Kết hợp phương thức kinh doanh của Amazon, dựa vào internet, hạn chế rườm rà trong việc bán hàng để giảm giá bán nhưng vẫn tạo điều kiện cho khách hàng "mục sở thị” sản phẩm là cách Hoàng Giang, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Nguyễn Gia U.S, chinh phục thị trường.
Đến "cơ ngơi" của maydocsach.vn, rất khó tin ông chủ trẻ "bụi bặm" và cửa hàng khiêm tốn trong hẻm nhỏ lại có thể trở thành đối tác chính thức của Amazon trong việc phân phối máy đọc sách chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Từ điểm khuyết của thị trường
Ông chủ trẻ tự giới thiệu mình là người đam mê công việc, công nghệ, ham học hỏi và một ngày có thể làm việc đến 14 tiếng đồng hồ. "Không có lợi thế của những người đi sau là tuổi trẻ, còn sức, còn thời gian để trải nghiệm, nên tôi luôn nhắc mình phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước", Giang chia sẻ.
Theo học chuyên ngành công nghệ thông tin, cách Giang kiếm thêm thu nhập chỉ đơn giản là cùng một người bạn thân thiết kế website cho các doanh nghiệp nhỏ.
Theo dõi các trang bán hàng trên mạng, họ nhận ra nhu cầu đọc sách điện tử của người Việt cũng chẳng kém thị trường các nước. Thời điểm đó, sản phẩm Kindle Keyboard thế hệ thứ 3 Amazon mới ra đời và đang khuấy động phong trào đọc sách điện tử ở các nơi.
Đáng tiếc, tại Việt Nam chưa có nhà phân phối sản phẩm và Amazon cũng chẳng bán cho những đơn đặt hàng từ Việt Nam. Thế nên, tín đồ của máy đọc sách tại Việt Nam đều phải mua hàng xách tay và không có chế độ bảo hành tốt. "Tất cả những yếu tố đó khiến tôi quyết định bắt tay vào khởi nghiệp", Giang cho biết.
Qua khảo sát, Giang nhận thấy số người thích đọc sách tại Việt Nam rất nhiều nhưng hầu hết lại dùng PC, máy tính bảng, điện thoại thay cho máy đọc sách.
Điều này sẽ gây tổn hại cho mắt và chức năng đọc sách trên các thiết bị đó cũng không được lâu bền. Tin đây là cơ hội cho máy đọc sách và cho mình, Giang tiến hành các thủ tục để có thể bắt tay với Amazon.
Sang Mỹ lập công ty
Để tạo thế mạnh, Giang quyết định maydocsach.vn phải là nơi bán máy đọc sách chính hãng. Tuy nhiên, cái khó nhất ở đây là làm sao để được Amazon cung cấp sản phẩm.
Thế là Giang quyết định sang Mỹ thành lập công ty để có thể làm việc trực tiếp với Amazon. Giang kể, việc thành lập công ty ở Mỹ tương đối đơn giản, mọi thứ đều qua số ID cá nhân, như thuế, hóa đơn đầu vào, đầu ra, xuất - nhập khẩu... đều từ ID liên kết đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Mọi thứ dễ dàng nhưng chặt chẽ. Để duy trì công ty ở xứ người, Giang chỉ cần sử dụng 4 nhân viên làm việc bán thời gian.
Thành lập công ty thì dễ nhưng bắt tay được với Amazon lại không đơn giản. "Không chỉ riêng Amazon, hợp tác với bất kỳ đơn vị nào cũng cần phải đưa ra ý tưởng, nhận định về thị phần, khả năng sinh lời và cho họ biết những gì mình đang có”, Giang cho biết.
Giang tiết lộ bí quyết là sẽ cho đối tác biết rủi ro có thể gặp phải và mình sẽ làm gì để loại bỏ rủi ro đó. Anh khẳng định: "Phải chứng tỏ mình làm được cái họ cần thì đối tác khó tính mấy cũng sẽ đồng ý”.
Sau khi có được nguồn hàng ổn định, Giang bắt đầu đẩy mạnh kinh doanh và chạm mặt với khó khăn vì vốn liếng không nhiều. Cũng may là sản phẩm Giang mang đến thị trường có giá không quá cao, có chế độ bảo hành đầy đủ nên dù thành lập công ty ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn, Giang vẫn tìm được khách hàng.
Nắm được tâm lý ưa thích sản phẩm công nghệ mới của khách hàng, Giang tiến hành đàm phán với Amazon để sớm đưa được sản phẩm về thị trường Việt Nam, chậm nhất là sau 2 - 3 ngày sản phẩm có mặt ở thị trường Mỹ.
