầu vào những năm 1990. Khoảng cuối những năm này, các Công cụ tìm kiếm bắt đầu nỗ lực trong giai đoạn phát triển để giúp tổ chức các trang web được liệt kê trên internet. Giai đoạn này được coi là một phần trong quá trình tối ưu hóa.

Thật ra việc mà chúng ta submit các trang web lên các SE thì khá đơn giản, chỉ cần tag các trang web đó với thông tin từ khóa, và submit chúng tới các máy tìm kiếm. Rất nhanh sau đó, các công cụ tìm kiếm sẽ gửi một "con nhện" (spider) để thu thập thông tin trang web đó và trích xuất các liên kết đến các trang khác từ nó, thông tin sẽ được lưu và tìm thấy trên SE sau khi được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, quá trình này nếu được thực hiện không tốt, lặp đi lặp lại, đrất có thể sẽ khiến các công cụ tìm kiếm tưởng là bạn đang spam submit và sẽ ban trang web của bạn. Kể từ năm 2001, các trình submit trang web lên SE không chỉ không được yêu cầu, mà giá trị của nó cũng giảm dần. Thực tế, thời điểm này, các SE cũng công khai rằng chúng hiếm khi sử dụng trình "submit" các địa chỉ URL. Cách nhanh nhất để trang web của bạn nhanh chóng được submit là kiếm các liên kết từ các trang web khác mà Google hay vào. Với cách này, nội dung của bạn sẽ được trình bày tới máy tìm kiếm một cách thật tự nhiên.

Bạn có thể thực hiện quá trình đăng ký trang vào các công cụ tìm kiếm trong nhiều trang khác nữa (vd như Bing), tuy nhiên những trang web này được đánh giá không tốt và bị xếp vào hàng "ế ẩm" trong một thời gian dài. Về cơ bản, chúng không mang lại nhiều tác dụng đối với làm SEO hiện đại. Nếu các công cụ sử dụng dịch vụ "submission" để thu thập trang web của bạn, bạn sẽ không kiếm đủ "link juice" (mạng lưới liên kết) để lưu trữ trong chỉ mục của chúng hay xếp hạng cạnh tranh đối với các truy vấn tìm kiếm.

Thẻ Meta

Các thẻ meta (thẻ meta từ khóa nói riêng) là một phần khá quan trọng của quá trình SEO. Bạn sẽ tính toán các từ khóa mà bạn muốn trang web của mình xếp hạng và khi người sử dụng nhập những thuật ngữ đó, trang của bạn có thể xuất hiện. Tuy nhiên, vì các webmaster sử dụng rất nhiều các từ khóa trong thẻ này và có nhiều từ khóa không thể hiện chính xác nội dung của một trang được tìm thấy. Sự không chính xác, không đầy đủ, và dữ liệu không nhất quán trong các thẻ meta và các trang đã gây ra xáo trộn, tạo ra các trang có xếp hạng cao trong máy tìm kiếm những nội dung không liên quan. Quá trình này bị spam cho tới cùng, và cuối cùng suy giảm bởi máy tìm kiếm chính, giống như một tín hiệu xếp hạng quan trọng.
Sự thật rằng các thẻ khác, cụ thể là thẻ tiêu đề (không gắn với thẻ meta nhưng thường xuyên đi cùng với nhau) và thẻ meta mô tả (đã được đề cập trong tài liệu này), là cực kỳ quan trọng đối với các thực hành SEO. Thêm vào đó, thẻ meta robot là một công cụ quan trọng cho việc kiểm soát các spider truy cập. Tuy nhiên, các thẻ meta không phải tất cả trong SEO.

Mật độ và nhồi từ khóa

Bạn đã bao giờ thấy một trang mà chỉ toàn spam?

Ví dụ như:
"Websitedep - thiết kế web tại Hà nội, giá rẻ là thiết kế website rẻ nhất Hà Nội cho tất cả nhu cầu thiết kế web của bạn. Hay nhanh chóng liên hệ với websitedep để thiết kế web giá rẻ nhất!"

Không có gì đáng ngạc nhiên, đây là một trường hợp thường thấy trong SEO xoay xung quanh khái niệm mật độ từ khóa - một công thức toán học chia số lượng các từ trong một trang bằng số lượng số phiên bản của một từ khóa nhất định - được sử dụng bởi các SE cho các tính toán tính liên quan và thứ hạng tìm kiếm.

Thực tế, mật độ từ khóa là số liệu khá quan trọng. Do vậy, nhiều SEOer lầm tưởng rằng việc nhồi nhét càng nhiều từ khóa, tăng mật độ từ khóa sẽ giúp trang web của họ có được kết quả xếp hạng tốt hơn. Các công cụ tìm kiếm bắt đầu bị lạm dụng và thao tác xếp hạng. Việc có hay không thứ hạng cao trên SE không phụ thuộc vào việc có nhiều hay không các từ khóa được thêm vào, quan trọng bạn cần phải biết cách sử dụng từ khóa thật thông minh, biết cách lồng ghép từ khóa vào nội dung bài viết một cách tự nhiên với mật độ hợp lý mới là sự thành công trong việc làm SEO. Cách hiệu quả nhất chính là kiếm các liên kết từ các nguồn uy tín (việc bạn nhồi 10 phiên bản từ khóa vào một trang web không thể tốt hơn việc bạn thu được 1 liên kết có giá trị)

Tìm kiếm trả tiền giúp tăng cường các kết quả tự nhiên

Suy nghĩ chiến thuật cải thiện thứ hạng SEO tự nhiên dựa vào tài chính "Chi tiền cho quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (PPC)" vốn khá phổ biến một thời gian. Mọi người băn khoăn rằng "các danh sách PPC liệu có tác động tới thứ hạng của mình trên SERPs không?".

Câu trả lời đơn giản là không hề. Bao nhiêu năm trong nghề SEO tôi chưa bao giờ thấy hay nghe trường hợp nào xác nhận ở đâu có chuyện các danh sách PPC có ảnh hưởng trực tiếp tới danh sách kết quả tự nhiên trên máy tìm kiếm. Một chiến dịch PPC có thể nhanh chóng cung cấp cho bạn dữ liệu trong vài tuần trong khi SEO tự nhiên phải mất nhiều tháng nếu không phải là nhiều năm.

Quảng cáo PPC được coi như "con gà đẻ trứng…vô tận" mà vào bất kỳ thời kỳ nào người ta cũng cần đến, nhất là trong bối cảnh những thập niên gần đây. Nhà quảng cáo sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tiền cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới trang web. Tại riêng Google, nhiều nhà quảng cáo phải hao tốn đến hàng tỷ đôla mỗi tháng nhưng bù lại họ không có được quyền truy cập đặc biệt hay trách nhiệm từ các đội ngũ spam web hay đội ngũ chất lượng tìm kiếm.

Nguồn seomoz.org
Nhãn:

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.