Với những con số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng doanh số smartphone, về sự thay đổi thái độ và hành vi của người dùng… Châu Á được đánh giá là khu vực đầy tiềm năng nhất thế giới về sự phát triển của tiếp thị di động (mobile marketing) trong thời gian tới.
>>> Quảng cáo banner – Phổ biến & lợi cho doanh nghiệp thế nào?
Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng smartphone
Theo một thống kê mới nhất của Gartner Inc, Châu Á Thái Bình Dương đang dẫn đầu về doanh số bán điện thoại di động thông minh (smartphone) trên toàn thế với với tốc độ tăng trưởng đạt 74,1%, (Mỹ La tinh và Trung Đông lần lượt về sau với 55,7% và 31,6%). Chỉ riêng quý 2 năm 2013, toàn thế giới đã tiêu thụ 435 triệu chiếc smartphone, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên, smartphone đã vượt qua doanh số bán hàng điện thoại tính năng.
Châu Á với số lượng người dùng smartphone đông đảo và tiếp tục tăng trưởng mạnh, sẽ là thị trường tiềm năng cho mobile marketing.
Bên cạnh đó, theo ước tính của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2013 số người dùng Internet di động tại các nước đang phát người dùng Internet di động tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ nhiều hơn cả châu Âu lẫn châu Mỹ cộng lại. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là smartphone ở khu vực châu Á có giá rẻ hơn nhiều so với các thiết bị tương tự ở các nước phát triển. Chẳng những dẫn đầu trong cuộc chạy đua về tốc độ tăng trưởng, smartphone cũng đang dần thay đổi thái độ và hành vi của người tiêu dùng châu Á.
Cơ hội đi kèm với thách thức
Được thai nghén muộn hơn so với những khu vực phát triển, nhưng các nước châu Á đã nhanh chóng bắt nhịp và hội nhập với thị trường mobile marketing đầy sôi động của thế giới. Nhiều cơ hội mới được mở ra khi smartphone ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường nhật của người dùng.
Neilsen nhận định người tiêu dùng trẻ đang chiếm ưu thế trên thị trường smartphone và họ dùng smartphone với những mục đích khác như tải các ứng dụng, nghe nhạc, xem video, kể cả mua sắm.
Cụ thể, người Mỹ đã dùng các ứng dụng hẹn hò tăng gấp hai so với năm 2012; 52% người Nga có smartphone dùng các ứng dụng bản đồ, định vị và tìm kiếm; 60% người dùng smartphone ở Ấn Độ xem video bằng điện thoại; 40% người dùng smartphone ở Hàn Quốc và Trung Quốc xem nó như một kênh mua sắm; và 85% người tiêu dùng ở Mỹ dùng điện thoại khi đang xem ti vi).
Hiện tại tổng số smartphone trên thế giới đã gấp đôi số lượng của tivi và máy tính cộng lại. Đó là lý do vì sao smartphone sẽ là tương lai của ngành quảng cáo tiếp thị, thay cho các kênh truyền thống như truyền hình, báo in, radio, quảng cáo ngoài trời… Neilsen dự báo rằng thị trường quảng cáo trên các ứng dụng điện thoại di động sẽ tăng gấp năm lần so với năm 2012 sau 5 năm nữa. Ước tính, đến năm 2017, doanh số quảng cáo trên các ứng dụng sẽ đạt 10,4 tỉ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, để giành thị phần trong miếng bánh khổng lồ mobile marketing, giới marketer châu Á cũng đang đối mặt với những thách thức lớn. Tiềm năng phát triển các nền tảng ứng dụng trên điện thoại là vô cùng, trong khi giới marketing chỉ mới khai thác một phần rất nhỏ. Cuối cùng, nhận thức của marketer thương hiệu vẫn chưa đủ sâu, rộng về hiệu quả của mobile marketing, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ ngân sách.
Để vượt qua thách thức và đón đầu những cơ hội, ngành mobile marketing châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng rất cần sự định hướng, tư vấn từ các tổ chức, các chuyên gia hàng đầu thế giới. Và cần nhất là sự thay đổi trong nhận thức, tư duy của những người làm marketing thương hiệu, các công ty truyền thông và các nhà đầu tư công nghệ.
Đăng nhận xét