"Để có được thỏa thuận này, tôi luôn chuẩn bị mọi thứ trước đó một thời gian, từ đặt hàng, lịch chuyển hàng đến bán hàng... Một phần cũng nhờ sự ưu ái của đối tác mà sản phẩm nhanh chóng đến với thị trường", Giang tiết lộ.
Đợi chờ cơ hội
Hơn hai năm phát triển, cùng với maydocsach.vn, Giang còn tiến đến triển khai thương hiệu mới Phukiengiare.vn. Hoạt động của cả hai đều phụ thuộc nhiều vào thương mại điện tử.
Giang cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đã được hỗ trợ bằng nhiều hình thức thanh toán khác nhau qua hệ thống ví điện tử. Tuy nhiên, nan giải nhất vẫn là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ làm người dùng mất lòng tin.
Do vậy, với công tác giao nhận, trong nội thành thì Giang dùng chính nhân lực của mình, bởi những thiết bị này cần có người hướng dẫn cơ bản giúp người dùng dễ làm quen với sản phẩm.
Đó chính là cách Giang làm người dùng hài lòng với maydocsach.vn. Với đơn đặt hàng ở các tỉnh, thành khác, Giang dùng các dịch vụ chuyển phát nhanh có thể đảm bảo trong vòng 24 giờ sản phẩm đến tay khách hàng.
"Để làm tốt, mình phải luôn có các dịch vụ hậu mãi hoàn toàn miễn phí, chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng. Thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được tốt, nên phải luôn đảm bảo uy tín dịch vụ đối với tất cả khách hàng", Giang chia sẻ.
Điều làm Giang băn khoăn là vấn đề bản quyền sách điện tử hiện nay vẫn là rào cản, khó khăn nhất là làm sao chống sao chép và thu phí. Tự xếp mình chỉ là một doanh nghiệp trẻ, trong thời kỳ kinh tế như hiện nay thì Giang chưa đủ kinh nghiệm để nhìn xa tới 10 - 20 năm nữa, mà chỉ có thể đoán định tương lai trong 2 - 3 năm tiếp theo.
"Tôi sẽ luôn đón chờ cơ hội, khi sách điện tử được bản quyền hóa thì sẽ tập trung làm việc với các nhà xuất bản, kinh doanh sách điện tử trên thiết bị của mình, làm cầu nối từ các nhà xuất bản đến người dùng", ông chủ trẻ tâm huyết.
Từ điểm khuyết của thị trường
Ông chủ trẻ tự giới thiệu mình là người đam mê công việc, công nghệ, ham học hỏi và một ngày có thể làm việc đến 14 tiếng đồng hồ. "Không có lợi thế của những người đi sau là tuổi trẻ, còn sức, còn thời gian để trải nghiệm, nên tôi luôn nhắc mình phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước", Giang chia sẻ.
Theo học chuyên ngành công nghệ thông tin, cách Giang kiếm thêm thu nhập chỉ đơn giản là cùng một người bạn thân thiết kế website cho các doanh nghiệp nhỏ.
Theo dõi các trang bán hàng trên mạng, họ nhận ra nhu cầu đọc sách điện tử của người Việt cũng chẳng kém thị trường các nước. Thời điểm đó, sản phẩm Kindle Keyboard thế hệ thứ 3 Amazon mới ra đời và đang khuấy động phong trào đọc sách điện tử ở các nơi.
Đáng tiếc, tại Việt Nam chưa có nhà phân phối sản phẩm và Amazon cũng chẳng bán cho những đơn đặt hàng từ Việt Nam. Thế nên, tín đồ của máy đọc sách tại Việt Nam đều phải mua hàng xách tay và không có chế độ bảo hành tốt. "Tất cả những yếu tố đó khiến tôi quyết định bắt tay vào khởi nghiệp", Giang cho biết.
Qua khảo sát, Giang nhận thấy số người thích đọc sách tại Việt Nam rất nhiều nhưng hầu hết lại dùng PC, máy tính bảng, điện thoại thay cho máy đọc sách.
Điều này sẽ gây tổn hại cho mắt và chức năng đọc sách trên các thiết bị đó cũng không được lâu bền. Tin đây là cơ hội cho máy đọc sách và cho mình, Giang tiến hành các thủ tục để có thể bắt tay với Amazon.
Sang Mỹ lập công ty
Để tạo thế mạnh, Giang quyết định maydocsach.vn phải là nơi bán máy đọc sách chính hãng. Tuy nhiên, cái khó nhất ở đây là làm sao để được Amazon cung cấp sản phẩm.
Thế là Giang quyết định sang Mỹ thành lập công ty để có thể làm việc trực tiếp với Amazon. Giang kể, việc thành lập công ty ở Mỹ tương đối đơn giản, mọi thứ đều qua số ID cá nhân, như thuế, hóa đơn đầu vào, đầu ra, xuất - nhập khẩu... đều từ ID liên kết đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Mọi thứ dễ dàng nhưng chặt chẽ. Để duy trì công ty ở xứ người, Giang chỉ cần sử dụng 4 nhân viên làm việc bán thời gian.
Thành lập công ty thì dễ nhưng bắt tay được với Amazon lại không đơn giản. "Không chỉ riêng Amazon, hợp tác với bất kỳ đơn vị nào cũng cần phải đưa ra ý tưởng, nhận định về thị phần, khả năng sinh lời và cho họ biết những gì mình đang có”, Giang cho biết.
Giang tiết lộ bí quyết là sẽ cho đối tác biết rủi ro có thể gặp phải và mình sẽ làm gì để loại bỏ rủi ro đó. Anh khẳng định: "Phải chứng tỏ mình làm được cái họ cần thì đối tác khó tính mấy cũng sẽ đồng ý”.
Sau khi có được nguồn hàng ổn định, Giang bắt đầu đẩy mạnh kinh doanh và chạm mặt với khó khăn vì vốn liếng không nhiều. Cũng may là sản phẩm Giang mang đến thị trường có giá không quá cao, có chế độ bảo hành đầy đủ nên dù thành lập công ty ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn, Giang vẫn tìm được khách hàng.
Nắm được tâm lý ưa thích sản phẩm công nghệ mới của khách hàng, Giang tiến hành đàm phán với Amazon để sớm đưa được sản phẩm về thị trường Việt Nam, chậm nhất là sau 2 - 3 ngày sản phẩm có mặt ở thị trường Mỹ.
"Để có được thỏa thuận này, tôi luôn chuẩn bị mọi thứ trước đó một thời gian, từ đặt hàng, lịch chuyển hàng đến bán hàng... Một phần cũng nhờ sự ưu ái của đối tác mà sản phẩm nhanh chóng đến với thị trường", Giang tiết lộ.
Đợi chờ cơ hội
Hơn hai năm phát triển, cùng với maydocsach.vn, Giang còn tiến đến triển khai thương hiệu mới Phukiengiare.vn. Hoạt động của cả hai đều phụ thuộc nhiều vào thương mại điện tử.
Giang cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đã được hỗ trợ bằng nhiều hình thức thanh toán khác nhau qua hệ thống ví điện tử. Tuy nhiên, nan giải nhất vẫn là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ làm người dùng mất lòng tin.
Do vậy, với công tác giao nhận, trong nội thành thì Giang dùng chính nhân lực của mình, bởi những thiết bị này cần có người hướng dẫn cơ bản giúp người dùng dễ làm quen với sản phẩm.
Đó chính là cách Giang làm người dùng hài lòng với maydocsach.vn. Với đơn đặt hàng ở các tỉnh, thành khác, Giang dùng các dịch vụ chuyển phát nhanh có thể đảm bảo trong vòng 24 giờ sản phẩm đến tay khách hàng.
"Để làm tốt, mình phải luôn có các dịch vụ hậu mãi hoàn toàn miễn phí, chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng. Thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được tốt, nên phải luôn đảm bảo uy tín dịch vụ đối với tất cả khách hàng", Giang chia sẻ.
Điều làm Giang băn khoăn là vấn đề bản quyền sách điện tử hiện nay vẫn là rào cản, khó khăn nhất là làm sao chống sao chép và thu phí. Tự xếp mình chỉ là một doanh nghiệp trẻ, trong thời kỳ kinh tế như hiện nay thì Giang chưa đủ kinh nghiệm để nhìn xa tới 10 - 20 năm nữa, mà chỉ có thể đoán định tương lai trong 2 - 3 năm tiếp theo.
"Tôi sẽ luôn đón chờ cơ hội, khi sách điện tử được bản quyền hóa thì sẽ tập trung làm việc với các nhà xuất bản, kinh doanh sách điện tử trên thiết bị của mình, làm cầu nối từ các nhà xuất bản đến người dùng", ông chủ trẻ tâm huyết.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Đăng nhận xét